SKKN Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Thị trấn Vạn Hà, Thiệu Hóa, Thanh Hóa
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vấn đề Giáo dục và Đào tạo là yếu tố quan trọng. Vì vậy trong các văn kiện Đại hội Đảng đều đề cập đến vấn đề Giáo dục và Đào tạo. Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh Giáo dục Đào tạo, phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Vì Giáo dục Đào tạo là sự nghiệp trồng người để có nguồn lực con người thông minh, năng động, trong đó Giáo dục Mầm non có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người.
Trường mầm non là nơi chăm sóc giáo dục các cháu từ những bước khởi đầu trong cuộc đời, vì thế tạo môi trường trong lành cho các cháu vui chơi, học tập là điều quan trọng, đó là điều kiện tốt để trẻ phát triển cả về thể chất và tinh thần, trong đó rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của các trẻ. Chính vì vậy ngay từ giai đoạn mầm non, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân cần có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Theo UNICEFF, kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả.[1]
1. MỞ ĐẦU. 1.1 Lí do chọn đề tài: Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vấn đề Giáo dục và Đào tạo là yếu tố quan trọng. Vì vậy trong các văn kiện Đại hội Đảng đều đề cập đến vấn đề Giáo dục và Đào tạo. Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh Giáo dục Đào tạo, phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Vì Giáo dục Đào tạo là sự nghiệp trồng người để có nguồn lực con người thông minh, năng động, trong đó Giáo dục Mầm non có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Trường mầm non là nơi chăm sóc giáo dục các cháu từ những bước khởi đầu trong cuộc đời, vì thế tạo môi trường trong lành cho các cháu vui chơi, học tập là điều quan trọng, đó là điều kiện tốt để trẻ phát triển cả về thể chất và tinh thần, trong đó rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của các trẻ. Chính vì vậy ngay từ giai đoạn mầm non, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân cần có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Theo UNICEFF, kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả..[1] Như vậy, kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Chính vì vậy mà ngay từ giai đoạn mầm non, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển một cách tốt nhất. Ngay từ khi mới sinh ra, con người đã được học kỹ năng sống. Từ lúc biết nói, cha mẹ đã dạy cho trẻ ngôn ngữ giao tiếp như “chào ông, chào bà, ạ cô, ạ chú,”. Đó chính là kỹ năng giao tiếp đầu đời mà các em được rèn luyện. Lớn lên khi trẻ đến trường đến lớp, mối quan hệ xã hội được mở rộng bởi ngoài gia đình các em còn được làm quen, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô. Đây là giai đoạn mà trẻ cần được rèn luyện các kỹ năng cơ bản để đối phó với thực tế và môi trường xung quanh. Các em cần được trang bị các kỹ năng cần thiết khác như rèn luyện và phát triển thể chất, tự nhận thức bản thân, xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để hoàn thiện nhân cách, hay các kỹ năng xã hội khác như: giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm, Do đó, nếu không có sự trang bị tốt về kỹ năng sống cho trẻ hay có sự định hướng không đúng đắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các em. Rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ nhanh chóng hoà nhập và khẳng định vị trí của mình trong tập thể, mà xa hơn là một cộng đồng, xã hội. Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Khi xảy ra vấn đề nào đó, nếu không được trang bị kỹ năng sống, trẻ sẽ không đủ kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ. Vì thế, rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội. Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ, tôi mạnh dạn chia sẻ này với các bạn đồng nghiệp qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Thị trấn Vạn Hà, Thiệu Hóa, Thanh Hóa.” 1.2. Mục đích nghiên cứu: Để tài nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại truờng mầm non Thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng: Trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Thị trấn Vạn Hà huyện Thiệu Hóa Phạm vi: 35/35 Trẻ 5 - 6 tuổi ở lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Thị trấn Vạn Hà huyện Thiệu Hóa 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê số liệu - Phương pháp thực hành trải nghiệm - Phương pháp trò chuyện - Phương pháp dùng trò chơi - Phương pháp logic học. - Nghiên cứu qua tài liệu, tập san, mạng intenet. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Vấn đề bộc lộ kỹ năng sống ở mỗi đứa trẻ là khác nhau tùy theo hoàn cảnh và độ tuổi. Tuy nhiên, để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, khi ở độ tuổi quan trọng như mẫu giáo 5 - 6 tuổi, đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị bước vào lớp 1, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống. Gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ để giáo dục kỹ năng sống cơ bản cho trẻ một cách khoa học và có chiến lược. Hiện nay, việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá luôn được các trường học quan tâm, chú trọng để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Các buổi hoạt động ngoại khoá đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ, mang đến cho các em một môi trường học tập năng động, tích cực. Thông qua các hoạt động ngoại khoá trẻ em sẽ được phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, đồng thời phát huy sự nhanh nhạy, khéo léo. Ngoài ra, hoạt động ngoại khoá còn giúp trẻ sống hoà đồng gắn bó, đồng thời phát triển tư duy một cách tích cực. Tham gia các hoạt động thực tế này, trẻ được tận mắt nhìn thấy và trải nghiệm thực tế, từ đó tạo nên vốn sống, là nền tảng cho sự phát triển nhân cách của trẻ.Trong thời buổi trẻ tiếp xúc với xã hội sớm như ngày nay giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thực sự rất cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong chăm sóc - giáo dục trẻ không chỉ mang lại lợi ích về mặt sức khoẻ mà còn giúp trẻ sớm có ý thức để làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội, giúp các em phát triển một cách tốt nhất. 2.2. Thực trạng: Năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi với tổng số 35 trẻ trong đó: nam 20, nữ 15. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo, giám sát việc giáo viên tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học tập và vui chơi của trẻ mang tính đồng bộ và hiện đại. Giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên đề do Phòng Giáo dục và nhà trường tổ chức tiếp thu, bồi dưỡng nội dung kế hoạch chuyên đề một cách đầy đủ, sử dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương,. Bản thân luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề, học hỏi nâng cao tình độ về chuyên môn nghiệp vụ. Đa số phụ huynh đều ý thức được tầm quan trọng của bậc học mầm non đối với sự phát triển của trẻ. Vì thế có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với phụ huynh chặt chẽ, thường xuyên. * Khó khăn: Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Phụ huynh còn nuông chiều trẻ thường làm thay cho trẻ những công việc mà trẻ yêu cầu. Nhiều phụ huynh chưa có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực. Không gian lớp còn chật hẹp chưa đảm bảo cho các hoạt động. Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử... Một số trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh. c. Khảo sát chất lượng đầu năm (tháng 9) Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát phân loại kỹ năng sống của trẻ thể hiện qua số liệu sau: Mức độ nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt Số Lượng Tỷ lệ % Số Lượng Tỷ lệ % 1. Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi 16 45,7% 19 54,3% 2. Kỹ năng tự lập, tự phục vụ 20 57,2% 19 42,8% 3. Kỹ năng hợp tác, hoạt động cùng nhóm 19 54,3% 16 45,7% 4. Trẻ mạnh dạn tự tin 15 42,9% 20 57,1% 5. Kỹ năng nhận thức 15 42,9% 20 57,1% 6. Kỹ năng vận động 18 51,4% 17 48,6% 7. Kỹ năng thích nghi 14 40% 21 60% 8. Kỹ năng vệ sinh 16 45,7% 19 54,3% Từ kết quả điều tra cho thấy đa số trẻ chưa có kỹ năng sống, đối với thực trạng trên của lớp và được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau đây nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: 2.3. Các giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa. * Giải pháp 1: Giáo viên phải tự tìm tòi nghiên cứu và tham gia các lớp bồi dưỡng về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Xã hội ngày càng phát triển, giáo dục kỹ năng sống là việc hết sức quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống cần bắt đầu ở tuổi mầm non. Ở lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách. Trước tiên, để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi giáo viên phải hiểu về tâm lý lứa tuổi của trẻ. Đây là vấn đề cốt lõi để giáo viên đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp với độ tuổi. Tuy nhiên, trong thực tế bản thân giáo viên cũng không có đủ kỹ năng giảng dạy kỹ năng sống để thay đổi nhận thức, hành vi của trẻ theo hướng tích cực. Do đó, được trang bị kiến thức về kỹ năng sống là điều rất cần thiết đối với các giáo viên để giáo viên trực tiếp truyền tải đến trẻ nhằm giúp các em có những hành động tích cực thay vì giải quyết vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. Bồi dưỡng, tự học, tìm hiểu để có kiến thức về kỹ năng sống nhằm giúp giáo viên phân tích được một số nội dung kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non; giải thích được các nguyên tắc dạy học tích cực trong giảng dạy kỹ năng sống; bước đầu hình thành được các kỹ năng cơ bản để tiến hành giờ dạy kỹ năng sống cho trẻ như kỹ năng tổ chức trò chơi, kỹ năng tạo động lực, điều khiển nhóm, kỹ năng giao tiếp thuyết trình, kỹ năng đánh giá và khích lệ học sinh Người giáo viên cần có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng hợp tác trong dạy học Việc bồi dưỡng được xem là một nhu cầu tự thân của mỗi giáo viên, được diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt cả quá trình công tác của mỗi người. Bản thân được tham gia các lớp chuyên đề hè hàng năm do Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thiệu Hóa tổ chức, trong đó nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ luôn được ưu tiên hàng đầu. Sau khi tham gia khóa bồi dưỡng, giáo viên sẽ có những kiến thức cơ bản về nội dung giáo dục kỹ năng sống, các phương pháp giáo dục kỹ năng sống, phương tiện giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng thiết kế bài giảng và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Ngoài ra, tôi còn nghiên cứu việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các tài liệu do Phòng cung cấp, tập báo giáo dục do nhà trường phát, các phương tiện thông tin đại chúng như mạng internet, học hỏi kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp. Thông qua giải pháp này giúp tôi có thêm kiên thức để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. * Giải pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp các kiến thức, kĩ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm, góp phần hình thành cho trẻ không chỉ về kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành mà còn tư duy bậc cao. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Hoạt động trải nghiệm đối với trẻ mầm non nói chung và lứa tuổi 5 - 6 tuổi nói riêng là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa thiết thực, mỗi nhà trường tổ chức theo cách khác nhau nhưng đã tạo cho trẻ có 1 sân chơi vui vẻ, thoải mái, trẻ được hóa thân làm những công việc bắt chước người lớn, được rèn luyện và củng cố những kĩ năng, năng lực cần thiết khi bước vào trường Tiểu học, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về các mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ. Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp các kiến thức, kĩ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm, góp phần hình thành cho trẻ không chỉ về kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành mà còn tư duy bậc cao. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Với Chủ đề "Tết nguyên đán " nhằm cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về phong tục, tập quán của cha ông về ngày tết cổ truyền của dân tộc, biết được mùa Xuân là mùa đẹp nhất trong năm, mùa của nhiều lễ hội lớn của quê hương, đất nước. Trường mầm Thị trấn Vạn Hà đã tổ chức cho trẻ thi hát, múa, hội chợ về Tết và mùa xuân. Ví dụ: Hoạt động tham gia tiệc buffet: Nhà trường tổ chức tiệc buffet: trước khi tham gia hoạt động này giáo viên phải cung cấp những kiến thức cơ bản và trẻ được trải nghiệm như: + Trẻ được ăn những món mình thích. + Có ý thức giữ trật tự, nhường và chờ đợi người đến trước lấy xong mới đến lượt mình. + Cầm đĩa thức ăn trên tay, di chuyển chậm và cẩn trọng, không va chạm vào người khác.. + Thử trước một ít với món lạ, nếu nếm thử thấy được thì hãy ăn thật, bởi nếu không hợp khẩu vị sẽ rất lãng phí. + Với mỗi món ăn ưa thích cũng không nên lấy nhiều, để ăn được nhiều món. Các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi” cũng được nhà trường tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau thông qua tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng tại địa phương. Qua hoạt động mà trẻ được trải nghiệm trẻ đã lĩnh hội được kĩ năng sống cần thiết trong cuộc sống như: Kĩ năng lao động, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác trong nhóm bạn bè..., trẻ vui tươi, sảng khoái, phấn khởi với sản phẩm do chính bàn tay mình tạo ra. Qua hoạt động được trải nghiệm, trẻ đã lĩnh hội được kĩ năng sống cần thiết trong cuộc sống như: Kĩ năng lao động, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp kĩ năng hợp tác trong nhóm bạn bè..., trẻ vui tươi, sảng khoái, phấn khởi với sản phẩm do chính bàn tay mình tạo ra. Đồng thời qua một số hoạt động trải nghiệm còn có sự tham gia của các bậc phụ huynh cùng làm với trẻ, được chứng kiến sự trưởng thành của các con, từ đó tạo thêm lòng tin yêu, sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh đối với trường mầm non Thị trấn Vạn Hà. * Giải pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các giờ học. Hình thành thói quen là một trong những điều đầu tiên cần chú trọng trong việc rèn kỹ năng sống cho mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tập cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp lúc vào lớp cũng như lúc ra về; phân công bạn nhóm trưởng kiểm tra xem bạn nào thực hiện chưa đạt để cuối ngày đánh giá, nêu gương, khích lệ động viên cá nhân có cố gắng. Có thể đưa ra hình thức khen thưởng như cắm cờ, tặng quà, để trẻ thực hiện tốt hơn. Từ đó việc cất đồ dùng không còn là hành động mà trở thành ý thức, trẻ tự thực hiện không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra. Thông qua các tiết học tôi đã lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ dưới hình thức này sẽ giúp trẻ hình thành những thói quen, hành vi có văn hoá là rất cần thiết. Ngoài ra trẻ vừa được cung cấp kiến thức vừa được giáo dục kỹ năng cần thiết. Ví dụ: * Hoạt động làm quen với toán: “Sắp xếp quy tắc theo quy tắc”. Giáo viên dạy trẻ kỹ năng s¾p xÕp ®èi tîng theo qui t¾c 1-2-1 và củng cố kỹ năng suy luận, phán đoán cho trẻ. Qua tiết học tạo cho trẻ sự hứng thú, tích cực mạnh dạn, tự tin trong giờ học. * Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học: “Truyện Tích chu” Thông qua câu chuyện trẻ biết yêu thương, chăm sóc, bảo vệ người thân của mình và mọi người xung quanh. Hình thành ở trẻ những kỹ năng xử lý tình huống khi người thân bị ốm, hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá. * Hoạt động tạo hình: “Xé dán ngôi nhà của bé” Cô giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình ở, biết quét dọn ngôi nhà của mình sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp. Với hoạt động này kỹ năng xé dán khéo léo sẽ được hình thành cho trẻ. * Hoạt động khám phá khoa học: Với hoạt động khám phá khoa học sẽ hình thành ở trẻ những kỹ năng quan trọng như: Tự bảo vệ bản thân, phán đoán, quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm dự đoán, giao tiếp * Hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái: Tôi dạy trẻ phát âm đúng, nói rõ ràng, biết sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng ngăn nắp. * Hoạt động giáo dục âm nhạc: Thông qua bài hát : “ Thật đáng yêu” giáo dục trẻ thói quen đi ngủ và dạy đúng giờ, tự vệ sinh thân thể sạch sẽ như đánh răng để có hàm răng trắng và khỏe mạnh.[2] Bên cạnh đó, ở các giờ “Buổi diễn văn nghệ cuối tuần” tôi đã giáo dục cho trẻ kỹ năng mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân trước đám đông. Ngoài ra, trong giờ học này tôi còn cho động viên cho trẻ tập làm MC. Dưới hình thức này sẽ giúp trẻ hình thành kỹ năng thuyết trình. Như vậy, ta thấy trẻ đã biết cách hoạt động theo nhóm, có tinh thần hợp tác với nhau và cùng nhau biểu diễn bằng các dụng cụ âm nhạc, cùng nhau hát lại bài hát. Thông qua hoạt động này, ta thấy trong hoạt động giáo dục âm nhạc nhưng trẻ vừa được hoạt động nhóm, vừa có được sự mạnh dạn tự tin biểu diễn hát cùng nhau. Tóm lại: việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong việc lồng ghép ở các tiết học đòi hỏi mỗi một giáo viên phải suy nghĩ sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục mầm non mới. Đặc biệt, chú trọng phát triển năng lực cá nhân của trẻ. Lấy trẻ và năng lực cá nhân của trẻ làm trung tâm. * Giải pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động vui chơi. Vui chơi là hoạt động tạo cho trẻ nhiều hứng thú và cũng cho trẻ cơ hội được vận dụng nhiều kiến thức kĩ năng khác nhau vào giải quyết nhiệm vụ chơi. Trẻ được thử nghiệm nhiều vai trò khác nhau qua các vai chơi; được phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo; học hỏi và hợp tác với các bạn cùng chơi... Ví dụ: Với chủ đề “Gia đình” tôi tổ chức cho trẻ chơi: Trò chơi gia đình, trẻ phải điều hoà các mối quan hệ với 2 vai trò khác nhau: Mối quan hệ với bạn cùng chơi (quan hệ thật) và quan hệ với các nhân vật trong trò chơi (quan hệ giả). Để trò chơi phát triển mỗi đứa trẻ đều phải cùng cố gắng hoàn thành tốt vai trò của mình đồng thời phải biết chia sẻ, hợp tác với các bạn khác. Thông qua xem phim, nghe kể truyện: Nội dung các bộ phim, câu chuyện phù hợp sẽ là gợi ý cho trẻ về cách cư xử đúng, cách giải quyết vấn đề hiệu quả. Thông qua hoạt động sáng tạo: Với trò chơi đóng vai, trẻ “nhập vai” và giải quyết tình huống giả định, giúp trẻ tập các kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, thú vị. Ví dụ: Đi siêu thị mà bị lạc thì trẻ làm gì?, làm hỏng đồ chơi của bạn trẻ sẽ làm thế nào?... Như vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Mỗi đứa trẻ có những yếu tố cá nhân khác nhau và sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội cũng như hoàn cảnh sống, môi trường trải nghiệm khác nhau nên nhà giáo dục cần có những hình thức, biện pháp linh hoạt hợp lý dựa trên quan điểm then chốt của giáo dục mầm non là “Lấy trẻ làm trung tâm” và tận dụng các điều kiện để tạo ra nhiều cơ hội cho đứa trẻ được tự trải nghiệm. Với kĩ năng sống phong phú trẻ sẽ biết cách khai thác kiến thức từ cuộc sống xung quanh, tạo lập các mối quan hệ với tự nhiên và con người để sống an toàn, hòa bình và phát triển. * Giải pháp 5: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng. Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao.doc