Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức có hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Nga Tân

Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức có hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Nga Tân

 Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục Mầm Non có một vai trò đặc biệt quan trọng là nền tảng, là cơ sở cho giáo dục các bậc học sau này. Chính vì vậy mà mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm,trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; hình thành cho trẻ những chức năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dạy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở cấp học tiếp theo và cho học tập suốt đời [1]. Vì vậy Trò chơi dân gian và tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Trò chơi dân gian trước hết thể hiện nét văn hoá dân tộc, phản ánh đời sống sinh hoạt của một cộng đồng người trong lịch sử phát triển, hơn nữa nó mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Từ trước đến nay việc nghiên cứu về trò chơi dân gian, sử dụng trò chơi dân gian đã thu hút các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu tuy nhiên chủ yếu chỉ giới hạn trong lĩnh vực sưu tầm và giới thiệu.

Từ xa xưa, trò chơi dân gian đã gắn liền với những năm tháng tuổi thơ của trẻ. Bởi với các em, những trò chơi, những câu chuyện, những bài hò vè như những dòng sữa ngọt lành nuôi các em khôn lớn. Trường mầm non là nơi lý tưởng để chúng ta tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ. Ở đây, trẻ không những chỉ được chăm sóc, nuôi dưỡng mà trẻ còn được học và chơi trong “Môi trường thân thiện, học sinh tích cực”. Cô giáo thực sự như người mẹ hiền thứ hai của trẻ, luôn ân cần, chu đáo, gần gũi, giúp đỡ và luôn ở bên cạnh trẻ trong các hoạt động.

 

doc 18 trang thuychi01 13332
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức có hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Nga Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
\
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CÓ HIỆU QUẢ TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO
5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA TÂN
 Người thực hiện: Phạm Thị Cường
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường MN Nga Tân
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
STT
 Nội Dung
Trang
1
1. MỞ ĐẦU
1
2
1.1. Lý do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
7
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
8
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh 
nghiệm
4
9
2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề
4
10
2.3.1. Tích cực sưu tầm và lựa chọn các trò chơi dân gian 
có nội dung phù hợp với lứa tuổi của trẻ
5
11
2.3.2. Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, trang phục, lời ca, địa điểm thật chu đáo, kỹ càng trước khi tổ 
chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian
6
12
2.3.3. Thường xuyên dạy trẻ đọc thuộc lời ca các bài 
đồng dao kết hợp với các động tác minh họa
7
13
2.3.4 .Thường xuyên lòng ghép các trò chơi dân gian vào
các hoạt động khác ở mọi lúc, mọi nơi.
9
14
2.3.5. Lồng ghép các tổ chức các trò chơi dân gian trong các ngày lễ, ngày hội, các hội thi 
11
15
2.3 .6. Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi
11
16
2.3.7. Thường xuyên phối hợp với phụ huynh trong việc tổ chức các trò chơi dân gian
12
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
12
18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
13
19
3.1 Kết luận
13
20
3.2 Kiến nghị
14
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài: 
 Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục Mầm Non có một vai trò đặc biệt quan trọng là nền tảng, là cơ sở cho giáo dục các bậc học sau này. Chính vì vậy mà mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm,trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; hình thành cho trẻ những chức năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dạy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở cấp học tiếp theo và cho học tập suốt đời [1]. Vì vậy Trò chơi dân gian và tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Trò chơi dân gian trước hết thể hiện nét văn hoá dân tộc, phản ánh đời sống sinh hoạt của một cộng đồng người trong lịch sử phát triển, hơn nữa nó mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Từ trước đến nay việc nghiên cứu về trò chơi dân gian, sử dụng trò chơi dân gian đã thu hút các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu tuy nhiên chủ yếu chỉ giới hạn trong lĩnh vực sưu tầm và giới thiệu. 
Từ xa xưa, trò chơi dân gian đã gắn liền với những năm tháng tuổi thơ của trẻ. Bởi với các em, những trò chơi, những câu chuyện, những bài hò vè như những dòng sữa ngọt lành nuôi các em khôn lớn. Trường mầm non là nơi lý tưởng để chúng ta tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ. Ở đây, trẻ không những chỉ được chăm sóc, nuôi dưỡng mà trẻ còn được học và chơi trong “Môi trường thân thiện, học sinh tích cực”. Cô giáo thực sự như người mẹ hiền thứ hai của trẻ, luôn ân cần, chu đáo, gần gũi, giúp đỡ và luôn ở bên cạnh trẻ trong các hoạt động.
Những trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, tư duy, sự khéo léo, rèn luyện sức khỏe mà còn góp phần bồi đắp thêm tình yêu gia đình, quê hương, đất nước yêu cỏ cây hoa lá, yêu các con vật trong thế giới xung quanh. Lứa tuổi mầm non là giai đoạn trẻ có nhu cầu chơi, chúng bắt chước và nghĩ ra các trò chơi, truyền cho nhau cách chơi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ đó mà trò chơi dân gian được lưu truyền cho đến nay. Tổ chức trò chơi dân gian trong các hoạt động ở trường mầm non mang ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn trí tuệ, óc phán đoán, gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, đoàn kết tập thể, sự gắn kết tình bạn
Trẻ 5 – 6 tuổi có thể lực, ngôn ngữ, trí tuệ cơ bản đã phát triển đến mức độ tương đối hoàn thiện. Vì thế, trẻ có khả năng lĩnh hội những bài hò vè gắn với các trò chơi dân gian đa dạng, phong phú. Nếu chúng ta biết cách dạy, truyền đạt, kích thích trẻ ở thời điểm này thì trẻ sẽ tiếp thu rất nhanh và còn có thể chơi một cách sáng tạo.
Song trong thực tế trò chơi dân gian đang ngày bị mai một do sự phát triển của xã hội công nghệ thông tin. Điều đó thể hiện ở việc các bậc cha mẹ phụ huynh ít dành thời gian cho con cái, ít chơi cùng con mà chỉ phó mặc cho con em mình với những chiếc điện thoại hay những cái máy vi tính, ti vi truyền hình cáp.Chính vì thế mà đa số trẻ em bây giờ thuộc phim hoạt hình, siêu nhân hơn là thuộc bài hò, bài vè gắn với các trò chơi dân gian. Điều đó có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục và quá trình phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Cho nên để đáp ứng với mục tiêu giáo dục hiện nay, việc tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ là hết sức cần thiết. Nhưng hiện tại chưa có tài liệu nào bàn sâu về vấn đề này. Nên tôi mạnh dạn bắt tay vào nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng, tổ chức có hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Nga Tân”.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Mục đích nghiên cứu là tìm ra những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng tổ chức có hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Nga Tân, nhằm giúp trẻ hiểu biết và mở rộng kiến thức, kỹ năng trò chơi dân gian nhiều hơn. Thông qua các trò chơi dân gian trẻ phát triển một cách toàn diện nhân cách.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) tại lớp hoa hồng trường mầm non Nga Tân. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm tòi, đọc tham khảo các tài liệu chuyên đề về trò chơi dân gian; các tập san, tạp chí giáo dục mầm non trong nhiều năm quaKhông những thế tôi còn nghiên cứu các bài viết trên Intenet; tham khảo giáo án mẫu, học tập kinh nghiệm của một số giờ dạy mẫu
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Kiểm nghiệm, khảo sát trên nhóm lớp; trò chuyện với trẻ, chơi với trẻ, hòa mình cùng trẻ 
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê rõ xem trẻ đạt các tiêu chí ở mức độ nào, so với yêu cầu thì cần phấn đấu ra sao?
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Qua nhiều tài liệu có liên quan đến các trò chơi dân gian và thực tế về sự mai một của nó, ta thấy rằng rất cần thiết phải khôi phục, tổ chức có hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ. Phó giáo sư .TS nguyễn văn huy giám đốc bảo tàng dân tộc việt nam cho rằng “cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi.Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền tảng văn hóa việt nam độc đáo và bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ mà giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các trẻ hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương đất nước.Trẻ em ở một ở một xã hôi công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng trống để chơi cũng là thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của trẻ em thửa trước ,đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ các thành phố mà còn ở các vùng nông thôn, nơi mà đang dần bị đô thị hóa mạnh mẽ. vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết” [2].Chính vì vậy mà ngành giáo dục cũng rất chú trọng đến vấn đề này trong trường mầm non. Thực hiện chương trình giáo dục mầm non Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 07 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, bởi hứng thú của trẻ theo phương châm “ chơi mà học, học bằng chơi” [1]. . Trẻ có thể chơi với các loại trò chơi cơ bản như: Trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi ghép hình, lắp ráp, xây dựng; trò chơi đóng kịch; trò chơi học tập; trò chơi vận động; trò chơi dân gian; trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại. Trong các loại trò chơi có rất nhiều các hình thức và trò chơi khác, nhưng trò chơi dân gian không thể không nhắc đến mà còn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động vui chơi của trẻ.
Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hóa được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng. Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng tạo điều kiện cho trẻ vừa học, vừa chơi . Các trò chơi dân gian việt nam vừa gần gũi, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc ,mọi nơi dụng cụ dễ, kiếm rễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên. [3]
 - Thực hiện theo tài liệu .hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi ) của Nhà xuất bản giáo dục Việt nam do TS.Trần Thị Ngọc Trâm và TS.Lê Thu Hương-PGS. TS.Lê Thị Ánh Tuyết (đồng chủ biên) hướng dẫn chung về hoạt động vui chơi và gợi ý hướng dẫn tổ chức các loại trò chơi. Đặc biệt là trò chơi dân gian là những trò chơi được sáng tạo, lưu truyền tự nhiên, rộng rãi từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm bản sắc văn hoá dân gian và phần lớn là những trò chơi có lời đồng giaovv
Đối với trẻ nhỏ thì trò chơi là phương tiện và đồng thời cũng là con đường để đứa trẻ lĩnh hội tri thức và khám phá thế giới xung quanh nó, những luận điểm này mãi cho đến những năm 30 của thế kỉ XX mới được các nhà khoa học làm sáng tỏ. Trong những công trình nghiên cứu của mình,  L.X Vưgôtxki đã lí giải và phân tích vai trò của hoạt động chơi nhất là dưới dạng các trò chơi mô phỏng, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của mình ông đã chỉ ra: chính những trò chơi mô phỏng tạo ra vùng  "cận phát triển", là điều kiện đầu tiên thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách,  "Hoàn cảnh chơi"  mang tính tưởng tượng là con đường dẫn tới trừu tượng hoá; việc thực hiện các qui tắc chơi là trường học rèn luyện các phẩm chất ý chí, phẩm chất đạo đức. Từ những luận điểm trên đây tiếp tục cho những hướng nghiên cứu mới đặc biệt là nghiên cứu sử dụng trò chơi nhằm mục đích giáo dục trẻ về nhiều mặt. 
- Một số tác giả đã giới thiệu về khái niệm chơi, sự phân loại các trò chơi và tác dụng giáo dục của trò chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ lứa tuổi mẫu giáo 3-5 tuổi.“Chơi là hoạt động vô tư người chơi không chú tâm vào một lợi ích thiết thực nào cả, trong khi chơi có mỗi con người với tự nhiên với xã hội nó mô phỏng lại, nó mang đến cho người chơi trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái ,dễ chịu” [4]
- Tác giả Lê Anh Thơ trong công trình nghiên cứu khoa học "Nghiên cứu sử dụng một số trò chơi vận động dân gian trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 -  5 tuổi" Tác giả đã đề cập đến vấn đề sử dụng trò chơi dân gian như là phương tiện phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trên cơ sở nghiên cứu, triển khai thực nghiệm một số trò chơi dân gian phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo giai đoạn 3 – 5 tuổi;
Tác giả Đỗ Thị Hoà đã mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị về việc bảo tồn văn hóa dân gian – trò chơi dân gian trẻ em là một công viêc cần được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục của toàn xã hội “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”[5]. 
 Chính vì những lí do trên, ngày 17/11/2008 thủ tướng chính phủ ra quyết định: Ngày 19/04 hàng năm là ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam. Mục đích là để chung tay gìn giữ nét văn hóa của dân tộc, đồng nghĩa với việc duy trì tổ chức có hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 * Thuận lợi: 
- Trường được ủy ban nhân dân xã quan tâm, tạo điều kiện xây dựng bổ sung phòng học, nhà bếp mới, đặc biệt sân chơi rộng.... tạo cơ hội rất tốt cho việc tổ chức trò chơi dân gian.
- Ban giám hiệu hết mực quan tâm, tạo mọi điều kiện dành thời gian cho tôi nghiên cứu. Lớp có tổng số trẻ là: 38 cháu, đa số trẻ trong lớp ngoan ngoãn, nghe lời cô giáo. 
 - Lớp do tôi phụ trách được nhà trường mua đồ dùng phục vụ cho một số trò chơi dân gian như: dây kéo co, cột đích, cổng chui, vòng nhỏ, . rất thuận lợi cho việc tổ chức trò chơi cho trẻ.
- Bản thân tôi là giáo viên trẻ, có trình độ trên chuẩn, nhiệt tình, năng nổ, yêu nghề, mến trẻ, hết mình vì công việc. 
- Phụ huynh của lớp tôi hết mực quan tâm, luôn sát sao cùng với cô và trẻ. Đồng thời cha mẹ còn kêu gọi ủng hộ mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho các cháu. 
 *. Khó khăn: 
 - Nga Tân là một vùng xã bãi ngang điều kiện kinh tế khó khăn nên một số trẻ có phụ huynh đi làm ăn xa, để con ở nhà cho ông bà điều đó cũng đẫn tới việc đưa trẻ tới trường muộn, ảnh hưởng đến việc rèn luyện các trò chơi cho trẻ.
 - Trang phục dân gian còn hạn chế nên cũng gặp không ít khó khăn khi tổ chức hoạt động chơi cho trẻ.
*. Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng ngay từ tháng 9 đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch khảo sát chất lượng trên trẻ ở lớp tôi như sau.
 (Bản khảo sát chất lượng kèm theo phụ lục 1: 
 * Kết quả khảo sát đầu năm cho thấy)
 Từ kết quả thực tế đạt được trên đây, Là một giáo viên mầm non, trong những năm qua tôi luôn băn khoăn, trăn trở với chất lượng của cháu do mình phụ trách. Vì vậy tôi đã đi sâu vào nghiên cứu, tham khảo và tìm ra các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất như sau: 
2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề:
Xuất phát từ thực tế trên tôi thấy trẻ làm quen với các trò dân gian đã khó, giúp trẻ hiểu biết và mở rộng kiến thức và có thể tự tổ chức trò dân gian lại càng khó khăn hơn. Do đó, tôi luôn suy nghĩ và tìm ra những biện pháp để tổ chức có hiệu quả các trò chơi gian cho trẻ mẫu giáo lớn: 
2.3.1. Tích cực sưu tầm và lựa chọn các trò chơi dân gian có nội dung phù hợp với chủ đề và nội dung giáo dục trẻ .
 Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, bản thân tôi đã giành nhiều thời gian và tích cực sưu tầm các loại trò chơi dân gian như: Trên mạng Itenet, các cuốn tuyển tập trò chơi dân gian và đồng giao, tập san, tạp chí, báo hoạ my, báo nhi đồngvv và tôi có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi nào có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu nhất và phù hợp với nội dung của từng chủ đề. Đặc biệt tôi chú trọng đến những trò chơi gần gũi, phù hợp với địa phương, vùng miền của mình. VD: “Rềnh rềnh, ràng ràng”; “Xỉa cá mè”; “Chơi chuyền”.
Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ, tôi thực hiện theo các tiêu chí: 
- Trò chơi vừa sức với trẻ, câu từ trong bài hát gần gũi, dễ hiểu với nơi trẻ sinh sống. Chẳng hạn như: “tay ai đẹp đi bẻ ngô, tay ai thô đi dỡ củi”.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm. VD: quả bưởi rụng, que đót, miếng vải vụn, hột hạt
- Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
- Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
- Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
Bên cạnh đó, trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi dân gian cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Cụ thể như sau:
Với trẻ lớp tôi: Khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Do đó tôi thường xuyên củng cố những trò chơi mà trẻ đã được thực hiện ở các độ tuổi trước bằng các trò chơi: “Lộn cầu vồng”, “Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Nu na nu nống”, “Dung dăng dung dẻ” Đồng thời tôi tiếp tục sưu tầm lựa chọn những trò chơi có lời ca dài hơn và yêu cầu khó hơn như: “Thả đỉa ba ba”, “Ô ăn quan”, “Chuyền thẻ”, “Hát chuyền sỏi”, “Trốn tìm”, “Đếm sao”, “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”, “Chồng đống chồng đe”, “Trồng nụ trồng hoa”, “Ném còn”, “Cướp cờ” “Mèo đuổi chuột”vv
Sau đó tôi xây dựng kế hoạch lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với từng chủ đề đề giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao nhất. 
- VD: Chủ đề “Trường mầm non” tôi đã sưu tầm các trò chơi và tổ chức củng cố cho trẻ chơi các trò chơi, “Dung răng dung dẻ’’, “Lộn cầu vồng’’, “Nu na nu nống”, “Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”,... 
- Chủ đề: Bản thân .Tôi cho trẻ chơi các trò chơi như: “Ném còn, kéo co, ô ăn quan, Bịt mắt bắt dê, cướp cờ”.
- Chủ đề: Gia đình. Tôi cho trẻ chơi các trò chơi như “Xúc xắc xúc xẽ, Thi nấu ăn, nhảy bao bố”
- Chủ đề: Nghề nghiệp. Tôi cho trẻ chơi các trò chơi như “Thi hái dưa hấu, kéo cưa lừa xẻ , Rồng rắn lên mây” 
- Chủ đề: Thế giới động vật. Tôi cho trẻ chơi các trò chơi như: “Xỉa cá mè; Phụ đồng ếch; Bịt mắt bắt dê, Múa lân”,Thả chó , Lùa vịtvv
 - Chủ đề :Thế giới thực vật. Tôi cho trẻ chơi các trò chơi như: “Đu quay, Ném còn, chơi chuyền”
 - Chủ đề: Giao thông. Tổ chức trò chơi, “đi tàu hỏa, chơi u, ném vòng cổ chai”
 - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên. Tổ chức trò chơi “Chuyền sỏi, lộn cầu vòng, dẫn nước...”
 - Chủ đề: Quê hương. Tổ chức trò chơi , “Cướp cờ, Kéo mo cau”
 - Chủ đề: Trường tiểu học .Tổ chức trò chơi “Tán u”, “Chuyền thẻ, nhảy dây”
2.3.2. Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, trang phục, lời ca, địa điểm thật chu đáo trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian.
 - .Chuẩn bị trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, trang phục phù hợp cho các trò chơi dân gian:
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, trang phục tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. 
*Ví dụ: trò chơi: “Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non...Trò chơi “Ném còn” không thể diễn ra nếu thiếu quả còn - đồ chơi truyền thống của trò chơi đó. Hay đơn giản như trò chơi “Bịt mắt bắt dê” cũng không thể được tổ chức nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt; trò chơi “Gấu và người thợ săn” thì giáo viên phải xây dựng mô hình khu rừng, phải có trang phục của Gấu và người thợ săn nếu thiếu thì trò chơi sẽ không sinh động, không thu hút được sự hứng thú, tích cực tham gia của trẻ. Đối với trò chơi “kéo co” thì đòi hỏi phải có 1 sợi dây thừng 6m, vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa 2 đội. Với trò chơi « ném vòng cổ chai » thì đòi hỏi phải có 3 cái chuỳ hoặc 3 cái chai, 9 vòng tròn đường kính 10 - 15cm làm bằng tre Để có được đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ chơi, ngoài việc tìm tòi nghiên cứu ở sách báo, tôi cũng tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: cành cây, lá cây, tre, nứanhững vật liệu phế thải như: chai nhựa, vải vụn. Ngoài ra tôi cũng huy động ở các bậc phụ huynh sưu tầm thêm những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để tạo ra những đồ dùng đồ chơi an toàn, đẹp mắt thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ tham gia vào trò chơi. Và với đồ dùng đồ chơi tự làm khi đưa vào sử dụng trong trò chơi dân gian tôi thấy trẻ rất hào hứng, hứng thú chơi. Đặc biệt tôi chuẩn bị các trang phục phù hợp cho từng trò chơi để kích thích trẻ tích tực hơn trong khi chơi. Điều đó chứng tỏ rằng chuẩn bị trang thiết bị, trang phục, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dân gian rất quan trọng. 
Với trò chơi kéo co tôi chuẩn bị trang phục của các đội để thi đua nhau thực hiện trò chơi.
(Hình ảnh minh họa 1 kèm theo phụ lục 2:
Trẻ chơi trò chơi “kéo co”trong hội thi)
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi, trang phục, phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
 - Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi:
Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ, có bóng mát như “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”, “Thả đỉa ba ba”, “Trồng nụ

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_co_hieu_qua_tro.doc