SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường thcs Xuân Cẩm, Thường Xuân

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường thcs Xuân Cẩm, Thường Xuân

Giáo dục được coi là nền móng của sự phát triển, lịch sử đã cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển và hưng thịnh đều phải coi trọng công tác giáo dục. Đối với nước ta giáo dục luôn được coi là quốc sách - nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay, điều đó được thể hiện trong các kỳ Đại hội đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tích hết sức to lớn. Tuy nhiên cũng còn tồn tại những vấn đề bất cập, yếu kém nhất định và một trong những vấn đề còn tồn tại đó chính là sự chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng miền.

Ở các trường vùng cao, vùng xa - nơi tập trung con em dân tộc thiếu số theo học, hẳn các quý thầy cô cũng như tôi có những băn khuăn trong quá trình dạy học. Vậy, dạy như thế nào? Học như thế nào để nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh tại địa phương nơi chúng ta công tác?

Học sinh dân tộc thiểu số có nhiều đặc thù riêng về hoàn cảnh sống và tư duy suy nghĩ. Làm thế nào để chất lượng dạy và học được nâng cao? Làm thế nào để đào tạo ra những con người có tri thức, có nhân cách, những người có đủ “đức, trí, thể, mĩ”?. Đó vẫn còn là một câu hỏi, khó có lời giải trọn vẹn.

Xuân Cẩm là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Thường Xuân, phần lớn nhân dân trong xã là người dân tộc Thái và thuộc diện đói nghèo, trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại vô cùng vất vả.

Trường THCS Xuân Cẩm đóng trên địa bàn trung tâm xã, cơ sở vật chấ khó khăn, thiếu thốn; đội ngũ cán bộ - giáo viên thừa thiếu cục bộ, trình độ chuyên môn không đồng đều. Chất lượng dạy và học còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chất lượng giáo dục toàn diện còn chưa được như mong muốn.

 

doc 29 trang thuychi01 7061
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường thcs Xuân Cẩm, Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THCS XUÂN CẨM, THƯỜNG XUÂN
Người thực hiện: Cầm Bá Quý
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Cẩm
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
1.Mở đầu
1
2
1.1. Lí do chọn đề tài
2
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
7
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
8
2.2. Thực trạng dạy và học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú
3
9
2.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú
7
10
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động dạy học
16
11
3. Kết luận, kiến nghị
21
12
3.1. Kết luận
21
13
3.2. Kiến nghị
21
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TT
Chữ cái viết tắt
Nội dung
1
HĐGGNGLL
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2
THCS
Trung học cơ sở
3
 HS
Học sinh
4
GV
Giáo viên
5
GVCN 
Giáo viên chủ nhiệm
6
GVCNL 
Giáo viên chủ nhiệm lớp
7
 THPT
Trung học phổ thông
8
ĐTNTPHCM
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
9
ĐTNCSHCM
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
10
CN
Chủ nhiệm
1. Mở đầu
	1.1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục được coi là nền móng của sự phát triển, lịch sử đã cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển và hưng thịnh đều phải coi trọng công tác giáo dục. Đối với nước ta giáo dục luôn được coi là quốc sách - nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay, điều đó được thể hiện trong các kỳ Đại hội đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tích hết sức to lớn. Tuy nhiên cũng còn tồn tại những vấn đề bất cập, yếu kém nhất định và một trong những vấn đề còn tồn tại đó chính là sự chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng miền.
Ở các trường vùng cao, vùng xa - nơi tập trung con em dân tộc thiếu số theo học, hẳn các quý thầy cô cũng như tôi có những băn khuăn trong quá trình dạy học. Vậy, dạy như thế nào? Học như thế nào để nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh tại địa phương nơi chúng ta công tác?
Học sinh dân tộc thiểu số có nhiều đặc thù riêng về hoàn cảnh sống và tư duy suy nghĩ. Làm thế nào để chất lượng dạy và học được nâng cao? Làm thế nào để đào tạo ra những con người có tri thức, có nhân cách, những người có đủ “đức, trí, thể, mĩ”?. Đó vẫn còn là một câu hỏi, khó có lời giải trọn vẹn.
Xuân Cẩm là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Thường Xuân, phần lớn nhân dân trong xã là người dân tộc Thái và thuộc diện đói nghèo, trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại vô cùng vất vả. 
Trường THCS Xuân Cẩm đóng trên địa bàn trung tâm xã, cơ sở vật chấ khó khăn, thiếu thốn; đội ngũ cán bộ - giáo viên thừa thiếu cục bộ, trình độ chuyên môn không đồng đều. Chất lượng dạy và học còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chất lượng giáo dục toàn diện còn chưa được như mong muốn. 
 Từ kết quả giáo dục của nhà trường trong những năm gần đây, tôi thấy có những mâu thuẫn, những bất cập mặc dù chất lượng đầu vào của HS như nhau nhưng sau khi kết thúc năm học chất lượng giáo dục mọi mặt ở các lớp trong cùng khối lại khác nhau. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những mẫu thuẫn và bất cập đó là do năng lực của một số giáo viên trong công tác GVCN lớp còn hạn chế vì họ chưa được đào tạo một cách chuyên sâu. Hơn nữa nhận thức về vị trí vai trò của công tác CN lớp của một số GV và một số cán bộ quản lí chưa được đúng tầm. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lí toàn diện nhà trường đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ GVCN giỏi, có tâm huyết, có trình độ, năng lực, làm lực lượng nòng cốt. Vậy làm như thế nào để xây dựng được đội ngũ GVCN lớp đúng tầm của giáo dục trong giai đoạn hiện nay? Là trách nhiệm của người hiệu trưởng. Trong quá trình quản lí chỉ đạo tại nhà trường, tôi nhận thấy chất lượng chung của nhà trường có được nâng lên hay không? Thì đội ngũ GVCN đống góp một phần không nhỏ. Song dể có được đội ngũ GVCN nhiệt tình, tâm huyết, có năng lực, có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm thì hiệu trưởng phải có các biện pháp nhằm kích thích được tính tích cực, lòng nhiệt tình, tâm huyết, năng lực, trình độ của đội ngũ GV làm công tác GVCN lớp. Từ những lí do trên vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Xuân Cẩm, Thường Xuân” nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ GVCN lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường nói riêng và ngành giáo duc nói chung.
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Xuân Cẩm..
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Giáo viên, học sinh trường THCS Xuân Cẩm, Thường Xuân.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp toán học.
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
 Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và kinh tế, giáo dục và đào tạo trở thành nền tảng của sự phát triển khoa học công nghệ, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng sự phát triển của xã hội và đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển thế hệ tương lai. Lớp học là một đơn vị tổ chức cấu thành nên một cơ sở giáo dục, một nhà trường, không có lớp học thì không thể có nhà trường. Một cơ sở giáo dục, một nhà trường vững mạnh, chất lượng phải trên nền tảng các lớp học chất lượng, vững mạnh toàn diện, ở đó mỗi HS phải chăm ngoan, đoàn kết, thân thiện, cố gắng, tích cực học tập, rèn luyện tu dưỡng theo yêu cầu chương trình cấp học. 
         Chất lượng đạo đức, tri thức văn hoá của mỗi HS chỉ có được khi GV, nhất là GV CN, và nhà trường có biện pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp, hiệu quả tác động đến từng HS, từng lớp học trong nhà trường.
        Từ trước đến nay công tác CN và xây dựng phong trào lớp học có một vị trí vai trò quan trọng trong việc xây dựng nề nếp, giáo dục HS, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Đến nay nó càng có ý nghĩa và vai trò quan trong quyết định hơn trong việc thực hiện phong trào xây dựng " Trường học thân thiện - HS tích cực". Vì thế người quản lí giáo dục nhà trường cần phải đổi mới cách nhìn nhận đánh giá. Và hơn nữa đó là đối mới việc chỉ đạo công tác CN và xây dựng lớp học, để đáp ứng được chức năng nhiệm vụ trong việc xây dựng nề nếp, giáo dục đạo đức, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, làm tốt phòng trào xây dựng " Trường học thân thiện, HS tích cực".
 Trong nhà trường, đội ngũ GV quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Ngoài việc giảng dạy GV phải kiêm nghiệm công tác CN. GVCN lớp có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường. Đội ngũ GVCN thay mặt hiệu trưởng quản lý, giáo dục toàn diện HS của một lớp học, là cố vấn cho các hoạt động tự quản của HS, là người phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Là một thành viên quan trọng trong mạng lưới thông tin của nhà trường. Những thông tin này giúp hiệu trưởng nắm được tình hình thực hiện kế hoạch và các thông tin khác để có những quyết định đúng đắn và chính xác.
	2.2. Thực trạng công tác GVCN lớp ở trường THCS Xuân Cẩm Thường Xuân.
 	Hiện nay chất lượng giáo dục của huyện nói chung của trường THCS Xuân Cẩm nói riêng có nhiều khởi sắc về chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà, nhiều năm liền trường được xếp ở tốp hai của huyện, HS giỏi, HS đỗ vào đại học, vào THPT công lập. Ý thức đạo đức của HS có chuyển biến tích cực. Thực tế cho thấy những năm qua công tác giáo dục nói chung và công tác CN lớp và quản lý đội ngũ CN lớp của các nhà trường THCS Xuân Cẩm nói riêng đã có những tiến bộ và có hiệu quả. Đội ngũ GVCN đa số có nhiều kinh nghiệm, có tay nghề vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao, tích cực đổi mới phương pháp, yêu nghề, tâm huyết với nghề, có uy tín trong phụ huynh và HS.
 	Phần lớn HS có ý thức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, kỷ luật của trường có tinh thần cầu tiến, tích cực học tập và hăng hái tham gia các hoạt động tập thể
	Đa số các CBQL, GV đều cho rằng công tác GVCN có vai trò quan trọng, có ảnh hưởng lớn đối với kết quả học tập văn hóa và rèn luyện đạo đức của HS.
 Bên cạnh những mặt mạnh vẫn còn có hạn chế đó là:
- Một số GV trẻ mới ra trường chưa chuẩn bị tốt kiến thức, kĩ năng làm công tác GVCN lớp nên trong thực tế công tác nhiều thầy cô còn lúng túng, khó khăn. Cá biệt còn có một số GVCN tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu sự quan tâm, giáo dục HS.
 - Giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm quản lý lớp tốt nhưng phương pháp không phù hợp với những hoạt động đổi mới trong sinh hoạt và hoạt động tập thể hiện nay. GV trẻ có nhiều hình thức đổi mới trong hoạt động sinh hoạt tập thể nhưng thiếu kinh nghiệm quản lý, chưa nghiêm khắc với HS nên hiệu quả giáo dục đạo đức HS chưa cao. Vì vậy còn khá nhiều HS thiếu ý thức trong việc chấp hành nội quy, kỷ luật, thiếu chuyên cần, hổng kiến thức.
 - Mối quan hệ giữa GVCN lớp với HS và gia đình HS vẫn còn khoảng cách, đa phần các em vẫn chưa gần gũi, chưa thực sự tin tưởng vào GVCN. Trong các biện pháp liên lạc với phụ huynh HS như: GVCN gọi điện thoại đến nhà thường xuyên, gửi giấy báo cho phụ huynh, đến tận nhà HS hoặc mời phụ huynh HS đến trường còn chưa nhiều, không thường xuyên. Điều đó cho thấy mối quan hệ giữa GVCN và phụ huynh HS chưa thực sự gắn kết chặt chẽ. Sự phối kết hợp giữa GVCN với gia đình HS chưa thường xuyên, chưa thống nhất cao trong việc giáo dục HS. Việc liên lạc chủ yếu khi HS có vi phạm về đạo đức, vi phạm về nội qui học tập.
 	Việc quản lý lớp của GVCN cũng chưa có một quy trình khoa học, công tác chỉ đạo lớp của GVCN còn chưa thực sự chủ động. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của GVCN trong năm học đôi khi chưa thật sự hiệu quả. Nội dung họp lớp đôi khi còn mang tính hình thức dẫn đến hiệu quả không cao. Tổ CN chưa xây dựng được quy chế để hoạt động một cách độc lập và hiệu quả. Đặc biệt một số GV trong nhà trường còn xem nhẹ công tác CN lớp. Vì vậy, hiện nay tình trạng ý thức đạo đức xuống cấp của một số HS ngày càng nhiều. Cá biệt có HS sa vào các tệ nạn xã hội như: trò chơi điện tử trực tuyến, truy cập nhưng thông tin không lành mạnh trên mạng Iternet. Những mặt trái trong xã hội đã bắt đầu len lỏi vào trường học. Mặt khác do áp lực thi cử nên cán bộ quản lý, GV và HS chủ yếu trú trọng đến hoạt động dạy và học trên lớp nên công tác chủ nhiệm lớp cũng chưa thật sự được cán bộ giáo viên các quan tâm đúng mức.
 Trong kiểm tra nội bộ, đánh giá xếp loại GV... rất ít đưa nội dung công tác CN và xây dựng lớp để kiểm tra, đánh giá GV, cũng như vậy hàng năm chưa có cuộc thi nào cho GVCN giỏi. 
 2.1. Qua khảo sát đầu năm học 2016 - 2017 cho thấy cụ thể thực trạng như sau:
 	 Để tiến hành “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GVCN lớp trong nhà trường THCS Xuân Cẩm” đạt kết quả tốt, tôi đã thực hiện các biện pháp khảo sát ở trường tôi phụ trách trong năm học 2016 - 2017 và kết quả như sau:
	2.1.1: Kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên:
Số GV
Hiểu sâu sắc về vai trò, tầm quan trong của công tác CN lớp
Hiểu nhưng chưa đầy đủ về vai trò, tầm quan trong của công tác CN lớp
Không hiểu về vai trò, tầm quan trong của công tác CN lớp
SL
%
SL
%
SL
%
20
0
0
20
100
0
0
	Từ kết quả trên cho thấy số GV hiểu sâu sắc về vai trò, tầm quan trong của công tác CN lớp chiếm tỷ lệ rất thấp là 0%, GV còn chưa thực sự hiểu sâu sắc về vai trò, tầm quan trong của công tác CN lớp là 20 GV chiếm tỷ lệ 100%. Qua đó, ta thấy GV còn chưa có nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của công tác CN lớp dẫn đến công tác CN lớp chưa mang lại hiệu quả cao.
	2.1.2: Kết quả khảo sát về thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của đội ngũ GVCN lớp:
Số GV: 8
Lập kế hoạch công tác
Tìm hiểu phân loại HS
Đánh giá kết quả GD của HS
Kỹ năng kinh nghiệm CN
Mối quan hệ giữa GVCN với HS và phụ huynh
Giáo dục HS cá biệt
Tốt
2
2
2
2
2
1
Khá
3
3
2
2
3
2
T.b
3
3
4
4
3
5
Yếu
0
0
0
0
0
0
 	 Qua bảng khảo sát cho thấy đội ngũ GVCN lớp kỹ năng, kinh nghiệm làm công tác CN còn lúng túng. Việc giáo dục HS cá biệt kết quả chưa cao. Mối quan hệ giữa GVCN với HS vẫn còn khoảng cách, chưa gần gũi, chưa thực sự tin tưởng vào GVCN. Sự phối kết hợp giữa GVCN với gia đình HS chưa thường xuyên, chưa thống nhất cao trong việc giáo dục HS, chủ yếu khi HS có vi phạm về đạo đức, vi phạm về nội qui học tập GVCN mới liên hệ với cha (mẹ) HS.
 2.1.3: Kết quả dự giờ tiết sinh hoạt, tiết tổ chức HĐGDNGLL của GVCN lớp.
Số GV
Tổng số giờ dự
Lớp có HS sôi nổi, đạt hiệu quả cao
Lớp có HS chưa hứng thú, hiệu quả hạn chế
SL
%
SL
%
SL
%
8
8
100
3
37,5
5
62,5
	Với kết quả trên, cho thấy số tiết có hiệu quả gây được hứng thú cho HS chiếm tỷ lệ khá thấp: 37,5. Bên cạnh đó số tiết HS chưa hứng thú, chưa sôi nổi, hiệu quả chưa cao chiếm tỷ lệ khá cao 62,5% gấp hơn 2 lần số tiết HS hứng thú, sôi nổi. Từ kết quả, cho thấy đa số GVCN chưa biết cách tổ chức hoạt động NGLL và sinh hoạt lớp có hiệu quả. Nội dung và hình thức các tiết đã số dừng lại ở mặt hình thức chưa mang lại hiệu quả giáo dục cao, chưa cuốn hút được HS tham gia trải nghiệm sáng tạo vào trong các hoạt động .
	Qua quá trình điều tra tại nhà trường tôi nắm được một số nguyên nhân sau:
	- GV gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch CN. GV chưa có nhận thức thật sự sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của công tác CN lớp, chưa đổi mới được hình thức, nội dung các tiết sinh hoạt, tiết HĐGDNGLL chưa phù hợp với tâm lí lứa tuổi. GV khó khăn trong việc tìm hình ảnh, phim tư liệu và các tài liệu tham khảo khác trên Internet có nội dung phù hợp để đưa vào các hoạt động NGLL. Công tác CN lớp lâu nay chỉ được coi là nhiệm vụ kiêm nhiệm. Nhiều GV chỉ chú tâm vào bồi dưỡng chuyên môn giảng dạy theo bộ môn, chưa hoặc không quan tâm bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác CN lớp. 
	- Việc phân công CN cũng còn bất cập. Năm nay GV được phân công làm CN, năm sau có thể làm có thể không làm CN lớp, nên GV không coi việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác CN lớp là việc bồi dưỡng thường xuyên, vì thế nhiều GV làm công tác CN lớp mà không nắm vững vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, biện pháp... của người GVCNL, thiếu quan tâm hoặc quan tâm nhưng thiếu biện pháp xây dựng lớp trở thành một tập thể vững mạnh. Trong quá trình quản lí tổ chức lớp do thiếu nghiệp vụ về công tác CN lớp, thiếu tình cảm, trách nhiệm nên tỏ thái độ không đúng mức với tập thể lớp, thường mệnh lệnh, thiếu dân chủ, chưa tôn trọng HS, áp dụng hình thức trách phạt nhiều hơn giáo dục hướng dẫn, chỉ bảo và động viên HS nên đã đẩy các em sang một thái cực bất lợi cho mình đó là luôn đối đầu với tập thể lớp mà không xây dựng được quan hệ thân thiện.
	2.1.4: Kết quả khảo sát trên HS:
Lớp 
Số HS
 Hứng thú
Không Hứng thú
Sôi nổi, rất hứng thú
SL
%
SL
%
SL
%
Khối 6
51
35
68.63
9
17.65
7
13.7
Khối 7
65
43
66.15
20
30.77
2
3.08
Khối 8
75
54
72
14
18.67
7
9.33
Khối 9
60
48
80
8
13.33
4
6.67
TS
251
180
71.71
51
20.32
19
7.57
Kết quả trên cho thấy số HS hứng thú là 180 chiếm 71.71%, không hứng thú là 51 chiếm 20.3%, sôi nổi hứng thú là 19 chiếm 7.57 %. Đa số HS đã hứng thú với các hoạt động của GVCN nhưng số HS có tâm lý sôi nổi và thật sự hứng thú với hoạt động của GV chưa nhiều. Ngoài ra qua quá trình theo dõi quá trình tham gia các hoạt động tập thể của HS, qua các hoạt động của HS trong việc chấp hành nội quy của lớp, Đội TNTPHCM, trường và qua trò chuyện với HS tôi nhận thấy:
 	- Về kỹ năng: Một số HS đã có kỹ năng chủ động chọn được các hình thức hoạt động phù hợp với năng khiếu, sở trường của mình. Lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi, có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống. Nhưng chưa có các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như kỹ năng phòng tránh ứng phó với một số thảm họa thiên tai như mưa, lũ, cháy nổ, đuối nước
	- Về thái độ: Đa số HS chưa tự tin, mạnh dạn chủ động tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể và chia sẻ với người lớn khi xảy ra các thảm họa thiên tai hoặc gặp những vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống
 	 Qua khảo sát thực tế, tôi thấy thực trạng công tác CNL của nhà trường có những ưu điểm: Một số GVCNL đã nhận thức rõ được vai trò của công tác CN nên đã chú trọng và quan tâm đúng mức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CN lớp của mình. Quan tâm đến việc thực hiện nề nếp các tiết học, các tiết NGLL, tổ chức các hoạt động của HS, các tiết sinh hoạt cuối tuần.Tuy nhiên bên cạnh đó việc quản lý lớp của một số giáo viên cũng chưa có một quy trình khoa học, công tác phân công giao nhiệm vụ cho các em học sinh trong lớp vẫn còn chưa hợp lý, công tác chỉ đạo đội ngũ cán sự lớp còn chưa thực sự chủ động. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của GVCN trong năm học chưa khoa học, chưa có tính khả thi lớn. Tổ CN chưa có đầy đủ các quy chế,quy định để hoạt động một cách độc lập và hiệu quả. Việc sinh hoạt rút kinh nghiệm của tổ CN còn chưa được thường xuyên. Chỉ đạo sinh hoạt còn chung chung, nặng về hình thức chưa có chiều sâu, chưa cụ thể hóa các chuyên đề trong sinh hoạt. Hoạt động thăm và kiểm tra góc học tập của HS của GVCN còn hạn chế, sự phối kết hợp giữa GVCN với gia đình HS chưa thường xuyên, 
 Từ thực tế công tác tại nhà trường, tôi thấy đội ngũ cán cán bộ trong nhà trường được phân công làm chủ nhiệm đã có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý lớp. Tuy nhiên trong quá thực hiện nhiệm vụ còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các hoạt động trong lớp, còn thiếu tính cương quyết trong xử lý. Để khắc phục tình trạng này và đặc biệt là để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo hiện nay. Tôi đã tiến hành chỉ đạo công tác CN lớp bằng các biện pháp tích cực, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, của ngành giáo dục nói chung. Từ những lý do trên tôi xin đề xuất “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Xuân Cẩm, Thường Xuân”
	2.3. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên, là một hiệu trưởng tôi đã thực hiện những giải pháp sau và đạt được hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVCNL góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung.
	2.3.1. Đổi mới việc xây dựng kế hoạch hoạt động CN lớp, việc tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. 
	 - Đổi mới việc xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, định hướng cho GVCN xây dựng kế hoạch CN: 
 	 Tôi lập kế hoạch trong đó trú trọng tới công tác CN. Bởi vì lập kế hoạch CN là lựa chọn của một trong những phương án hành động trong tương lai để đạt được mục tiêu mong đợi trên cơ sở khả năng hiện tại và cũng để làm cơ sở để định hướng cho GVCNL xây dựng kế hoạch CN cho lớp CN của mình. 
 	 Trong kế hoạch tôi giao chỉ tiêu phấn đấu cho từng khối lớp, từng lớp về từng mặt phấn đấu cụ thể như: chỉ tiêu về mặt đạo đức, mặt học tập, chỉ tiêu về phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi, HS năng khiếu, chỉ tiêu về phụ đạo HS yếu và giáo dục HS cá biệt hướng dẫn GVCN xây dựng kế hoạch theo mẫu sổ CN và cụ thể chi tiết. Duyệt kế hoạch công tác của đội ngũ GVCN. Tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm về những ưu khuyết điển và bổ sung những nội dung còn thiếu, giao cho các tổ chuyên môn tổ chức cho các GVCN thực hiện ký cam kết về việc thực hiện kế hoạch và các chỉ tiêu giáo dục trong kế hoạch của năm học.
 - Tổ chức thực hiện kế hoạch: 
 Sau khi có kế hoạch cụ thể, tôi tổ chức họp tổ CN, phân công rõ ràng từng nội dung công việc đến từng thành viên thực hiện. Sự phân công phải cụ thể về: Nội dung công việc, thời gian hoàn thành, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt tôi xác lập cơ cấu phối hợp giữa các bộ phận chức

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_cong_tac_chu.doc