SKKN Một số giải pháp hạn chế bạo lực với học sinh đồng tính tại lớp 11A2 trường THPT Bắc Sơn

SKKN Một số giải pháp hạn chế bạo lực với học sinh đồng tính tại lớp 11A2 trường THPT Bắc Sơn

Những năm gần đây, đề tài về LGBT hay khái niệm về “ đồng tính”, “les”, “gay” không còn xa lạ. Nhiều người trẻ tuổi đã chấp nhận sự tồn tại của “ thế giới thứ 3” như một phần tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, trên thực tế đa số mọi người còn chưa có những hiểu biết đầy đủ về LGBT, vẫn còn nhiều người kì thị, xa lánh, xem LGBT là một căn bệnh cần phải cách li. Điều này làm cho việc hòa nhập đối với nhiêù người là LGBT nói chung rất khó khăn,và đặc biệt với những em là học sinh LGBT còn khó khăn hơn nhiều.

 Trên thực tế, hàng ngày các em học sinh là LGBT đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi đến trường, đó là sự trêu chọc, mỉa mai, nhục mạ, tẩy chay, cô lập hay thậm chí là đánh đập, quấy rối hay xâm hại tình dục. Đây chính là những hành vi bạo lực mà các em thường gặp phải [5].

 Năm học 2018-2019, Ngoài thời gian ở tiết học chính, các giờ sinh hoạt hay giờ ra chơi tôi thường dành thời gian truyện trò, trao đổi với các em về học tập hay cuộc sống. Trong lớp tôi đặc biệt chú ý đến em Phạm Văn Đ, em học môn của tôi khá tích cực nhưng tôi thường thấy em không được vui vẻ, thường ngồi suy tư một mình; thi thoảng trong giờ học hoặc giờ ra chơi hay bị các bạn nam trêu chọc. Rồi một ngày tôi nhận được tin nhắn từ em: “ Cô ơi! Cô có sẵn lòng nghe em tâm sự không ạ. Thực ra em là người đồng tính, bố mẹ ko chấp nhận đâu cô, các bạn thì thường trêu chọc, mỉa mai em. Em muốn bỏ đi, em muốn chết lắm ” Nhận những tin nhắn này tôi đã suy nghĩ rất nhiều, cần cần phải có những giải pháp giúp cho em Đ và những học sinh giống em Đ được công nhận, được sống vui vẻ và hòa nhập với cộng đồng.

Vì những lí do trên tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp hạn chế bạo lực với học sinh đồng tính tại lớp 11A2 trường THPT Bắc Sơn”

 

doc 21 trang thuychi01 10543
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp hạn chế bạo lực với học sinh đồng tính tại lớp 11A2 trường THPT Bắc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN
MỤC LỤC
TRANG
1
MỞ ĐẦU
2
1.1 Lý do chọn đề tài.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lí luận.
3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Giải pháp đã sử dụng.
2.4. Hiệu quả.
4
5
14
.
3
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
14
3.1. Kết luận
14
3.2. Kiến nghị
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
PHỤ LỤC
18
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
	Những năm gần đây, đề tài về LGBT hay khái niệm về “ đồng tính”, “les”, “gay” không còn xa lạ. Nhiều người trẻ tuổi đã chấp nhận sự tồn tại của “ thế giới thứ 3” như một phần tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, trên thực tế đa số mọi người còn chưa có những hiểu biết đầy đủ về LGBT, vẫn còn nhiều người kì thị, xa lánh, xem LGBT là một căn bệnh cần phải cách li. Điều này làm cho việc hòa nhập đối với nhiêù người là LGBT nói chung rất khó khăn,và đặc biệt với những em là học sinh LGBT còn khó khăn hơn nhiều.
	Trên thực tế, hàng ngày các em học sinh là LGBT đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi đến trường, đó là sự trêu chọc, mỉa mai, nhục mạ, tẩy chay, cô lập hay thậm chí là đánh đập, quấy rối hay xâm hại tình dục. Đây chính là những hành vi bạo lực mà các em thường gặp phải [5]. 
	Năm học 2018-2019, Ngoài thời gian ở tiết học chính, các giờ sinh hoạt hay giờ ra chơi tôi thường dành thời gian truyện trò, trao đổi với các em về học tập hay cuộc sống. Trong lớp tôi đặc biệt chú ý đến em Phạm Văn Đ, em học môn của tôi khá tích cực nhưng tôi thường thấy em không được vui vẻ, thường ngồi suy tư một mình; thi thoảng trong giờ học hoặc giờ ra chơi hay bị các bạn nam trêu chọc. Rồi một ngày tôi nhận được tin nhắn từ em: “ Cô ơi! Cô có sẵn lòng nghe em tâm sự không ạ. Thực ra em là người đồng tính, bố mẹ ko chấp nhận đâu cô, các bạn thì thường trêu chọc, mỉa mai em. Em muốn bỏ đi, em muốn chết lắm ” Nhận những tin nhắn này tôi đã suy nghĩ rất nhiều, cần cần phải có những giải pháp giúp cho em Đ và những học sinh giống em Đ được công nhận, được sống vui vẻ và hòa nhập với cộng đồng. 	
Vì những lí do trên tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp hạn chế bạo lực với học sinh đồng tính tại lớp 11A2 trường THPT Bắc Sơn” 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
- Cung cấp các kiến thức về giới LGBT : đặc điểm tâm sinh lí, những biểu hiện của giới LGBT và học sinh thuộc giới LGBT, từ đó giúp các bạn học sinh, gia đình và nhà trường có những nhận thức đúng đắn, cái nhìn cởi mở hơn với các bạn học sinh LGBT, giúp các bạn hòa nhập với bạn bè và xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tìm hiểu về giới LGBT.
- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của giới LGBT .
- Thực trạng giới LGBT trong trường học.
- Cách ứng xử với học sinh LGBT trong trường học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Tôi tiến hành khảo sát thực tế bằng phiếu thăm dò sự hiểu biết của các em về giới LGBT, cách nhận biết, quan điểm và cách ứng xử với các bạn LGBT trong trường học.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sau khi phát phiếu thăm dò cho 40 HS lớp 11A2, các em hoàn thành rồi tôi thu lại số phiếu đã phát. Sau đó thống kê, phân tích số liệu để đánh giá mức độ hiểu biết của các em trong vấn đề này.
- Phương pháp tìm kiếm thông tin trên mạng internet: Tôi tìm kiếm thông tin trên các trang web để có cơ sở thực hiện các giải pháp.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận: 
Trong thế giới này, con người là đáng quý nhất, đầu tiên cho đến sau cùng, người đồng tính hay người chuyển giới cũng đều là con người và cũng cần được hưởng tất cả quyền con người theo điều 1, tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền “ tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng về phẩm giá và các quyền” . “ Quyền LGBT” hay “ quyền đồng tính” cũng không khác gì “ quyền phụ nữ” hay “ quyền da màu”[1]. Đối với các em là LGBT trong trường học nói riêng, các em cũng cần được nhìn nhận và đối xử một cách công bằng.
Quãng thời gian trung học là giai đoạn phát triển mạnh, có nhiều thay đổi về tâm sinh lí của mỗi người. Với những bạn học sinh thông thường không được trang bị kiến thức về giới tính thứ 3 nên không có hiểu biết đúng đắn dẫn đến có những cách hành xử chưa phù hợp với các bạn học sinh LGBT. Trong môi trường học tập như vậy có thể dẫn đến những tác hại cho học sinh LGBT, làm cho các bạn bị tốn thương cả về thể xác lẫn tinh thần. Còn với các bạn giới thế LGBT cũng vậy, ngoài việc phải trải qua sự thay đổi lớn về tâm sinh lí, bỗng chốc phát hiện mình thuộc thế giới thứ 3 ; điều đó chắc chắn sẽ khiến cho tâm lí của các bạn hoảng sợ, lo lắng khi đối mặt với bạn bè, người thân[3]. Chính vì vậy, việc giúp các em được sống, học tập bình thường như mọi người là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Những kiến thức cần biết về LGBT:
2.1.1. Khái niệm về LGBT?
LGBT là viết tắt của Lesbian, Gay, Bisexual và Transgender lấy các chữ cái ghép lại mà thành. LGBT có thể hiểu là cộng đồng những người đồng tính, song tính và chuyển giới.
Trong đó:
Lesbian(L) : Chỉ những người đồng tính luyến ái là nữ. Họ là những người thuộc giới tính nữ, có xu hướng bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu và tình dục với những người thuộc cùng giới tính nữ.
Gay (G): Chỉ những người đồng tính luyến ái là nam. Họ là những người thuộc giới tính nam, có xu hướng bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu và tình dục với những người thuộc cùng giới tính nam.
Bisexual (B): Chỉ những người lưỡng tính hay song tính luyến ái, có xu hướng bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu và tình dục với những người thuộc cả giới tính nam và nữ. Transgender (T): tức là người chuyển giới. Họ là những người có tư duy và cảm nhận về giới tính khác với biểu hiện giới tính của mình lúc sinh ra, bao gồm cả những người đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính và những người chưa phẫu thuật chuyển đổi giới tính[1].
2.1.2. Đồng tính luyến ái không phải là bệnh:
	Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào xác định nguyên nhân của hiện hượng đồng tính hay song tính, có cả nguyên nhân về sinh học, sự biến đổi về tâm lí, , hệ thần kinh trung ương, hooc môn..Điều quan trọng hiện nay, y học không xem đồng tính luyến ái là bệnh. Họ không bị tâm thần, không loạn dâm như nhiều người nghĩ, không thiếu testosterrone( hôc môn nam)Đồng tính luyến ái là một điều tự nhiên, xuất hiện từ khi có loài người, cũng giống như sự xuất hiện của người da đen, da trắng hay da vàngĐồng tính là tự nhiên nên không thể coi đó là biểu hiện của lối sống tha hóa, đồi bại về đạo đức[1][2][3].
	Năm 1990, tổ chức y tế thể giới (WHO) đã loại đồng tính ra khỏi danh sách các loại bệnh. Ở Việt Nam, đồng tính luyến ái cũng chưa từng bao giờ bị đưa vào danh sách bệnh tâm thần hay truyền nhiễm. Đã không phải bệnh thì không thể chữa và không phải chữa[2].
2.2. Thực trạng của vấn đề:
2.2.1.Tình trạng bạo lực học đường trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay 
Tình trạng bạo lực học đường hiện nay đang trở nên khá phổ biến tại hầu hết những quốc gia trên thế giới. Báo cáo của cơ quan phòng, chống tôi phạm Liên hợp quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 4-6 triệu học sinh có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Số liệu này ngày càng tăng, khiến bạo lực học đường trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế.
	Nhiều học sinh thuộc cộng đồng LGBT còn bị bạo lực như nói xấu, phân biệt đối xử, bị cô lập ở trường học. Kết quả cuộc khảo sát toàn cầu về sức khỏe học sinh thực hiện tại Việt Nam năm 2013 cho thấy:
 26,1% học sinh lứa tuổi 13–15 và 23,4% học sinh lứa tuổi 13–17 từng bị bắt nạt một hoặc nhiều lần trong vòng 30 ngày gần nhất tính đến thời gian khảo sát.
 Dưới đây là khảo sát về tình tràng phân biệt đối xử vì là LGBT trong trường học[4]
- Bị bắt nạt, quấy rầy bởi bạn bè: 53,8%
- Bị bắt nạt, quấy rầy bởi giáo viên, cán bộ nhà trường: 23%
- Bị ép buộc thay đổi đồng phục: 20,4%
- Bị ép buộc thay đổi kiểu tóc, cử chỉ, điệu bộ: 29,3%
Theo Nghiên cứu Thanh thiếu niên LGBT của tổ chức Save Children và Viện nghiên cứu Y – Xã hội học ISMS tại TPHCM năm 2015)
Đến nay con số này đã tăng lên nhiều.
2.2.2. Thực trạng về gia đình:
Vì hiểu biết hạn chế, và tư tưởng định kiến cổ hủ, nhiều gia đình có cái nhìn không cởi mở đối với đối tượng LGBT. Các hành vi mà người LGBT gặp phải trong gia đình là bị bố mẹ la mắng chiếm 87%; Bạo lực như bị nhốt, cầm giữ 65%, ép buộc hay gợi ý rời khỏi gia đình chiếm 10%; Cấm các mối quan hệ tình cảm chiếm 97%, ép phải kết hôn với người họ không mong muốn chiếm 45% , ép buộc dùng các biện pháp làm thay giới tính 75%; Đón nhận khích lệ động viên  chiếm  47%; Không cho con tiếp xúc với LGBT chiếm 50%;  Đồng ý cho con chới với các bạn LGBT chiếm 38%.	
2.2.3. Thực trạng về hiểu biết và nhận thức về các vấn đề liên quan đến LGBT tại lớp tôi khảo sát- lớp 11A2 trường THPT Bắc Sơn:
Tại lớp 11A2 trường THPT Bắc Sơn, có hơn 90% họ sinh là con em dân tộc, sống ở vùng đặc biết khó khăn, đối với bản thân các em và gia đình việc nhận thức và những hiểu biết về LGBT còn rất hạn chế nên việc phân biệt, đối xử, kì thị với các bạn đồng tính trong lớp rất khó tránh khỏi. 
Qua việc khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến của 40 học sinh của lớp 11A2 mà tôi chủ nhiệm. 
Kết quả khảo sát như sau:
Phần I. Gồm 3 câu hỏi về sự hiểu biết của học sinh về vấn đề LGBT.
 Số lượng/tỉ lệ Câu
Trả lời đạt
Trả lời chưa đạt
Trả lời sai (hoặc không trả lời)
Câu 1
36 HS (90%)
4 HS (10%)
 0
Câu 2
8 HS (20%)
18HS (45 %)
14 HS(35 %)
Câu 3
2 HS (5 %)
35 HS (87,5%)
3 HS (7,5 %)
Kết quả trên cho thấy đa số học sinh đều thiếu kiến thức khoa học về vấn đề LGBT nên chưa nhận thức được việc kì thị, trêu chọc là hành vi bạo lực, ảnh hưởng đến cuộc sống của các bạn LGBT trong lớp học. Các em cũng chưa được tìm hiểu, giáo dục các kiến thức liên quan đến giới tính và đa dạng tính dục phòng tránh bị một cách nghiêm túc. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nạn bạo lực học đường với các học sinh đồng tính hay chuyển giới ngày càng gia tăng.
2.2.4. Thực trạng về chương trình giáo dục:
 	Trong các chương trình về môn học ở trường THPT, cũng có đề cập đến vấn đề về giới tính nhưng chưa có một tài liệu chính thức nào nói về giới LGBT nên kiến thức mà học sinh nắm bắt và hiểu biết được là rất hạn chế.
2.3. Các giải pháp đã áp dụng.
2.3.1 Giải pháp thứ nhất:
 	Luôn lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia.
Luôn lắng nghe những câu hỏi, thắc mắc về kiến thức, về cách giải quyết những điều trong cuộc sống mà các bạn đang trải qua cũng như tình huống khẩn cấp mà họ đang phải đối diện.
Từ hôm biết chuyện của Đ, tôi đã gặp trực tiếp em, gần gũi, thông cảm và mong muốn chia sẻ những lúc có thể vì tôi biết biết rằng khi em đã công khai với tôi về giới tính của mình có nghĩa là em rất tin tưởng tôi. Tôi giải thích cho em hiểu đây là một chuyện rất bình thường, đó không phải là bệnh, không ai sinh ra được lựa chọn giới tính của mình. Giá trị của một con người không phụ thuộc vào giới tính của họ mà phụ thuộc vào cách họ sống nhu thế nào; tôi lấy ví dụ về chính bản thân Đ, trong học tập và trong công việc tập thể được giao, em luôn rất tích cực và luôn hoàn thành tốt. 
Tôi luôn động viên em hãy đối mặt và sống thực với chính con người của mình. Bởi bản thân mình phải đủ can đảm chấp nhận chính con người mình trước rồi hãy hi vọng người khác chấp nhận mình.
Dũng cảm vượt qua mọi lời dị nghi, những lời mỉa mai, châm chọc của bạn bè. Im lặng trước dư luận, không ngừng nỗ lực, cố gắng khẳng định bản thân trong cuộc sống và học tập, dũng cảm đối mặt với gia đình. Dẫu bạn là ai đi chăng nữa thì cũng cần nghiêm túc với tương lai. Cuộc sống của mình do chính mình quyết định. Hãy luôn nghĩ mình cũng như bao bạn khác có quyền được đối xử bình đẳng. Hãy sống với chính mình và thực hiện những đam mê của mình theo đúng pháp luật quy định. Tìm hiểu về các biện pháp tình dục để tránh lây bệnh và bảo đảm sức khỏe, có cuộc sống lành mạnh.
Thông điệp : “Áp lực lên các bạn đồng tính tuổi thiếu niên rất nặng nề- Phải giữ bí mật, phải nói dối, phải chối việc mình là ai, cố gắng trở thành một ai đó không phải là mình.
Hãy nhớ rằng : Các em đặc biệt và đáng được qua tâm, yêu thương và chấp nhận con người thật của các em “
2.3.1 Giải pháp thứ hai: 
	Trở thành người bảo vệ, là đồng minh bất cứ khi nào.
 Bất cứ ai, trong hoàn cảnh nào khi bị bắt nạt cũng đều mong muốn có người bảo vệ và trở thành đồng minh của mình. Đối với học sinh LGBT điều này lại càng cần thiết hơn.
Trong các tiết học hoặc bất cứ khi nào có bạn xì xầm hoặc trực tiếp buông lời trêu ghẹo mỉa mai với Đ, tôi thường dừng ngay bài giảng, nhìn thẳng và học sinh đó và hỏi với thái độ bình tĩnh với nhiều câu hỏi khác nhau, tùy thuộc vào tình huống và mức độ. Một số câu hỏi tôi thường sử dụng:
- Ý em là sao? Em nói thế nghĩa là gì? 
- Vì sao em nghĩ là nên nói như vậy? 
- Em đang muốn chứng minh điều gì khi em nói thế?
- Cô thấy buồn và thất vọng khi em nói/làm như vậy. 
- Cô không thấy đùa như vậy thì có gì buồn cười cả. 
- Cô rất ngạc nhiên khi nghe em nói thế. 
- Có phải em định làm tổn thương/xúc phạm bạn khi em nói thế không? 
- Em dùng từ đó để xúc phạm bạn thì cô cũng thấy bị xúc phạm đấy.
 - Những từ ngữ như vậy không thể khiến các bạn học sinh khác cảm thấy an toàn và được chào đón ở trường mình đâu.
Tôi lặp lại việc này nhiều lần và bất cứ tiết học nào. Cách làm này đạt được ba mục tiêu. 
+) Một là học sinh được gợi mở để nhìn thấy “điểm mù” hoặc phần thiếu hiểu biết của mình. 
+) Hai là việc này cũng giúp tôi hiểu hơn cách suy nghĩ của học sinh và có thể tìm cách phản hồi hợp lý và hiệu quả.
+) Ba là với học sinh LGBT, các em cảm thấy cô luôn là đồng minh và là người có thể bảo vệ mình bất cứ khi nào và ở đâu. 
Một lần, ở sân trường, tôi nghe thấy học sinh trêu chọc Đ, cười cợt, chọc bạn này là “đồ ẻo lả,” gọi bạn là “chị.” Tôi đã gọi nhóm này ra để thảo luận về các từ ngữ này, giải thích cho học sinh hiểu cách đùa cợt như vậy chính là một hình thức bắt nạt và gây tổn thương đến bạn học của mình. Tôi nhắc nhở học sinh rằng ngôn từ cũng có thể gây tổn thương dù là những lời nói chỗ riêng tư hay nơi công cộng, dù là nói trực tiếp với đối tượng hay chỉ là bóng gió khi họ đi qua[3][4].
Thông điệp: Hãy là đồng minh, hãy lên tiếng bảo vệ học sinh LGBT bất cú khi nào và ở đâu- để sự bình đẳng, tôn trọng và thấu hiểu chạm tới mỗi người !
2.3.3.	Giải pháp thứ ba: Thay đổi nhận thức trong cộng đồng
Bằng cách cung cấp những kiến thức về giới LGBT, tạo môi trường hiểu biết, thân thiện để giúp các em học sinh đồng tính hay chuyển giới không bị kì thị, phân biệt vì chỉ khi hiểu rõ về LGBT, các em mới có cái nhìn và nhận thức đúng đắn hơn, gần gũi hơn với các bạn của mình thuộc thế giới thứ ba.
 	Với giải pháp này tôi chia tổ chức một buổi thảo luận nhỏ trong phạm vi lớp học. 
A. Công tác chuẩn bị:
- Máy chiếu, bảng , bút.
- Tài liệu phát tay: “ LGBT là gì”, “ Những hỏi nhanh đáp gọn về đồng tính”, 
- GV chuẩn bị clip ngắn, video về vấn đề người đồng tính, chuyển giới; phiếu câu hỏi thảo luận liên quan đến chủ đề.
- GV chuẩn bị các tình huống cụ thể liên quan đến ứng xử với học ssinh đồng tính trong trường học.
- Thành phần:
+ Các em HS của lớp 11A2: 40 em .
+ Người điều hành hoạt động: Là tôi - cô giáo Lê Thị Thu Hà.
- Địa điểm: Tại phòng học lớp 11A2 trường THPT Bắc Sơn.
- Thời gian: Vào buổi sáng chủ nhật ngày 14/10/2018, từ 8 giờ 00 phút đến 9 giờ 00 phút.
B. Cách thức tổ chức hoạt động thảo luận như sau:
Buổi thảo luận gồm 4 hoạt động sau:
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề
Hoạt động này có mục đích dẫn dắt, thu hút, tạo sự hứng thú cho các em về chủ đề của buổi hoạt động ngoại khóa. Đồng thời, các em hiểu rõ được nội dung chính của chủ đề, cũng như nhiệm vụ các em tham gia thực hiện.
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức khoa học về LGBT, đồng tính hay chuyển giới.
Hoạt động này tôi phát tay cho các em một số tài liệu khoa học về giới LGBT như đã chuẩn bị.
 Hoạt động 3: Thảo luận 
Hoạt động này gôm 2 nội dung: thảo luận và xử lí tình huống.
Hoạt động 4: Kết thúc
Trong hoạt động này, học sinh sẽ những nhận định và những điều thu được sau buổi thảo luận.
* Các bước tiến hành cụ thể của buổi thảo luận:
Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
Hoạt động này chủ yếu là GV thuyết trình với những câu chuyện có thật ở Việt Nam, thậm chí rất gần với các em nhằm thu hút sự chú ý của HS với chủ đề của buổi hoạt động hôm nay.
 Mở đầu chương trình giáo viên giới thiệu về chủ đề của buổi thảo luận hôm nay bằng cách nêu tình hình vấn đề giới LGBT hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, thực trang bạo lực học đường với học sinh LGBT trong trường học tại nước ta. Giaó viên đưa ra một số hình ảnh về các phong trào tuyên truyền, đấu tranh cho quyền lợi của học sinh LGBT như: Bà Ohanna Sigurdardottir, nhậm chức thủ tướng Iceland vào năm 2009, là nữ thủ tướng đầu tiên của Iceland đồng thời là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới công khai mình là người đồng tính. Bà được biết đến như một biểu tượng của nữ quyền cũng như một niềm tự hào to lớn của cộng đồng người đồng tính nữ nói riêng và LGBT nói chung; bà Cao Thị Kim Châu – người công tác trong ngành giáo dục, có con là đồng tính, đứng đầu hội phụ huynh có con đồng tính tại Việt Nam, người chuyển giới nổi tiếng, dám công khai giới tính và có nhiều đóng góp cho xã hội như: Ca sĩ- Hoa hậu chuyển giới Hương Giang idol, ca sĩ Đào Bá Lộc..
Hình ảnh Nữ thủ tướng Iceland Johanna Sigurdardottir
Triển lãm “Tôi lên tiếng” trưng bày những bức ảnh về bạo lực học đường và những người lên tiếng ủng hộ LGBTQ. (Ảnh: Bằng Giang)
Hình ảnh bà Cao Thị Kim Châu trong một buổi tập huấn dành cho hội phụ huynh có con là LGBT- nguồn Internet
Hình ảnh Hoa hậu chuyển giới, ca sĩ Hương Giang idol - nguồn Internet
Hình ảnh Ca sĩ Đào Bá Lộc- nguồn internet
Do thiếu những kiến thức khoa học cơ bản, do sự nhận thức của xã hội và cộng đồng còn hạn chế nên ở nước ta hiện nay vẫn còn rất nhiều người có những suy nghĩ nặng nề, vẫn phân biệt, đối xử với giới LGBT. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc hòa nhập cộng đồng của người thuộc giới LGBT nói chung và học sinh LGBT nói riêng.
Thiết nghĩ, bạo lực học đường từ trước đến nay vẫn là nỗi nhức nhối của ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung. Đối với học sinh là người dị tính, những áp lực khi phải đối mặt với sự bất công, bắt nạt tại trường học có thể gây ra tổn thương tâm lý, sai lệch về nhận thức và tình cảm. Thì đối với học sinh LGBT, những chèn ép, đè nén tinh thần còn khủng khiếp hơn rất nhiều, khi các em bị chối bỏ vì chính bản ngã của mình[4][5].
Tìm lại chính mình đã gian nan, được sống đúng với những gì mình mong muốn lại là cả một hành trình đầy đau khổ. Về nhà, là sự hắt hủi của mẹ cha, gièm pha của láng giềng, đến trường cũng không tránh nổi những châm chọc từ bạn bè, sự mỉa mai từ thầy cô. Phải chăng bốn phía đều là những bức tường định kiến gai góc, cao vời vợi. Đã có rất nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra, một câu chuyện được chia sẻ khá nhiều ở trên mạng internet: đó là bức thư tuyệt mệnh “ Con yêu người bạn gái rất thân thiết của mình. Ngay khi lời tỏ tình được trao đi thì cô bạn của con đã đem chuyện này lan truyền cho cả trường cùng biết. Thời gian sau đó là địa ngục đối với con khi mỗi ngày đến trường là những buổi con phải chống chọi với những lời châm chọc, nhục mạ, bỡn cợt xung quanh.
Trong nỗi tuyệt vọng và chỉ có một mình, con đã bị một nhóm nam sinh xâm hại tình dục ngay sau khuôn viên trường với lời giải thích: "Để các anh giúp em trở thành đàn bà chính hiệu!".
"Tôi bẩn rồi. Và tôi không muốn tiếp tục có mặt trên cuộc đời này. Cầu chúc các bạn là người LGBT sẽ có cuộc sống may mắn hơn tôi.", đó là những dòng sau cùng trong bức thư đó[3][5].
Từ những vụ việc trên giáo viên đưa ra nhắc nhở: Để tránh những hậu quả đáng tiếc do thiểu hiểu biết về LGBT gây ra. Chúng ta cần có những kiến thức nhất định về giới LGBT, để có cách nhìn nhận và hành xử đúng mực, tránh gây ra những tổn thương nặng nề cho các bạn LGBT trong lớp hay trong trường học.
Hoạt động 2: MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ LGBT
Cung cấp kiến thức khoa học về LGBT, đồng tính hay chuyển giới.
Hoạt động này tôi phát tay cho các em một số tài liệu khoa học về giới LGBT như đã chuẩn bị.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_han_che_bao_luc_voi_hoc_sinh_dong_tinh.doc