SKKN Một số giải pháp quản lý chỉ đạo hỗ trợ trẻ mầm non trong giai đoạn chuyển tiếp, tại trường mầm non xã Na Đình
Trong chương trình giáo dục mầm non, cùng với nhiệm vụ thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà cán bộ quản lý (CBQL) nhà trường và giáo viên mầm non (GVMN) cần thiết phải quan tâm thực hiện có hiệu quả, đó là nội dung hỗ trợ trẻ giai đoạn chuyển tiếp. Việc hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp đạt hiệu quả, sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường cũng như thực hiện tốt mục tiêu một trọng những mục tiêu của giáo dục mầm non (GDMN) cuối độ tuổi - là chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
Chúng ta cần biết rằng, giai đoạn chuyển tiếp của trẻ mầm non là một dấu hiệu quan trọng, đáng ghi nhớ trong cuộc đời của trẻ và của cả gia đình. Đối với trẻ trong độ tuổi mầm non có 2 giai đoạn chuyển tiếp quan trọng đó là: Giai đoạn trẻ bắt đầu đi nhà trẻ và giai đoạn trẻ chuẩn bị vào lớp 1.
Trong các giai đoạn này, trẻ phải chuyển từ một môi trường thân quen đến một môi trường mới lạ. Đối với giai đoạn trẻ bắt đầu đi nhà trẻ, thì tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình mà trẻ có thể đi học mầm non sớm hay muộn hơn, nhưng hầu hết trẻ từ 25 - 36 tháng tuổi đều được gửi đến trường mầm non. Đây là giai đoạn chuyển tiếp đầy khó khăn với trẻ, bởi vì trẻ phải xa vòng tay mẹ và người thân trong gia đình để đến một nơi hoàn toàn xa lạ với bé. Đến 5 tuổi trẻ lại phải chuyển tiếp sang một môi trường là trường tiểu học, những thay đổi ở môi trường mới làm cho trẻ gặp nhiều khó khăn bỡ ngỡ.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP, TẠI TRƯỜNG MẦM NON XÃ NA ĐÌNH Người thực hiện: Hoàng Thị Huệ Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Ba Đình SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HÓA, NĂM 2018 MỤC LỤC Tên đề mục Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng ngiên cứu 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1 1.5. Những điểm mới của sáng kiến 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1. Cơ sở lý luận 2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi thực hiện đề tài 3 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 5 2.3.1. Giải pháp Hiệu trưởng tự bồi dưỡng về kiến thức kỹ năng quản lý chỉ đạo hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp 5 2.3.2. Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên nhà trường về hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp 10 2.3.3. Giải pháp xây dựng kế hoạch quản lý chỉ đạo thực hiện hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp 12 3.4.Chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để thực hiện các hoạt dộng hỗ trợ trẻ trong giai đaọn chuyển tiếp 12 2.3.5. Chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, phối hợp, bồi dưỡng kỹ năng cho cha mẹ trẻ trong việc hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp 15 2.3.6. Chỉ đạo thực hiện công tác phối hợp tích cực với trường tiểu học để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp. 17 2.3.7. Giải pháp thực hiện kiểm tra, đánh giá, củng cố kết quả thực hiện việc hỗ trợ trẻ 18 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19 3. Kết luận và kiến nghị 20 3.1. Kết luận 20 3.22 .Kiến nghị 20 - Phụ lục tài liệu ( 01 trang) - Phụ lục các sáng kiến đã được xếp loại ( 01 trang) - Phụ lục kèm theo trong các nội dung sáng kiến ( 05 trang) - Phụ lục ảnh minh họa một số nội dung sáng kiến ( 04 trang) 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Trong chương trình giáo dục mầm non, cùng với nhiệm vụ thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà cán bộ quản lý (CBQL) nhà trường và giáo viên mầm non (GVMN) cần thiết phải quan tâm thực hiện có hiệu quả, đó là nội dung hỗ trợ trẻ giai đoạn chuyển tiếp. Việc hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp đạt hiệu quả, sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường cũng như thực hiện tốt mục tiêu một trọng những mục tiêu của giáo dục mầm non (GDMN) cuối độ tuổi - là chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Chúng ta cần biết rằng, giai đoạn chuyển tiếp của trẻ mầm non là một dấu hiệu quan trọng, đáng ghi nhớ trong cuộc đời của trẻ và của cả gia đình. Đối với trẻ trong độ tuổi mầm non có 2 giai đoạn chuyển tiếp quan trọng đó là: Giai đoạn trẻ bắt đầu đi nhà trẻ và giai đoạn trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Trong các giai đoạn này, trẻ phải chuyển từ một môi trường thân quen đến một môi trường mới lạ. Đối với giai đoạn trẻ bắt đầu đi nhà trẻ, thì tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình mà trẻ có thể đi học mầm non sớm hay muộn hơn, nhưng hầu hết trẻ từ 25 - 36 tháng tuổi đều được gửi đến trường mầm non. Đây là giai đoạn chuyển tiếp đầy khó khăn với trẻ, bởi vì trẻ phải xa vòng tay mẹ và người thân trong gia đình để đến một nơi hoàn toàn xa lạ với bé. Đến 5 tuổi trẻ lại phải chuyển tiếp sang một môi trường là trường tiểu học, những thay đổi ở môi trường mới làm cho trẻ gặp nhiều khó khăn bỡ ngỡ. Một thực tế hiện nay, nhiệm vụ hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp chưa được quan tâm đúng mức viứ những bất cập như: - Sự chỉ đạo của ngành về giáo dục mầm non và công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 có nơi, có lúc còn thiếu nhất quán, nhất là về việc chuẩn bị về đọc, viết cho trẻ thế nào ở trường mầm non để chuẩn bị cho trẻ chuyển tiếp lên lớp 1; - Nhận thức của cha mẹ học sinh và xã hội còn hạn chế hay thiếu nhất quán về những việc cần chuẩn bị cho trẻ trước khi vào lớp 1; - Nhận thức của các cán bộ quản lý và giáo viên về giai đoạn chuyển tiếp của trẻ chưa đầy đủ; Nhận thức được tầm quan trọng , vai trò trách nhiệm của CBQL nhà trường, đặc biệt là của Hiệu trưởng trong quản lý chỉ đạo việc hỗ trợ trẻ trong các giai đoạn chuyển tiếp. Trên cơ sở thực tế vấn đề bất cập chung cũng như thực tế điều kiện nhà trường và địa phương. Năm học 2017 - 2018 tôi quan tâm đặc biệt đến việc chỉ đạo nhà trường thực hiện hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp, đồng thời qua quá trình triển khai thực hiện tại trường sẽ đúc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý về: “ Một số giải pháp Quản lý chỉ đạo hỗ trợ trẻ mầm non trong giai đoạn chuyển tiếp tại trường mầm non xã Ba Đình”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng việc thực hiện hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp cho trẻ ở trường Mầm non Ba Đình – Nga Sơn Thanh Hóa - Nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao hiệu quả hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp cho trẻ mầm non. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Trẻ dưới 2 tuổi chuẩn bị đi nhà trẻ và trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi và các hoạt động quản lý chỉ đạo hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp cho trẻ ở trường Mầm non Ba Đình – Nga Sơn – Thanh Hóa 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến giáo dục mầm non và đặc biệt các tài liệu về vấn đề hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp cho trẻ mầm non. 1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp khảo sát thực trạng: Khảo sát thực tế về các giải pháp đã tổ chức thực hiện hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp tại trường; Khảo sát kết quả mục tiêu về hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp cho trẻ mầm non tại trường. - Phương pháp liệt kê tổng hợp so sánh : Nêu tổng hợp so sánh các nội dung chỉ số về sự thay đổi ở các giai đoạn chuyển tiếp và tổng hợp các nội dung cần chuẩn bị để hỗ trợ trẻ trong các giai đoạn chuyển tiếp. - Phương pháp thực hành trải nghiệm: Chỉ đạo giáo viên thực hiện các biệp pháp hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp cho trẻ; - Phương pháp đề xuất các giải pháp: Đề xuất các giải pháp, cách làm được xem là hiệu quả sau khi thực hiện đề tài. 1.5. Những điểm mới: Đề tài mới 2. Nội dung của sáng kiến kinh gnhiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến Như chúng ta đã biết, chuyển tiếp là nối giai đoạn trước với giai đoạn tiếp theo hoặc là quá trình chuyển tiếp lên bậc học cao hơn. Giai đoạn chuyển tiếp trong giáo dục được hiểu là quá trình thay đổi, trong đó trẻ chuyển từ môi trường giáo dục này sang môi trường giáo dục khác với những thay đổi về môi trường, không gian, thời gian, phương pháp giảng dạy, bối cảnh học tập, khả năng tự học tập và mối quan hệ xã hội của trẻ. Như vậy, hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp chính là chuẩn bị cho trẻ tâm thế sẵn sàng thích ứng với những sự thay đổi; giúp trẻ không bị hững hụt, bỡ ngỡ với sự thay đổi môi trường học mới đối với trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1 và chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ đến trường đối với trẻ bắt đầu đi nhà trẻ. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, khi đi nhà trẻ trẻ sẽ có sự thay đổi về môi trường và và mối quan hệ xã hội. Cần chuẩn bị để trẻ không bỡ ngỡ khi tiếp xúc với môi trường mới. Trong giáo dục học, nói đến sự chuyển tiếp giữa Mầm non và tiểu học, là tạo sự chuyển tiếp khoa học giúp cho trẻ không bị những thay đổi đột ngột khi chuyển từ hoạt động chơi sang họat động học tập. Chuẩn bị tốt cho trẻ về thể chất, tâm lý từ tuổi mẫu giáo là yêu cầu quan trọng tạo sự chuyển tiếp giúp trẻ thích ứng tốt với việc học tập. Tóm lại, giai đoạn chuyển tiếp từ gia đình đến trường Mầm non, từ mầm non lên tiểu học là giai đoạn mà trẻ cần được hỗ trợ để có thể thích ứng với những sự thay đổi từ bản thân của trẻ và thay đổi về môi trường học tập, mối quan hệ xã hội và gia đình. Việc giúp trẻ vượt qua những khó khăn do sự thay đổi từ môi trường học cũng như thay đổi từ bản thân trẻ không thể thực hiện trong một thời gian nhất định được mà phải là một quá trình liên tục và lâu dài. Trách nhiệm hỗ trợ trẻ là của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo, nhất thiết các nhà trường cần phải quan tâm và có các biện pháp thực hiện sáng tạo và phù hợp với thực tế của điều kiện địa phương. “sự thành công của quá trình chuyển tiếp cho trẻ từ mầm non lên tiểu học là trách nhiệm của toàn xã hội. Khi cộng đồng chung tay vì trẻ em, thì việc đến trường của trẻ sẽ là một trải nghiệm tích cực và thú vị” (Dockett và Perry, 2001). 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Thực trạng chung Trường mầm non xã Ba Đình là một trường thuộc xã vùng đồng chiêm trũng của huyện nga Sơn. Thực trạng về điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội địa phương thuộc xã trung bình của huyện. Trường được xây dựng tại trung tâm của xã, cách trường tiểu học của xã khoảng 500m, đây là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phối hợp công tác hỗ trợ chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp của 2 nhà trường. a) Thực trạng về cơ sở vât chất nhà trường Trường đã được công nhận chuẩn quốc gia mức độ I. Về cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được chú trọng, vì vậy các điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là việc cho trẻ được thực hành trải nghiệm tại nhà trường là khá tốt. Những hạn chế cơ bản đó là: Đồ dùng đồ chơi theo chuẩn thông tư 01/BGD&ĐT chưa đáp ứng cho 100% số nhóm lớp, mới chỉ đạt yêu cầu tối thiểu. b, Thực trạng về đội ngũ Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên với tổng số 20 người. Đội ngũ năng động sáng tạo, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc được giao. Cán bộ giáo viên đa số nắm vững yêu cầu về chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non; luôn có ý thức tự học tập và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Tuy vậy, bên cạnh vẫn còn mặt hạn chế về đội ngũ của nhà truờng đó là: Còn một số giáo viên cao tuổi hạn chế về việc tiếp cận kiến thức, phương pháp giáo dục đổi mới; hạn chế về sự năng động sáng tạo trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. c, Điều kiện về phụ huynh Đa phần phụ huynh có nhận thức khá tốt về chăm sóc giáo dục mầm non, luôn quan tâm đến việc phối hợp với nhà trường trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Mặt hạn chế về phụ huynh đó là: Một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm công tác phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học. Vì vậy cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 2.2.2. Thực trạng vấn đề quản lý chỉ đạo thực hiện hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp Thực tế trong nhiều năm qua nhà trường cũng đã quan tâm đến công tác chỉ đạo thực hiện hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp, đặc biệt là hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp vào trường tiểu học. Thực chất đó là thực hiện yêu cầu mục tiêu chẩn bị cho trẻ tâm thế vào lớp 1. Kết quả trong những năm qua các lớp học sinh của nhà trường bước vào trường tiểu học cũng đã tự tin, đảm bảo tâm thế cơ bản với các kỹ năng cơ bản để bước vào lớp 1. Tuy nhiên, từ khảo sát thực tế dựa trên cơ sở đánh giá khoa học hiệu quả chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 của nhà trường chưa thật sự đạt được như mục tiêu kết quả mong đợi. Mặc dù là trẻ không bị hụt hẫng, bỡ ngỡ nhiều với sự thay đổi môi trường học tập mới, trẻ đã sẵn sàng về tâm lý thích được đi học ở trường tiểu học. Nhưng trẻ thật sự chưa được trang bị nhiều về kỹ năng cần thiết để sẵn sàng tiếp cận với sự thay đổi môi trường học tập ở tiểu học; Nhà trường chưa chú trọng thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp. Để đánh giá thực trạng ban đầu, qua việc đánh giá các mục tiêu cụ thể cần đạt được về hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp. Tôi tiến hành khảo sát trên tổng số trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 ( Năn học 2016 - 2017) và số trẻ mới đi nhà trẻ; khảo sát tổng số cha mẹ trẻ trong ở 2 độ tuổi lớp 5 - 6 tuổi và các phụ huynh có trẻ mới đi nhà trẻ; kết quả đánh giá được tôi khảo sát trên cơ sở mục tiêu của giai đoạn chuyển tiếp của trẻ: Kết quả khảo sát các nội dung trên cơ sở các mục tiêu của việc hỗ trợ trẻ: STT Nội dung đánh giá Số lượng khảo sát Kết quả đạt yêu cầu Số lượng Tỉ lệ % 1 - Giúp trẻ không bị hụt hững, bỡ ngỡ với sự thay đổi môi trường học tập mới ( chuẩn bị cho trẻ tâm thế sẵn sàng đi học, bao gồm các yêu cầu về tâm lý sẵn sàng cho trẻ trước khi đến học nhà trẻ, tâm lý cho sự thay đổi của trẻ chuẩn bị vào lớp 1, kiến thức, kỹ năng của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi). 116 (Trẻ) 65 56 2 - Gia đình trẻ có các kỹ năng tìm kiếm thông tin; có kiến thức để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp. 116 (Phụ huynh) 30 25,8 3 GVMN có kiến thức đạt yêu cầu về hỗ trợ trẻ giai đoạn chuyển tiếp và có khả năng thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp. 16 (Giáo viên ) 3 18,7 Từ đánh giá thực trạng kết quả mục tiêu hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp cho trẻ. Kết quả đạt được là rất hạn chế, cho thấy hiệu quả công tác chỉ đạo của nhà trường về chuẩn bị cho trẻ tâm thế sẵn sàng đi học đối với trẻ trong giai đoạn bắt đầu đi học nhà trẻ và giai đoạn trẻ bước vào lớp 1 chưa đạt hiệu quả cao. * Nguyên nhân của thực trạng trên: - Hiệu trưởng nhà trường chưa xây dựng kế hoạch cụ thể khoa học để chỉ đạo thực hiện việc hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp. Những năm trước đây là thực hiện nội dung chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1, mới chỉ lồng ghép chỉ đạo trong kế hoạch chuyên môn. Chưa quan tâm đến công tác chỉ đạo huy động tối đa vai trò trách nhiệm của các thành quan trọng có thể tác động tích cực đến hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp như: Nhà trường, gia đình trẻ, xã hội. - Cán bộ giáo viên chưa quan tâm nghiên cứu nắm bắt và thực hiện đầy đủ các nội dung hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp. Chưa thực hiện công tác phối hợp chặt chẽ giữa trường mầm non và trường tiểu học để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp. - Công tác tuyên truyền, giáo dục kỹ năng cho cha mẹ trẻ của nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy chưa tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên và gia đình/cộng đồng để mối quan hệ trở nên gắn kết và hai phía cùng có trách nhiệm hơn với trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp. Từ thực trạng trên, tôi nhận định cần thiết phải có giải pháp quản lý chỉ đạo hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp tại nhà trường ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Tôi đã nghiên cứu và tiến hành áp dụng một số giải pháp thực hiện hiện như sau: 2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện 2.3.1. Giải pháp Hiệu trưởng tự bồi dưỡng về kiến thức kỹ năng quản lý chỉ đạo hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp Để đạt được yêu cầu chuẩn của một người Hiệu trưởng, thì nhất thiết người Hiệu trưởng đó luôn phải duy trì thực hiện nhiệm vụ chủ động tự học, tự bồi dưỡng một cách tích cực. Tự học tập bồi dưỡng để tu dưỡng về phẩm chất, đạo đức lối sống, về chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý chỉ đạo. Hiệu trưởng cần phải thường xuyên cập nhật nghiên cứu tất cả các vấn đề mới liên quan đến tất cả các lĩnh vực công tác quản lý trường học để có các giải pháp chỉ đạo nhà trường thực hiện các nhiệm vụ đạt hiệu quả. Để quản lý chỉ đạo đạt hiệu quả công tác hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp, nhất thiết Hiệu trưởng phải quan tâm học tập để nắm vững những yêu cầu cần chỉ đạo thực hiện trong lĩnh vực này. Từ đó mới có thể đề ra được các giải pháp để chỉ đạo thực hiện đạt được kết quả mong đợi. Tôi xác định, băng fnhiều hình thức học tập để đat được mục tiêu học tập cụ thể rõ ràng; đảm bảo các kiến thức kỹ năng mình tiếp thu nghiên cứu có cơ sở khoa học. Thông qua việc sưu tầm các tài liệu liên quan đến hướng dẫn thực hiện hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp và hướng dẫn công tác quản lý hỗ trợ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp. Qua việc tự học tập tôi đã nghiên cứu và nắm vững các nội dung liên quan đến kiến thức, kỹ năng vấn đề quản lý hỗ trợ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp với các nội dung như sau: Một là: Xác định giai đoạn chuyển tiếp của trẻ mầm non. Bao gồm 2 giai đoạn giai đoạn: - Giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi mới ra lớp; - Giai đoạn trẻ mầm non 5 tuổi lên tiểu học. Hai là: Xác định những yêu cầu trong công tác quản lý hỗ trợ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp. Chúng ta phải khẳng định rằng, yêu cầu trong công tác quản lý hỗ trợ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp cũng được xây dựng trên cơ sở yêu cầu về đổi mới quản lý trường học nói chung. Mục tiêu cụ thể đổi mới căn bản giáo dục mầm non là: Giúp trẻ phát triển toàn diện 5 lĩnh vực; hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Theo đó việc quản lý nhà trường cần: - Đảm bảo tính hệ thống, có tầm nhìn dài hạn; - Đáp ứng được sự chuẩn hóa của mục tiêu phát triển trường mầm non (chuẩn hóa về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, chương trình giáo dục, kiểm tra đánh giá...); - Thực hiện tốt phương châm phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất để chăm sóc, giáo dục trẻ; - Bảo đảm sự công bằng giữa vùng miền, thực hiện tốt nhất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Như vậy, để quản lý tốt việc hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp của trẻ mầm non (2 giai đoạn) các nhà quản lý cần quán triệt một số yêu cầu cơ bản sau: * Giai đoạn chuyển tiếp của trẻ từ gia đình bắt đầu đi học và giai đoạn mầm non lên tiểu học là một quá trình thay đổi. Việc hỗ trợ cũng luôn thay đổi, do đó quản lý giai đoạn này thực chất là quản lý sự thay đổi. Để quản lý được phải nhận thức sâu sắc về quản lý sự thay đổi để vận dụng phù hợp: + Phải hiểu rằng quản lý sự thay đổi là một quá trình không phải là một sự kiện để tiến hành các hoạt động quản lý nhằm hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp một cách có hệ thống và liên tục. + Phải có chiến lược quản lý việc hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp của trẻ, chọn đúng việc để thực hiện, phải có thời gian cần thiết cho mỗi công việc, đảm bảo hỗ trợ trẻ phát triển đúng qui luật, không đốt cháy giai đoạn; + Phải có các kiến thức, kỹ năng cần thiết về thay đổi và quản lý sự thay đổi (kiến thức về con người, tổ chức, môi trường, các qui trình trong tổ chức và phương pháp làm việc với con người; Kỹ năng về lập kế hoạch, ra quyết định, tổ chức thực hiện kế hoạch, kỹ năng lắng nghe, GD, thuyết phục, giải quyết xung đột...) và vận dụng phù hợp trong quản lý giai đoạn chuyển tiếp của trẻ mầm non. * Trong quản lý việc hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học phải lựa chọn, triển khai được các hoạt động phù hợp để chuẩn bị tốt cho trẻ trên các phương diện sau đây để giúp trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1. Ba Là: Xác định những vấn đề trọng tâm trong quản lý hỗ trợ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp và công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong hỗ trợ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp. Nắm được các vấn đề trọng tâm trong quản lý việc hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp. Đây là kiến thức cơ sở trong quản lý việc hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp ở lứa tuổi mầm non. Cần nắm vững các vấn đề trọng tâm sau: * Quản lý thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi và huy động trẻ nhà trẻ ra lớp * Quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong trường mầm non, trường và xây dựng môi trường giáo dục thích hợp Thực hiện nhiệm vụ quảu lý vấn đề nay, Hiệu trưởng cần chú ý một số nội dung cơ bản: - Chỉ đạo giáo viên đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục, hướng dẫn giáo viên áp dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục đảm bảo sự cân bằng giữa các yếu tố: + Khám phá; + Các hướng dẫn mang tính dẫn dắt, gợi ý của giáo viên; + Hướng dẫn cụ thể; - Chỉ đạo cụ thể: thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục để đảm bảo sự phát triển liên tục của trẻ theo khoa học. Đảm bảo chuẩn bị tốt các kỹ năng cần thiết cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1 nhưng tuyệt đối không dạy trước chương trình lớp 1. Bám sát các tiêu chuẩn trẻ mẫu giáo năm tuổi, chú trọng việc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường mầm non. - Khuyến khích và tạo điều kiện về máy móc, thiết bị cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. - Hướng dẫn giáo viên chủ động và linh hoạt trong việc thực hiện chương trình, vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp, địa phương. - Phối hợp cùng với giáo viên lậ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_chi_dao_ho_tro_tre_mam_non_tro.doc