SKKN Một số giải pháp nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc, hiểu một số truyện hiện đại Lớp 11

SKKN Một số giải pháp nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc, hiểu một số truyện hiện đại Lớp 11

Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề.

docx 69 trang Mai Loan 18/03/2025 790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc, hiểu một số truyện hiện đại Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 
 NÂNG CAO NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC 
QUA GIỜ ĐỌC - HIỂU MỘT SỐ TRUYỆN HIỆN ĐẠI LỚP 11
 Tác giả sáng kiến: ĐỖ THỊ HẠNH
 Mã sáng kiến: 12.51
 Lập Thạch, năm 2020
 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 I. Lời giới thiệu
 1. Lí do chọn đề tài
 Sinh thời Hồ Chí Minh khẳng định “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước 
hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” theo Bác thì việc “Bồi dưỡng thế 
hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Chính vì 
thế Bác nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải 
trồng người”.Trong lĩch vực giáo dục Bác cũng yêu cầu phải chú trọng đủ các 
mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa kỹ thuật lao động 
và sản xuất, đào tạo thế hệ trẻ thành người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa 
“hồng” vừa “chuyên”. Nghị quyết trung ương II khóa VIII cũng nêu: “Giáo dục 
và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và “Con người” được coi là mục tiêu, là động 
lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển của toàn xã hội. Như vậy, đạo đức và tài 
năng là cả hai nội dung không thể thiếu được đối với nhiệm vụ bồi dưỡng giáo 
dục trong đó đạo đức là gốc. 
 Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt, có ưu thế trong việc giáo 
dục đạo đức lối sống cho học sinh. Việc hợp tác và khai thác hiệu quả giờ học 
Ngữ văn, thực hiện việc lồng ghép, tích hợp dạy đạo đức sống cho học sinh là yếu 
tố quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo gắn với bốn mục 
tiêu quan trọng của giáo dục:“học để biết, học để làm, học để chung sống, học để 
khẳng định mình”. 
 Bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp tham gia vào công việc “Trồng 
người” tôi luôn ý thức rằng: việc nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh thông 
qua các giờ học trong môn Ngữ văn là vô cùng cần thiết nhằm rèn luyện nhân 
cách cho học sinh.
 Xuất phát từ những yêu cầu và thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn thực hiện 
đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc 
hiểu một số truyện hiện đại lớp 11.
 3 - Về khảo sát thực tế và thực nghiệm, chúng tôi mới chỉ tiến hành ở học 
sinh lớp 11 Trường THPT Ngô Gia Tự huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
 - Các tác phẩm thơ truyện ngắn hiện đại thuộc chương trình Ngữ văn 11 - 
THPT
 5. Phương pháp nghiên cứu
 Để đạt tới mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện chúng tôi sử dụng 
các nhóm phương pháp sau:
 a. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, so sánh - đối 
chiếu, suy luận...
 b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra khảo sát, 
phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê.
 Dựa trên cơ sở thu thập những số liệu qua dự giờ các giờ đọc - hiểu văn bản 
trên lớp, chúng tôi đi sâu phân tích để làm cơ sở nghiên cứu và tổ chức dạy đọc - 
hiểu văn bản hướng tới việc bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất và hoàn thiện nhân 
cách cho học sinh. Đồng thời, tiến hành so sánh các tài liệu, các kết quả nghiên 
cứu để thấy được độ tin cậy, sự biến đổi ... Sau đó áp dụng phương pháp tổng hợp 
để có những nhận định, đánh giá và luận điểm phù hợp với những kết quả nghiên 
cứu đã đạt được.
 6. Đóng góp mới của sáng kiến kinh nghiệm
 a. Về lý luận
 Thông qua nội dung bài viết này tôi muốn đóng góp thêm với các bạn đồng 
nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn lớp 11 nói riêng và bộ môn Ngữ văn cấp THPT nói 
chung về thực trạng vấn đề phát huy năng lực, phẩm chất học sinh trong tình trạng 
hiện nay. 
 b. Về thực tiễn
 Trong những năm gần đây, năng lực, phẩm chất của học sinh trong các nhà 
trường còn nhiều hạn chế. Hiện tượng học sinh ỉ nại, nhút nhát, rụt rè trong 
công việc, dẫn đến năng lực, sở trường chưa được phát huy. Đi sâu vào chuyên 
đề nâng cao phẩm chất năng lực học sinh thông qua giảng dạy bộ môn mình phụ 
trách, tôi muốn đưa ra một số giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá 
 5 CHƯƠNG 1:
 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
 1.1. Cơ sở lí luận
 1.1.1. Một số khái niệm liên quan
 a) Năng lực 
 Năng lực (competency, có nguồn gốc tiếng Latinh là "competentia") được 
hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng nghĩa thông dụng nhất là sự thành thạo, 
khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc. Nội hàm của khái niệm 
năng lực bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà một cá nhân có thể hành 
động thành công/giải quyết thấu đáo một nhiệm vụ trong các tình huống mới. 
 Theo từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên ) “Năng lực là khả năng, 
điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Năng 
lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một 
loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.
 Theo Chương trình giáo dục phổ thông, năng lực được quan niệm là thuộc 
tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, 
rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các 
thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một 
loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể; 
phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; 
cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người.
 Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định 
hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 
2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ 
chức kiên thức, kỹ năng với thái độ tình cảm, giá trị, động cư cá nhân nhằm đáp 
ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cản nhất định”.
 Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất 
cả những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) 
để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.
 7 việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao 
hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm 
vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật trong việc chuẩn bị cũng 
như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong 
đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp 
dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp 
dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, có thể 
tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo 
quan điểm dạy học giải quyết vấn đề.
 Các nhà lí luận và phương pháp học cho rằng: Dạy học phát triển phẩm 
chất, năng lực là phương pháp tích tụ dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực 
người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân cách.
 Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội 
dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, 
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa 
các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có 
yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực 
giảng dạy nói chung cao hơn trước đây. Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh 
với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng 
lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu 
hình thành và phát triển nhân cách con người..
 1.2. Cơ sở thực tiễn 
 Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý 
tích cực hóa học sinh về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết 
vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn 
hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập 
trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa 
quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức 
và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập 
phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
 9 Mặc dù đã có giáo viên thực hiện thay đổi phương pháp dạy học, thay đổi 
cách thức tổ chức giờ học song kết quả chưa đạt được như mong muốn mà nguyên 
nhân là:
 + Về phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không được 
thực hiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về phương pháp truyền thống truyền thụ 
một chiều. Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT trong dạy học cũng hạn chế - một 
phần là do kỹ năng sử dụng máy chiếu hay bảng thông minh hạn chế, vì vậy mà 
ngại áp dụng vì mất thời gian.
 + Về phía học sinh: Học sinh đa số là ở vùng nông thôn nên việc tiếp cận 
và tìm tòi những thông tin thời sự phục vụ cho bài học còn hạn chế. Một số học 
sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực trong việc tìm tòi nghiên 
cứu bài học.
 Yêu cầu đặt ra là phải thay đổi, thay đổi cả ở người dạy và ở người học để 
sau mỗi bài dạy – học học sinh không chỉ có được hiểu biết (kiến thức) mà còn 
phải phát triển được năng lực bản thân, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu về 
đổi mới giáo dục.
 Tiểu kết chương 1
 Trong chương 1, đề tài đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc 
hình thành phẩm chất, năng lực học sinh qua giờ dạy học Ngữ văn. Chúng tôi đã 
lí giải các quan niệm về phẩm chất, năng lực nói chung và phẩm chất, năng lực 
trong môn Ngữ văn nói riêng. Đồng thời chúng tôi cũng đã khảo sát thực trạng 
dạy hình thành phẩm chất, năng lực học sinh ở đơn vị nơi tôi công tác qua giờ đọc 
hiểu văn bản truyện hiện đại – Ngữ văn 11. Chúng tôi thấy: thực trạng dạy và tiếp 
cận vấn đề phẩm chất, năng lực sau mỗi bài học học có nhiều khó khăn ở cả GV 
và HS: GV “ngại, chưa đổi mới”, HS nhận biết được vấn đề nhưng chưa vận dụng 
vào thực tiễn cuộc sống. Vì thế chúng tôi hy vọng, với đề tài này chúng ta sẽ tháo 
gỡ được những vướng mắc trên của GV và HS.
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_nang_luc_pham_chat_nguoi_hoc.docx
  • docM1.1 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN.doc