SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh thông qua bài học “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ” của V. Huy - Gô – Ngữ văn 11 - Tập 2)

SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh thông qua bài học “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ” của V. Huy - Gô – Ngữ văn 11 - Tập 2)

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất ở người học.

Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đó là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường chúng tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực sự khách quan, chính xác (chủ yếu tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá quá trình.

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cần phải đào tạo ra con người mới năng động, sáng tạo, thành thạo các kĩ năng đang là vấn đề cần thiết. Vì vậy, dạy học môn ngữ văn không chỉ là giáo dục học sinh hoàn thiện nhân cách mà còn chú ý đến việc định hướng phát triển các năng lực để học sinh có thể hội nhập nhanh chóng, bắt kịp xu thế thời đại.

 

doc 26 trang thuychi01 10752
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh thông qua bài học “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ” của V. Huy - Gô – Ngữ văn 11 - Tập 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
TÍCH CỰC NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO 
NĂNG LỰC HỌC SINH QUA BÀI HỌC
“ NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN”
(SGK NGỮ VĂN 11 – TẬP 2 – CT CƠ BẢN)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Đặng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2018
 MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
2
2
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giảng dạy, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
3
3
4
5
16
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị:
18
18
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất ở người học. 
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đó là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường chúng tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực sự khách quan, chính xác (chủ yếu tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá quá trình. 
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cần phải đào tạo ra con người mới năng động, sáng tạo, thành thạo các kĩ năng đang là vấn đề cần thiết. Vì vậy, dạy học môn ngữ văn không chỉ là giáo dục học sinh hoàn thiện nhân cách mà còn chú ý đến việc định hướng phát triển các năng lực để học sinh có thể hội nhập nhanh chóng, bắt kịp xu thế thời đại.
Hiện nay, thực tế, học sinh nước ta nói chung và học sinh trường THPT Yên Định 1 nói riêng đa phần đều rất lúng túng khi gặp các tình huống cần phải giải quyết trong thực tiễn cuộc sống, vì vậy, dạy học hướng đến phát triển năng lực ở người học là rất quan trọng. 
Bên cạnh đó, học sinh thời nay có xu hướng ưa chuộng và học lệch về các môn tự nhiên, chính vì thế đa phần học sinh cho rằng học môn Văn là không cần thiết vì không ứng dụng thực tế nhiều bằng các môn tự nhiên, nên dạy học môn Văn lại gặp nhiều khó khăn hơn. Cần phải thay đổi một phương pháp dạy học phù hợp và nội dung bài dạy cần phải thiết thực hơn nữa mới đáp ứng được nguyện vọng và tạo hứng thú học văn hơn.
Nằm trong xu thế chung của thời đại, trường THPT Yên Định 1 cũng là ngôi trường có đa phần học sinh học theo ban tự nhiên hoặc ban cơ bản A, vì vậy việc tạo hứng thú cho học sinh học tập môn Ngữ văn là điều không dễ. Hơn thế nữa, xuất phát từ chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, nhằm khơi dậy niềm yêu thích học văn, phát triển năng lực toàn diện của học sinh cũng góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới và nâng cao hiệu quả dạy học môn ngữ văn.
Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy trong mỗi tiết dạy cần phải có sự sáng tạo về mặt phương pháp dạy học và quan trọng sau mỗi tiết dạy học sinh thu được kiến thức gì, có thể áp dụng vào giải quyết tình huống thực tiễn hay không? Bởi cuộc sống đôi khi không giống với những gì trên sách vở đã dạy. Chính vì thế, trong mỗi tiết dạy, tôi thường vận dụng đa dạng các phương pháp dạy học để giúp học sinh vừa hứng thú với việc học vừa có thể phát huy các năng lực của bản thân sau này ra trường có thể tự tin trong cuộc sống.
Văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ” của V. Huy-gô) là một văn bản trích từ tác phẩm văn học nước ngoài, lâu nay vẫn không được giáo viên và học sinh chú trọng. Chính quan điểm cho rằng ‘thi gì học nấy” đã dẫn đến điều đó. Nhưng bản thân tôi cũng nhận thấy rằng: Những tác phẩm văn học nước ngoài trích học trong chương trình phổ thông phần lớn đều là những kiệt tác của nhân loại, việc dạy học các tác phẩm hay đoạn trích đó không chỉ giúp học sinh bước đầu tiếp cận với nền văn học thế giới mà thông qua đó chúng ta còn có thể góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết, chuẩn bị hành trang cho các em bước vào cuộc sống trong xu thế hội nhập hiện nay.
Từ những lí do khách quan và chủ quan như đã nói ở trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh thông qua bài học “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ” của V. Huy-gô – Ngữ văn 11-Tập 2)”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp cho GV tìm ra phương pháp tiếp cận mới đối với đoạn trích “ Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ” của V. Huy-gô – Ngữ văn 11-Tập 2)”, tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú cho giờ dạy, góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nói chung và các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn Ngữ văn.
- Đoạn trích “ Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ” của V. Huy-gô – Ngữ văn 11-Tập 2)”
- Học sinh lớp khối lớp 11 trường THPT  Yên Định 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, so sánh.
- Phương pháp tổng hợp
2. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng. 1998) có giải thích: Năng lực là:
“Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố(phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung, cốt lõi” .
	Có nhiều năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học như: năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề ; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông...Trong số đó, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh là mục tiêu quan trọng. Qua đó, góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển các năng lực khác. Để đạt được mục tiêu đó, nhất thiết phải áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Đó là các phương pháp tiến hành dựa theo tiến trình nhận thức khoa học. Phải dựa trên tiến trình ấy, học sinh mới có thể tham gia vào hoạt động sáng tạo, giải quyết vấn đề. Việc tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đạt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục và đào tạo. Trong các phương pháp dạy học tích cực, học sinh là chủ thể nhận thức; giáo viên tổ chức kiểm tra, định hướng hoạt động học tập của học sinhmootj các hợp lí; giúp học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng, kiến tạo tri thức cho riêng mình. Hoạt động học của học sinh bao gồm sự nghiên cứu, khai thác tư liệu dạy học, trao đổi, tranh luận với nhau và trao đổi với giáo viên. Mặc dù có thể được thể hiện qua nhiều hình thức nhưng nhìn chung, các phương pháp dạy học tích cực đều có những đặc trưng cơ bản sau: 	
- Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...
- Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
- Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp giáo viên – học sinh và học sinh – học sinh nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
- Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
 	Bên cạnh những phương pháp dạy học theo đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, việc phát huy các phương pháp dạy học tích cực cũng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn đạt hiệu quả : Thảo luận nhóm, Đóng vai, Nghiên cứu tình huống, và các kĩ thuật dạy học tích cực được thực hiện trong các hoạt động dạy học.
	Trên đây là những căn cứ lí thuyết mà chúng tôi lấy làm cơ sở nghiên cứu để tổng hợp trong sáng kiến kinh nghiệm của mình
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Thuận lợi:
 Trường THPT Yên Định 1 là một ngôi trường mà đa số học sinh học theo ban tự nhiên hoặc theo ban cơ bản A, vì vậy việc vận dung các phương pháp dạy học tích cực gắn với việc giải quyết các tình huống giả định xảy ra trong thực tiễn đời sống vào giảng dạy đã tạo hứng thú cho học sinh, đồng thời cũng góp phần vào việc giáo dục lí tưởng, phẩm chất đạo đức, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho học.
 Mặt khác, đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ” của V. Huy-gô) trong chương trình ngữ văn 11 cũng không phải là đoạn trích mới đưa vào chương trình, hơn nữa tác phẩm “Những người khốn khổ” cũng đã được chuyển thể thành phim nên cũng không mấy xa lạ đối với nhiều người dân Việt Nam, vì vậy khi hướng dẫn học sinh tiếp cận đoạn trích cũng dễ dàng hơn.
Khó khăn:
 Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ” của V. Huy-gô) là đoạn trích từ một tác phẩm văn học Pháp, một nền văn học không phải dễ dàng tiếp cận đối với nhiều người. Mặt khác đa số học sinh lại chưa được đọc cả tác phẩm “Những người khốn khổ” nên khi hướng dẫn học sinh tiếp cận đoạn trích cũng có phần khó khăn.
 Với thời lượng 2 tiết dạy, mà phải đảm bảo cho học sinh vừa tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, lại vừa phải thông qua các hoạt động học tập để hình thành năng lực thì thật sự là thử thách đối với giáo viên. Trong khi đó, đa số học sinh bây giờ không coi trọng môn Văn như trước kia, để tạo hứng thú cho học sinh khi học tập môn Văn rất khó.
 Vì vậy, tâm lí của đa phần giáo viên cho rằng: Đoạn trích được trích từ tác phẩm văn học nước ngoài, sẽ không nằm trong chương trình thi nên không chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực mà chủ yếu vẫn dạy theo kiểu thuyết giảng và sơ sài, qua loa. Nếu có đổi mới cũng chỉ mang tính hình thức nên dẫn đến hiệu quả dạy học không cao.
Trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi thấy việc dạy – học đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ” của V. Huy-gô) trong chương trình Ngữ văn 11 tại đơn vị chưa thật phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của học sinh. Điều đó, thể hiện ở những tồn tại sau:
- Phương pháp đọc – hiểu chủ yếu vẫn theo hướng truyền thụ một chiều những cảm nhận của giáo viên về văn bản, chưa hướng tới việc cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản. Dạy học chú trọng đến cung cấp nội dung tư tưởng của văn bản, ít chú trọng đến các phương tiện nghệ thuật. Tóm lại, vẫn là chú trọng dạy kiến thức hơn là hình thành kỹ năng.
- Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được – tính dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân.
- Phương pháp đóng vai thực sự là phương pháp chưa được giáo viên chú trọng. Nếu có thực hiện thì chỉ là dạng bài viết (chẳng hạn nhập vai Giăng-van-Giăng kể lại nội dung sự việc được thể hiện trong đoạn trích), việc chuyển thể thành kịch bản, xử lí tình huống giả định, trình bày một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy mà học sinh ít có cơ hội bày tỏ thái độ, chưa hứng thú, chưa hình thành được các kỹ năng và năng lực của người học.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp chung:
 - Trong giờ học, giáo viên đóng vai trò là người cố vấn, chủ động lồng ghép trò chơi, vận dụng các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn và các phương pháp dạy học tích cực để phát huy vai trò chủ động tích cực, khả năng sáng tạo của học sinh khi tiếp cận đoạn trích.
2.3.2. Giải pháp cụ thể: 
Lồng ghép trò chơi, vận dụng các phương pháp dạy học: đọc - hiểu; thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống, đóng vai để thiết kế giáo án dạy thử nghiệm:
* GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM:
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
 (Trích “Những người khốn khổ”- V. Huy-gô)
(Ngữ văn 11, Kì 2, 02 tiết)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
 - Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương và căm giận của những con người khốn khổ. 
- Sự khôi phục uy quyền của người cầm quyền
- Ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền, làm an lòng những người khốn khổ.
-Những biểu hiện của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa trong đoạn trích tác phẩm.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. 
- Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục lòng trân trọng và yêu thương con người nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh.
- Phát huy tính chủ động, đầu óc phê phán qua việc khẳng định tình thương con người như một giải pháp thay đổi xã hội được thế giới đề xuất.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.	
- Năng lực giải quyết những tình huống có vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án/ thiết kế bài học. 
- Các slides trình chiếu. 
- Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để học sinh điền thông tin, các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình đọc hiểu.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Chuẩn bị ở nhà theo các yêu cầu sau:
- Đọc trước văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (Trích “Những người khốn khổ”-V. Huy-gô) và trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
- Ghi lại tên các tác phẩm (đoạn trích) văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn 11 từ đầu năm đến nay. 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động 
GV chia lớp học thành 6 nhóm tham gia trò chơi “Mảnh ghép bí mật”
Có sự hỗ trợ của máy chiếu, GV đưa ra một bức tranh bị phủ kín bởi 6 mảnh ghép, mỗi mảnh ghép (được đánh số từ 1-6) ứng với một câu hỏi. Mỗi nhóm chọn một mảnh ghép, trả lời câu hỏi để lật mở. Sau khi đã lật mở được một số mảnh ghép, các nhóm có thể xung phong trả lời về bí mật ẩn đằng sau các mảnh ghép. Nhóm nào phát hiện trước và chính xác, nhóm đó sẽ giành chiến thắng.
- Ô số 1:
Điệp khúc "Tôi (đã) yêu em" được nhắc lại mấy lần trong bài thơ  “Tôi yêu em” của Pu-skin?
A: 5 ; B: 2 ; C: 3 ; D: 4.
- Ô số 2:
Quan niệm tình yêu nào phù hợp nhất được thể hiện trong bài thơ  “Tôi yêu em” của Pu-skin?
A. Tình yêu phải có sự khéo léo, tế nhị.
B. Tình yêu phải có sự vị tha, rộng lượng.
C. Tình yêu phải có sự chân thành, cao thượng.
D. Tình yêu phải có sự đắm say, mãnh liệt
- Ô số 3: Ô số may mắn.
- Ô số 4: Câu chuyện “Người trong bao” của Sê-khốp được kể lại bằng lời kể của ai?
A. Nhân vật Bu-rkin.
B. Tác giả.
C. Nhân vật Bê-li-cốp.
D. Nhân vật I-van I-va-nứt.
- Ô số 5: 
Các đồ vật của Bê-li-cốp có đặc điểm gì giống nhau (Người trong bao, Sê-khốp)?
A. Đều được đặt trong bao hoặc là cái bao.
B. Đều rất tiện dụng.
C. Đều rất sang trọng, đắt tiền.
D. Đều rất giản dị, cũ kĩ.
- Ô số 6: Ô số may mắn 
- Đáp án: D
- Đáp án : C
- Đáp án :A
- Đáp án : A
- Bức ảnh bí mật là tháp Eiffel, biểu tượng của nước Pháp.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (Trích “Những người khốn khổ”- V. Huy-gô)
I. Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc nhóm: 
+ Với việc phân công nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bài tập nhóm trên khổ giấy lớn ở nhà trước, giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp với thời gian trình bày của mỗi nhóm là 2 phút.
+ Nhóm 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Huy-gô?(cuộc đời, sự nghiệp). GV nhận xét bổ sung: Cuộc đời gắn liền với nước Pháp thế kỉ 19. Từ một nhà thơ thần đồng,(15 tuổi đoạt giải thưởng về thơ viện hàn lâm, 20 tuổi in tập thơ đầu tay) một quý tộc thành nhà văn lãng mạn có tư tưởng dân chủ, đứng về phía nhân dân chống lại chính quyền phong kiến phản động.
- Nhà văn Pháp đầu tiên được chôn cất trong hầm mộ điện Păng-tê-ông - nơi dành riêng cho vua chúa và danh tướng.
+ Nhóm 2: Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm “ Những người khốn khổ”( cấu trúc, tóm tắt tác phẩm bằng sơ đồ, thể loại)?
 GV nhận xét bổ sung: 
 - Đọc tóm tắt để nắm cơ bản nội dung tác phẩm.
-
 Xuất xứ đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”? 
- GV hướng dẫn HS cách đọc phân vai: 
+ Nhân vật Gia-ve: Thô bạo, quát tháo, khinh mệt.
+ Nhân vật Giăng van-giăng: Năn nỉ, nhã nhặn, lúc tức giận thể hiện rõ sự uy quyền.
+ Nhân vật Phăng-tin: Sợ hãi, cầu xin, yếu ớt thều thào.
+ Người dẫn chuyện: Rõ ràng, rành mạch.
- Em hãy tóm tắt lại nội dung đoạn trích“ Người cầm quyền khôi phục uy quyền”?
- Nêu bố cục đoạn trích? Nội dung của từng phần.
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả: V. Huy gô (1802-1885)
a. Cuộc đời: 
- Thơ ấu: chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm gia đình.
- Là người thông minh, tài năng nảy nở sớm
- Suốt đời hoạt động xã hội và chính trị vì sự tiến bộ của thời đại.
b. Sự nghiệp sáng tác: Cuộc đời và sáng tác gắn với thế kỉ XIX - thế kỉ đầy bão tố cách mạng.
- Cây đại thụ, nhà văn lớn của nước Pháp và nhân loại thế kỉ XIX
- Nghệ sĩ t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_nham_phat.doc