SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục, định hướng học sinh sử dụng mạng xã hội - Facebook

SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục, định hướng học sinh sử dụng mạng xã hội - Facebook

Facebook là mạng xã hội hàng đầu trên thế giới hiện nay và đứng số 1 tại Việt Nam. Mạng xã hội có nghĩa là nơi kết nối mọi người ở mọi nơi lại với nhau. Nơi các thành viên tương tác với nhau như chat, tải hình ảnh lên, bình luận Facebook xoá tan mọi khoảng cách địa lý giống như mạng Internet. Nó có tính năng ưu việt là cuốn nhật ký, bộ mặt cá nhân của mỗi người được đăng tải trên dòng thời gian, là kênh chia sẻ các trạng thái, hoàn cảnh từ những hình ảnh, video trên cộng đồng mạng. Nếu chúng ta sử dụng đúng mục đích thì đem lại lợi ích rất lớn. Ngược lại sẽ phản tác dụng, có hại khi mỗi người tùy tiện đăng tải những nội dung thất thiệt, sai lệch vi phạm đạo đức, truyền bá những thông tin phản động với động cơ mục đích trái pháp luật.

 Đối tượng sử dụng facebook không giới hạn, trong đó phải kể đến một lượng lớn học sinh THPT. Nhiều em dùng facebook đến mức "nghiện khó cai"- nghiện facebook đến mức quên cả nhiệm vụ chính là học tập. Bất kể thời gian nào học sinh cũng có thể lướt facebook, kể cả trong giờ học. Ăn facebook, học facebook, chơi facebook, ngủ facebook đang là tình trạng chung của học sinh ngày nay.

Trường THPT Như Xuân cũng không nằm ngoài guồng quay ấy. Trong sự phát triển không ngừng của mạng lưới công nghệ thông tin, việc sử dụng facebook cũng ngày càng phổ biến trong học sinh nhà trường. Mỗi học sinh thường có ít nhất một tài khoản fa để cập nhật tin tức, kết nối bạn bè, chia sẻ hình ảnh thông tin. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng mạng xã hội có ý thức, có văn hóa, có trách nhiệm lại vô cùng quan trọng. Nó giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn về các vấn đề của bản thân, xã hội và giúp các em bồi dưỡng về nhân cách và đạo đức một cách thiết thực nhất. Bên cạnh những người thân trong gia đình thì giáo viên chủ nhiệm lớp là người thân thiết, gần gũi nhất với các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bằng sự gắn bó, tin tưởng và kính trọng, giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ dễ dàng hơn trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng mạng xã hội faceboock đúng mục đích, mang lại ý nghĩa cho bản thân và những người xung quanh.

 

docx 18 trang thuychi01 30373
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục, định hướng học sinh sử dụng mạng xã hội - Facebook", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TRANG
1. Mở đầu ...........................................................................................
1.1. Lí do chọn đề tài...........................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu....................................................................
1.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm .................................................
2.1. Cơ sở lí luận .................................................................................
2.1.1. Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm..............................
2.1.2. Tìm hiểu khái quát về mạng xã hội facebook...........................
2.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................
2.2.1.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.............................
2.2.2. Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng SKKN...............................
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề........................................
2.3.1. Hình thức giáo dục...................................................................
2.3.2. Nội dung giáo dục......................................................................
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................
3. Kết luận và kiến nghị.....................................................................
3.1. Kết luận.........................................................................................
3.2. Kiến nghị......................................................................................
2
2
3
3
3
3
3
3
4
5
5
7
8
8
8
14
17
17
17
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Facebook là mạng xã hội hàng đầu trên thế giới hiện nay và đứng số 1 tại Việt Nam. Mạng xã hội có nghĩa là nơi kết nối mọi người ở mọi nơi lại với nhau. Nơi các thành viên tương tác với nhau như chat, tải hình ảnh lên, bình luận Facebook xoá tan mọi khoảng cách địa lý giống như mạng Internet. Nó có tính năng ưu việt là cuốn nhật ký, bộ mặt cá nhân của mỗi người được đăng tải trên dòng thời gian, là kênh chia sẻ các trạng thái, hoàn cảnh từ những hình ảnh, video trên cộng đồng mạng. Nếu chúng ta sử dụng đúng mục đích thì đem lại lợi ích rất lớn. Ngược lại sẽ phản tác dụng, có hại khi mỗi người tùy tiện đăng tải những nội dung thất thiệt, sai lệch vi phạm đạo đức, truyền bá những thông tin phản động với động cơ mục đích trái pháp luật. 
 	Đối tượng sử dụng facebook không giới hạn, trong đó phải kể đến một lượng lớn học sinh THPT. Nhiều em dùng facebook đến mức "nghiện khó cai"- nghiện facebook đến mức quên cả nhiệm vụ chính là học tập. Bất kể thời gian nào học sinh cũng có thể lướt facebook, kể cả trong giờ học. Ăn facebook, học facebook, chơi facebook, ngủ facebook đang là tình trạng chung của học sinh ngày nay. 
Trường THPT Như Xuân cũng không nằm ngoài guồng quay ấy. Trong sự phát triển không ngừng của mạng lưới công nghệ thông tin, việc sử dụng facebook cũng ngày càng phổ biến trong học sinh nhà trường. Mỗi học sinh thường có ít nhất một tài khoản fa để cập nhật tin tức, kết nối bạn bè, chia sẻ hình ảnh thông tin. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng mạng xã hội có ý thức, có văn hóa, có trách nhiệm lại vô cùng quan trọng. Nó giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn về các vấn đề của bản thân, xã hội và giúp các em bồi dưỡng về nhân cách và đạo đức một cách thiết thực nhất. Bên cạnh những người thân trong gia đình thì giáo viên chủ nhiệm lớp là người thân thiết, gần gũi nhất với các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bằng sự gắn bó, tin tưởng và kính trọng, giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ dễ dàng hơn trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng mạng xã hội faceboock đúng mục đích, mang lại ý nghĩa cho bản thân và những người xung quanh.
 	Trong khoảng 2 năm gắn bó với tập thể lớp chủ nhiệm 11A4, tôi nhận thấy vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức của các em học sinh. Đặc biệt là vấn đề hướng dẫn học sinh sử dụng mạng xã hội có ích, có ý thức trách nhiệm và có văn hóa. Đó là lí do tôi chọn đề tài "Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục, định hướng học sinh sử dụng mạng xã hội- facebook" làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực công tác chủ nhiệm. Qua những kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, tôi muốn định hướng học sinh tới những điều tốt đẹp, tích cực trong cuộc sống bằng chính thế giới ảo mà các em say mê.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc giáo dục, định hướng học sinh sử dụng mạng xã hội facebook là vô cùng cần thiết. Bởi đây là trò giải trí chiếm nhiều thời gian nhất của các em hiện nay. Đôi khi các em sống với thế giới ảo facebook còn nhiều hơn ở ngoài cuộc sống thật. Khi có sự hướng dẫn của thầy cô giáo, học sinh sẽ sử dụng facebook một cách có ý thức, có văn hóa, biết sử dụng mạng xã hội facebook vào mục đích học tập và biết chia sẻ (share) những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Giáo viên chủ nhiệm sẽ ngày càng gần gũi, thân thiết hơn với học sinh trong lớp.
Giáo viên chủ nhiệm thông qua mạng xã hội facebook để giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh. Đồng thời giúp các em nhận thức được lợi ích và tác hại của facebook.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Trong đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu về thực trạng sử dụng facebook ở học sinh THPT; vai trò của giáo viên chủ nhiệm và các giải pháp cụ thể trong việc giáo dục, định hướng cho học sinh sử dụng facebook một cách có ý thức, có văn hóa và mang lại những lợi ích cụ thể cho bản thân và xã hội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết: tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm và kiến thức khái quát về mạng xã hội facebook.
	Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: bản thân phải nắm được thực trạng sử dụng facebook của học sinh, đặc biệt là những sai lầm mà các em đang mắc phải.
	Phương pháp thống kê: Số lượng học sinh trường THPT Như Xuân sử dụng facebook có ý thức, có văn hóa, có ý nghĩa trước và sau khi giáo viên chủ nhiệm định hướng học sinh sử dụng facebook. Qua đó, tôi thấy được hiệu quả của đề tài nghiên cứu này.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp
Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò sau đây:
* Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học
Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học.
Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp.
* Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết
Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng.
Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng giáo viên chủ nhiệm bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời họ.
* Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp
Vai tò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm.
Chất lượng học  tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống của tập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp.
* Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp
Giáo viên chủ nhiệm lớp dù có là đoàn viên, đảng viên hay không cũng cần phải nắm vững điều lệ, tôn chỉ mục đích, nghi thức và nội dung hoạt động của các đoàn thể.
Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham mưu cho chi Đoàn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi đoàn, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
* Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục
Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất.
2.1.2. Tìm hiểu khái quát về mạng xã hội- facebook: 
Như chúng ta đã biết, facebook là mạng xã hội ảo, được ra đời từ năm 2004 từ Mĩ, hiện nay, giám đốc điều hành trang mạng xã hội này là Mark Zuckerberg – người sáng lập ra nó từ khi anh còn là sinh viên trường đại học Havard. Ta có thể tìm thấy gần như mọi lĩnh vực của đời sống trong facebook.
Ngoài vai trò là một trang mạng mang tính giải trí hấp dẫn, nơi giao lưu, chia sẻ của bạn bè, người thân, facebook còn là một công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải những thông điệp, thông tin đến hàng triệu người trên khắp hành tinh. Facebook là một tiện ích, một mạng xã hội năng động liên tục mang đến cho người trẻ những trải nghiệm cùng công cụ kết bạn, giao lưu, nói chuyện, tìm kiếm thông tin vô cùng thú vị.
Chỉ cần có một tài khoản trong facebook, người dùng có thể đưa (post) lên đó những nội dung, những bức ảnh, clip, chia sẻ (share) cùng mọi người, tham gia bình luận (comment), like (thích) lại, động viên tác giả. Sự kết nối của facebook ban đầu từ nhóm những người bạn, hoặc cùng trường lớp, cơ quan, sở thích,và từ đó có thể mở rộng không cùng. Facebook như một đế chế không biên giới, ở đó các thành viên hoàn toàn bình đẳng, tự do. Trong thế giới toàn cầu hoá này, FB quả vô cùng tiện ích. Qua facebook có thể hiểu được cuộc sống, tâm tư, tình cảm của người thân nơi xa xôi, có thể an ủi, động viên, “gỡ rối” những tình huống khó mà họ gặp phải. Nó có thể giúp người ta tìm thấy nhau trong đời, tìm lại nhau sau bao thất lạc, xa cách. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần, tình cảm, facebook còn có rất nhiều tiện ích khác. Nó có thể là một công cụ độc đáo và hiệu quả để tố giác quan chức nhũng nhiễu. Nó có thể giúp cơ quan chức năng tìm ra tội phạm buộc chúng tra tay vào còng.
Nó giúp tìm kiếm việc làm, kinh doanh, đó là một kênh quảng cáo toàn cầu hiệu quả. Nó giúp các hội, đoàn, các đội tình nguyện hoạt động từ thiện, nhân đạo, vì môi trường, Nó có thể cứu những phận đời, giúp đỡ, an ủi người bất hạnh. Nó có thể giúp người ta cách thức làm ăn. Nó có thể trở thành những lớp học online thú vị, là nơi trao đổi bài vở, kiến thức, Và còn vô vàn tiện ích khác nữa nảy sinh và đáp ứng những nhu cầu đa dạng và sự thông minh của con người trên khắp hành tinh.
	Từ khi xuất hiện máy tính bảng như  ipad, hỗ trợ những ứng dụng vào facebook ở mọi nơi, thì dù ở đâu, đang làm gì, người sử dụng cũng có thể vào facebook. Laptop, điện thoại là những công cụ dễ dàng để vào facebook .
Chính vì nhiều lẽ đó mà facebook có sức hút mãnh liệt với mọi người, nhất là giới trẻ, khi mà nhu cầu giao tiếp, giao lưu, chia sẻ, khám phá, hiểu biết, trải nghiệm, ở họ vô cùng lớn.
2.2. Cơ sở thực tiễn 
2.2.1. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Facebook vào Việt Nam từ năm 2007, trở nên phổ biến từ năm 2010, cho đến nay đã có số người sử dụng tăng nhanh vào loại đứng đầu thế giới. Nhiều người lo ngại cả một thế hệ sẽ trượt dài trên facebook. Họ nằm dài hằng ngày, hằng đêm cập nhật từng phút, thậm chí ăn, ngủ cùng facebook. Mỗi khi viết câu gì đó (status), hay post ảnh lên là chỉ ngồi đợi mọi người cùng nhau “chém gió”, rồi hàng giờ liền ngồi bình luận (comment), like lại. Họ bỏ cả nửa thời gian mỗi ngày để tán gẫu, trò chuyện, cứ vài phút lại lướt facebook một cách vô thức. Không vào được facebook họ thấy bứt rứt, khó chịu, không yên. Họ đã tiêu phí thời gian, sức khoẻ của mình vào facebook để rồi sao lãng học hành, công việc. 
Có những đứa con bất hiếu biến facebook thành nơi trút giận cả với cha mẹ, nhục mạ cả đấng sinh thành. Có kẻ đưa lên mạng những bức ảnh vô cùng phản cảm như những nữ sinh ăn mặc lố lăng ngồi tạo dáng trên mộ liệt sĩ, phanh trần ngồi lên mộ tổ,. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tuỳ tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Facebook kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh. 
Vì những mặt trái của nó, facebook từng bị cấm ở một số quốc gia, một số công sở, trường học. Nhiều phụ huynh chưa khỏi lo lắng vì nạn nghiện game, nghiện chát, thì giờ lại lo lắng vì nạn nghiện facebook. Trò lên “phây”, thầy lo lắng, cha mẹ phiền lòng. Facebook đúng là con dao hai lưỡi.
         Không thể phủ nhận mặt tốt của facebook. Vì vậy không nên và không thể cấm dùng nó. Facebook không có lỗi. Lỗi chăng là ở người dùng. Vì vậy, điều quan trọng là định hướng, giáo dục các em và các em tự giáo dục mình.
 	Mạng xã hội Facebook là nơi để bạn có thể chia sẻ cuộc sống, làm quen với bạn bè, và tham gia vào các hoạt động phong phú trên đó. Tuy nhiên, ngay cả khi đây là một thế giới ảo, thì chúng cũng gây ảnh hưởng đến cuộc sống thực tế của bạn rất nhiều, nếu bạn đang sử dụng Facebook một cách sai lầm.
Học sinh trường THPT Như Xuân cũng không nằm ngoài vòng xoáy của mạng xã hội faceboock. Đa số các em sử dụng facebook vào việc cập nhật tâm trạng, cảm xúc, hình ảnh cá nhân; chia sẻ hình ảnh yêu thích; tham gia bình luận cùng bạn bè. Tuy nhiên, mạng xã hội lại là một thế giới ảo, những thông tin được post lên không được gắn với những ngữ cảnh cụ thể nên rất dễ gây hiểu lầm từ phía bạn bè và những người xung quanh. Nhiều búc xúc trên mạng xã hội lại được các em học sinh giải quyết ngoài đời thực: đánh nhau, dằn mặt nhau, chửi rủa nhau, Thậm chí có một nhóm gồm 4 em học sinh nữ ở các lớp khác nhau cùng lập ra một hội kín mang tên "Hội nói xấu sự đời". Bất kể những ai trong danh sách bạn bè đăng ảnh lên facebook đều được 4 học sinh này bình luận với nhau bằng lời lẽ không hay, chê bai dè bỉu, xúc phạm người khác, kể cả giáo viên.
 Chỉ vì những bình luận – coment không hay (vô tình hay cố ý) mà rất nhiều học sinh đã gây ra những vụ ẩu đả không đáng có. Thậm chí bạn bè từ mặt nhau, người yêu chia tay nhau, học hành sa sút Thực trạng này đang diễn ra không chỉ ở trường THPT Như Xuân, mà còn phổ biến ở hầu hết các trường học trên cả nước.
Lứa tuổi học sinh đang còn nhiều bồng bột, đang còn muốn thể hiện, chứng tỏ bản thân theo những cách riêng của mình. Các em muốn thông qua mạng xã hội để bộc lộ cái tôi cá nhân. Tuổi trẻ ngây thơ, trong sáng, ham hiểu biết, muốn khẳng định nhưng chưa đủ kinh nghiệm, tri thức để  phân biệt đúng, sai, có khi chỉ hùa theo “tâm lí đám đông”. Vì vậy, các em rất cần sự quan tâm định hướng từ phía gia đình, đặc biệt là các thầy cô giáo chủ nhiệm. Khi các em được đi đúng đường, đúng cách, mạng xã hội sẽ đem lại rất nhiều ý nghĩa và lợi ích thiết thực.
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn 
* Thuận lợi:
	 Đa số các em học sinh đều là người dân tộc, hiền lành, kính trọng nghe lời thầy cô giáo chủ nhiệm.
	 Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của Trường THPT Như Xuân đều rất trẻ, mang đầy nhiệt huyết và đam mê với nghề. Các thầy cô rất hòa đồng, luôn xem học sinh như con em của mình. Thầy cô sẵn sàng khích lệ, động viên khi các em làm được những việc có ích (dù rất nhỏ), nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc trước những sai lầm, những vi phạm của học trò. 
	 Tháng 11 năm 2017, trường THPT Như Xuân vinh dự được UBND tỉnh Thanh Hóa trao bằng khen "Trường đạt chuẩn quốc gia". Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng học ngày càng đầy đủ hơn, nhất là hệ thống máy chiếu. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm sát sao và đề cao vấn đề giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh bên cạnh việc truyền đạt tri thức. Nhà trường luôn quan niệm: giáo dục học sinh trở thành người tử tế, thành một công dân tốt là điều quan trọng nhất. Theo đó các giáo viên chủ nhiệm luôn cố gắng hết mình để hoàn thành những nhiệm vụ được giao, đồng thời thường xuyên gặp gỡ trao đổi với nhau những sáng kiến, kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, giáo dục học sinh. 
	Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường luôn nhận được sự tin tưởng, kính trọng và tình cảm yêu thương thực sự của học sinh và phụ huynh. Đó là nền tảng quan trọng nhất, là động lực mạnh mẽ nhất giúp giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, định hướng nhân cách và đạo đức học sinh.
* Khó khăn:
	 Mạng xã hội là một thế giới ảo, rất khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm nắm thông tin và quản lý học sinh của mình. Một học sinh có thể dùng rất nhiều tài khoản để kết nối với bạn bè.
 Về phía phụ huynh: 
 Nhiều phụ huynh cho rằng vấn đề giáo dục, định hướng học sinh sử dụng mạng xã hội facebook thực sự không cần thiết, các em có quyền tự do của mình. 
	Nhiều phụ huynh bận rộn với vấn đề "cơm áo gạo tiền", thường mang tâm lí "khoán trắng" cho nhà trường hoặc mặc kệ con với thế giới ảo của mình. 
Về phía giáo viên chủ nhiệm có rất nhiều vấn đề cần giải quyết:
 Bản thân mỗi giáo viên chủ nhiệm là một giáo viên bộ môn- phải đầu tư chuyên môn cho các bài giảng ở mỗi giờ lên lớp, hồ sơ sổ sách. 
Các công việc của lớp chủ nhiệm: nề nếp, học tập, các khoản thu chi, gặp gỡ phụ huynh, các chế độ chính sách của học sinh (cấp phát gạo, hỗ trợ chi phí học tập,). Và rất nhiều các công việc không tên.
Công việc gia đình: trách nhiệm và nghĩa vụ của một người vợ/chồng, người cha/ mẹ, người con trong gia đình.
Mỗi giáo viên chủ nhiệm chỉ có 4 tiết/ tuần để gặp gỡ và giáo dục các em học sinh. Thời gian tiếp xúc giữa thầy và trò rất hạn chế.
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Hình thức giáo dục
 Trò chuyện với các em như những người từng trải, có kinh nghiệm và lắng nghe tiếng nói, suy nghĩ của học sinh như những người bạn.
Giáo viên chủ nhiệm đưa ra tình huống thực tế trên mạng xã hội facebook cho học sinh xử lí trong giờ sinh hoạt cuối tuần.
	Giáo viên chủ nhiệm sử dụng máy chiếu cho học sinh cảm nhận được những hình ảnh, câu chuyện mang ý nghĩa tích cực trong cuộc sống.
2.3.2. Nội dung giáo dục
* Giáo viên chủ nhiệm phải thiết lập được mối quan hệ với gia đình, giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong nhà trường.
	Mỗi học sinh trong lớp đều có những hoàn cảnh gia đình khác nhau. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm rõ cụ thể từng đối tượng học sinh. Tìm hiểu lý lịch, đặc điểm tâm lí, những điểm mạnh, điểm yếu của học sinh.Tổ chức và thực hiện tốt các kỳ học phụ huynh do nhà trường đề ra. Giáo viên có thể đi thăm và trao đổi trực tiếp với gia đình học sinh khi cần thiết. Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình thông qua sổ liên lạc điện tử.
	Thông qua giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm bắt được tình hình, ý thức học tập của học sinh qua các tiết học cụ thể. Việc học sinh sử dụng điện thoại để lướt facebook trong giờ học cũng cần phải quan tâm sát sao.
	Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được các hoạt động cụ thể của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, để lên kế hoạch cho các em tham gia. Khi hòa mình vào các hoạt động tập thể, các em sẽ rời xa phần nào thế

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_cua_giao_vien_chu_nhiem_trong_viec_gia.docx