SKKN Dạy học sinh thpt đọc – hiểu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu từ phương diện kết cấu

SKKN Dạy học sinh thpt đọc – hiểu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu từ phương diện kết cấu

Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục ở nhà trường phổ thông theo hướng chuyển từ trọng tâm cung cấp kiến thức sang trọng tâm phát triển năng lực cho học sinh. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung, dạy đọc Văn nói riêng theo hướng hình thành ở học sinh năng lực đọc - hiểu, năng lực thưởng thức và đánh giá nghệ thuật, là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

 Kết cấu là một phạm trù có tính phổ quát trong đời sống và trong văn học. Sáng tác văn học, xét theo một phương diện nhất định cũng chính là nghệ thuật kết cấu. Trong một tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự dung hợp, quyện hòa giữa các yếu tố khác loại như tinh thần và vật chất, chủ quan và khách quan, tĩnh tại và vận động, vô hạn và hữu hạn,. Chính kết cấu chứ không phải cái gì khác là phương tiện đảm bảo cho những mối quan hệ và liên hệ có thể giúp nhà văn phát triển được cách cảm thụ, cách nhìn cuộc sống, con người một cách sáng rõ nhất theo kiểu của nghệ thuật.

Trong thực tế dạy học, giáo viên (GV) chủ yếu giảng bình, thuyết trình về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản; việc hình thành cho học sinh (HS) các kiến thức phương pháp - kiến thức công cụ về cách thức đọc – hiểu một văn bản văn chương từ các phương diện cụ thể như nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, để học sinh có thể vận dụng vào việc đọc – hiểu các văn bản mới cùng thể loại, ngoài chương trình chưa được coi trọng. Kết cấu tác phẩm văn học là một vấn đề phức tạp, tìm hiểu kết cấu tác phẩm văn học là một vấn đề khó nhưng là một trong những chìa khóa cơ bản để tiếp cận chiều sâu giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, nâng cao năng lực thưởng thức và đánh giá nghệ thuật ở người tiếp nhận.

Vì những lí do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài Dạy học sinh THPT đọc – hiểu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu từ phương diện kết cấu với mong muốn qua khảo sát đặc điểm kết cấu bài thơ Vội vàng và thực trạng dạy học bài thơ Vội vàng ở THPT đề xuất được các biện pháp, cách thức, hình thức hướng dẫn học sinh đọc bài thơ Vội vàng từ phương diện kết cấu nhằm góp phần nâng cao năng lực đọc văn của học sinh THPT.

 

doc 23 trang thuychi01 13603
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học sinh thpt đọc – hiểu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu từ phương diện kết cấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG PT NGUYỄN MỘNG TUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC SINH THPT ĐỌC – HIỂU BÀI THƠ VỘI VÀNG CỦA XUÂN DIỆU TỪ PHƯƠNG DIỆN
 KẾT CẤU
 Người thực hiện: Vũ Thị Hoàng Yến
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN môn: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
Trang
1. 
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục ở nhà trường phổ thông theo hướng chuyển từ trọng tâm cung cấp kiến thức sang trọng tâm phát triển năng lực cho học sinh. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung, dạy đọc Văn nói riêng theo hướng hình thành ở học sinh năng lực đọc - hiểu, năng lực thưởng thức và đánh giá nghệ thuật, là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
 Kết cấu là một phạm trù có tính phổ quát trong đời sống và trong văn học. Sáng tác văn học, xét theo một phương diện nhất định cũng chính là nghệ thuật kết cấu. Trong một tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự dung hợp, quyện hòa giữa các yếu tố khác loại như tinh thần và vật chất, chủ quan và khách quan, tĩnh tại và vận động, vô hạn và hữu hạn,... Chính kết cấu chứ không phải cái gì khác là phương tiện đảm bảo cho những mối quan hệ và liên hệ có thể giúp nhà văn phát triển được cách cảm thụ, cách nhìn cuộc sống, con người một cách sáng rõ nhất theo kiểu của nghệ thuật. 
Trong thực tế dạy học, giáo viên (GV) chủ yếu giảng bình, thuyết trình về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản; việc hình thành cho học sinh (HS) các kiến thức phương pháp - kiến thức công cụ về cách thức đọc – hiểu một văn bản văn chương từ các phương diện cụ thể như nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, để học sinh có thể vận dụng vào việc đọc – hiểu các văn bản mới cùng thể loại, ngoài chương trình chưa được coi trọng. Kết cấu tác phẩm văn học là một vấn đề phức tạp, tìm hiểu kết cấu tác phẩm văn học là một vấn đề khó nhưng là một trong những chìa khóa cơ bản để tiếp cận chiều sâu giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, nâng cao năng lực thưởng thức và đánh giá nghệ thuật ở người tiếp nhận. 
Vì những lí do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài Dạy học sinh THPT đọc – hiểu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu từ phương diện kết cấu với mong muốn qua khảo sát đặc điểm kết cấu bài thơ Vội vàng và thực trạng dạy học bài thơ Vội vàng ở THPT đề xuất được các biện pháp, cách thức, hình thức hướng dẫn học sinh đọc bài thơ Vội vàng từ phương diện kết cấu nhằm góp phần nâng cao năng lực đọc văn của học sinh THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kết cấu bài thơ Vội vàng 
- Khảo sát thực trạng dạy và học bài thơ Vội vàng trong chương trình Ngữ văn 11
- Đề xuất khung năng lưc đọc – hiểu kết cấu bài thơ Vội vàng; các nguyên tắc, biện pháp, cách thức hướng dẫn học sinh đọc bài thơ Vội vàng từ phương diện kết cấu.
- Thực nghiệm thiết kế giáo án và tổ chức dạy học bài thơ Vội vàng ở chương trình Ngữ văn 11 theo hướng đặt trọng tâm vào khai thác kết cấu tác phẩm.
- Là tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh và những người có quan tâm đến việc dạy học Văn ở nhà trường phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 	Do khuôn khổ và thời gian có hạn, ở đề tài này chúng tôi không nghiên cứu phương pháp dạy học đọc – hiểu tất cả các phương diện nghệ thuật của bài thơ Vội vàng nói chung mà chỉ tập trung vào một phương diện cơ bản và phức tạp là kết cấu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kết cấu bài thơ Vội vàng và việc dạy học sinh THPT đọc - hiểu bài thơ Vội vàng từ phương diện kết cấu.
- Điều tra, khảo sát, phỏng vấn, dự giờ đọc – hiểu bài thơ Vội vàng ở nhà trường THPT. 
- Thống kê, phân loại, đánh giá thực trạng dạy học sinh THPT đọc bài thơ Vội vàng từ phương diện kết cấu.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng lí thuyết dạy học sinh đọc – hiểu bài thơ Vội vàng từ phương diện kết cấu.
- Phân loại thống kê, đánh giá kết quả thực nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Đọc văn và đọc - hiểu văn bản là một phần nội dung cấu thành môn Ngữ văn; là một hoạt động, quá trình nhận thức, tương tác, kiến tạo nghĩa cho văn bản, khai thác các tầng ý nghĩa và thông điệp mà nhà văn gửi gắm qua văn bản nghệ thuật; là một kĩ thuật, kĩ năng cảm thụ, tiếp nhận văn bản. 
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật”. Kết cấu là vấn đề khó, phức tạp nhưng là một trong những chìa khóa, con đường quan trọng để tiếp cận tác phẩm, chạm tới chiều sâu thế giới nghệ thuật và các khái quát nghệ thuật của tác phẩm. Vì vậy, dạy học sinh THPT đọc - hiểu kết cấu bài thơ Vội vàng là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao năng lực thưởng thức và đánh giá nghệ thuật ở người tiếp nhận, đồng thời hình thành cho học sinh các kiến thức phương pháp - kiến thức công cụ về cách thức đọc - hiểu một văn bản văn chương từ phương diện kết cấu, từ đó giúp học sinh có thêm một công cụ, phương tiện quan trọng có thể vận dụng vào việc đọc - hiểu, tự khám phá các bài Thơ mới khác ngoài chương trình.
Trong bối cảnh chúng ta đang đề cao việc phát triển năng lực học sinh, đọc - hiểu kết cấu bài thơ Vội vàng là nội dung hết sức cần thiết mà GV cần quan tâm hướng dẫn HS trong quá trình dạy học Văn ở nhà trường THPT. Nó là cơ sở khoa học để khắc phục lối bình tán chủ quan, thoát ly khỏi tác phẩm; góp phần giải quyết nhu cầu đổi mới nội dung, phương pháp nghiên cứu, khắc phục xu hướng nghiên cứu phê bình và phân tích tác phẩm văn học nặng về xã hội học, ấn tượng chủ quan, tùy tiện. Vì vậy, hướng dẫn HS đọc bài thơ Vội vàng từ phương diện kết cấu nhằm góp phần hình thành năng lực đọc – hiểu thơ cho học sinh THPT, phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay. 
	Theo tinh thần đổi mới, việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực đọc - hiểu văn bản cho học sinh là mục tiêu trung tâm của phần đọc Văn và môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông. Vì thế, chú trọng đến vấn đề dạy học sinh cách thức đọc - hiểu kết cấu ài thơ Vội vàng là hướng nghiên cứu phù hợp và cấp thiết, đáp ứng trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học Văn ở trường phổ thông hiện nay. Khi đã có kĩ năng đọc, học sinh không còn lệ thuộc hoàn toàn vào thầy như trước mà sẽ làm chủ hoạt động đọc hiểu, chủ động, tự giác, với tư cách là một bạn đọc độc lập sáng tạo. Đọc để tìm cái mình cần, đọc để đối thoại với tác giả, với giáo viên, với cách hiểu của người đi trước, với cách hiểu tích lũy ban đầu của chính mình.
2.2. Thực trạng dạy HS đọc – hiểu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
	 Trong bối cảnh hiện nay, nhìn chung việc dạy học Văn trong nhà trường phổ thông đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động trong giờ học, giáo viên nỗ lực trong việc tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy, do đó, nhiều giờ dạy học Văn đã đạt được những hiệu quả nhất định. Song, so với mục tiêu đặt ra, việc đổi mới phương pháp dạy học Văn vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
	Qua khảo sát chương trình, sách giáo khoa, giáo án, tiến hành dự giờ, tham khảo giáo án, phỏng vấn 9 giáo viên và 240 học sinh lớp 11 thuộc PT Nguyễn Mộng Tuân ( huyện Đông Sơn) thuộc tỉnh Thanh Hóa, tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn khi dạy học bài thơ Vội vàng như sau: 	
2.2.1. Về mặt thuận lợi
Trong những năm gần đây, phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người dẫn dắt, tổ chức các hoạt động dạy học. Việc học sinh tham gia khám phá, tự do thể hiện những quan điểm, suy nghĩ của mình giúp các em thấy đọc văn là một việc làm có ý nghĩa đối với bản thân, từ đó yêu thích việc đọc văn hơn. Học sinh phát triển khả năng cảm thụ văn học và phát triển tư duy phê phán. Sự đổi mới phương pháp dạy học mang tính tích cực đã tạo ra môi trường học tập thân thiện, học sinh cảm thấy thoải mái, hứng thú sử dụng vốn hiểu biêt, trải nghiệm của mình để khám phá tác phẩm. Học sinh luôn nhận được sự trợ giúp đắc lực của giáo viên bất cứ lúc nào. Nhờ đó mà hiệu quả giờ dạy vừa hứng thú vừa hiệu quả hơn.
Mặt khác, việc tiếp cận với công nghệ thông tin cũng tạo nhiều thuận lợi cho giờ đọc - hiểu bài thơ Vội vàng. Học sinh có thể tự tiếp cận, khai thác, xử lí thông tin, tài liệu tham khảo liên quan đến giờ học từ mạng internet. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin mà giáo viên và học sinh có thể tự sử dụng phần mềm phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập. Việc lưu trữ, đánh giá kết quả học Văn của học sinh cũng trở nên khách quan, chính xác, thuận lợi hơn. Việc thiết kế giáo án trên máy tính tiết kiệm được nhiều thời gian, bài dạy phong phú, sinh động hơn, dễ tạo hứng thú học Văn cho học sinh.
2.2.2. Những khó khăn, bất cập
Vì áp lực quá tải, giáo viên phải từ bỏ những cuộc giao tiếp văn chương đúng nghĩa trên lớp. Thầy và trò phải chạy đua với thời gian để hoàn thành kế hoạch dạy học. Thay bằng những giờ đối thoại giữa thầy và trò trong không khí đàm đạo văn chương dân chủ là những giờ “lao động”, thuyết trình, ghi chép với khối lượng kiến thức khổng lồ trong quỹ thời gian có hạn. Vì áp lực quá tải, nhiều giờ văn trở thành “cưỡi ngựa xem hoa”, giáo viên khó tạo được ấn tượng, sự lắng đọng văn chương ở học sinh. Cùng với những khó khăn trên, mặc dù quan điểm dạy học sinh năng lực tự đọc và cắt nghĩa tác phẩm được nhấn mạnh nhưng hiện nay khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu bài thơ Vội vàng , nhiều giáo viên chưa có khả năng cụ thể hóa khung năng lực đọc – hiểu cũng như khung năng lực đọc – hiểu kết cấu bài thơ Vội vàng làm căn cứ để xác định mục tiêu và phương pháp, cách thức rèn HS kĩ năng đọc độc lập. Vì vậy, năng lực đọc – hiểu kết cấu bài thơ Vội vàng vẫn là một vấn đề mà cả thầy và trò còn nhiều lúng túng, chưa khai thác hết chiều sâu của tác phẩm. 
Thực trạng dạy học cho thấy việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy Văn của giáo viên chỉ mới mang tính hình thức chứ chưa thực sự đem lại hiệu quả. Giáo viên chủ động cung cấp kiến thức, áp đặt cách hiểu, cách cảm, cách nghĩ, những kinh nghiệm, hiểu biết của mình tới học sinh mà chưa chỉ cho các em con đường tích cực, chủ động để thu nhận kiến thức, so sánh, phát biểu cảm nghĩ hay liên hệ với thực tiễn đời sống xã hội và đời sống của bản thân học sinh. Về phía học sinh, qua quan sát dự giờ cho thấy, các em chưa tập trung chú ý cao độ, chưa chủ động khám phá bài học, chưa có nhu cầu bộc lộ tình cảm cá nhân trong giờ học. Thói quen thụ động trong giờ học đã thủ tiêu óc sáng tạo, biến học sinh thành những người quen suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn, “nô lệ” của sách vở. 
Tóm lại, qua điều tra, dự giờ, chúng tôi thấy việc dạy học sinh có kĩ năng đọc - hiểu kết cấu bài thơ Vội vàng ở nhà trường THPT hiện nay chưa được chú trọng, chưa hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chính là các nghiên cứu lí thuyết về vấn đề này còn đang bỏ ngỏ. Vì vậy, đề xuất các biện pháp, cách thức hướng dẫn học sinh đọc – hiểu kết cấu bài thơ Vội vàng là nội dung trọng tâm.
2.3. Các biện pháp dạy HS THPT đọc - hiểu bài thơ Vội vàng từ phương diện kết cấu
2.3.1. Phác thảo khung năng lực đọc - hiểu bài thơ Vội vàng
 Nhận biết 
 Thông hiểu 
 Vận dụng
 Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Tóm tắt thông tin chính về tác giả (cuộc đời, con người, đặc điểm sáng tác), hoàn cảnh sáng tác.
- Lí giải được mối quan hệ, ảnh hưởng của các yếu tố về nhà thơ, hoàn cảnh sáng tác vào việc lựa chọn đề tài, thể thơ, kiểu bố cục, kết cấu bài thơ.
- Khái quát được ý nghĩa của thế giới hình tượng từ việc phân tích các yếu tố kết cấu hình tượng của bài thơ.
- So sánh cấu trúc, sự biến đổi giữa các câu thơ, khổ thơ trong bài thơ.
- Khái quát được ý nghĩa, tác dụng của kết cấu đối với việc thể hiện chủ đề tư tưởng và chiều sâu ý nghĩa của bài thơ.
- Phát hiện được kết cấu bề sâu của tác phẩm.
- Phát biểu cảm xúc, suy nghĩ về nghệ thuật kết cấu của bài thơ.
- Lí giải được ý nghĩa kết cấu bề sâu (kết cấu chỉnh thể) của bài thơ.
- Phân tích, đánh giá được nét độc đáo trong cách cấu tứ, kết cấu bài thơ.
- Vận dụng những hiểu biết về các tác phẩm đã học và kĩ năng đọc – hiểu kết cấu vào việc đọc – hiểu một văn bản Thơ mới tương tự.
- Xác định đề tài, thể loại, thể thơ.
- Nhận diện, mô tả được kết cấu hình tượng của bài thơ (nhân vật trữ tình, nhan đề, lời đề từ, bố cục, mạch cảm xúc, giọng điệu chủ đạo, không gian, thời gian, hình ảnh, biểu tượng).
- Lí giải, phân tích, cắt nghĩa được nội dung, chức năng, ý nghĩa của các yếu tố kết cấu hình tượng và mối quan hệ giữa chúng trong việc bộc lộ chủ đề, tư tưởng bài thơ.
- Nhận diện, mô tả được kết cấu ngôn từ của bài thơ (cách cấu tứ, nhịp điệu, sự biến đổi giọng điệu, các biện pháp tu từ).
2.3.2. Các biện pháp dạy HS THPT đọc - hiểu bài thơ Vội vàng từ phương diện kết cấu
2.3.2.1. Cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản về kết cấu làm cơ sở giúp HS tìm hiểu kết cấu của các tác phẩm cụ thể
Kiến thức lý luận là kiến thức công cụ, phương tiện, phương pháp. Có phương pháp, phương tiện thực hiện, hoạt động bao giờ cũng có sự định hướng và khoa học hơn. HS cần được cung cấp những kiến thức cơ bản về khái niệm kết cấu, các bình diện, cấp độ của kết cấu làm công cụ đọc – hiểu các văn bản. Những kiến thức đó sẽ soi sáng, định hướng cho việc đọc – hiểu và lí giải giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm cụ thể; nâng cao năng lực thưởng thức và đánh giá nghệ thuật ở người đọc. Đồng thời, học sinh có thể vận dụng vào việc đọc – hiểu, tự khám phá các bài khác ngoài chương trình nhằm góp phần hình thành năng lực đọc – hiểu thơ, phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay.
2.3.2.2. Xác định và cắt nghĩa nội dung nhan đề, lời đề từ của bài thơ
Nhan đề thơ thường thâu tóm tinh thần cơ bản của nội dung bài thơ, làm cho người đọc nhớ và phân biệt với các bài thơ khác. Đối với những bài thơ có nhan đề, cần cho HS đọc kĩ toàn bài và suy nghĩ từ đề thơ để tìm hiểu nội dung sáng tác của tác giả. Nhan đề là một trong những điểm tựa để nhà thơ kết cấu tác phẩm, triển khai dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. “Nhan đề không chỉ cung cấp cho người đọc một đầu mối để thấu hiểu chủ ý của nhà thơ mà còn gợi mở những cách tiếp cận khác nhau đối với những bí ẩn và giá trị của tác phẩm, khơi gợi hứng thú thẩm mĩ, sự tò mò trí tuệ ở người đọc. Chú ý giải mã chức năng, ý nghĩa của nhan đề tác phẩm là một thủ pháp khả thi để tiếp cận giá trị, ý nghĩa tác phẩm trong tính đa dạng và chiều sâu vốn có của nó, góp phần khái quát kết cấu văn bản”[7, tr. 70]. 
* Hướng dẫn học sinh dự đoán đề tài, chủ đề, nội dung văn bản từ nhan đề: Đây là biện pháp tích cực hóa hoạt động cảm thụ của học sinh. Dự đoán đề tài, chủ đề văn bản là bước khởi động để thu hút sự tập trung chú ý của học sinh vào văn bản, thâm nhập văn bản, khuyến khích sự tích cực, năng động của chủ thể bạn đọc. Hơn nữa, nó còn giúp giáo viên nắm bắt được mức độ thông hiểu của học sinh để có biện pháp, cách thức phù hợp nhằm giúp học sinh khám phá chủ đề văn bản. 
* Hướng dẫn học sinh đọc văn bản để xác định sự phù hợp giữa đề tài, chủ đề, nội dung với nhan đề, lời đề từ của văn bản: Sau khi HS dự đoán nội dung nhan đề văn bản, GV cho HS đọc lướt văn bản, tìm các câu, từ, nội dung có liên quan đến nhan đề góp phần tạo ra sợi dây xuyên suốt bài thơ. Qua đó, HS có thể hiểu và lí giải được vai trò quan trọng của nhan đề, lời đề từ trong việc bộc lộ rõ chủ đề tư tưởng và mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng trong văn bản. 
* Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức về đặc điểm phong cách sáng tác của nhà thơ để xác định nội dung nhan đề:
Nhan đề là dấu hiệu quan trọng bậc nhất khiến người đọc nhớ về tác phẩm. Nhan đề tác phẩm văn học có những dạng cấu tạo và chức năng khác nhau, phù hợp với đặc điểm thi pháp, đặc điểm tác giả, giai đoạn, trào lưu văn học. Cách đặt nhan đề thể hiện mối liên hệ giữa nhan đề với nội dung sự kiện trong văn bản, giữa nhan đề với đặc điểm sáng tác của nhà văn, gắn với cá tính sáng tạo của tác giả. Vì vậy, cần hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức về đặc điểm sáng tác, đặc trưng phong cách nhà thơ để xác định nội dung nhan đề bài thơ. 
2.3.2.3. Hướng dẫn học sinh xác định bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ
Trong kết cấu văn bản ngôn từ của tác phẩm văn học, bố cục là sự phân bố các đoạn, phần, khổ trong tác phẩm. Bố cục có nhiệm vụ tạo đường dây liên hệ về không gian và thời gian cho các sự kiện, các tình tiết, để tác giả thể hiện rõ tư tưởng của mình. Đó cũng là một yếu tố trong đặc điểm kết cấu tác phẩm. Nó liên kết các yếu tố hình thức nhằm phục vụ nội dung, phục vụ đối tượng biểu hiện và ý định của nhà văn dưới sự chỉ đạo của chủ đề và tư tưởng thẩm mĩ. Còn mạch cảm xúc – nét bản chất và cũng là nội dung chủ yếu của thơ trữ tình. Chính mạch cảm xúc đã chi phối toàn bộ quá trình sáng tạo thơ, chi phối kết cấu bài thơ, hiện diện rõ nét trong bài thơ và có sức tác động, lây lan, tạo sự đồng cảm sâu sắc, mãnh liệt nơi bạn đọc. Xác định bố cục và phát hiện, cảm nhận dòng tâm tư, mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình là một yêu cầu cơ bản của đọc – hiểu kết cấu thơ. 
* Hướng dẫn học sinh cách xác định bố cục bài thơ: 
Xác định bố cục là cơ sở để nhận diện mạch cảm xúc của bài thơ. GV yêu cầu HS đọc lướt để nhận diện số đoạn, số khổ, số dòng thơ và tóm tắt ý chính của từng đoạn. Khi HS đã nhận ra nội dung chính của từng phần cũng là lúc lôgic bài thơ, lôgic mạch cảm xúc dần dần lộ rõ. 
* Hướng dẫn HS tìm hiểu cách mở đầu – kết thúc bài thơ, khổ thơ:
Mở đầu và kết thúc bài thơ là một điểm nhấn, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo cho bài thơ một sắc thái thẩm mĩ riêng biệt. Mở đầu bao giờ cũng có tác dụng đưa người đọc vào một không khí, một trạng thái cảm xúc nhất định. Phần kết thường gắn với quan niệm về sự trọn vẹn, hoàn tất, vừa thâu tóm toàn bộ nội dung ở trên, vừa tạo dư âm trong lòng người đọc. Vì vậy, cách mở đầu – kết thúc bài thơ thường là kết quả của quá trình tìm kiếm của nhà nghệ sĩ; là nơi gửi gắm những tâm tư, dụng ý nghệ thuật nhất định. Để đọc ra tâm tư, dụng ý đó, để góp phần nhận diện kết cấu và khái quát chủ đề tác phẩm, việc tìm hiểu cách mở đầu – kết thúc của bài thơ cũng là một việc làm cần thiết.
* Hướng dẫn HS xác định mạch liên kết giữa các khổ thơ, đoạn thơ:
Một bài thơ thường chứa đựng nhiều cảm xúc, tâm trạng. Những cảm xúc, tâm trạng này không trùng lặp nhau mà thường được chuyển hóa linh hoạt tạo nên những cung bậc, những cường độ cảm xúc khác nhau trong bài thơ. Chính sự vận động của mạch cảm xúc đa dạng, những cung bậc tình cảm phong phú đã tạo nên kết cấu độc đáo của bài thơ. Và đây cũng chính là cơ sở của sự vận động, phát triển của hình tượng thơ, mạch liên kết giữa các khổ, đoạn trong bài thơ. Xác định được mối quan hệ, mạch liên kết giữa các phần, đoạn, khổ, câu thơ không chỉ giúp người đọc khái quát cảm hứng chủ đạo, chủ đề của bài thơ mà còn là cơ sở để lần giở kết cấu của tác phẩm.
2.3.2.4. Hướng dẫn học sinh phân tích hình tượng trữ tình 
Hình tượng trữ tình là một trong những yếu tố trung tâm của tác phẩm trữ tình, là yếu tố then chốt tạo nên kết cấu chỉnh thể của tác phẩm. Nội dung tác phẩm trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch. Nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ. Qua những trang thơ ta như gặp tâm hồn người, tấm lòng người. Phân tích hình tượng trữ tình là nhiệm vụ quan trọng trong tiếp nhận thơ trữ tình. Hướng dẫn HS phân tích hình tượng trữ tình chính là phân tích đặc điểm kết cấu bề mặt, cũng là mở ra cho HS con đường đi vào và giải mã thông điệp nghệ thuật mà nhà thơ gửi gắm cho người đọc, cho cuộc đời. 
* Hướng dẫn HS phát hiện và cắt nghĩa hình tượng nhân vật trữ tình trực tiếp:
Thơ trữ tìn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_sinh_thpt_doc_hieu_bai_tho_voi_vang_cua_xuan_di.doc