SKKN Kinh nghiệm rèn luyện một số kỹ năng làm văn nghị luận thông qua tiết trả bài cho học sinh lớp 11 Trường THPT Bắc Sơn

SKKN Kinh nghiệm rèn luyện một số kỹ năng làm văn nghị luận thông qua tiết trả bài cho học sinh lớp 11 Trường THPT Bắc Sơn

Nói đến sự thành công của một bài văn là nói đến nhiều phương diện. Bài văn hay là sản phẩm của vốn sống, vốn văn học, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, sự sáng tạo của cá nhân. Có thể nói bài văn là sản phẩm tổng hợp tất cả những năng lực cá nhân của học sinh. Bởi thế người ta có thể nhìn bài văn theo những góc độ tách biệt. Ví dụ: góc độ năng lực văn học, năng lực tư duy, vốn sống, vốn hiểu biết xã hội. Người ta cũng có thể nhìn văn bản ở góc độ khái quát nhất, chung nhất. Ở góc độ này chúng ta cần thấy một bài văn không phải là kết quả của một năng lực, một hiểu biết nào đó và cũng không phải là phép cộng số học của những năng lực, hiểu biết ấy mà là sự phối hợp chặt chẽ, sự tổng hòa của tất cả các nhân tố đó. [1]

 - Tuy nhiên có một thực tế là hiện nay học sinh học hết THPT nhưng chưa nắm vững được thật chắc qui trình làm một bài văn, chưa làm chủ được các thao tác, các kĩ năng cần thiết của tiến trình xây dựng một văn bản. Học sinh THPT Bắc Sơn đa số làm văn theo cảm tính. Học sinh chưa có thói quen suy nghĩ kĩ về đề, về yêu cầu của đề, về cách tập hợp ý, tập hợp tư liệu, về trình tự, kết cấu văn bản sắp hình thành. Hiện tượng lạc đề, đi xa đề, đi lan man không định hướng, kết cấu lộn xộn, trùng lặp, đứt mạch, mất cân đối; bài văn không có kết cấu, luận điểm không xác định tiêu mục từng phần v.v. Đó là những thiếu sót phổ biến trong kĩ năng làm văn của học sinh trường THPT Bắc Sơn trong nhiều năm nay.

 - Vì vậy, thiết nghĩ việc chú ý rèn luyện các kĩ năng làm văn cho học sinh là vô cùng quan trọng. Có rất nhiều kĩ năng làm văn cần phải rèn luyện cho học sinh như: kĩ năng phân tích đề, kĩ năng lập dàn ý, kĩ năng lập luận, kĩ năng hành văn, kĩ năng viết theo dàn ý, kĩ năng hoàn thiện bài viết. Chương trình sách giáo khoa hiện nay đã tăng cường các tiết dạy thực hành lên đáng kể. Tuy nhiên riêng thời lượng dành cho bài học về phân tích đề và lập dàn ý chỉ có một tiết học nên việc củng cố, rèn luyện kĩ năng cho học sinh bị hạn chế rất nhiều. Hơn nữa với đối tượng học sinh phần lớn chỉ có học lực trung bình, thậm chí học yếu như ở trường chúng tôi thì việc thường xuyên được củng cố, rèn luyện kiến thức, kĩ năng sẽ rất quan trọng. Bởi vậy, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi luôn tận dụng mọi thời gian có thể để giúp củng cố các kĩ năng làm văn cho học sinh. Trong đó quan trọng nhất là các tiết trả bài trên lớp. Sau 2 năm học tiến hành với đối tượng là học sinh lớp 11 ở trường sở tại, bản thân tôi nhận thấy có những sự tiến bộ đáng kể trong cách làm bài của các em. Vì vậy tôi đã tổng hợp một số kinh nghiệm giảng dạy của bản thân trong sáng kiến kinh nghiệm mang tên: "Kinh nghiệm rèn luyện một số kỹ năng làm văn nghị luận thông qua tiết trả bài cho học sinh lớp 11 Trường THPT Bắc Sơn".

 

doc 12 trang thuychi01 6384
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm rèn luyện một số kỹ năng làm văn nghị luận thông qua tiết trả bài cho học sinh lớp 11 Trường THPT Bắc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phần mở đầu:
	1. Lí do chọn đề tài:	
	Nói đến sự thành công của một bài văn là nói đến nhiều phương diện. Bài văn hay là sản phẩm của vốn sống, vốn văn học, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, sự sáng tạo của cá nhân... Có thể nói bài văn là sản phẩm tổng hợp tất cả những năng lực cá nhân của học sinh. Bởi thế người ta có thể nhìn bài văn theo những góc độ tách biệt. Ví dụ: góc độ năng lực văn học, năng lực tư duy, vốn sống, vốn hiểu biết xã hội... Người ta cũng có thể nhìn văn bản ở góc độ khái quát nhất, chung nhất. Ở góc độ này chúng ta cần thấy một bài văn không phải là kết quả của một năng lực, một hiểu biết nào đó và cũng không phải là phép cộng số học của những năng lực, hiểu biết ấy mà là sự phối hợp chặt chẽ, sự tổng hòa của tất cả các nhân tố đó. [1] Trích tài liệu [1] Phương pháp dạy học Tiếng Việt - Lê A (Chủ biên, NXB Giáo dục năm 2000)
	- Tuy nhiên có một thực tế là hiện nay học sinh học hết THPT nhưng chưa nắm vững được thật chắc qui trình làm một bài văn, chưa làm chủ được các thao tác, các kĩ năng cần thiết của tiến trình xây dựng một văn bản. Học sinh THPT Bắc Sơn đa số làm văn theo cảm tính. Học sinh chưa có thói quen suy nghĩ kĩ về đề, về yêu cầu của đề, về cách tập hợp ý, tập hợp tư liệu, về trình tự, kết cấu văn bản sắp hình thành. Hiện tượng lạc đề, đi xa đề, đi lan man không định hướng, kết cấu lộn xộn, trùng lặp, đứt mạch, mất cân đối; bài văn không có kết cấu, luận điểm không xác định tiêu mục từng phần v.v... Đó là những thiếu sót phổ biến trong kĩ năng làm văn của học sinh trường THPT Bắc Sơn trong nhiều năm nay.
	- Vì vậy, thiết nghĩ việc chú ý rèn luyện các kĩ năng làm văn cho học sinh là vô cùng quan trọng. Có rất nhiều kĩ năng làm văn cần phải rèn luyện cho học sinh như: kĩ năng phân tích đề, kĩ năng lập dàn ý, kĩ năng lập luận, kĩ năng hành văn, kĩ năng viết theo dàn ý, kĩ năng hoàn thiện bài viết... Chương trình sách giáo khoa hiện nay đã tăng cường các tiết dạy thực hành lên đáng kể. Tuy nhiên riêng thời lượng dành cho bài học về phân tích đề và lập dàn ý chỉ có một tiết học nên việc củng cố, rèn luyện kĩ năng cho học sinh bị hạn chế rất nhiều. Hơn nữa với đối tượng học sinh phần lớn chỉ có học lực trung bình, thậm chí học yếu như ở trường chúng tôi thì việc thường xuyên được củng cố, rèn luyện kiến thức, kĩ năng sẽ rất quan trọng. Bởi vậy, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi luôn tận dụng mọi thời gian có thể để giúp củng cố các kĩ năng làm văn cho học sinh. Trong đó quan trọng nhất là các tiết trả bài trên lớp. Sau 2 năm học tiến hành với đối tượng là học sinh lớp 11 ở trường sở tại, bản thân tôi nhận thấy có những sự tiến bộ đáng kể trong cách làm bài của các em. Vì vậy tôi đã tổng hợp một số kinh nghiệm giảng dạy của bản thân trong sáng kiến kinh nghiệm mang tên: "Kinh nghiệm rèn luyện một số kỹ năng làm văn nghị luận thông qua tiết trả bài cho học sinh lớp 11 Trường THPT Bắc Sơn". 
	2. Mục đích của đề tài:
	Bản thân tôi khi tiến hành công việc này là muốn học sinh hiểu được vai trò quan trọng của các công việc phân tích đề, lập dàn ý trong quá trình làm một bài văn nghị luận; nắm được cách thức phân tích đề và lập dàn ý cho một bài văn nghị luận; đồng thời góp phần hình thành thói quen phân tích đề, lập dàn ý trước lúc viết một bài văn nghị luận cũng như thói quen tuân thủ theo dàn ý đã lập khi viết bài và kĩ năng hoàn thiện bài viết của mình. Qua đó giúp học sinh viết được một bài văn nghị luận có chất lượng, đảm bảo yêu cầu. Bên cạnh đó, bản thân tôi cũng mong muốn các bạn đồng nghiệp có một cái nhìn toàn diện hơn về mục tiêu cũng như việc dạy Làm văn trong nhà trường, tích lũy thêm kinh nghiệm giảng dạy... 
	3. Đối tượng nghiên cứu:
	Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đề cập đến bốn kĩ năng làm văn trong nhà trường mà bản thân tôi cho là đơn giản nhưng thiết thực đối với việc viết bài văn nghị luận của học sinh, đó là: 
	- Kĩ năng phân tích đề. 
	- Kĩ năng lập dàn ý.
	- Kĩ năng viết theo đúng dàn ý.
	- Kĩ năng kiểm tra hoàn thiện bài viết.
	Công việc củng cố, rèn luyện các kĩ năng này sẽ được tiến hành thông qua các tiết học làm văn, đặc biệt là trong các tiết trả bài kiểm tra định kì của học sinh ở một số lớp khối lớp 11, trường THPT Bắc Sơn. Các kĩ năng làm văn khác như: kĩ năng lập luận, kĩ năng hành văn, v.v... sẽ được tập trung rèn luyện trong những thời điểm khác của chương trình học.
	4. Phương pháp nghiên cứu:
- Bản thân tiến hành kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh về các kỹ năng làm văn đã học (bằng cách kiểm tra nhanh trên lớp đầu giờ). 
- Thu giấy nháp của học sinh sau mỗi tiết làm bài kiểm tra định kì để tìm hiểu mức độ áp dụng các kỹ năng đã học (học sinh được thông báo trước về điều này). 	
Từ kết quả khảo sát, bản thân tôi tiến hành áp dụng các phương pháp dạy học riêng. Sau đó khảo sát, đối chiếu kết quả trước và sau khi thực hiện các phương pháp dạy học mới, rút ra đánh giá, kết luận.
II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
	1. Cơ sở lí luận:
	- Làm văn là một phân môn của môn Ngữ văn trong nhà trường. Mục tiêu cơ bản của phân môn Làm văn trong nhà trường THPT được xác định bao gồm:
	+ Hoàn chỉnh các tri thức về làm văn. Những vấn đề lí thuyết và thực hành đã được học, rèn luyện ở cấp THCS sẽ được củng cố, bổ sung và nâng cao. Khi kết thúc lớp 12, học sinh sẽ được trang bị một hệ thống trọn vẹn, đầy đủ những vấn đề lí thuyết cũng như rèn luyện những kĩ năng chính trong việc xây dựng văn bản.
	+ Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ ở một cấp độ tự giác hơn, chủ động hơn. Học sinh cần có năng lực lĩnh hội, sản sinh tốt các loại văn bản viết và nói, bao hàm cả năng lực viết và nói đúng chuẩn; biết làm cho văn bản của mình thích hợp với mục đích, hoàn cảnh, điều kiện giao tiếp; biết tự giác điều chỉnh cách viết, cách nói của mình.
	+ Nâng cao năng lực tư duy, giúp học sinh biết tích lũy vốn kiến thức, biết 
đặt ra vấn đề và tự giải quyết vấn đề, biết diễn đạt kết quả tư duy của mình một 
cách chặt chẽ, rõ ràng, có sức thuyết phục về lí trí, tình cảm [1] Trích tài liệu [1] - Phương pháp dạy học Tiếng Việt - Lê A (Chủ biên, NXB Giáo dục năm 2000)
	- Như vậy có thể thấy việc dạy Làm văn là phải làm cho học sinh được học tập và rèn luyện các cách thức, kĩ năng... để xây dựng các loaị văn bản thông dụng. Dạy làm văn là dạy làm các lọai văn bản- đơn vị tột cùng trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ [2] Trích tài liệu [2] Phương pháp dạy học Văn - Phan Trọng Luận (Chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999)
. Việc dạy làm văn là rèn cho học sinh biết xây dựng các loại văn bản thông dụng vừa đạt yêu cầu chính xác về nội dung, chặt chẽ về lập luận, trong sáng về chữ nghĩa, vừa phải nhanh, đáp ứng phù hợp với nhiều hoàn cảnh giao tiếp. Để đạt mục tiêu đó thì bên cạnh việc dạy lí thuyết làm văn, cần phải đặc biệt chú trọng đến rèn luyện, thực hành các kĩ năng làm văn.
	2. Thực trạng của vấn đề:
	- Trong quá trình dạy học Làm văn, nhiều giáo viên chưa ý thức được đầy đủ yêu cầu rèn luyện kĩ năng cho học sinh gắn liền với việc hình thành những kĩ năng sống, những phẩm chất cần có của một người lao động.
	- Thực tế, hầu như học sinh không có khả năng "đọc" đề bài. Nghĩa là không rõ đề yêu cầu làm gì? Nội dung ra sao? Phương pháp và phạm vi tư liệu như thế nào? Tức là học sinh không biết tìm hiểu đề trước khi làm bài. Hơn nữa, học sinh chưa có thói quen lập dàn ý trước khi làm bài. Theo khảo sát của cá nhân ở trường THPT Bắc Sơn thì mặc dù các em có kiến thức cơ bản về các kĩ năng nhưng đa số học sinh bước vào lớp 11 vẫn không lập dàn ý trước khi làm bài và chỉ phân tích đề một cách sơ sài. Cụ thể:
Bảng thống kê mức độ ghi nhớ kiến thức và thưc hành kĩ năng Tìm hiểu đề, Lập dàn ý khi làm văn nghị luận ở học sinh
Năm học 2016 - 2017
Ghi nhớ 
kiến thức
Thực hành Phân tích đề
Thực hành Lập dàn ý
Tổng số 
học sinh
Lớp 11A2
31
12
3
36
Lớp 11A3
35
5
5
43
Lớp 11A4
26
6
1
40
Năm học 2015 - 2016
Ghi nhớ 
kiến thức
Thực hành Phân tích đề
Thực hành Lập dàn ý
Tổng số 
học sinh
Lớp 11A1
29
7
5
32
Lớp 11A4
20
5
1
40
Lớp 11A6
19
6
3
38
	Một điều phổ biến nữa là khi làm bài xong, các em không thể tự mình rút ra kinh nghiệm, tự mình đánh giá xem bài làm có chỗ nào được, chỗ nào chưa được. Có trường hợp các em làm xong thấy lòng nhẹ nhõm vì mình viết trôi chảy, viết được nhiều ý nhưng số điểm lại thấp; ngược lại, có em thấy không thỏa mãn vì còn thiếu chỗ nọ chỗ kia so với bạn nhưng kết quả điểm lại cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này nhưng có một nguyên nhân chính không thể phủ nhận đó là các em chưa hiểu hết yêu cầu đề ra, không có hệ thống dàn ý nên không hiểu bài làm của mình đạt được ở mức độ nào.
	- Cũng có trường hợp học sinh có làm dàn ý nhưng kết quả khi viết bài vẫn lan man không đúng trọng tâm, thậm chí không có đủ thời gian do quá mê mải với một nội dung nào đó mà quên đi các nội dung khác. Đây chính là hệ quả của việc kĩ năng viết theo dàn ý bị hạn chế hoặc thậm chí không có dàn ý.
	- Có một thực tế nữa là còn nhiều giáo viên chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan trọng của các tiết trả bài mà chỉ sử dụng nó như một tiết đệm, thậm chí là tiết nghỉ ngơi, hoặc nếu có thì cũng chỉ thực hiện qua loa. Vì vậy, học sinh càng không hiểu rõ được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình; đồng nghĩa với việc giáo viên cũng đã tước bỏ mất cơ hội được rèn luyện, củng cố kĩ năng Làm văn của học sinh.
	3. Kinh nghiệm rèn luyện một số kĩ năng làm văn cho học sinh thông qua tiết trả bài:
	3.1. Rèn luyện kĩ năng phân tích đề:
	- Để viết được một bài văn tốt thì việc xác định nôị dung, yêu cầu của đề bài cũng như cách thức triển khai nội dung là rất quan trọng. Đó là công việc mà ta gọi là tìm hiểu đề. Trong quá trình dạy học, bản thân tôi hướng dẫn học sinh muốn rèn luyện các kĩ năng xác định nội dung, yêu cầu của đề bài và phương hướng triển khai bài viết một cách đúng đắn, cần chú ý những điểm cơ bản như sau:
	+ Học sinh phải nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích đề đối với việc viết bài.
	+ Học sinh phải đọc kĩ đề bài, chú ý tới các dữ kiện đề bài đưa ra và những yêu cầu mà đề bài đòi hỏi.
	+ Khi đề bài có những lời dẫn, cần hết sức thận trọng, tìm hiểu cẩn thận từng từ ngữ, từng mối quan hệ giữa các thành phần câu để có thể hiểu một cách chính xác nội dung vấn đề được nêu. Nếu lời dẫn là một câu tục ngữ, châm ngôn hoặc lời nói có ngụ ý sâu xa thì cần phải xem xét cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng để có thể hiểu đúng hướng, tránh sự hiểu lầm hoặc suy diễn thiếu cơ sở.
	+ Hướng dẫn học sinh xác định những vấn đề chính của đề như: nội dung bài viết, giới hạn phạm vi tư liệu, dạng đề, mức độ cần giải quyết...Để có thể định được phương hướng triển khai bài viết, học sinh phải trả lời được các câu hỏi: Viết cái gì? Viết để làm gì? Viết theo cách nào? Việc trả lời các câu hỏi này càng rõ ràng, cụ thể, chính xác thì hiệu quả của bài viết càng cao. Việc trả lời sai, đặc biệt là với câu hỏi: viết cái gì? sẽ dẫn bài viết tới chỗ lạc đề, loãng, xa đề bởi vì đây chính là nội dung của bài văn.
	- Kĩ năng tìm hiểu đề phải được rèn luyện, củng cố thường xuyên trong các tiết học làm văn, các tiết thực hành, làm văn miệng, đặc biệt là trong các tiết trả bài kiểm tra định kì.
	Trong tiết trả bài, trước khi thực hiện các khâu, các bước trả bài, tôi cho học sinh nhớ lại đề bài (đọc lại hoặc ghi ra bảng) rồi yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi phân tích đề. Thật ra đây chính là việc giáo viên yêu cầu học sinh trả lời mình đã phân tích đề như thế nào trước khi làm bài. Câu hỏi về các phương diện như: Đề yêu cầu viết về cái gì? Nhằm mục đích gì? Do đó phải sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào? Qua câu trả lời của học sinh, tôi có thể đánh giá mức độ thành thục trong kĩ năng tìm hiểu đề của các em; cũng như hướng dẫn cho những học sinh tìm hiểu đề chưa chính xác, triển khai bài viết chưa đạt yêu cầu mà tôi đã biết khi chấm bài. Sau đó, tôi yêu cầu các em ghi nhớ để áp dụng cho những bài làm tiếp theo.
	3.2. Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý:
	 Trong giờ trả bài, sau khi đánh giá, nhận xét chung về bài làm của học sinh với những ưu, nhược điểm, tôi tiến hành hướng dẫn sửa chữa bài làm, trong đó có việc hướng dẫn lập dàn ý.
	- Lập dàn ý - hay còn gọi là lập dàn bài, lập đề cương - là cách sắp xếp nội dung bài viết theo một chiến lược giao tiếp nhất định. Đó là cách tổ chức các luận điểm của bài viết sao cho không phải chỉ bộc lộ được nội dung cần trình bày mà còn có ảnh hưởng tích cực đến người đọc, giúp họ nhận thức bài viết của mình một cách dễ dàng, tác động tới tư tưởng, tình cảm và hành động của họ theo ý mà mình mong muốn [1] Trích tài liệu [1] - Phương pháp dạy học Tiếng Việt - Lê A (Chủ biên, NXB Giáo dục năm 2000)
.
	+ Trong khi lập dàn ý, tôi hướng dẫn học sinh phân chia nội dung cần trình bày thành các nhóm theo sự quy định của các tiểu chủ đề. Mỗi chủ đề nhỏ như thế đều thể hiện một ý riêng, không trùng lặp với tiểu chủ đề khác.
	+ Tôi cũng nhấn mạnh để học sinh hiểu: dàn ý không phải là sự liệt kê đơn thuần các nội dung cần trình bày. Dàn ý, hơn thế, còn là sự phản ánh cả logic của đối tượng được trình bày. Bản thân việc phân chia các ý, các tiểu chủ đề trong nội dung bài văn; sự chuyển ý từ ý này sang ý kia, mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý, các tiểu chủ đề với nhau... đã tự nó phản ánh phần nào bản chất của sự vận động, phát triển bên trong của đối tượng đó. Vì vậy việc sắp xếp các ý trong dàn bài, ý nào trước, ý nào sau, theo trật tự nào... cần phải được người lập dàn ý cân nhắc kĩ càng. Cũng cần chú ý nếu trong đề bài đã có sẵn những ý lớn thì khi sắp xếp ý trong dàn bài cần theo thứ tự đã cho trong đề bài.
	+ Tất nhiên việc sắp xếp dàn ý còn phụ thuộc vào logic riêng trong việc trình bày của người viết bởi vì nhận thức của chúng ta về sự vật, hiện tượng luôn mang tính chủ động, riêng biệt nên mỗi người sẽ có những cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau và theo đó là những cách trình bày và thể hiện cũng hoàn toàn khác nhau.
	- Kĩ năng lập dàn ý cũng được củng cố thường xuyên thông qua các tiết trả bài cùng với các kĩ năng khác. Bản thân tôi khi dạy tiết trả bài đều dành thời gian thích đáng để hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho bài văn đã làm. Đây vừa là một khâu của quy trình trả bài, vừa là một phần thực hành rèn kĩ năng lập dàn ý. Việc lập dàn ý trong giờ trả bài sẽ dễ dàng hơn vì học sinh đã làm qua, đã viết bài, đã có thể phần nào thấy được những hạn chế trong bài làm của mình. Hơn nữa, tôi cũng đã đọc, đã chấm bài, đã nhận xét cụ thể và biết những chỗ đạt, chưa đạt về phương diện nội dung trong bài của từng học sinh.
	Trên cơ sở đó, khi tiến hành sửa chữa nội dung trong giờ trả bài, tôi sẽ yêu cầu học sinh cùng lập dàn ý. Tôi có thể gọi một số học sinh có bài làm tốt trình bày dàn ý của bản thân để cả lớp tham khảo. Cũng có thể chọn những học sinh có từng ý trong nội dung bài viết đạt yêu cầu, yêu cầu các em trình bày, mỗi học sinh một ý của dàn bài. (Những học sinh và những ý này tôi đã biết và đã tổng hợp từ lúc chấm bài). Các ý ấy sẽ nối tiếp, bổ sung cho nhau. Tôi sẽ hướng dẫn để các em nhận ra cách tổ chức, sắp xếp các ý một cách hợp lí nhất, từ đó có một dàn bài hoàn chỉnh. Sau đó tôi cũng yêu cầu học sinh ghi chép vào vở để làm tư liệu mẫu hoặc ghi nhớ để làm cơ sở làm các bài văn tiếp theo.
	3.3. Rèn luyện kĩ năng viết đúng theo dàn ý:
	- Trong nhà trường hiên nay vẫn còn tình trạng khi làm văn, học sinh có lập dàn ý nhưng do khi viết không điều khiển được ngòi bút, không điều khiển được dòng suy nghĩ nên bài viết hoặc không bám sát dàn ý, hoặc thoát li hoàn toàn dàn ý. Việc này đã làm cho dàn ý mất hết ý nghĩa và việc lập dàn ý trở thành hình thức, máy móc. Bởi vậy việc rèn luyện kĩ năng viết đúng theo dàn ý đã lập là điều hết sức cần thiết đối với học sinh.
	- Để đảm bảo việc viết sát dàn ý sẽ đưa lại kết quả tốt hơn hẳn việc viết không có hoặc thoát li dàn ý, đòi hỏi học sinh phải lập dàn ý hết sức tỉ mỉ, chu đáo. Khi dàn ý được lập đúng, đáp ứng được mọi yêu cầu của đề bài thì việc viết theo dàn ý sẽ giúp học sinh viết bài liên tục, chủ động. Khi làm bài không có dàn ý, chẳng khác nào người đi trong rừng rậm hoặc đi trên biển không có la bàn, học sinh sẽ dễ viết lung tung, phá vỡ sự tập trung chủ đề, có khi viết dài mà nội dung chẳng bao nhiêu. Còn khi viết không theo dàn ý đã lập, học sinh thường bị rơi vào tình trạng làm bài thiếu hụt ý, loãng ý và dễ lúng túng không biết viết tiếp như thế nào sau khi triển khai xong một ý nào đó không có trong dàn ý đã lập. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hụt ý, hẫng ý, thiếu tính liên tục, liền mạch trong việc triển khai nội dung và đó cũng là nguyên nhân của việc làm bài thiếu thời gian, bài viết bị "đầu voi, đuôi chuột".
	- Nói như vậy không có nghĩa là tôi buộc học sinh không được viết thêm những gì không có trong dàn ý. Học sinh vẫn có thể thêm vào bài viết của mình những điểm bổ sung khi thấy cần thiết, mặc dù điều này chưa được ghi trong dàn ý (đặc biệt với đối tượng học sinh khá, giỏi). Nhưng điều cần chú ý là điểm thêm vào đó phải đảm bảo bắt đúng vào mạch phát triển của vấn đề, không được tạo nên sự gãy khúc trong khi trình bày. Thường thì những điểm bổ sung này không phải là những luận điểm chính của bài làm. Tuy vậy, với đối tượng học sinh của mình hiện tại, tôi thường yêu cầu các em viết theo đúng đề cương đã lập. Có như vậy việc lập dàn ý mới có ý nghĩa, bài làm mới đạt kết quả cao và chỉ có như vậy mới rèn luyện được cho học sinh thói quen viết đúng với những gì mình đã nghĩ, đã lập.
	3.4. Rèn luyện kĩ năng hoàn thiện bài viết:
	- Kĩ năng này đòi hỏi ở học sinh năng lực biết tự nhận xét, tự đánh giá và điều chỉnh bài viết của mình. Học sinh phải tập nhận xét, biết được đâu là chỗ mạnh, đâu là chỗ yếu; tập phân tích để thấy được đâu là cái đúng, đâu là cái sai trong bài viết. Đây là một kĩ năng khó, nhất là với đối tượng học sinh có học lực trung bình như ở trường THPT Bắc Sơn chúng tôi. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ bỏ qua kĩ năng này mà không tập cho học sinh rèn luyện, làm quen dần.
	- Việc hoàn thiện, điều chỉnh bài viết trước tiên có thể được tiến hành và thực hiện ngay sau khi học sinh viết bài xong. Đây chính là việc kiểm tra lại bài lần cuối cùng trước khi nộp bài cho giáo viên. Học sinh phải biết tự điều chỉnh những sai sót, nhất là lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu và cách thức diễn đạt. Nhưng thường thì việc kiểm tra và điều chỉnh sai sót được tiến hành đồng thời với việc viết bài, gắn liền với quá trình tạo văn bản. (Điều này ban đầu thường được tôi áp dụng với đối tượng học sinh khá, giỏi).
	- Việc hoàn thiện bài viết cũng có thể được thực hiện ở một thời điểm khác, với một yêu cầu khác. Đó là việc hoàn thiện bài viết sau khi đã được giáo viên chấm, nhận xét. Lúc này những lỗi của học sinh trong bài viết đã được chỉ ra, học sinh chỉ cần phải sửa lại cho đúng dựa theo những gợi ý của giáo viên hoặc những lỗi sai tương tự đã sửa trên lớp. Bản thân tôi thường yêu cầu đa số học sinh hoàn thiện bài viết theo cách này. Trong giờ trả bài, tôi cố gắng sửa chữa những lỗi phổ biến và điển hình nhất, yêu cầu học sinh ghi chép lại, sau đó về nhà tự sửa chữa, hoàn thiện bài viết của mình và rút kinh nghiệm cho các bài viết tiếp theo.
	4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
	- Trong bài viết số 1, học sinh đã được thực hành viết bài văn nghị luận nhưng chưa học kĩ về một số kĩ năng như phân tích đề, lập dàn ý. Sau khi học sinh được học bài" Phân tích đề và lập dàn ý trong bài văn nghị luận", ở tiết trả bài làm văn số 1, tôi chú ý tập trung dành thời gian rèn luyện hai kĩ năng này cho các em theo như cách ở trên. Kết quả ở bài viết số 2 ngay sau đó đã có sự chuyển biến rất rõ ràng. Hơn 80% học sinh trong lớp tiến hành phân tích đề trước khi làm bài. Số lượng học sinh lập dàn ý trước khi làm bài và tuân thủ vào dàn ý khi làm bài tăng đán

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_ren_luyen_mot_so_ky_nang_lam_van_nghi_luan.doc