SKKN Một số giải pháp quản lý, khai thác sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy ở THCS

SKKN Một số giải pháp quản lý, khai thác sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy ở THCS

Hiện nay, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường trong những năm gần đây đã có những thay đổi rõ rệt, nhà trường đã khang trang sạch đẹp, thiết bị dạy học được tăng cường; công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của trường được thực hiện tốt, phát huy được hiệu quả của thiết bị dạy học vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên về công tác tổ chức vẫn chưa thúc đẩy được việc phát huy triệt để hết hiệu quả thiết bị dạy học: đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học còn chưa kịp thời với nhu cầu; chưa khai thác được hết chức năng, tác dụng của các thiết bị dạy học vào việc dạy, hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học vẫn chưa cao.

doc 15 trang thuychi01 8041
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý, khai thác sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường trong những năm gần đây đã có những thay đổi rõ rệt, nhà trường đã khang trang sạch đẹp, thiết bị dạy học được tăng cường; công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của trường được thực hiện tốt, phát huy được hiệu quả của thiết bị dạy học vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên về công tác tổ chức vẫn chưa thúc đẩy được việc phát huy triệt để hết hiệu quả thiết bị dạy học: đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học còn chưa kịp thời với nhu cầu; chưa khai thác được hết chức năng, tác dụng của các thiết bị dạy học vào việc dạy, hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học vẫn chưa cao.
Vấn đề quản lý, sử dụng cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học luôn được các nhà quản lý giáo dục quan tâm, trong thực tế còn nhiều bất cập, chưa thực sự đảm bảo yêu cầu giáo dục trong thời đại mà nền khoa học - công nghệ phát triển như vũ bảo; kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học của một bộ phận giáo viên còn nhiều lúng túng, hiệu quả chưa cao, đòi hỏi phải có sự đổi mới để phù hợp với yêu cầu, đổi mới đó được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết trong công tác quản lý cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học ở trường học theo mục tiêu giáo dục hiện nay. Cơ sở vật chất- thiết bị dạy học chỉ phát huy tác dụng khi làm cho giáo viên thực sự có nhu cầu để quá trình giáo dục diễn ra có hiệu quả, nó thực sự trở thành một nhân tố của quá trình giáo dục đáp ứng với mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục. Để làm tốt công tác đó là cán bộ thiết bị phải không ngừng đổi mới cách quản lý, luôn học hỏi rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn. Trong quá trình công tác tôi đúc rút ra một số giải pháp: “ Một số giải pháp quản lý, khai thác sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy ở THCS”, các giải pháp này của tôi thực hiện ở trường THCS Liên Lộc từ năm học 2015- 2016 để việc sử dụng thiết bị ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Giáo dục phổ thông, thực hiện theo chương trình đổi mới.
1.2. Mục đích của nghiên cứu:
Làm rõ thực trạng việc quản lý cơ sở vật chất, khai thác và sử dụng thiết bị dạy học; Rõ nguyên nhân tồn tại và đề ra một số nguyên tắc, giải pháp trong công tác quản lý, sử dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong trường THCS. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
- Thực trạng công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học ở trường THCS Liên Lộc.
- Những giải pháp về công tác quản lý, khai thác sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học ở trường THCS Liên Lộc trong hai năm học 2014- 2015 và 2015-2016.
 1.4. Phạm vi nghiên cứu:
- Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường THCS.
- Yêu cầu về thiết bị giáo dục trong nhà trường THCS.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường THCS Liên Lộc của năm học trước và khi áp dụng các giải pháp hiệu quả trong việc giảng dạy của nhà trường.
- Một số nguyên tắc và giải pháp trong công tác quản lý, khai thác sử dụng và thiết bị dạy học ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
 Quan sát, điều tra thực tế, so sánh, thống kê về quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong năm học: 2014 – 2015 và 2015- 2016 của trường THCS Liên Lộc.
 Căn cứ vào yêu cầu về công tác thiết bị dạy học trường THCS.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, do đó phải đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với nội dung chương trình mới đó. Phương pháp dạy học mới phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Vì thế việc cải tiến phương pháp giảng dạy bằng cách tạo ra nhiều hình thức học tập là cần thiết nhằm cuốn hút học sinh say mê, tự giác lĩnh hội tri thức, từ đó phát huy năng lực, trí sáng tạo của mỗi học sinh là điều cần thiết và quan trọng. Thực hiện theo nguyên lý giáo dục là: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng - từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Cho nên thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng của việc vận dụng thực hiện phương pháp dạy học. Thiết bị dạy học ở các trường rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Muốn sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả vào mục tiêu dạy học cần phải tăng cường công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học. Nó là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng dạy học. Trong cơ cấu của quá trình dạy học thì nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học gắn bó chặt chẽ với nhau. Thiết bị dạy học là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa học và hành. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm trực tiếp tác động tích cực đến chất lượng dạy và học. Sử dụng thiết bị dạy học phù hợp, linh hoạt trong quá trình dạy học có tác dụng làm giảm sự phụ thuộc vào sách giáo khoa, giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức. Do đó, thiết bị dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học một cách có hiệu quả.
2.2. Thực trạng của công tác cơ sở vật chất – thiết bị
2.2.1 Tình hình địa phương.
- Xã Liên Lộc là một xã đồng màu của huyện Hậu Lộc, diện tích tự nhiên 495,3 ha, dân số là 4336 người. Liên Lộc là vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây nhân dân địa phương đang tích cực chuyển dịch cơ cấu sản xuất và từng bước xây dựng xã nông thôn mới. 
2.2.2. Tình hình nhà trường trong năm học 2014-2015
Trường THCS Liên Lộc năm học 2014 – 2015 có 6 lớp 180 học sinh 100% là con em nông thôn nhưng nhìn chung các em có được sự quan tâm của cha mẹ, đồ dùng học tập được trang bị đầy đủ.
 Trường chưa phải là trường chuẩn quốc gia nên không có phòng học bộ môn mà chỉ có kho thiết bị. Công tác bảo quản thiết bị dạy học còn buông lỏng dẫn tới tình trạng thiết bị hư hỏng xuống cấp.
Giáo viên thiết bị là do giáo viên văn hóa kiêm nhiệm, nên công tác quản lí và sử dụng đồ dùng còn hạn chế, sử dụng không thường xuyên.
 Về đội ngũ giáo viên: Toàn trường có 17 giáo viên trong đó cán bộ quản lý 2 đồng chí, giáo viên đứng lớp 12 đồng chí, nhân viên 3 đồng chí, đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên đều được đào tạo chuẩn hoá 100% có ý thức nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác.
	Hiện trạng cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng dạy học trong năm học 2014-2015: 
Tranh ảnh bản đồ không đáp ứng đủ nhu cầu cho giáo viên dạy các môn Sử, môn Ngữ văn.
 Tổng các trang thiết bị:
- Tổng thiết bị còn đến ngày kiểm kê 25- 05- 2015 là 2277 thiết bị
- Thiết bị còn dùng được 2139 thiết bị. Thành tiền : 90.859.153
 - Trong đó mua mới trong năm học là 0 TB. 
Từ số liệu thống kê trên ta nhận thấy rằng cơ sở thiết bị dạy học của trường tính đến năm học 2014-2015 thiếu nhiều và không được bổ sung kịp thời.
a) Thuận lợi
- Lãnh đạo nhà trường quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy và học trong đó có việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.
- Đội ngũ đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ đào tạo.
b) Khó khăn
 Qua thực tế ở trường , việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học bước đầu đã thực hiện nhưng còn nhiều khó khăn, còn một vài giáo viên chậm đổi mới, ít sử dụng thiết bị dạy học. 
Thiết bị dạy học một số môn đã xuống cấp, thiếu, cần bổ sung, nhưng kinh phí bổ sung hạn chế nên bổ sung thiết bị chưa kịp thời theo nhu cầu.
Từ tình hình thực trạng cơ sở vật chất và việc sử dụng đồ dùng chưa thực sự hiệu quả như trên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để quản lí và khai thác sử dụng đồ dùng dạy học như sau:
2.3. Một số biện pháp quản lý, sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học được áp dụng trong năm học 2015- 2016.
2.3.1Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học.
Thông qua trong buổi học tập nhiệm vụ năm học mới, hội nghị cán bộ công nhân viên chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn được sự nhất trí của lãnh đạo nhà trường tôi đã tuyên truyền với giáo viên về tầm quan trọng của trang thiết bị dạy học cũng như thông qua hai tổ trưởng của hai tổ chuyên môn để tuyên truyền tới giáo viên danh mục thiết bị của nhà trường để nâng cao nhận thức của giáo viên đối với đồ dùng dạy học:
(Giới thiệu với giáo viên về danh mục của đồ dùng)
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là tất cả các phương tiện vật chất cần thiết để giáo viên và học sinh tiến hành và tổ chức có hiệu quả chương trình giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.
- Cơ sở vật chất của nhà trường là một bộ phận cấu thành tổ chức của cơ sở giáo dục. Chất lượng giáo dục có thể đánh giá thông qua trình dạy học của giáo viên với việc sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình giảng dạy, học tập như thế nào?
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng dạy và học. Trong cơ cấu của quá trình dạy học thì nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học gắn bó chặt chẽ với nhau. Nó là phương tiện, là đối tượng, là tiền đề của nhận thức.
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là yêu cầu quan trọng cho việc đổi mới và cải tiến phương pháp dạy học.
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học cho phép giáo viên tăng khối lượng kiến thức giảm thời gian đáng kể cho những đơn vị kiến thức, tạo ra sự lôi cuốn và hứng thú trong việc học tập của học sinh đồng thời rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho cả người học lẫn người dạy.
2.3.2 Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.
	Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên; căn cứ biên bản tổng kết cuối năm... tôi đề ra kế hoạch hoạt động thiết bị cho năm học mới:
- Giáo viên thiết bị phải xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị đồ dùng cho năm học thật cụ thể công việc cho từng tháng, từng tuần, sau mỗi tháng có nhận xét đánh giá về việc thực hiện kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học của ban giám hiệu.
- Tăng cường công tác tổ chức, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.
- Giáo viên thiết bị tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để có kế hoạch bổ sung thiết bị kịp thời để tổ chức sử dụng đồ dùng ngày càng đạt chất lượng cao: trong năm học 2015-2016 trường đã tăng cường cho cơ sở thiết bị dạy học 20 triệu đồng. Thiết bị được mua sắm thêm theo nhu cầu gồm: một máy tính, một máy in, một tủ đựng hóa chất, một giá đựng thí nghiệm và 6 bộ thực hành điện dân dụng của môn công nghệ 9, tranh ảnh bản đồ của môn Ngữ văn, môn Lịch sử.
- Lãnh đạo trường đã tham mưu với các cấp để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
2.3. Sắp xếp thiết bị dạy học hợp lý và khoa học.
Thiết bị dạy học một mặt là phương tiện, là đối tượng của giảng dạy và học tập, mặt khác đó là những đối tượng vật chất cụ thể cho nên có thể tốt, xấu, hư hỏng, mất mát hoặc giảm chất lượng. Do vậy việc bảo quản chặt chẽ, hợp lý và khoa học là rất cần thiết.
- Sắp xếp thiết bị một cách khoa học : Công việc sắp xếp thiết bị phải sắp xếp đúng vị trí và theo khối, theo môn có gắn maket cho từng thiết bị. .
- Sắp xếp thiết bị theo phòng bộ môn vừa tiện cho việc lấy đồ dùng vừa tiện cho việc bảo quản.
 (Sắp xếp đồ dùng theo môn dễ tìm dễ lấy)
- Phòng tranh ảnh bản đồ được sắp xếp riêng và cũng theo phương châm dễ lấy, dễ thấy. Tranh ảnh được gắn maket cụ thể cho từng môn, từng bài, từng tiết học. VD: tranh môn Sinh học kí hiệu là S6-7(Trong đó : Sinh lớp 6 kí hiệu là S6, tiết phân phối kí hiệu là 7).
+ Treo Tranh lên giá theo môn, theo khối, theo số thứ tự, treo theo tiết phân phối tăng dần.
+ Đánh số thứ tự trên mỗi khu vực treo tranh.
- Coi trọng việc tự làm đồ dùng dạy học và động viên mọi thành viên của tập thể sư phạm tham gia xây dựng, quản lý, sử dụng thiết bị dạy học và làm đồ dùng dạy học bổ sung cho kho thiết bị của trường.
2.3.4. Biện pháp tổ chức khai thác sử dụng đồ dùng thiết bị đạt hiệu quả.
a, Quản lý chặt chẽ việc sử sụng đồ dùng của từng giáo viên.
Giáo viên thiết bị tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường về việc theo dõi sử dụng đồ dùng của giáo viên trong từng tuần:
- Với yêu cầu giáo viên dạy phải viết phiếu báo sử dụng thiết bị dạy học phải ghi rõ tên thiết bị dạy học vào sổ báo giảng ở phần chuẩn bị. Việc sử dụng thiết bị dạy học là thực hiện quy chế chuyên môn, nếu giáo viên nào vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật. Các đồng chí tổ trưởng khi ký duyệt giáo án phải kiểm tra việc đăng ký đồ dùng của giáo viên đồng thời phải ký duyệt vào sổ đăng ký mượn đồ dùng dạy học trong tuần. 
- Có lịch cho tất cả các giáo viên lên phiếu báo thiết bị dạy học vào chiều ngày thứ 7 hàng tuần. Gắn việc sinh hoạt chuyên môn với việc lên lịch sử dụng thiết bị dạy học.
- Thực hiện kế hoạch thi làm đồ dùng dạy học ở các tổ chuyên môn và thi sử dụng thiết bị dạy học. 
- BGH tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp để kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.
b, Giáo viên bộ môn cùng với giáo viên thí nghiệm chuẩn bị trước khi thực hiện các tiết thực hành.
Giáo viên phải: 
- Đăng kí giờ thực hành và đồ dùng vào sổ đăng kí giảng day, sổ đăng kí đồ dùng dạy học.
- Giáo viên bộ môn cùng với cán bộ phụ trách thiết bị thực hiện thử thí nghiệm trước khi thực hiện trên lớp.
Cán bộ phụ trách thiết bị chuẩn bị đồ dùng cho tiết học, giáo viện bộ môn cùng cán bộ phụ trách thiết bị hướng dẫn học sinh trong các tiết thực hành. Đây là một sự phối hợp cần thiết khi sử dụng đồ dùng: trước khi sử dụng phải kiểm tra chất lượng đồ dùng có đảm bảo không, sự chuẩn bị đã đảm bảo chưa, khi thực hiện tiết thực hành giáo viên bộ môn và phụ tá phối hợp nhịp nhàng với nhau để tiết thực hành đạt hiệu quả cao.
c, Giáo viên thực hành cung cấp đầy đủ danh mục đồ dùng từng môn, từng tiết học tạo sự tiện lợi cho việc sử dụng đồ dùng dạy học.
Giáo viên thực hành phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ danh mục đồ dùng hiện có của trường cho từng môn học cho từng phòng học bộ môn để cho giáo viên bộ môn chủ động sử dụng đồ dùng cho phù hợp hiệu quả.
- Danh mục phòng Hóa - Sinh.
- Danh mục phòng Vật lý – Công nghệ
- Danh mục phòng tranh ảnh bản đồ theo từng môn học.
2.3.5. Giải pháp trong quản lý và sử dụng đồ dùng dạy học.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học cụ thể chi tiết ngay từ đầu năm học, có ý kiến nhận xét của tổ trưởng và ban giám hiệu.
- Luôn cập nhật sổ quản lý sử dụng đồ dùng dạy học để cán bộ thiết bị theo dõi thực hiện theo kế hoạch, bảo quản thiết bị dạy học tốt hơn.
- Thu thập những thông tin việc sử dụng thiết bị dạy học qua tài liệu để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Tổ chức học tập, nghiên cứu, trao đổi về đổi mới phương pháp dạy và học thông qua sử dụng đồ dùng trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ( Thực hiện được 9 buổi trên một năm học).
- Trao đổi về cách tổ chức và các hình thức trong tổ chức dạy học có sử thiết bị nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
- Cán bộ quản lý thường xuyên kiểm tra việc ghi sổ đăng ký giảng dạy, sổ đăng ký mượn đồ dùng thiết bị dạy học của giáo viên để có biện pháp điều chỉnh, sử lý kịp thời các giáo viên ít sử dụng thiết bị dạy học trên lớp để thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.
- Sau mỗi năm học phải có kế hoạch kiểm kê toàn bộ thiết bị dạy học hiện có, đánh giá chất lượng của các thiết bị dạy học để có phương án bổ sung, thay thế cho năm học tiếp theo.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng vận dụng lý luận vào thực tiễn giảng dạy của giáo viên.
- Thống nhất chỉ đạo, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy của giáo viên, chú trọng đánh giá phương pháp, kỹ năng sử dụng, khai thác thiết bị dạy học trong việc giảng dạy của giáo viên. 
- Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, kỹ năng hướng
dẫn học sinh khai thác kiến thức qua việc sử dụng thiết bị dạy học một cách chủ
động, tích cực và sáng tạo.
- Xây dựng quy chế làm việc của tổ, giáo viên hướng dẫn thảo luận kỹ năng sử dụng thiết bị giáo dục.
 	- Việc sử dụng thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học được đưa vào làm một trong các tiêu chí xếp loại giáo viên trong năm học.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục trong năm học 2015-2016 và 2016 -2017
	Năm học 2015-2016 và 2016 – 2017 với việc thực hiện các giải pháp trên kết quả đạt được:
- 100% giáo viên dạy sử dụng thường xuyên thiết bị dạy học trong các giờ dạy, không có giáo viên nào vi phạm quy chế.
- Có hai giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện.
- Việc sử dụng thường xuyên các thiết bị dạy học của giáo viên đã tạo nên những giờ học hay, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo học tập của học sinh, rèn cho học sinh ý thức mạnh dạn và kết quả học tập của học sinh được nâng lên. Các giờ học sôi nổi như các giờ “hội giảng, thao giảng”.
- Thiết bị dạy học tự làm, sưu tầm được giáo viên làm có hiệu quả cao cả về nội dung và hình thức.
- Cán bộ thiết bị được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Có phòng chức năng đầy đủ, đảm bảo diện tích chuẩn theo quy định.
 - Có tổng số tiết sử dụng máy chiếu trong năm là 50 tiết trên năm( trước đây chỉ sử dụng máy chiếu trong giờ thao giảng thì năm học này giáo viên đã sử dụng thường xuyên).
- Trong năm có 103 tiết thực hành của các môn gồm: Hóa (14 tiết); Sinh (31tiết); Vật lý(12 tiết); Công nghệ (46 tiết). Thực hiện đầy đủ sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả chất lượng các tiết thực hành được nâng lên và đạt được kết quả cao gây được sự hứng thú cho học sinh. 
 (Một tiết thực hành của học sinh)
Hiệu quả của công tác giảng dạy theo yêu cầu mới của trường trong năm học được khảng định bằng thành tích: 
Bảng tổng hợp kết quả năm học 2014 - 2015 và năm học 2015-2016
TT
Chất lượng
2014- 2015
(Chưa áp dụng )
2015- 2016
1
Chất lượng mũi nhọn
Xếp thứ13/28 trường
Xếp thứ 6/28trường
2
Chất lượng đại trà
Xếp thứ 15/28 trường
Xếp thứ 10/ 28 trường
3
Số tiết thực hành đạt tốt
90/103 tiết
103/103 tiết
4
Số tiết sử dụng máy chiếu
25 tiết
50 tiết
*Chất lượng của năm học 2016 -2017 cũng được nâng lên: Chất lượng mũi nhọn xếp thứ 4 trên 28 trường toàn huyện, chất lượng đại trà xếp thứ 8 trên 28 toàn huyện; các tiết thực hành thực hiện đầy đủ, chất lượng. 
	3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Từ công việc nghiên cứu lý luận và trong hoạt động thực tiễn quá trình thực hiện, quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở trường rút ra một số kết luận sau:
- Cơ sở vật chất thiết bị dạy học có tính phong phú, đa dạng, phức tạp cả về loại hình, cấu trúc, đòi hỏi cao về điều kiện bảo quản và khả năng tổ chức sử dụng.
- Người cán bộ phụ trách thiết bị phải gần gũi mọi người để nắm bắt được những thông tin chính xác, để rút ra được các quyết định kịp thời, đúng đắn trong việc thực hiện các công việc.
- Người giáo viên làm công tác thiết bị phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong các khâu: sắp xếp khoa học hợp lý, quản lý hồ sơ chặt chẽ thường xuyên, phụ giảng cho các tiết thực hành, cung cấp đầy đủ kịp thời danh mục đồ dùng cho giáo viên, thường xuyên lau chùi bảo quản tốt thiết bị..... Tham mưu kịp thời cho lãnh đạo trường về công tác quản lý, sử dụng đồ dùng của giáo viên, có kế hoạch tham mưu mua trang thiết bị đồ dùng bổ sung kịp thời cho từng năm học.
Việc thực hiện“ Một số giải pháp quản lý, khai thác sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy ở THCS” góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong THCS.
2. Những đề xuất trường đối với Phòng Giáo Dục và các cấp:
- Phòng GD đã mở các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về công tác quản lý thiết bị đồ dùng trườ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_khai_thac_su_dung_do_dung_day.doc