SKKN Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường trung học phổ thông Hoàng Lệ Kha, Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo
Bất kể thời đại nào, không có thầy giỏi cả về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm thì khó có thể có một nền giáo dục có chất lượng. Nếu chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai trong thời gian tới với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa, trải nghiệm thì năng lực của đội ngũ giáo viên phổ thông đang đứng trước những thách thức mới.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCH T.Ư Ðảng khóa XI về "Ðổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế" đã khẳng định vai trò "quyết định chất lượng giáo dục" của đội ngũ nhà giáo. Ðiều này vừa thể hiện niềm tin vừa thể hiện sự mong đợi rất nhiều từ Ðảng và Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo các cấp trong công cuộc đổi mới giáo dục. Mỗi thầy giáo, cô giáo theo yêu cầu đổi mới không những là người giỏi về chuyên môn dạy học các môn học mà còn phải là người có năng lực sư phạm, năng lực giáo dục và truyền động lực học tập, tu dưỡng đạo đức nhân cách tới mỗi học sinh. Bên cạnh đó, cũng cần có năng lực huy động và hợp tác rộng rãi hơn với đồng nghiệp, với cha mẹ học sinh, cộng đồng và các tổ chức xã hội cùng tham gia hiệu quả vào các hoạt động giáo dục, . Vì vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới được ngành giáo dục và đào tạo (GD& ÐT) xác định là nhiệm vụ quan trọng, là khâu then chốt trong công cuộc đổi mới giáo dục theo yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực giáo dục, gương mẫu về đạo đức nhà giáo và trách nhiệm nghề nghiệp
MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2 1.1 Lý do chọn đê tài 2 1.2 Mục đích nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 1.4.1 Nghiên cứu lý luận 3 1.4.2 Nghiên cứu thực tiễn 3 2 PHẦN NỘI DUNG 4 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 4 2.2.1 Đặc điểm tình hình nhà trường 4 2.2.2 Thực trạng tình hình đội ngũ giáo viên ở trường THPT Hoàng Lệ Kha. 6 2.3 Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường THPT Hoàng Lệ Kha 10 2.3.1 Giải pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu mới 10 2.3.2 Giải pháp 2: Bồi dưỡng lập trường, bản lĩnh, định hướng chính trị cho đội ngũ giáo viên; đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 05 CTTW về “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”. 11 2.3.3 Giải pháp 3: Tăng cường rèn luyện phẩm chất người thầy thực sự tâm huyết yêu nghề, yêu người, thương yêu, tôn trọng học sinh 11 2.3.4 Giải pháp 4: Quan tâm, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, nêu cao tình thần tự học, tự bồi dưỡng của mỗi nhà giáo. 12 2.3.5 Giải pháp 5: Quan tâm về vật chất, động viên khích lệ tinh thần cho đội ngũ giáo viên, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất. 14 2.3.6 Giải pháp 6: Thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá xếp loại giáo viên. 15 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 16 3 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 3.1 Kết luận 19 3.2 Kiến nghị 20 1.PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.Lý do chọn đề tài: Bất kể thời đại nào, không có thầy giỏi cả về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm thì khó có thể có một nền giáo dục có chất lượng. Nếu chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai trong thời gian tới với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa, trải nghiệmthì năng lực của đội ngũ giáo viên phổ thông đang đứng trước những thách thức mới. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCH T.Ư Ðảng khóa XI về "Ðổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế" đã khẳng định vai trò "quyết định chất lượng giáo dục" của đội ngũ nhà giáo. Ðiều này vừa thể hiện niềm tin vừa thể hiện sự mong đợi rất nhiều từ Ðảng và Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo các cấp trong công cuộc đổi mới giáo dục. Mỗi thầy giáo, cô giáo theo yêu cầu đổi mới không những là người giỏi về chuyên môn dạy học các môn học mà còn phải là người có năng lực sư phạm, năng lực giáo dục và truyền động lực học tập, tu dưỡng đạo đức nhân cách tới mỗi học sinh. Bên cạnh đó, cũng cần có năng lực huy động và hợp tác rộng rãi hơn với đồng nghiệp, với cha mẹ học sinh, cộng đồng và các tổ chức xã hội cùng tham gia hiệu quả vào các hoạt động giáo dục,. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới được ngành giáo dục và đào tạo (GD& ÐT) xác định là nhiệm vụ quan trọng, là khâu then chốt trong công cuộc đổi mới giáo dục theo yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực giáo dục, gương mẫu về đạo đức nhà giáo và trách nhiệm nghề nghiệp. Là một cán bộ quản lý cấp Trung học phổ thông, tôi nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay. Bằng tâm huyết và sự trăn trở về công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên giảng dạy ở trường trung học phổ thông nói chung và ở Trường THPT Hoàng Lệ Kha, Huyện Hà Trung nói riêng, tôi quyết định chọn đề tài:“Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường trung học phổ thông Hoàng Lệ Kha, Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” với mong muốn bước đầu đóng góp ý kiến nhỏ vào công tác quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông của nhà trường, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra một số giải pháp quản lý hiệu quả trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường trung học phổ thông Hoàng Lệ Kha, Huyện Hà Trung nói riêng và các trường THPT nói chung góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng yêu cầu của Giáo dục và đào tạo. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Công tác quản lý, phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở Trường THPT Hoàng Lệ Kha, Huyện Hà Trung. - Do nguồn lực và thời gian có hạn nên đề tài nghiên cứu hạn chế trong phạm vi ở Trường Trung học phổ thông Hoàng Lệ Kha, Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1.4.1. Nghiên cứu lý luận. - Nghiên cứu văn bản quy phạm: Văn bản, Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước, tài liệu lưu trữ, - Nghiên cứu tài liệu tham khảo. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phân tích và tổng hợp lý thuyết. 1.4.2. Nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp điều tra, thăm dò. - Phương pháp kiểm tra, so sánh, đánh giá. - Phương pháp thống kê, tổng hợp. - Phương pháp quan sát, trắc nghiệm, chuyên gia. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. 2.PHẦN NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận: Một trong những thành tựu to lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đạt được trong sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI là: “Đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý”[1]. Đa số nhà giáo tâm huyết với nghề, làm việc tận tụy với tinh thần trách nhiệm cao; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, giỏi về chuyên môn. Song một số hạn chế mà Nghị quyết Trung ương 8 chỉ ra là: “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”[2]. Đặc biệt, gần đây một số ít nhà giáo đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp làm ảnh hưởng không nhỏ đến danh dự và uy tín của nghề dạy học, gây dư luận xấu, giảm sút niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ nhà giáo. Quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" là rất cấp bách. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng “quyết định chất lượng giáo dục ”[3] trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở trường THPT Hoàng Lệ Kha: 2.2.1. Đặc điểm, tình hình nhà trường: * Thuận lợi: Ở vị trí phía Bắc Tỉnh Thanh Hóa, Trường THPT Hoàng Lệ Kha là một trường công lập nằm trên trục quốc lộ 1A cách cầu Đò Lèn 1 km, ngay cạnh nhà máy thuốc lá Thanh Hoá, ga Đò Lèn. - Trường tuyển học sinh của 09 xã và một thị trấn; trong đó có 03 xã miền núi: Hà Sơn, Hà Đông, Hà Lĩnh. Do địa bàn của trường gần đường quốc lộ cho nên học sinh rất nhanh nhạy trong việc tiếp thu nền tri thức mới, văn hoá mới của nhân loại. - Nhà trường được sự quan tâm của Huyện uỷ, HĐND, Uỷ Ban nhân dân huyện và chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao của Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá. Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, nhất trí cao; các tổ chức trong trường đã phối hợp chặt chẽ với nhau trong mọi hoạt động và đều là những tổ chức vững mạnh. - Đội ngũ BGH có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao. Biên chế giáo viên đủ về cơ cấu, chuẩn về chất lượng ( năm học 2018-2019 toàn trường có 65 cán bộ, giáo viên. Trong đó có 08 thạc sĩ), 01 đồng chí đang theo học Cao học. - Nhà trường có bề dày hơn 38 năm, hàng năm có rất nhiều học sinh đỗ đạt cao, học giỏi. Nhiều năm liên tục nhà trường có học sinh giỏi Quốc gia các môn văn hóa. Các hoạt động tập thể như: Thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ... luôn dẫn đầu các trường trong huyện, trong Tỉnh. *Khó khăn: - Nhìn chung nền kinh tế của địa phương phát triển chưa mạnh, đời sống nhân dân lại không đồng đều giữa các vùng miền, số hộ dân đói nghèo còn khá nhiều. - Điều kiện cơ sở vật chất tuy đã được tăng cường, song vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu, khuôn viên nhà trường lại quá chật hẹp (chỉ có 9.290 m²). Trường chỉ có 26 phòng học/25 lớp, đủ để tổ chức dạy một ca. Đặc biệt, Trường THPT Hoàng Lệ Kha là một trong rất ít trường trong Tỉnh Thanh Hóa hiện nay vẫn không có phòng chức năng, phòng thực hành bộ môn nào. Phòng thư viện còn quá nghèo nàn do ngân sách còn hạn hẹp nên việc đầu tư mua sắm tài liệu còn hạn chế. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng rất lớn của cộng đồng sư phạm và đội ngũ nhà giáo trong nhà trường. - Trường đóng ở một địa bàn phức tạp, các tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông luôn luôn đe dọa môi trường giáo dục. Xung quanh nhà trường còn nhiều quán xá, mặc dù trường đã nhiều lần đề nghị với chính quyền địa phương có giải pháp phối hợp quản lý song vẫn còn rất hạn chế. - Một bộ phận dân cư của khu vực chợ Lèn, bến cát, nhà ga còn chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục con cái, phó mặc việc giáo dục cho nhà trường. Điều kiện kinh tế của nhân dân địa phương còn nghèo, đặc biệt là các xã miền núi, nhiều gia đình phụ huynh đi làm ăn xa, phó mặc việc quản lý và giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội . 2.2.2.Thực trạng tình hình đội ngũ GV ở trường THPT Hoàng Lệ Kha. 2.2.2.1.Thực trạng về số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn Bảng 1: Cơ cấu đội ngũ giáo viên Năm học Tổng số Nữ Dân tộc Đảng viên Trình độ đào tạo Xếp loại chuyên môn Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Giỏi Khá TB Yếu 2016-2017 69 45 0 51 0 0 60 09 47 18 02 0 2017-2018 67 44 0 53 0 0 58 09 47 17 02 0 2018-2019 65 42 0 53 0 0 57 08 46 17 02 0 Nhìn chung, cơ cấu đội ngũ giáo viên ở Trường THPT Hoàng Lệ Kha đủ về số lượng, đồng đều về chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu giáo dục. 2.2.2.2. Thực trạng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở GDPT Bảng 2: Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trường THPT Hoàng Lệ Kha qua đánh giá của Hiệu trưởng(Theo thông tư số: 30/2009/TT-BGDĐT) Các tiêu chuẩn Mức độ Số lượng Tỷ lệ % 1.Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống Xuất sắc 55 79.7 Khá 12 17.4 TB 02 2.9 Kém 0 0 2.Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục. Xuất sắc 50 72.5 Khá 17 24.6 TB 02 2.9 Kém 0 0 3.Năng lực dạy học. Xuất sắc 55 79.7 Khá 12 17.4 TB 02 2.9 Kém 0 0 4.Năng lực giáo dục. Xuất sắc 48 69.6 Khá 19 27.5 TB 02 2.9 Kém 0 0 5. Năng lực hoạt động chính trị, xã hội Xuất sắc 45 65.2 Khá 19 27.5 TB 05 7.3 Kém 0 0 6. Năng lực phát triển nghề nghiệp. Xuất sắc 45 65.2 Khá 19 27.5 TB 05 7.3 Kém 0 0 *Nguồn: Khảo sát năm học 2016-2017 Qua khảo sát cho thấy: Về cơ bản, giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực dạy học và năng lực giáo dục. Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng chống bạo lực học đường. Tham gia tổ chức các hoạt động xã hội và các phong trào của trường, của địa phương. Nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ vi phạm quy chế chuyên môn như: Lên lớp chậm giờ, vắng giờ không có lý do, chưa thực sự có trách nhiệm đối với lớp được phân công,...Kỹ năng phát triển nghề nghiệp và năng lực hoạt động chính trị, xã hội của một số giáo viên còn hạn chế. Giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng tốt, thể hiện việc tham gia đầy đủ nội dung bồi dưỡng thường xuyên của ngành; có nhu cầu và kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, ý thức tự tìm tòi, học hỏi để vận dụng phương pháp mới vào công tác giảng dạy - giáo dục học sinh vẫn còn có những hạn chế nhất định. Nhiều giáo viên đã tự bằng lòng với công việc hiện tại, không muốn học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ. 2.2.2.2. Thực trạng năng lực của đội ngũ giáo viên Trường THPT Hoàng Lệ Kha hiện nay trước yêu cầu đổi mới giáo dục Để đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên ở Trường THPT Hoàng Lệ Kha, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy ở tất cả các môn học. Theo kết quả khảo sát năng lực của đội ngũ GV giảng dạy 12 môn ở trường phổ thông Hoàng Lệ Kha, chúng tôi thấy kết quả như sau: Bảng 3: Khảo sát năng lực đội ngũ giáo viên STT Nội dung khảo sát Tỷ lệ % Đồng ý Phân vân Không 1 Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu 81,8 18,2 0,0 2 Đang có nhiều bất cập về chuyên môn 31,8 40,9 27,3 3 Đang có chiều hướng tích cực 59,1 40,9 0,0 4 Năng lực dạy học của GV còn yếu 13,8 52,9 33,3 5 Các phương pháp dạy học mới chưa được triển khai 8,5 50,6 40,9 *Nguồn: Khảo sát năm học 2016-2017 Kết qủa trên cho thấy, có 31,8 % cho rằng GV đang có nhiều bất cập về chuyên môn, 27,3% không thừa nhận điều này và 40,9 % ý kiến còn phân vân. Điều này cho thấy sự bất cập về chuyên môn của GV là một vấn đề cần giải quyết. Về năng lực dạy học của GV, có 13,8% đánh giá là còn yếu, 33.3% không đồng ý điều đó, nhưng tỷ lệ phân vân khá cao (52,9%). Điều này cho thấy mức độ tin tưởng vào năng lực dạy học của GV chưa được khẳng định rõ ràng. Về việc triển khai thực hiện các PPDH mới, tuy có 40,9 % ý kiến không đồng ý (tức thừa nhận các PPDH mới đã được triển khai), nhưng có tới 50,6 ý kiến vẫn còn phân vân. Như vậy, việc GV thực hiện các PPDH mới vẫn còn là vấn đề chưa được khẳng định rõ ràng. Để đánh giá các năng lực dạy học theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sắp tới, từ đó có những giải pháp phù hợp trong công tác quản lý, bồi dưỡng giáo viên, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát và thẩm định năng lực dạy học của 65 giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường và có kết quả như sau: Bảng 4: Khảo sát năng lực dạy học theo yêu cầu đổi mới Các năng lực DH của giáo viên theo yêu cầu đổi mới Mức độ đạt được % Đã vững chắc Có, nhưng chưa vững chắc Chưa có Khó đánh giá 1. Năng lực phát triển chương trình nhà trường, biên soạn và phát triển tài liệu giáo khoa 10 35 55 2.Năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS 24.4 47.3 28.3 3. Năng lực dạy học phân hoá. 18.9 44.5 36.6 4. Năng lực dạy học tích hợp, lồng ghép 12 59.0 27.0 2 5. Năng lực DH theo phương thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 5.7 52.5 41.8 6 Năng lực tổ chức tự học, tự nghiên cứu cho HS 16.3 67.5 16.2 7.Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (máy tính, Internet, mạng xã hội) trong dạy học 27 66.3 6.7 8. Năng lực đổi mới, sáng tạo, cải tiến chất lượng DH 16.4 39.1 40.5 4 9. Năng lực giao tiếp và kiểm soát cảm xúc trong DH 21.7 44.6 28.3 5.4 10. Năng lực thích ứng với các điều kiện DH khác nhau. 20.4 39.1 40.5 11. Năng lực xây dựng môi trường học tập (tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, cởi mở, thân thiện, hợp tác, thuận lợi, an toàn) 27.1 44.6 28.3 12. Năng lực chuyển giao kinh nghiệm DH cho đồng nghiệp, phát triển nghề của tổ bộ môn, của Trường 17.5 51.5 31.0 *Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng năm học 2016-2017 Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy tuy GV đã có những năng lực cần thiết để đáp ứng với yêu cầu đổi mới GD phổ thông, nhưng số GV có năng lực vững chắc chỉ đạt trên dưới 20%; những năng lực đã có nhưng chưa vững chắc vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (trên dưới 60%). Tỷ lệ GV chưa có các năng lực DH theo yêu cầu đổi mới cũng còn khá nhiều (nhất là các năng lực về phát triển chương trình (54%); năng lực DH theo phương thức trải nghiệm sáng tạo (41,8%); năng lực đổi mới, sáng tạo, cải tiến chất lượng DH và năng lực thích ứng với các điều kiện DH khác nhau cũng có tới 40,5% GV chưa có được).Về các năng lực DH tích hợp, lồng ghép, liên môn có tới gần 60% GV đều cho rằng chưa vững chắc. Vậy làm thế nào để cải thiện tình hình nêu trên? Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT-Phạm Vũ Luận đã nói rõ : “Chúng ta không thể bỏ 2 triệu thầy cô giáo hiện nay sang bên cạnh để đưa 2 triệu thầy cô giáo mới được đào tạo vào, chúng ta phải đổi mới từ đội ngũ hiện nay của chúng ta, việc đó sẽ được triển khai đào tạo lại”(5 ). Như vây, để khắc phục những điểm yếu trên thì phải thông qua con đường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao năng lực cho GV. Đó là trách nhiệm của mỗi nhà quản lý giáo dục. 2.3. Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường THPt Hoàng Lệ Kha đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo: 2.3.1.Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu mới: Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CB, GV và toàn xã hội về vai trò, vị trí, trách nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, CBQLGD có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy với nghề nghiệp, làm trụ cột thực hiện các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đồng thời, tăng cường và phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan QLGD. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, các giáo viên chủ nhiệm là những thành viên quan trọng trong cơ cấu tổ chức của nhà trường. Để thực hiện tốt các chức năng quản lý nói chung và công tác phát triển đội ngũ giáo viên nói riêng thì trong tập thể sư phạm, đội ngũ cán bộ quản lý, các tổ trưởng, tổ phó là những giáo viên ưu tú, có bề dày kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, chịu nhiều trách nhiệm trong xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học. Các cán bộ quản lý giáo dục phải thực sự trên tầm của cán bộ giáo viên, đội ngũ cán bộ quả lý, tổ trưởng, tổ phó phải thực sự gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động để vận hành mọi hoạt động tập thể sư phạm. Nâng cao ý thức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, lòng yêu nghề, yêu ngành tất cả vì học sinh thân yêu. Nhà giáo dục phải nhận thức được mình là một mắt xích sinh động giữa quá khứ và tương lai. Sự nghiệp của họ bình dị nhưng là một trong những sự nghiệp vĩ đại nhất của lịch sử. Bởi vậy, nhận thức là cơ sở để hành động, do đó cần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của đội ngũ giáo viên trong tình hình hiện nay. 2.3.2.Bồi dưỡng lập trường, bản lĩnh, định hướng chính trị cho đội ngũ giáo viên; đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 05CT TW về “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”. Đối với đội ngũ nhà giáo, phẩm chất chính trị là yêu cầu chủ đạo, đảm bảo cho họ tuyệt đối trung thành với lý tưởng Đảng, với Tổ quốc, nhân dân trong giảng dạy. Nghị quyết Trung ương 8 khẳng định: “Coi trọng công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong các trường học, trước hết là trong đội ngũ giáo viên”[4]. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, trước hết họ phải có nhận thức chính trị đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng, nhãn quan chính trị sắc bén, kiên định với mục tiêu lý tưởng của Đảng. Do đó, họ phải được trang bị một cách cơ bản, hệ thống, thiết thực những vấn đề lý luận chính trị về Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những diễn biến mau lẹ của tình hình thế giới, trong nước, yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường. Cần phải giáo dục truyền thống hào hùng của dân tộc, đặc biệt cần giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, những tấm gương nhà giáo mẫu mực của dân tộc trong lịch sử. Xây dựng lòng tin của đội ngũ giáo viên vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Phê phán, đấu tranh một cách khoa học với những quan điểm sai trái phản động. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/T.Ư của Bộ C
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_nham_nang_cao_chat_luong_doi_n.doc