SKKN Một số giải pháp nâng cao kĩ năng tự nhận thức cho học sinh lớp 12 qua dạy học đọc hiểu một số tác phẩm văn xuôi

SKKN Một số giải pháp nâng cao kĩ năng tự nhận thức cho học sinh lớp 12 qua dạy học đọc hiểu một số tác phẩm văn xuôi

 Tại các diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người, chương trình giáo dục kĩ năng sống trở thành một nội dung, một yêu cầu, một vấn đề vô cùng quan trọng. Học KNS trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục được đánh giá cả trong KNS của người học. Hơn lúc nào hết, KNS là một đòi hỏi thiết yếu trong xã hội hiện đại.

 Kỹ năng tự nhận thức là một kỹ năng sống cơ bản, là khả năng con người có thể ý thức rõ ràng về cảm xúc, tính cách, quan điểm, giá trị và động cơ, hiểu biết và chấp nhận những tố chất vốn có để phát huy điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu nhằm tổ chức tốt cuộc sống và cải thiện mối quan hệ của mình với mọi người.

 

docx 17 trang thuychi01 5330
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao kĩ năng tự nhận thức cho học sinh lớp 12 qua dạy học đọc hiểu một số tác phẩm văn xuôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG TỰ NHẬN THỨC CHO HỌC SINH LỚP 12 QUA DẠY HỌC ĐỌC HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lê
Chức vụ: Giáo viên
SKKN môn: Ngữ văn
 THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC	
I. MỞ ĐẦU	
1.1. Lý do chọn đề tài	
1
1.2. Mục đích nghiên cứu	
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu	
2
1.4.Phương pháp nghiên cứu
2
1.5. Những điểm mới của SKKN
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	
2.1. Cơ sở lý luận của SKKN	
2
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi nghiên cứu SKKN	
4
2.3. Giải pháp
5
2.3.1.Giải pháp1 
5
2.3.2.Giải pháp 2
7
2.3.3.Giải pháp 3
8
2.3.4.Giải pháp 4
9
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
11
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
CÁC QUY TẮC VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
STT 
 Nội dung viết tắt
Quy ước viết tắt
 Đại học sư phạm
ĐHSP
Nhà xuất bản
NXB
Kỹ năng 
KN
Kỹ năng sống
KNS
Tự nhận thức
TNT
Học sinh
HS
Giáo viên
GV
Văn bản
VB
Tác giả
TG
Tác phẩm
TP
Trung học cơ sở
THCS
Trung học phổ thông
THPT
I. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
- Xuất phát từ vai trò của kĩ năng sống nói chung và kĩ năng tự nhận thức nói riêng. 
 Tại các diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người, chương trình giáo dục kĩ năng sống trở thành một nội dung, một yêu cầu, một vấn đề vô cùng quan trọng. Học KNS trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục được đánh giá cả trong KNS của người học. Hơn lúc nào hết, KNS là một đòi hỏi thiết yếu trong xã hội hiện đại. 
 Kỹ năng tự nhận thức là một kỹ năng sống cơ bản, là khả năng con người có thể ý thức rõ ràng về cảm xúc, tính cách, quan điểm, giá trị và động cơ, hiểu biết và chấp nhận những tố chất vốn có để phát huy điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu nhằm tổ chức tốt cuộc sống và cải thiện mối quan hệ của mình với mọi người.
-Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức của học sinh lớp 12
 Học sinh lớp 12 là lứa tuổi sắp bước vào chặng đường mới, trở thành một công dân tương lai. Đây có thể coi là bước ngoặt trong cuộc đời của các em. Do đó nhận thức rõ về bản thân, môi trường, bối cảnh xã hội, từ đó đưa ra quyết định hợp lý, đúng đắn cho cuộc sống tương lai là điều vô cùng quan trọng và cần thiết với các em. Đặc biệt, với học sinh hiện nay, các em đang phải đương đầu với rất nhiều nguy cơ, cám dỗ không lành mạnh của xã hội hiện đại nhưng lại không có hoặc thiếu những kỹ năng để ứng phó với khó khăn và lựa chọn cách sống lành mạnh, tích cực cho bản thân và xã hội.
-Xuất phát từ đặc trưng, thế mạnh của các văn bản văn chương trong chương trình Ngữ văn 12
 Phần văn bản văn chương trong chương trình, SGK Ngữ văn lớp 12, đặc biệt là phần văn xuôi phong phú, đa dạng về chủ đề, dồi dào, giàu có tiềm năng giáo dục tạo điều kiện để phát triển kỹ năng sống trong đó có kỹ năng tự nhận thức cho học sinh. 
- Xuất phát từ thực trạng kĩ năng tự nhận thức của HS và việc giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho HS lớp 12 thông qua dạy học Văn
 Trong thực tế dạy học môn Ngữ văn, giáo viên mới chủ yếu cung cấp những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà chưa chú ý đúng mức, chưa phát huy hết được hiệu quả của việc phát triển kỹ năng tự nhận thức cho học sinh thông qua những tiết đọc hiểu các văn băn văn chương.
 Vì những lí do trên, với tư cách là một giáo viên dạy Ngữ văn, tôi đã trăn trở và thử nghiệm cách rèn luyện, giáo dục những kĩ năng sống đặc biệt là kĩ năng tự nhận thức cho học sinh lớp 12 qua bộ môn mình giảng dạy nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thiết thực của việc dạy học văn, đồng thời góp phần bé nhỏ vào việc khắc phục vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục hiện nay là tình trạng thiếu kĩ năng sống của một bộ phận không nhỏ học sinh, nhất là học sinh cuối cấp THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu lựa chọn, đề xuất nội dung giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho học sinh lớp 12 qua dạy học các tác phẩm văn xuôi trong chương trình.
- Đề xuất biện pháp, cách thức giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho học sinh qua dạy học đọc hiểu các tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung và các biện pháp, cách thức tổ chức nhằm nâng cao kĩ năng tự nhận thức cho học sinh lớp 12 qua dạy học đọc hiểu một số tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 12.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về KN,KN TNT,việc giáo dục KN TNT thông qua dạy học Ngữ văn lớp 12.
- So sánh, đối chiếu giữa lí luận và thực tiễn dạy học.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra, khảo sát, phỏng vấn, dự giờ dạy học Ngữ văn ở THPT nói chung và lớp 12 nói riêng.
- Thống kê, phân loại, đánh giá kết quả khảo sát và thực nghiệm.
1.5. Những điểm mới của SKKN:
- Góp phần xác định nội dung giáo dục KN TNT, đồng thời đề xuất một số giải pháp cách thức giáo dục KN TNT cho HS lớp 12 qua dạy học Ngữ văn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu hữu ích cho giáo dục KN TNT cho HS lớp 12 nói riêng và HS THPT nói chung.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1.Khái quát chung về KN TNT
* Các khái niệm cơ bản
+ Khái niệm kĩ năng sống:
 Trong xã hội hiện nay khi mà công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, con người bị cuốn vào vòng quay của cuộc sống số, theo đó, sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của đời sống xã hội đã tác động rất lớn tới đời sống của con người. Để có thể giải quyết, thích ứng với những vấn đề nảy sinh, đối mặt, chế ngự nó con người cần phải có phương pháp giải quyết hữu hiệu. Do đó, hơn lúc nào hết, con người cần phải có kỹ năng sống (KNS) hay còn gọi là kĩ năng mềm. 
 Như vậy, có thể thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Hơn lúc nào hết để tồn tại, để thích ứng với môi trường xung quanh con người cần có kĩ năng sống. Khả năng ứng xử phù hợp và tích cực với bản thân, người khác, xã hội là bản chất của kĩ năng sống. Và một trong những kĩ năng sống cơ bản và cần thiết của con người là kĩ năng tự nhận thức. 
+ Kĩ năng tự nhận thức:
Để làm rõ khái niệm kĩ năng tự nhận thức, trước hết cần xem xét khái niệm tự nhận thức. Tựu chung, tự nhận thức là quá trình con người tiếp nhận và xử lí thông tin về bản thân để điều chỉnh hành vi của mình nhằm đảm bảo sự thích nghi và phát triển của bản thân.
Mỗi tác giả có một cách phát biểu khác nhau về nội hàm khái niệm KN TNT. Tuy vậy ta có thể nhận thấy kĩ năng tự nhận thức là khả năng nhận biết được cảm xúc, những điểm mạnh, điểm yếu, giá trị và năng lực của bản thân để có thể xác định mục tiêu,điều chỉnh hành vi của mình một cách phù hợp nhằm phát triển bản thân và góp phần phát triển cộng đồng, xã hội.
 Có thể nói, KNS nói chung và kĩ năng tự nhận thức nói riêng chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn thử thách; biết ứng xử giải quyết vấn đề một cách tích cực phù hợp, họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống.
2.1.2. Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của HS lớp 12
 Để tìm ra được phương pháp phù hợp nhằm giáo dục học sinh phát triển theo đúng hướng, đúng với mục tiêu, nội dung giáo dục, chúng ta cần phải hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh. So với lứa tuổi Trung học cơ sở hoặc Tiểu học, lứa tuổi Trung học phổ thông có những đặc trưng cơ bản, khác biệt.
* Đặc điểm về sự hình thành thế giới quan
 Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý của học sinh THPT vì các em sắp bước vào cuộc sống xã hội với bao điều đang đón đợi các em ở phía trước. Hầu hết các em đều có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử trong cuộc sống, những định hướng giá trị về con người. Bên cạnh đó vẫn có em chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ coi thường phụ nữ, coi khinh lao động chân tay, ý thức tổ chức kỉ luật kém, thích có cuộc sống xa hoa, hưởng thụ hoặc sống thụ động
 Vì vậy, giáo viên phải khéo léo, tế nhị khi phê phán những hình ảnh lý tưởng còn lệch lạc để giúp các em chọn cho mình một hình ảnh lý tưởng đúng đắn để phấn đấu vươn lên.
* Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ
 Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều  kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ.
 Nhìn chung tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh hoạt và nhạy bén hơn. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các em tư duy một cách tích cực độc lập để phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng. Việc phát triển khả năng nhận thức của học sinh trong dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên.
* Đặc điểm về hoạt động học tập
 Cũng như học sinh Trung học cơ sở hay Tiểu học thì hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em. Nhà trường cần có những hình thức tổ chức đặc biệt đối với hoạt động của học sinh THPT nhất là  học sinh cuối cấp để tạo ra sự thay đổi căn bản về hoạt động tư duy, về tính chất lao động trí óc của các em.
2.1.3.Một số tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 12 và khả năng giáo dục KN TNT cho HS lớp 12
Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người. Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách. Vì thế, Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh, nhất là giáo dục kĩ năng tự nhận thức , đặc biệt là học sinh lớp 12, lứa tuổi bắt đầu làm quen với cuộc sống độc lập- bước ngoặt lớn trong cuộc đời của các em.
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Thuận lợi:
 Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn Ngữ văn đã và đang đổi mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học. 
 Chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn mới có nhiều đổi mới về mục tiêu, cấu trúc, sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn cho học sinh. Thông qua bài học học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học.
 Được sự đồng tình của xã hội, nhất là các bậc cha mẹ học sinh tích cực  phối hợp cùng với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Khó khăn:
 Song bên cạnh những thuận lợi trên chúng ta còn phải đối mặt với không ít khó khăn. Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông dần mất đi sự hứng thú đối với học sinh. Cũng bởi từ trước đến nay chúng ta vẫn dạy học theo một khuôn mẫu có sẵn mà chưa có sự thay đổi hay cải tiến, để giờ học văn trở thành một giờ học buồn tẻ, nặng nề. Đây cũng là thực trạng chung đối với môn Ngữ văn, nhất là trong thời đại công nghệ số. Nhìn nhận vấn đề từ góc độ giáo viên cũng như học sinh sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đề cốt lõi đó:
 Đối với giáo viên: Chưa đưa ra những nội dung giáo dục tiêu biểu cho các bài học. Bên cạnh đó người thầy cũng chưa phát huy hết khả năng của mình trong việc vận dụng các tình huống giáo dục, dẫn đến học sinh nghe mãi cũng nhàm chán và không yêu thích môn văn, không khí lớp học trầm lặng buồn tẻ, nặng nề.
 Đối với học sinh: Chỉ nghe, chép và phát biểu theo những gì mà người thầy sắp đặt. Học sinh không được tìm hiểu, khám phá và sáng tạo những gì các em biết
Từ thực trạng trên, tôi thiết nghĩ cần phải đổi mới phương pháp dạy học, cần đưa việc giáo dục kĩ năng sống đặc biệt là kĩ năng tự nhận thức vào quá trình dạy học văn. Có như thế mỗi tiết học văn mới thực sự trở thành nhịp cầu đưa các em hòa nhập, bắt nhịp với cuộc sống bộn bề đang trải ra trước mắt mỗi học sinh.
2.3.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho học sinh lớp 12 qua dạy học đọc hiểu một số tác phẩm văn xuôi 12
2.3.1. Giải pháp 1: Trước hết, GV giúp HS nắm vững các KNS cơ bản, trong đó chú trọng đến kĩ năng tự nhận thức xuất hiện trong mỗi bài học Ngữ văn. Giáo viên có thể căn cứ vào mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng và thái độ ở mỗi bài học để xác định.
Ví dụ 1: Mục tiêu cần đạt của bài học Vợ chồng A Phủ là:
 Về kiến thức:
- Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ánh sáng thống trị của phong kiến và thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào vùng cao.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và đầy chất thơ.
 Về kĩ năng:
Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 Về thái độ: Trân trọng những giá trị của những tác phẩm văn học bất hủ.
Trên cơ sở đó GV xác định kĩ năng tự nhận thức được giáo dục trong bài học như sau:
 Tác phẩm đưa người đọc vào một không gian tương đối mới là đề tài miền núi nhưng vẫn gợi cảm giác quen thuộc nhờ cách miêu tả theo xu hướng hiện thực. Học sinh thông qua việc khai thác, tìm hiểu cuộc đời các nhân vật như Mị và A Phủ sẽ nhận thức được nỗi khổ cực của người dân miền núi Tây Bắc đồng thời cũng thấy được sức sống mãnh liệt, cá tính độc đáo và quá trình đấu tranh để đứng lên tự giải phóng, xây dựng lại cuộc sống của lớp người trẻ tuổi các dân tộc thiểu số vùng cao.
 Từ việc nắm được nội dung cơ bản của tác phẩm, giáo viên dẫn dắt để học sinh nhận thức được cuộc sống hiện tại của chính mình như thế nào và hướng phát triển bản thân?
Ví dụ 2: Mục tiêu cần đạt của bài học Vợ nhặt là:
Về kiến thức
- Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945. Cảm nhận được niềm khao khát hạnh phúc gia đình, niềm tin vào cuộc sống và tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ 
- Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
Về kĩ năng: Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
Về thái độ: Trân trọng, cảm thông trước khát vọng hạnh phúc của con người; biết ơn cách mạng đã đem lại sự đổi đời cho những người nghèo khổ, nạn nhân của chế độ cũ.
 Trên cơ sở đó GV xác định kĩ năng tự nhận thức được giáo dục trong bài học như sau:
 Thông qua tác phẩm giáo viên dẫn dắt bài học để học sinh nhận thức được tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 nhưng vượt lên tình cảnh bi thảm đó là niềm khát khao mãnh liệt của người lao động về hạnh phúc gia đình và niềm tin bất diệt của họ đối với sự sống và tương laiTừ đó giáo viên hướng học sinh đến kĩ năng tự nhận thức để xây dựng sự đồng cảm, để biết khoan dung, để không bị lôi kéo, dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội
 Nắm vững kĩ năng tự nhận thức trong mỗi bài học Ngữ văn cụ thể sẽ giúp GV linh hoạt, lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS và lựa chọn các tình huống học tập trong mỗi bài học hợp lí hơn để giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho HS.
2.3.2.Giải pháp 2: GV nghiên cứu thiết kế câu hỏi đảm bảo tính giáo dục để HS được làm và được trải nghiệm
 Trong mỗi bài học Ngữ văn, người GV bằng tài năng sư phạm khéo léo của mình phải thiết kế những câu hỏi phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của bài học nhằm nâng cao tư duy và rèn luyện kĩ năng sống cho các em. Muốn hình thành kĩ năng sống nhất là kĩ năng tự nhận thức hơn lúc nào hết học sinh phải được làm và được trải nghiệm nên khi tìm hiểu nội dung các bài học, tôi thường thiết kế những câu hỏi có mục đích giáo dục như vậy. Ví dụ:
Em sẽ làm gì nếu em là nhân vật ? Nếu em là nhân vật , em sẽ ? Giả sử em ở trong tình huống đó, em sẽ? như thế nào:
  Ví dụ: Khi dạy bài “Vợ nhặt” của Kim Lân (SGK Ngữ văn 12, Tập 2), muốn HS hiểu và cảm thông sâu sắc với tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói; trân trọng niềm khát khao, sức sống mãnh liệt của họ ngay trên bờ vực của cái chết (khi phân tích nhân vật bà cụ Tứ), từ đó rút ra được nhiều bài học bổ ích cho bản thân, tôi đặt những câu hỏi như sau:
Câu hỏi: Giả sử, nếu em là bà cụ Tứ khi nghe anh Tràng giới thiệu: “nhà tôi mới về làm bạn với tôi đấy u ạ!” em có suy nghĩ và hành động gì đối với Tràng và đối với người đàn bà xa lạ?
Câu hỏi : Vậy em học tập được gì qua nhân vật bà cụ Tứ?
Câu hỏi: Em phải làm gì để thể hiện điều đó?
 HS suy nghĩ và trả lời những vấn đề đó chính là quá trình thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật, trải nghiệm những hoàn cảnh và nỗi niềm của nhân vật. Từ đó, kĩ năng tự nhận thức được hình thành như nhận thức được nỗi đau, nỗi xót xa cũng như lòng bao dung, trái tim nhân hậu của người mẹ nghèo. Qua đó học sinh cũng xác định được cho mình lối sống có nhân cách, biết cảm thông chia sẻ, biết khoan dung độ lượng, tôn trọng người khác, tôn trọng bản thân đồng thời các em cũng nhận thức được mình phải làm gì trước mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.
2.3.3.Giải pháp 3: GV tổ chức và thực hiện tốt các hình thức hoạt động dạy học
 Trong quá trình dạy học, tôi thường tổ chức một số hình thức hoạt động như:
- Thảo luận nhóm: Tổ chức thảo luận nhóm là một hình thức hoạt động giúp các em có thể tham gia trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Thông qua hoạt động này học sinh không chỉ phát huy tính tích cực, tính trách nhiệm mà còn phát triển kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng hợp tác và kĩ năng giao tiếp. 
 Để việc thảo luận nhóm được thành công, GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà bằng việc nghiên cứu nội dung bài học.
 Khi tiến hành tổ chức thảo luận nhóm ở trên lớp: Trước tiên, GV tổ chức phân nhóm, thông báo quy trình và quy định thảo luận.
 Sau khi giao nhiệm vụ cho từng nhóm, giáo viên chỉ làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không tham gia ý kiến, không cắt ngang lời học sinh, không tỏ vẻ phản ứng nếu câu trả lời, tranh luận không đúng với ý mình; khi học sinh đưa ra những câu trả lời ngờ nghệch, không đúng, giáo viên nên nhanh chóng,khéo léo dẫn dắt làm cho học sinh nhận thức được sự thiếu chính xác của thông tin đó mà không làm ảnh hưởng đến cảm xúc, lòng tự trọng của học sinh.
 Khi học sinh trình bày, giáo viên nên lắng nghe những điều học sinh nói để tìm hiểu xem các em định nói gì, cảm nhận của các em như thế nào?
 Sau khi thảo luận: Giáo viên phải tổng kết những ý kiến phát biểu thống nhất và chưa thống nhất để mình tham gia vào những ý kiến chưa thống nhất và bổ sung thêm những ý cần thiết; đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của học sinh.
 Qua hoạt động tập thể này học sinh sẽ biết làm thế nào để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với người khác, biết làm thế nào để đối phó với các tình huống trong cuộc sống. Vì thế, ở hình thức này, tôi thường chú ý hơn đến đối tượng HS yếu kém, tính còn rụt rè, thiếu mạnh dạn, thiếu tự tin, nói năng còn lúng túng, vụng về. Khi gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận tôi thường gọi những đối tượng học sinh này để các em có dịp được thể hiện và rèn luyện bản thân.
- Cho học sinh đóng vai nhân vật để xử lí tình huống
Khi dạy bài Chiếc thuyền ngoài xa (SGK Ngữ văn 12-tập 2) tôi tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử khi gặp tình huống cần xử lí bằng cách cho HS thử đóng vai.
Ví dụ:
+ Cho học sinh thử đóng vai là một cán bộ dân số- kế hoạch hóa gia đình để giải quyết bi kịch cho gia đình thuyền chài một cách hợp tình hợp lí nhất.
+ Thử làm người đàn bà hàng chài mạnh mẽ, cá tính trong giải quyết mâu thuẫn gia đình.
+ Thử làm người chồng khi nghe những lời tâm sự của vợ- người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện.
+ Thử làm người con khi chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình.
Qua hình thức hoạt động này, HS biết quyết định lựa chọn p

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_ki_nang_tu_nhan_thuc_cho_hoc.docx