SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục an toàn giao thông ở trường THPT Cẩm Thủy 2

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục an toàn giao thông ở trường THPT Cẩm Thủy 2

Tình hình giao thông hiện nay ở Việt Nam rất phức tạp, với số người chết vì tai nạn giao thông cao. Nhiều cảnh tượng đau lòng đã xảy ra; Tai nạn giao thông không chỉ cướp đi mạng sống của nhiều người mà còn để lại nhiều di chứng nặng nề cho những người sống sót. Sau tai nạn giao thông, kinh tế gia đình sa sút; Có người phải bán cả nhà cửa, ruộng vườn để cứu chồng, cứu con; Có người rơi vào cảnh bấn loạn “tiền mất” mà “tật vẫn mang”; Còn người gây ra tai nạn cũng lâm vào cảnh khốn đốn vừa phải ngồi tù vừa phải lo tiền bạc để bồi thường.

Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia (năm 2015) tai nạn giao thông ở lứa tuổi thanh thiếu niên chiếm tỉ lệ cao. Trong đó, tai nạn giao thông lứa tuổi từ 15 – 19 (học sinh Trung học phổ thông) đang có chiều hướng gia tăng.

Vì vậy, việc giáo dục ý thức tham gia giao thông cho học sinh là vô cùng cần thiết. Nhiệm vụ đặt ra đối với ngành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ Luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Song, hiện nay trong chương trình giáo dục hiện hành, chưa có phân môn cụ thể về an toàn giao thông mà chỉ dưới hình thức lồng ghép, tích hợp trong các tiết Giáo dục công dân, Sinh hoạt ngoại khóa, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.với thời lượng khiêm tốn; Thậm chí, ở nhiều trường việc giảng dạy an toàn giao thông còn qua loa, chiếu lệ.

 

doc 16 trang thuychi01 33546
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục an toàn giao thông ở trường THPT Cẩm Thủy 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG Ở TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2.
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Tình hình giao thông hiện nay ở Việt 	Nam rất phức tạp, với số người chết vì tai nạn giao thông cao. Nhiều cảnh tượng đau lòng đã xảy ra; Tai nạn giao thông không chỉ cướp đi mạng sống của nhiều người mà còn để lại nhiều di chứng nặng nề cho những người sống sót. Sau tai nạn giao thông, kinh tế gia đình sa sút; Có người phải bán cả nhà cửa, ruộng vườn để cứu chồng, cứu con; Có người rơi vào cảnh bấn loạn “tiền mất” mà “tật vẫn mang”; Còn người gây ra tai nạn cũng lâm vào cảnh khốn đốn vừa phải ngồi tù vừa phải lo tiền bạc để bồi thường... 
Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia (năm 2015) tai nạn giao thông ở lứa tuổi thanh thiếu niên chiếm tỉ lệ cao. Trong đó, tai nạn giao thông lứa tuổi từ 15 – 19 (học sinh Trung học phổ thông) đang có chiều hướng gia tăng.
Vì vậy, việc giáo dục ý thức tham gia giao thông cho học sinh là vô cùng cần thiết. Nhiệm vụ đặt ra đối với ngành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ Luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Song, hiện nay trong chương trình giáo dục hiện hành, chưa có phân môn cụ thể về an toàn giao thông mà chỉ dưới hình thức lồng ghép, tích hợp trong các tiết Giáo dục công dân, Sinh hoạt ngoại khóa, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp...với thời lượng khiêm tốn; Thậm chí, ở nhiều trường việc giảng dạy an toàn giao thông còn qua loa, chiếu lệ.
Nhận thức rõ hậu quả của tai nạn giao thông và sự cần thiết của việc giáo dục ý thức cho người tham gia giao thông, đặc biệt là các em học sinh. Trong những năm qua, phối hợp với Công ty Honda Việt Nam, Ban giám hiệu Trường THPT Cẩm Thủy 2 đã triển khai đến tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh của trường, giao cho Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhóm Giáo dục công dân tổ chức tuyên truyền sâu rộng và học tập nghiêm túc tài liệu: “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” do Công ty Honda Việt Nam cung cấp.
Từ thực tế nhiều năm giảng dạy tại trường, tôi xin chia sẻ một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục an toàn giao thông mà tôi đã thực hiện ở trường chúng tôi nhằm trao đổi với bạn bè đồng nghiệp cách nghĩ, cách làm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Với mục đích chia sẻ kinh nghiệm bản thân đã đúc rút trong những năm giảng dạy an toàn giao thông ở trường THPT Cẩm Thủy 2. Qua đó, giúp giáo viên có thể áp dụng vào giảng dạy một cách linh hoạt, hiệu quả; Học sinh học tập hứng thú và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn khi tham gia giao thông. Từ nhận thức đúng sẽ làm thay đổi thói quen và hành vi của học sinh. Từ đó, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao ý thức chấp hành giao thông, làm giảm thiểu tai nạn giao thông cho học sinh THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Đề tài này tôi nghiên cứu và trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục an toàn giao thông. Đối tượng nghiên cứu là học sinh trung học phổ thông. Cụ thể là học sinh Trường THPT Cẩm Thủy 2.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
 	Trong đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp thu thập tài liệu: Sử dụng để tìm tài liệu, hình ảnh phù hợp với bài giảng, minh họa cho nội dung giảng dạy cụ thể;
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo bộ môn, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này và những người được giao nhiệm vụ tổ chức giáo dục tuyên truyền về an toàn giao thông tại trường;
+ Phương pháp thực nghiệm, kiểm chứng: Vận dụng khi chọn lớp dạy thực nghiệm, các hoạt động ngoại khóa và kết quả tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông do các cấp tổ chức.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến này đã phát triển trên cơ sở của sáng kiến: “ Kinh nghiệm giảng dạy hiệu quả tài liệu: “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” mà tôi đã viết năm học 2016 – 2017 nhưng chưa đạt giải. Có thay đổi, bổ sung một số nét mới sau:
 - Đổi tên đề tài để phạm vi nghiên cứu rõ hơn;
 - Các giải pháp tôi đưa ra cụ thể hơn, chi tiết hơn, có hình ảnh (đã chọn lọc) mà bản thân đã thực hiện tại đơn vị để minh họa;
 - Hiệu quả của sáng kiến là văn hóa giao thông của học sinh và kết quả thực tế mà tôi và Nhà trường đã đạt được trong các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong  trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách trong những năm trước mắt của nhà nước.
 Thực hiện chỉ thị 3988/BGDĐT- CTHSSV về Tăng cường triển khai công tác giáo dục ATGT đầu năm học 2017-2018 và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở giáo dục và đào tạo, các nhà trường chỉ đạo triển khai thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông bằng hình thức đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá hạnh kiểm, đạo đức của học sinh; đưa công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học thành một trong những tiêu chí đánh giá thi đua trong năm học 2017-2018. 
“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” là chương trình giảng dạy về An toàn giao thông cho học sinh các trường Trung học phổ thông (THPT), được triển khai thí điểm từ năm 2011. Năm 2015, chương trình đã được mở rộng tới 31 tỉnh thành và từ năm học 2016 – 2017 đã được mở rộng trong cả 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Để triển khai thành công chương trình này thì các thầy cô giáo chính là nhân tố quan trọng nhất cho việc truyền đạt và xây dựng nền tảng, ý thức giao thông cho các em. Đây thực sự là một trong những hoạt động giáo dục về An toàn giao thông thiết thực, hiệu quả và bổ ích nhất cho giáo viên và các em hoc sinh.
Vì vậy, cần cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu, những quy tắc xử sự thường gặp khi tham gia giao thông hằng ngày để hình thành thái độ hành vi tự giác, chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông chung và tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình là việc làm thường xuyên và cấp thiết. 
2.2. Thực trạng việc chấp hành an toàn giao thông ở trường THPT Cẩm Thủy 2 trước khi áp dụng sáng kiến:
Mặc dù ai cũng thấy sự cần thiết phải nắm vững Luật khi tham gia giao thông nhưng trên thực tế có rất nhiều người vi phạm. Do vậy, giáo dục học sinh chấp hành quy tắc an toàn giao thông là yêu cầu rất quan trọng nhưng không dễ dàng. 
Nguyên nhân của tai nạn giao thông liên quan đến học sinh thì có rất nhiều nhưng có thể chia ra làm hai loại là nguyên nhân khách quan (Do phương tiện, điều kiện đường sá, yếu tố thời tiết, môi trường hay do người khác) và nguyên nhân chủ quan của bản thân học sinh ( như ý thức tham gia giao thông chưa tốt, thiếu kiến thức về Luật giao thông, kĩ năng điều khiển xe, tình trạng sức khỏe) Trong đó nguyên nhân chủ quan là cơ bản nhất chiếm hơn 70% số vụ tai nạn giao thông hiện nay. 
Trường THPT Cẩm Thủy 2 là một trường miền núi, đa số học sinh đều là con nhà thuần nông điều kiện kinh tế gia đình các em còn nhiều khó khăn nên bố mẹ các em mải lo kiếm sống, việc nhắc nhở và quan tâm tới các em chưa được thường xuyên. 
Về địa hình, cổng trường tôi tiếp giáp với quốc lộ 217 nên xe cộ đi lại rất nhiều, lại chỉ có một lối ra duy nhất, không có cổng phụ nên giờ cao điếm số lượng xe cộ lưu thông rất đông. Nếu không nắm vững quy tắc tham gia giao thông thì rất dễ gây tai nạn.
 Hơn nữa, ý thức của một số học sinh chưa tốt, còn đứng dàn hàng ngang chờ đợi nhau trước cổng trường gây mất trật tự giao thông. 
Nhiều học sinh đi xe đạp điện chưa nhận thức được xe đạp điện cũng có tốc độ cao không kém xe máy nên việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi đi và ngồi trên xe cũng chưa tự giác, nhiều khi chỉ đối phó khi Đội thanh niên xung kích kiểm tra.
Một số em lại cho rằng: xe đạp là xe thô sơ nên các phương tiện khác phải chủ động tránh, vì vậy các em cứ ngang nhiên lao thẳng ra đường.
Số ít nữa chưa hiểu được sức mạnh và rủi ro có thể có khi đi xe máy phân khối lớn mà chưa đủ điều kiện, chưa biết cách dự đoán phòng tránh nguy hiểmnên những năm trước đây vẫn còn vài trường hợp bị tai nạn giao thông.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy sự cần thiết phải giáo dục nghiêm túc an toàn giao thông đến với tất cả học sinh của trường để các em có những kiến thức cơ bản, có ý thức và kĩ năng khi tham gia giao thông. Tôi đã đưa ra các giải pháp để giáo dục hiệu quả an toàn giao thông. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu từng bài học để xác định nội dung, phương pháp sau đó tôi tiến hành tìm kiếm tài liệu phù hợp.
Chuẩn bị tư liệu, hình ảnh minh họa cho bài giảng. Với phần chuẩn bị này có thể bằng hai cách: 
+ Giáo viên tự tra cứu, tự tìm kiếm.
+ Giới thiệu nguồn tư liệu, giao nhiệm vụ trước cho học sinh tự lấy hình ảnh, số liệu trên mạng Internet...( Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao ý thức trách nhiệm và sự hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh)
Thứ hai: Lựa chọn thời điểm thích hợp để tuyên truyền có hiệu quả tốt nhất.
Hằng năm vào tháng 9 - hưởng ứng tháng an toàn giao thông, Nhà trường tổ chức mít tinh và dùng báo bảng để tuyên truyền sâu rộng đến Cán bộ giáo viên và học sinh về thực trạng tai nạn giao thông, những thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra, từ đó nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc tự giác chấp hành Luật giao thông. và vào thứ Hai tuần thứ 3 của tháng 11 trong buổi chào cờ đầu tuần – Nhà trường cũng hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” đây cũng là cơ hội thu hút sự chú ý của Cán bộ công nhân viên nhà trường và học sinh đến những tổn thất to lớn về người và của do tai nạn giao thông gây ra, các lớp chuẩn bị pano, khẩu hiệu để hưởng ứng, tuyên truyền.
Mít tinh hưởng ứng tháng an toàn giao thông
Bảng tin tuyên truyền an toàn giao thông
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh và phụ huynh kí cam kết chấp hành Luật giao thông. 100% học sinh và phụ huynh thực hiện cam kết với những nội dung cụ thể (không giao xe phân khối lớn cho con em mình, nhắc nhở việc thực hiện đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện) tạo nên sự đồng thuận trong quá trình thực hiện. 
Thứ ba: Ứng dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền, phổ biến một cách có hiệu quả tài liệu an toàn giao thông. 
Ví dụ: Khi dạy bài 1: Tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ - trong cuốn tài liệu an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai do công ty Honda cung cấp .	
Tôi chọn chiếu một số video và hình ảnh về tình hình giao thông ở một số thành phố lớn (như nạn tắc đường, xe thô sơ chở hàng cồng kềnh, người đi bộ vượt qua dải phân cách khi sang đường )
Đồng thời sẽ chiếu các hình ảnh mọi người chấp hành đúng Luật giao thông (Dừng lại khi có đèn đỏ, đỗ xe đúng luật , người đi bộ sang đường đúng nơi quy địnhđể các em nhận biết hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai.
 	Với phương pháp này làm cho bài giảng trở nên sinh động bằng việc đưa âm thanh, hình ảnh đa dạng lên màn hình, giáo viên khai thác sâu nội dung của bài học, học sinh tiếp cận tài liệu mà không cảm thấy căng thẳng, cứng nhắc. Sự linh hoạt của các slide đã thu hút các em chăm chú xem rồi đưa ra lời nhận xét. Bài học thấm dần, từ nhận thức đúng các em sẽ điều chỉnh hành vi để khi tham gia giao thông đúng luật và an toàn .
Tổ chức dạy và học ATGT ở trường THPT Cẩm Thủy 2
Thứ tư: Đưa tình huống kết hợp với sân khấu hóa. 
Từ những tình huống cụ thể, ngoài đời thường gặp khi tham gia giao thông như vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng hay đi xe dùng điện thoạiđược “diễn viên” không chuyên dàn dựng và “diễn” tạo sức hấp dẫn rất lớn. Với phương pháp này kết hợp được cả yếu tố tuyên truyền và giải trí cho người xem. Sau những màn “diễn” khán giả bình luận, nhận xét rất sôi nổi. Đối tượng được tuyên truyền cảm thấy thoải mái và nhớ lâu có sức lan tỏa lớn
Thứ năm: Phối hợp với Đoàn thanh niên để tuyên truyền ý thức về an toàn giao thông.
Thành lập Đội thanh niên xung kích với nhiệm vụ giữ gìn an toàn giao thông khu vực cổng trường và nơi tiếp giáp với quốc lộ 217 trong giờ tan học và giờ đến trường. Đội thanh niên xung kích có nhiệm vụ hướng dẫn các bạn di chuyển theo hàng lối, kiểm tra việc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh đi xe đạp điện và tránh việc đứng chờ nhau trước cổng trường gây mất trật tự giao thông.
Hằng ngày, Đoàn trường cập nhật thông tin học sinh vi phạm an toàn giao thông vào hệ thống bảng tin của Nhà trường, đồng thời xử lí ngay các trường hợp học sinh vi phạm; Nếu tái phạm sẽ gửi thông tin đến phụ huynh thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc mời phụ huynh đến trường trao đổi trực tiếp để phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình.
Đội thanh niên xung kích đang làm nhiệm vụ trước cổng trường
Ngoài ra, mỗi tuần một lần, Đoàn trường còn sử dụng hệ thống loa phóng thanh để phát các bản tin phổ biến, tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông. Cuối mỗi bản tin truyền thanh là thông báo: Họ tên học sinh vi phạm, học lớp nào, vi phạm lỗi gì?. Nếu chi đoàn nào có học sinh vi phạm an toàn giao thông sẽ thống kê chuyển cho Cờ đỏ để hạ một bậc thi đua của chi đoàn này trong tuần đó.
Phát thanh bản tin An toàn giao thông
Bên cạnh hình thức xử lí nghiêm khắc, Đoàn trường cũng tuyên dương những Chi đoàn có 100% đoàn viên chấp hành đúng luật giao thông để nhân rộng tập thể tiêu biểu, tạo sức lan tỏa, làm cho văn hóa giao thông thấm sâu vào nhận thức để thay đổi hành vi của các em khi tham gia giao thông.
Thứ sáu, Triển khai nghiêm túc tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” do Công ty Honda Việt Nam cung cấp.
Chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” do Công ty Honda Việt Nam phối hợp với Vụ Giáo dục trung học, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ xây dựng dựa trên tài liệu hiện có về An toàn giao thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo và giáo trình giảng dạy An toàn giao thông cho học sinh cấp THPT của Honda Motor. Chương trình được triển khai thí điểm từ năm 2011. Năm 2015, chương trình đã được mở rộng tới 31 tỉnh thành và năm học 2016 – 2017 đã được mở rộng trên cả 63 tỉnh, thành của cả nước.
 	Tài liệu kết cấu gồm 5 bài: 
- Bài 1: Tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ.
- Bài 2: Cách đi xe đạp an toàn
- Bài 3: Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ
- Bài 4: Dự đoán và phòng tránh nguy hiểm 
- Bài 5: Kiến thức chuẩn bị điều khiển xe máy an toàn.
Sau khi đi tập huấn và nhận tài liệu, trường THPT Cẩm Thủy 2 đã giao cho Nhóm giáo dục công dân triển khai tài liệu từ năm học 2011 – 2012 đến nay. Nhờ dạy và học nghiêm túc nên các em có kiến thức và hiểu biết về giao thông, vì vậy văn hóa giao thông trong học sinh ngày càng được cải thiện đáng kể.
2.4. Hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp giáo dục an toàn giao thông.
Nhờ sử dụng các giải pháp trên và áp dụng cụ thể sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giáo dục tại Trường THPT Cẩm Thủy 2, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ khi học sinh tham gia giao thông. 
Thứ nhất, Học sinh và phụ huynh có hiểu biết về Luật giao thông. 
Học sinh và phụ huynh thấy sự cần thiết của việc hiểu biết Luật giao thông, các em đã tích cực học tập và tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông qua các tiết học trên lớp, các giờ ngoại khóa, qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng và qua Cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai do công ty Honda Việt nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ tổ chức.
 	Vào đầu tháng 1 năm 2018, Nhóm giáo dục công dân tổ chức ngoại khóa chủ đề “Sức trẻ thanh niên” trong đó có một phần thi hiểu biết về Luật giao thông đường bộ và kết quả như sau:
Số câu hỏi
Trả lời đúng
Trả lời sai
10
09
01
Thứ hai, Văn hóa giao thông trong học sinh từng bước được nâng lên.
Từ hiểu biết, các em có ý thức tự giác chấp hành Luật giao thông như: Đội mũ bảo hiểm khi đi và ngồi trên xe đạp điện; Không dàn hàng đôi, hàng ba; Không tụ tập chờ đợi nhau trước cổng trường làm mất trật tự giao thông, không đèo quá số người quy định, biết giữ gìn trật tự an toàn giao thông ngay chính cổng trường mình Với những thói quen hàng ngày đó, các em đã phấn đấu thành những công dân văn minh trên mỗi cung đường. Không chỉ dừng lại ở đó, các em còn là những tuyên truyền viên tích cực đến với người thân và khi hè về tham gia sinh hoạt với Đoàn xã, các em đã tuyên truyền cho Thanh niên ở Thôn và các em Thiếu niên về việc cần thiết chấp hành các quy tắc khi tham gia giao thông. Vì vậy, trong nhiều năm qua trường tôi không có vụ tai nạn giao thông đáng tiếc nào xảy ra. 
Thứ ba, Chất lượng tham gia các cuộc thi được tăng lên qua từng năm.
Cũng nhờ học tập nghiêm túc, các em có kiến thức, hiểu biết về Luật giao thông. Trong những năm qua, trường chúng tôi liên tục có học sinh đoạt giải trong cuộc thi: An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai như Lê Thị Trang, Vũ Thị Khánh Huyền. 
Đặc biệt năm học 2016 – 2017, tôi may mắn được lọt vào vòng 2 của Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai và dự thi vòng Chung kết tổ chức tại Thành phố Đà Lạt; Đây là cơ hội để các thầy cô giáo và các em học sinh được giao lưu, chia sẻ phương pháp dạy học tích cực, được tổng kết và đánh giá hiệu quả dạy và học của chính mình. Kết quả tôi đã đoạt giải Ba.
 . 
Cũng trong năm học này, Trường chúng tôi có ba học sinh đoạt giải khuyến khích ở cuộc thi này là: Phạm Thị Hằng, Lê Thị Lệ, Dương Thị Hằng.
Và tiếp tục năm học 2017 – 2018 trường chúng tôi đạt 6 giải Quốc gia (3 giải Ba và 3 giải khuyến khích) về an toàn giao thông; Trong đó có 2 giáo viên và 4 học sinh.Tôi và cô giáo Trương Thị Hòa đoạt giải Ba, bốn học sinh đoạt giải gồm 1 giải Ba và 3 giải Khuyến khích. Như vậy, số giáo viên và học sinh tham gia dự thi và đoạt giải ngày càng được tăng cao. 
 Bảng thống kê kết quả cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”. 
Năm học
Số lượng tham gia
Số lượng đoạt giải
GV
HS
GV
HS
2014 - 2015
04
420
0
01
2015 - 2016
06
417
0
02
2016 - 2017
09
435
01
03
2017 - 2018
10
426
02
04
Kết quả đạt được của cô và trò tuy còn khiêm tốn nhưng cũng đã tạo động lực cho bản thân tôi không ngừng nỗ lực học hỏi kinh nghiệm, kĩ năng của đồng nghiệp để hoạt động Dạy và Học an toàn giao thông ngày một hiệu quả hơn.
.
Giao lưu đổi mới phương pháp giảng dạy ATGT dành cho 30 giáo viên xuất sắc
Ngày 28 tháng 03 năm 2017 tại Đà Lạt
Lễ trao giải cuộc thi ATGT năm học 2016 – 2017
Giáo viên và học sinh Tỉnh Thanh Hóa trong lễ trao giải ATGT năm 2017
3.KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Với nội dung nghiên cứu và đưa vào áp dụng cụ thể kinh nghiệm trên, bản thân rút ra được những bài học kinh nghiệm cụ thể như sau :
 	Nói về giao thông an toàn thì hầu như ai cũng nghĩ mình làm được; Tuy nhiên hàng ngày vẫn có rất nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra; Nên tôi thấy sự cần thiết phải nâng cao ý thức, văn hóa giao thông cho học sinh nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông.
Để dạy hiệu quả bất cứ môn học nào cũng cần có lòng đam mê, có trách nhiệm và sự quyết tâm.
Những môn học mang nhiều tính chất tuyên truyền, phổ biến như An toàn giao thông, giáo viên cần tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt, mang tính trải nghiệm sáng tạo, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để thu hút đông đảo lực lượng học sinh tham gia, các em học tập một cách tự giác và say mê.
Tổ chức học mà chơi, chơi mà học để kiến thức và kĩ năng thấm dần vào nhận thức của học sinh một cách tự nhiên.
Từ nhận thức đúng, các em sẽ dần thay đổi hành vi và thói quen theo hướng tích cực, biết kiềm chế và chấm dứt hành vi vi phạm an toàn giao thông . Luôn nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ và luôn chú ý an toàn khi tham gia giao thông; Đồng thời, các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực về an toàn giao thông - đấy là một thành công mà bản thân tôi đã làm được ở đơn vị mình.
Hi vọng với những đúc rút của bản thân nói trên có thể chia sẻ với các đồng nghiệp kh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giao_duc_an_t.doc