SKKN Một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế nổi bật khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Như Thanh 2

SKKN Một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế nổi bật khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Như Thanh 2

Đổi mới phương pháp dạy học là đưa phương pháp dạy học mới vào giảng dạy trên cơ sở phát huy mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo của giáo viên.

Trong quá trình dạy học Ngữ văn, người giáo viên luôn là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động học tập để nâng cao và phát triển năng lực cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm bản thân để chiếm lĩnh tri thức và vận dụng tri thức có được trong quá trình thực hành, tạo cho học sinh thói quen làm việc tự giác, chủ động, không rập khuôn, máy móc, biết tự đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn.

Để phát huy những tích cực trên, trong quá trình dạy học ngoài những phương pháp dạy học truyền thống như vấn đáp, thuyết trình, chúng tôi còn kết hợp một số phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là phương pháp thảo luận nhóm. Điều tra thực tế tại trường THPT Như Thanh 2 trong năm học 2018 - 2019 cho thấy: 72% số giáo viên được khảo sát đã hướng học sinh tiến hành thảo luận nhóm thường xuyên; 28% thỉnh thoảng áp dụng. Và hiệu quả tích cực mà phương pháp này mang lại là không thể phủ nhận: Học sinh không những được giải tỏa sự căng thẳng trong quá trình học tập mà ngược lại các em còn có những giây phút thoải mái, có thời gian tâm sự trao đổi với nhau về mọi vấn đề. Đặc biệt là giúp học sinh có niềm tin, niềm vui trong học tập. Đồng thời đây cũng là thời điểm để học sinh phát huy năng lực sở trường của mình, biết vận dụng kiến thức mới trong bài học, trong đời sống xã hội.

 

doc 22 trang thuychi01 8543
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế nổi bật khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Như Thanh 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Tên đề mục
Trang
1. Mở đầu
2 
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
3
3
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm phương pháp thảo luận nhóm
2.1.2. Tác dụng của phương pháp thảo luận nhóm
4
 4
 4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3. Một số biện pháp giải quyết thực trạng
8
2.3.1. Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức của một số giáo viên dạy Văn khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
 8
2.3.2. Giải pháp 2: Chú trọng rèn luyện kỹ năng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Ngữ văn cho giáo viên và học sinh
 10
2.3.3. Giải pháp 3: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức thảo luận nhóm
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
15
3. Kết luận và kiến nghị 
Tài liệu tham khảo
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại cấp Sở
18
20
20
I. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là đưa phương pháp dạy học mới vào giảng dạy trên cơ sở phát huy mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo của giáo viên.
Trong quá trình dạy học Ngữ văn, người giáo viên luôn là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động học tập để nâng cao và phát triển năng lực cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm bản thân để chiếm lĩnh tri thức và vận dụng tri thức có được trong quá trình thực hành, tạo cho học sinh thói quen làm việc tự giác, chủ động, không rập khuôn, máy móc, biết tự đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn. 
Để phát huy những tích cực trên, trong quá trình dạy học ngoài những phương pháp dạy học truyền thống như vấn đáp, thuyết trình, chúng tôi còn kết hợp một số phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là phương pháp thảo luận nhóm. Điều tra thực tế tại trường THPT Như Thanh 2 trong năm học 2018 - 2019 cho thấy: 72% số giáo viên được khảo sát đã hướng học sinh tiến hành thảo luận nhóm thường xuyên; 28% thỉnh thoảng áp dụng. Và hiệu quả tích cực mà phương pháp này mang lại là không thể phủ nhận: Học sinh không những được giải tỏa sự căng thẳng trong quá trình học tập mà ngược lại các em còn có những giây phút thoải mái, có thời gian tâm sự trao đổi với nhau về mọi vấn đề. Đặc biệt là giúp học sinh có niềm tin, niềm vui trong học tập. Đồng thời đây cũng là thời điểm để học sinh phát huy năng lực sở trường của mình, biết vận dụng kiến thức mới trong bài học, trong đời sống xã hội.
 Song, không phải vì thế mà ta tối ưu hóa, độc tôn hóa phương pháp dạy học này. Bởi, thực trạng dạy và học có sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ở trường THPT Như Thanh 2 cũng cho thấy đã và đang tồn tại những hạn chế nổi bật như: hiệu quả của hoạt động nhóm còn chưa cao, còn mang tính hình thức, học sinh chú trọng tạo ra sản phẩm để báo cáo đối phó, ít chú trọng đến quá trình hợp tác nhóm để tạo ra sản phẩm chung. Học sinh thiếu và yếu về các kỹ năng làm việc nhóm; ý thức tham gia, đóng góp ý kiến của học sinh chưa cao, một số học sinh còn mang tâm lý trông chờ, ỷ lại dẫn đến sự phát triển không đồng đều của học sinh trong quá trình học tập; hạn chế về thời gian; việc lạm dụng thảo luận nhóm; Đặc biệt, việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong môn Ngữ văn nếu không linh hoạt, sáng tạo thì sẽ làm mất đi ý nghĩa đặc biệt của môn học. 
	Trong khi đó, nhiều bạn bè, đồng nghiệp đã đưa ra những cách thức hay, độc đáo nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nhờ phương pháp thảo luận nhóm. Tuy nhiên chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu, bàn sâu về các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế nổi bật khi sử dụng phương pháp này trong dạy học Ngữ văn. Với những trăn trở về đổi mới phương pháp, trong đó có thảo luận nhóm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học, nhất là lấy lại niềm đam mê, hứng thú với môn Ngữ văn của học sinh, tôi mạnh dạn viết sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế nổi bật khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Như Thanh 2”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này là nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn nổi bật của cả thầy và trò trong khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy - học môn Ngữ văn ở trường THPT Như Thanh 2. Từ đó rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm, nâng cao năng lực hợp tác, tăng cường mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Đồng thời phát huy hiệu quả tích cực và toàn diện của phương pháp thảo luận nhóm: giúp người học tự giác, tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức; tạo điều kiện thuận lợi để các em bộc lộ những suy nghĩ của mình; tạo không khí học tập sôi nổi, kích thích tất cả học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách sáng tạo;
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những hạn chế nổi bật khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Ngữ văn.
Đối tượng khảo sát và thực nghiệm: hoạt động dạy và học môn Ngữ văn của giáo viên, học sinh trường THPT Như Thanh 2, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, tôi vận dụng sáng tạo một số phương pháp sau:
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các đề tài nghiên cứu về phương pháp thảo luận nhóm. 
 - Nghiên cứu thực nghiệm: Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Ngữ văn tại lớp 10B1, 11C3, 11C5.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: qua quan sát, phỏng vấn, phát phiếu điều tra, phiếu học tập, bài kiểm tra của học sinh.
 - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Phân tích, tổng hợp từ các số liệu thu thập được tổng kết và đánh giá rút kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Khái niệm phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20, ở trường Đại học Sư phạm của một số nước tiên tiến, bắt đầu từ môn học “Năng động tập thể” (Group dynanies) - một môn học dạy cho sinh viên kỹ năng làm việc tập thể. Dần dần, môn học này chuyên rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, từ đó hình thành nên phương pháp thảo luận trong dạy học ở tất cả các cấp học. Ở Việt Nam, phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong dạy học từ những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
Theo tác giả Nguyễn Văn Cường “Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.” [1, 98]. Tác giả Phan Trọng Ngọ cũng cho rằng:“Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó.” [6, 223]. Thống nhất với các quan điểm trên, Nguyễn Trọng Sửu trong công trình “Dạy học nhóm – phương pháp dạy học tích cực” viết: “Dạy học nhóm là một hình thức của xã hội học tập, trong đó học sinh của một lớp được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian nhất định, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc, kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước lớp.”[7, 21]. 
Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể đi đến kết luận: thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học hiện đại, lấy người học làm trung tâm. Với phương pháp này, người học được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học tập trong một khoảng thời gian nhất định dưới sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên. 
2.1.2. Tác dụng của phương pháp thảo luận nhóm
Mục đích chính của thảo luận nhóm là thông qua cộng tác học tập, nhằm: 
Phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực của học sinh: trong thảo luân nhóm, học sinh phải tự giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên; đồng thời, các thành viên cũng có trách nhiệm về kết quả làm việc của mình. 
 Phát triển năng lực cộng tác làm việc của học sinh: học sinh được luyện tập kỹ năng cộng tác, làm việc với tinh thần đồng đội, các thành viên có sự quan tâm và khoan dung trong cách sống, cách ứng xử 
 Giúp cho học sinh có điều kiện trao đồi, rèn luyện khả năng ngôn ngữ thông qua cộng tác làm việc trong nhóm, phát triển năng lực giao tiếp, biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác. Đồng thời, các em biết đưa ra những ý kiến và bảo vệ những ý kiến của mình. 
 Giúp cho học sinh có sự tự tin trong học tập, vì học sinh học tập theo hình thức hợp tác và qua giao tiếp xã hội - lớp học, cho nên các em sẽ mạnh dạn và không sợ mắc phải những sai lầm. 
 Hình thành phương pháp nghiên khoa học cho học sinh: thông qua thảo luận nhóm, nhất là quá trình tự lực giải quyết các vấn đề bài học, giúp các em hình thành dần phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện và phát triển năng lực khoa học trong mọi vấn đề cuộc sống. 
 Tăng cường tri thức, hiệu quả trong học tập: qua học nhóm, học sinh có thể nắm bài ngay trên lớp, hình thành những tri thức sáng tạo thông qua sự tự tư duy của mỗi thành viên. Áp dụng phương pháp này sẽ khích thích học sinh tìm kiếm những nguồn tri thức có liên quan đến vấn đề thảo luận. Trên cơ sở đó, các em sẽ thu lượm những kiến thức cho bản thân thông qua quá trình tìm kiếm tri thức. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Trong những năm gần đây, phương pháp thảo luận nhóm được giáo viên sử dụng trong nhiều giờ dạy Ngữ văn ở các trường THPT nói chung và THPT Như Thanh 2 nói riêng. Khi dự giờ các tiết học của đồng nghiệp khác chuyên môn và cùng chuyên môn, chúng tôi thấy có những tiết dạy thành công do giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học trong đó có phương pháp thảo luận nhóm. Song có một số tiết dạy chưa thật sự thành công, thậm chí thất bại khi sử dụng phương pháp này. Trong phạm vi sáng kiến, tôi tập trung nghiên cứu khảo sát, điều tra, phân tích những mặt còn tồn tại, hạn chế nổi bật mà giáo viên và học sinh gặp phải trong quá trình sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Như Thanh 2.
Xuất phát từ tâm lí của đa số giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học là phải sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Không sử dụng là không đổi mới. Điều đó dẫn tới tình trạng không ít giáo viên khi soạn giảng cố tình ép phương pháp này vào mọi bài học dù cho có những bài Đọc văn sử dụng là không phù hợp. Đặc biệt trong các giờ dự giờ thăm lớp, thao giảng, hội giảng, thi giáo viên giỏi thì việc chú trọng hình thức còn diễn ra phổ biến. Như vậy, thực trạng lạm dụng phương pháp sẽ lợi ít hại nhiều, sẽ phá hỏng một phương pháp tốt hiện nay của nghề dạy học. Tình trạng phòng học bàn ghế san sát, lớp đông chật cứng (40 - 45 học sinh), thầy cô vẫn dõng dạc chia thành nhóm, giao nhiệm vụ và vẫn có nhóm trưởng thuyết trình sản phẩm. Rõ ràng là có hoạt động nhưng mang tính hình thức cao mà chưa chú trọng đến việc học sinh đạt được gì, có được gì sau phần thảo luận nhóm đó. 
Trong dạy học Văn, để sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên phải xác định sử dụng vào hoạt động nào cho phù hợp. Để đạt hiệu quả giáo viên cần lựa chọn vấn đề thảo luận mang tính chất tranh luận, hấp dẫn khơi dậy tính tích cực của học sinh. Nếu không sẽ đi ngược lại với hiệu quả tích cực của phương pháp này mang lại. 
Ví dụ: Dự giờ bài Nhàn của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy giáo Vũ Quang Bình chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu hai câu:
 Nhóm 1: Tìm hiểu hai câu đề
 Nhóm 2: Tìm hiểu hai câu thực
 Nhóm 3: Tìm hiểu hai câu luận
 Nhóm 4: Tìm hiểu hai câu kết
 Rõ ràng là sử dụng câu hỏi thảo luận như vậy là chưa phù hợp, khá đơn điệu chưa tạo sự hứng thú cho học sinh. Phần thảo luận trải cả bài ‘‘Nhàn” khiến học sinh thiếu định hướng cần thiết. Dù thầy đã cố gắng hỗ trợ tuy nhiên kết quả thảo luận nhóm chưa hiệu quả: chỉ một, hai học sinh làm việc trong nhóm, sản phẩm nhóm chưa đáp ứng yêu cầu bài, phần trình bày còn khiên cưỡng,... Đối với lớp 10B5 đa phần là học sinh có lực học trung bình nên việc tổ chức nhóm như vậy là quá sức so với các em. Để đảm bảo, giáo viên có thể chọn một hoạt động nhỏ cuối bài để học sinh thảo luận, củng cố kiến thức với câu hỏi như: Có người cho rằng chữ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là thoát li thực tại xã hội, chỉ cốt lo sự nhàn hạ bản thân. ý kiến của em như thế nào? Sau đó chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 bạn. Thời gian thảo luận là 3 phút, sau đó đại diện các nhóm phát biểu. Giáo viên định hướng, nhận xét, chốt ý để tổng kết bài học.
 Một thực trạng nữa khi tổ chức nhóm cho học sinh đang tồn tại là giáo viên quá tin tưởng học sinh, nhiều khi chỉ đơn thuần giao nhiệm vụ cho học sinh mà chưa có sự kiểm tra, đôn đốc phần chuẩn bị thảo luận của các em. Dẫn đến việc học sinh không chuẩn bị hoặc chuẩn bị sơ sài. Như vậy thảo luận nhóm sẽ không sôi nổi thậm chí xảy ra tình trạng dở khóc dở cười khi dạy học. Ví dụ khi dự tiết Người cầm quyền khôi phục uy quyền, thầy giáo Nguyễn Văn Lực cũng chia lớp thành 4 nhóm theo đơn vị tổ. Trong quá trình thảo luận nhóm, học sinh lớp 11C6 không chuẩn bị kĩ nên nhiều học sinh không tích cực, không tương tác với giáo viên, các em hợp tác một cách gượng gạo, thậm chí có học sinh trả lời sai hoàn toàn so với văn bản.
Đồng thời cách chia nhóm nhiều khi chưa linh hoạt, đa phần giáo viên hay chia nhóm theo đơn vị tổ, gây nhàm chán, đơn điệu, chưa phát huy hết khả năng của tất cả học sinh vì tổ khá đông từ 10-12 học sinh.
Mặt khác, giáo viên thường ấn định việc chọn học sinh khá, giỏi làm nhóm trưởng trước mà không do nhóm tự bầu hoặc luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm. Cho nên chỉ có số ít học sinh làm việc thật sự, còn lại các em thường ngồi chơi, nói chuyện, làm việc riêng, thậm chí ngồi không. Một số học sinh không ý thức được sự cần thiết phải hợp tác để chiếm lĩnh tri thức nên nhiều khi các em biến hoạt động thảo luận thành cơ hội để tán gẫu, lãng phí thời gian, gây ồn ào, ảnh hưởng tới lớp khác. Sự phát triển không đồng đều giữa các học sinh trong các nhóm cũng là tồn tại cần lưu ý khắc phục.
Bản thân tôi, trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm ở phần I. Cuộc đời Nguyễn Du, bài Truyện Kiều ở lớp 10B1, học sinh làm việc sôi nổi, tích cực. Cô và trò say sưa thảo luận nên dẫn đến hạn chế mất nhiều thời gian cho hoạt động này. Đây là hạn chế nổi bật khi sử dụng phương pháp này cần khắc phục để đạt hiệu quả bài học đạt như mong muốn.
Hơn nữa, khi tiến hành thảo luận nhóm, một số giáo viên thường ngồi tại chỗ nên không quan sát, bao quát hết được học sinh trong lớp làm gì trong thời gian thảo luận, dẫn tới tình trạng có học sinh lợi dụng làm việc riêng, nói chuyện trong thời gian này. Giáo viên cũng không nắm bắt được những khó khăn, lúng túng của học sinh trong quá trình thảo luận để có sự gợi ý, hỗ trợ kịp thời.
Khi thảo luận xong, học sinh thường viết phương án trả lời ra bảng hoặc ra giấy, nhóm trưởng thay mặt nhóm đọc kết quả thảo luận trước lớp hoặc viết lên bảng. Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung và kết luận. Giáo viên có nhận xét tuy nhiên mới dừng ở việc đánh giá kết quả mà chưa nhận xét cả quá trình tham gia hoạt động nhóm của học sinh. Điều đó khiến học sinh không những không thấy hạn chế của mình, không khắc phục dẫn đến lỗi vẫn lặp lỗi, học sinh không tiến bộ. Đồng thời, khi kiểm tra vở học sinh sau giờ học, tôi thấy đa số học sinh chỉ tập trung vào sản phẩm chung mà ít chú tâm đến việc ghi bài, kết quả các em ghi có phần sơ sài, có em không kịp ghi thậm chí có em không ghi bài.
Từ những thực trạng trên cho thấy việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực này trong môn Ngữ văn nói riêng và trong dạy học nói chung. 
	Qua nghiên cứu từ các tiết dự giờ thao giảng, dự giờ thăm lớp và quá trình dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Như Thanh 2, xét về những hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm, tôi thấy nguyên nhân chủ yếu đó là:
	Thứ nhất, do yêu cầu cao của việc đổi mới phương pháp trong hoạt động giáo dục, khi tiến hành, giáo viên tự gò ép mình một cách máy móc, áp đặt việc sử dụng mà chưa vận dụng linh hoạt, sáng tạo, chưa đầu tư nhiều vào khâu soạn giảng,...
	Thứ hai, đa số giáo viên đều thấy được ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm khi vận dụng vào hoạt động dạy học môn của mình song việc nắm vững quy trình hay kỹ năng tiến hành thảo luận nhóm chưa chú trọng rèn luyện nhiều,...
	Thứ ba, đối tượng học sinh của trường THPT Như Thanh đa số là con em đồng bào dân tộc (vùng 135) cho nên nhiều em thiếu kiến thức, kĩ năng làm việc theo nhóm, chưa có tinh thần tự giác, chủ động, tích cực tham gia hoạt động học tập,... 
 Ngoài ra do điều kiện lớp học còn chật chội, cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Quỹ thời gian cho môn học quá eo hẹp, gây khó khăn, mệt mỏi cho giáo viên lẫn học sinh trong tổ chức hoạt động học tập theo nhóm vì phải làm việc quá tải. Vì thế gây khó khăn khá lớn cho việc thảo luận nhóm. 
2.3. Một số biện pháp giải quyết thực trạng.
2.3.1. Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức của một số giáo viên dạy Văn khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
Môn Ngữ văn có 3 phân môn là: Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực sao cho phù hợp với nội dung bài học nhằm khai thác tính chủ động trong hoạt động học của học sinh.
Giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn và ngay cả một bộ phận cán bộ quản lý chuyên môn tuyệt đối không xem thảo luận nhóm là “kim chỉ nam” trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng vào mọi điều kiện, mọi thời điểm, mọi dạng thức bài học. Chúng ta nên tránh quan điểm sai lầm “đổi mới phương pháp là phải tổ chức hoạt động nhóm”. Đồng thời cũng cần nhận thấy rằng sử dụng phương pháp mới cần có sự đầu tư thời gian, công sức, tâm huyết thì mới thực sự đem lại hiệu quả cao. Tránh tình trạng làm cho có làm, qua loa, đại khái một cách chiếu cố, sẽ làm mất đi tác dụng tích cực mà phương pháp này đem lại. 
Với môn Ngữ văn, phương pháp thảo luận nhóm rất thích hợp với việc dạy các bài Tiếng Việt và Làm văn. 
	Ví dụ:  Bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt (CTNV 11, HKII), phần Luyện tập, Bài 1: Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
 - Trèo lên cây bưởi hái hoa,
                     Bước xuống ruộng cà hái nụ tầm xuân.
 Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
                    Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.
 -  Thuyền ơi có nhớ bến chăng,
                    Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
 - Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
    Tôi mời ba em làm bài viết lên bảng, còn lại ở dưới lớp các em làm bài độc lập ra nháp. Sau đó ghép nhóm, cứ hai bạn làm một nhóm. Mời ba em khác lên bảng dùng phấn khác màu chữa phần bài mà mình cho là chưa đúng hoặc bổ sung phần còn thiếu sót. Tương tự như vậy ở dưới lớp hai bạn được ghép nhóm đổi bài cho nhau để giúp nhau sửa chữa, bổ sung bài cho hoàn thiện. Sau cùng, giáo viên sửa mẫu các bài trên bảng để các em đói chiếu đúng sai. Với cách làm như trên, linh hoạt khi tổ chức hoạt động nhóm, tôi nhận thấy trong hoạt động nhóm học sinh nào cũng được làm việc. Giờ học vẫn sôi nổi, không nhàm chán mà lại đat được hiệu quả giáo dục.
Đối với mỗi phân môn, cần lựa chọn chủ đề thảo luận sao cho phù hợp. Đặc biệt trong phần Đọc văn không nên áp đặt hay khiên cưỡng sẽ làm mất đi đặc thù riêng của văn bản, khiến văn bản trở nên rời rạc, thiếu chất văn chương, tiết học trở nên thô cứng, thiếu cảm xúc,... 
Ví dụ: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm khi dạy Chí Phèo (tiết 53), tôi chia nhóm để mỗi nhóm thấy được một phần của bức tranh nông thôn Việt Nam mà thu nhỏ lại chính là hình ảnh làng Vũ Đại. Hoàn thành phần thảo luận nhóm với những nội dung sau là cơ sở để các em c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_khac_phuc_han_che_noi_bat_khi_su.doc