SKKN Một số giải pháp giáo dục dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua hoạt động góc cho trẻ lớp Mẫu giáo lớn B, trường mầm non Đông Anh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số giải pháp giáo dục dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua hoạt động góc cho trẻ lớp Mẫu giáo lớn B, trường mầm non Đông Anh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Mục tiêu GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên

của con người. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì ta cần phải

kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ và giáo dục đó là điều tất

yếu, đặc biệt là giáo dục về dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm trong

trường mầm non thông qua các hoạt động hàng ngày [1]. Trong những năm gần

đây, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản

xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều

chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Cùng

với sự phát triển của xã hội thì sự ô nhiễm môi trường, sự lạm dụng hoá chất

trong trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất, việc sử dụng các loại phẩm màu, đường

hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế

biến thức ăn sẵn đang có chiều hướng gia tăng. Nhiều loại thịt bán trên thị

trường không qua kiểm duyệt thú y, nhiều đồ uống giả, không đảm bảo chất

lượng đang ở mức báo động.

Từ thực trạng như hiện nay nên trên phạm vi cả nước vấn đề về an toàn

thực phẩm vẫn còn nhiều thách thức, các vụ ngộ độc thực phẩm với quy mô lớn

xảy ra thường xuyên ở các khu công nghiệp và các bếp ăn tập thể .

Tháng 4 hàng năm được coi là “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an

toàn thực phẩm” ”. Đó là thông tin tại Kế hoạch số 21/KH-BCĐ ngày 21/3/2017

của Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh về việc triển

khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017 diễn ra khắp các tỉnh,

thành trên cả nước [2]. Các hình thức được triển khai trong tháng hành động này

rất phong phú và đa dạng như: Thông qua hình thức phát thanh, truyền hình, xe

loa cổ động, tuyên truyền nhằm mục đích giúp cho các tổ chức, cá nhân sản

xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thay đổi hành vi không đảm bảo vệ sinh

và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối

với người tiêu dùng. Có thể nói rằng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm

hiện nay là vấn đề mang tính toàn cầu, đang được nhiều người quan tâm.

Trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ và tổ chức ăn ở bán trú 100%,

trẻ con nhỏ, non nớt, chưa chủ động, ý thức đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an

toàn thực phẩm, do đó cùng với nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục và

phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, giáo dục dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng

vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng mô hình thực phẩm sạch, đề phòng ngộ

độc thức ăn cho trẻ ở trường mầm non là vấn đề vô cùng quan trọng nhằm giúp

trẻ phát triển tốt về thể lực và trí tuệ.

pdf 19 trang thuychi01 6225
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giáo dục dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua hoạt động góc cho trẻ lớp Mẫu giáo lớn B, trường mầm non Đông Anh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
TT TIÊU ĐỀ Trang 
I MỞ ĐẦU 1-3 
1. Lý do chọn đề tài 1-3 
2. Mục đích nghiên cứu 3 
3. Đối tượng nghiên cứu 3 
4. Phương pháp nghiên cứu 3 
II NỘI DUNG 3-17 
1. Cơ sở lí luận 3 - 4 
2. Thực trạng 4-7 
2.1 Thuận lợi 4-5 
2.2 Khó khăn 5 
2.3 Kết quả khảo sát 5-7 
3. Các giải pháp 7-15 
3.1 Giải pháp 1: Cung cấp kiến thức và kỹ năng thực hành về giáo 
dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm 
7-8 
3.2 Giải pháp 2: Đổi mới về cách bố trí, sắp xếp, bổ sung đồ dùng 
đồ chơi cho các góc chơi nhằm giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh 
an toàn thực phẩm 
8-10 
3.3 Giải pháp 3: Chú trọng khai thác góc chơi theo hướng mở linh 
hoạt để giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm 
11-12 
3.4 Giải pháp 4: Thay đổi nội dung và phương pháp hướng dẫn 
trẻ chơi nhằm giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực 
phẩm thông qua hoạt động góc 
12-15 
3.5 Giải pháp 5: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh nhằm 
giáo dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm 
15 
4. Hiệu quả đạt được 15-17 
III. KẾT LUẬN 17-18 
1. Bài học kinh nghiệm 17-18 
2. Ý kiến đề xuât 18 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 
 DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HĐ ĐÁNH GIÁ 20 
 MỤC LỤC 
 1 
I. MỞ ĐẦU 
 1. Lý do chọn đề tài 
 Mục tiêu GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên 
của con người. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì ta cần phải 
kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ và giáo dục đó là điều tất 
yếu, đặc biệt là giáo dục về dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm trong 
trường mầm non thông qua các hoạt động hàng ngày [1]. Trong những năm gần 
đây, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản 
xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều 
chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Cùng 
với sự phát triển của xã hội thì sự ô nhiễm môi trường, sự lạm dụng hoá chất 
trong trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất, việc sử dụng các loại phẩm màu, đường 
hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế 
biến thức ăn sẵn đang có chiều hướng gia tăng. Nhiều loại thịt bán trên thị 
trường không qua kiểm duyệt thú y, nhiều đồ uống giả, không đảm bảo chất 
lượng đang ở mức báo động. 
Từ thực trạng như hiện nay nên trên phạm vi cả nước vấn đề về an toàn 
thực phẩm vẫn còn nhiều thách thức, các vụ ngộ độc thực phẩm với quy mô lớn 
xảy ra thường xuyên ở các khu công nghiệp và các bếp ăn tập thể. 
Tháng 4 hàng năm được coi là “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an 
toàn thực phẩm” ”. Đó là thông tin tại Kế hoạch số 21/KH-BCĐ ngày 21/3/2017 
của Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh về việc triển 
khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017 diễn ra khắp các tỉnh, 
thành trên cả nước [2]. Các hình thức được triển khai trong tháng hành động này 
rất phong phú và đa dạng như: Thông qua hình thức phát thanh, truyền hình, xe 
loa cổ động, tuyên truyềnnhằm mục đích giúp cho các tổ chức, cá nhân sản 
xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thay đổi hành vi không đảm bảo vệ sinh 
và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối 
với người tiêu dùng. Có thể nói rằng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm 
hiện nay là vấn đề mang tính toàn cầu, đang được nhiều người quan tâm. 
Trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ và tổ chức ăn ở bán trú 100%, 
trẻ con nhỏ, non nớt, chưa chủ động, ý thức đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an 
toàn thực phẩm, do đó cùng với nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục và 
phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, giáo dục dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng 
vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng mô hình thực phẩm sạch, đề phòng ngộ 
độc thức ăn cho trẻ ở trường mầm non là vấn đề vô cùng quan trọng nhằm giúp 
trẻ phát triển tốt về thể lực và trí tuệ. 
Ở lứa tuổi mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng có một tầm quan trọng đặc 
biệt nó tạo điều kiện về thể chất cho sự phát triển toàn diện cho trẻ, không 
những trong hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tương lai trẻ sau này. 
Để đảm bảo có một sức khỏe tốt, cường tráng, dẻo dai cần chú ý đến các 
chất dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm, vì vấn đề vệ sinh an toàn ngày nay 
đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi người, mọi nhà. Trẻ mầm non và 
đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những 
điều trẻ học được ở nhà trường và hình thành dấu ấn lâu dài. Nếu chúng ta bắt 
 2 
đầu giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong giai đoạn 
này sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra một lớp người 
mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm, 
biết lựa chọn ăn uống đúng cách một cách thông minh và tự giác, có hiểu biết về 
những hành vi có lợi cho sức khỏe để đảm bảo cho sức khỏe của mình và của 
cộng động. 
Do đó việc đưa các nội dung giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực 
phẩm vào trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là một 
việc làm rất cần thiết, tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an 
toàn thực phẩm cho trẻ từ lứa tuổi mầm non đến các cấp học sau. 
 Từ trước tới nay, trong các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ (Cải tiến, 
cải cách, đổi mới) đều có đưa một số gợi ý về nội dung giáo dục dinh dưỡng - vệ 
sinh an toàn thực phẩm ở một số hoạt động chăm sóc, hoạt động tự phục vụ, 
hoạt động học và hoạt động chơi. Tuy nhiên, một trong các chương trình này thì 
nội dung giáo dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa được đề cập 
một cách rõ nét. Trong những năm gần đây theo xu thế đổi mới của giáo dục 
mầm non thì việc đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm 
vào kế hoặch giáo dục cũng đã được chú trọng hơn. Song, giáo viên cũng chỉ 
chú trọng đến vấn đề chăm sóc là chủ yếu và qua đó để lồng ghép nội dung giáo 
dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm, vì vậy hiệu quả của nội dung giáo 
dục này còn chưa cao [3]. 
 Giáo dục dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ Mẫu giáo lớn, 
ngoài lồng ghép, tích hợp vào các giờ học, các hoạt động như: Hoạt động ngoài 
trời, hoạt động chiều, giờ đón - trả trẻ....thì giáo dục thông qua hoạt động góc 
mang lại hiệu quả rất cao, hoạt động ở các góc mang tính vui chơi, tự nguyện rất 
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ. 
Ở đây trẻ được trải nghiệm hết mình, tích cực tham gia các hoạt động để 
khám phá, để thoả mãn tính tò mò, để bắt chước công việc nội trợ của người lớn, 
qua đó trẻ sẽ lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng về dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn 
thực phẩm một cách chủ động, sáng tạo và thích thú. Và trong chương trình giáo 
dục mầm non mới thì giáo dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm là một 
phần riêng biệt và được thể hiện rất rõ nét trong nội dung của lĩnh vực giáo dục 
phát triển thể chất, việc tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng - vệ sinh an 
toàn thực phẩm được tích hợp vào các chủ đề thông qua các hoạt động chơi ở 
các góc thì đây là vấn đề mới mẻ và khó đối với giáo viên. 
Nhận thức được tầm quan trọng của dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực 
phẩm trong cuộc sống của chúng ta nói chung và đối với sự phát triển của cơ thể 
trẻ nói riêng. Là một giáo viên phụ trách công tác chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo 
dục trẻ lớp mẫu giáo lớn B, trường mầm non Đông Anh, tôi luôn luôn trăn trở 
suy nghĩ: Mình phải làm gì? Làm như thế nào? để tìm ra biện pháp chỉ đạo đạt 
hiệu quả, từng bước khắc phục và bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm giáo dục 
Mầm non khu vực nông thôn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng 
và giáo dục trẻ, tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh, tôi đã chọn đề tài “Một số 
giải pháp giáo dục dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua hoạt 
động góc cho trẻ lớp Mẫu giáo lớn B, trường mầm non Đông Anh, huyện 
 3 
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” với mong muốn để trao đổi, chia sẻ những kinh 
nghiệm của mình cùng các bạn đồng nghiệp. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Đúc rút các giải pháp để giáo dục dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực 
phẩm cho trẻ lớp mẫu giáo lớn B, trường mầm non Đông Anh, huyện Đông Sơn 
 3. Đối tượng nghiên cứu 
 Giải pháp Giáo dục dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua 
hoạt động góc cho trẻ lớp mẫu giáo lớn B, trường mầm non Đông Anh, huyện 
Đông Sơn. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
 Trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi đã sử dụng các 
phương pháp sau: 
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 
Phương pháp tổng hợp và phân tích 
Phương pháp hệ thống hóa 
 Tôi tiến hành nghiên cứu đọc sách và hệ thống hóa những vấn đề lý luận 
về Dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trẻ mầm non. Sưu tầm tư 
liệu, hình ảnh qua thông tin thực tế ở các lớp. 
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
Phương pháp quan sát: Thông qua việc trẻ hoạt động ở các góc. 
Phương pháp đàm thoại: Trao đổi trực tiếp với trẻ trong quá trình 
trẻ chơi. 
Phương pháp nghiên cứu 
 * Phương pháp thống kê toán học 
Xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các phép tính toán học. 
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
Tham khảo các bài viết, ý kiến của cán bộ quản lý, của đồng nghiệp về vấn đề 
mình đang thực sự quan tâm để xây dựng bài viết hoàn chỉnh. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
 1. Cơ sở lý luận 
 Đối với trẻ Mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ vì thế hoạt 
động góc có vai trò rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính 
trong ngày, thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, khả năng 
quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu 
vốn từ cho trẻ....nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, giúp trẻ hiểu thêm về nội 
dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện [4]. 
Mặt khác, thông qua hoạt động góc trẻ sẽ được thực hành, tiếp thu một số 
kiến thức về dinh dưỡng như: cách chế biến, cách chọn thức ăn giàu dinh dưỡng. 
Và giúp trẻ biết sử dụng đồ dùng phục vụ việc ăn uống và biết chế biến một số 
thức ăn đơn giản, từ đó hình thành ở trẻ thói quen ăn uống tốt, thích thú các món 
ăn do mình tạo ra 
Trẻ ở độ tuổi Mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tôi đang phụ trách đặc điểm tâm sinh 
lý của trẻ đã được phát triển mạnh nhưng chưa hoàn thiện. Trẻ đã biết bắt trước 
và mô phỏng được cuộc sống thực của người lớn. 
 4 
Trẻ đã biết tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các vai chơi trong nhóm cũng 
như các nhóm chơi khác. Vì thế chúng ta nên tạo cơ hội cho trẻ lựa chọn hoạt 
động mà trẻ ưa thích trong phạm vi có thể, để trẻ được hoạt động theo trình tự và 
khả năng của mình, trẻ có điều kiện để thao tác, tự do giao tiếp, tự do kết bạn, tự 
do chọn trò chơi. Có thể nói góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích 
thích trẻ chơi và sáng tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về 
thế giới xung quanh mình bấy nhiêu. 
Cần phải giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ngay 
từ khi còn nhỏ nhưng đối với trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi trẻ có khả năng tiếp nhận dễ 
dàng hơn, các kiến thức về dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm và thao tác 
với một số hoạt động nội trợ đơn giản ở trường, lớp mầm non thông qua hoạt 
động góc giúp trẻ hiểu thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho 
cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở 
khắp nơi trong môi trường, giúp người ta hoạt động và làm việc [5]. 
Khẳng định nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh thì sức khỏe con 
người sẽ bị đe dọa, vậy làm thế nào để thực phẩm vào cơ thể chúng ta được đảm 
bảo vệ sinh thì chúng ta cần phải tiến hành chế biến nó. 
 Thông qua hoạt động góc để chúng ta hướng dẫn trẻ một số thao tác chế 
biến thực phẩm đơn giản đảm bảo an toàn vệ sinh, giúp trẻ hiểu muốn tạo môi 
trường an toàn phải cải thiện sắp xếp và dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ khu vực sơ chế 
và chế biến thực phẩm. 
 2. Thực trạng về Giáo dục dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm 
thông qua hoạt động góc cho trẻ lớp Mẫu giáo lớn B, trường mầm non 
Đông Anh 
 2.1. Thuận lợi 
 Năm học 2016 - 2017 trường MN Đông Anh luôn được lãnh đạo và nhân 
dân từ xã đến huyện ngày càng có sự quan tâm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, 
thiết bị cho nhà trường. Nề nếp, chất lượng của nhà trường ổn định và ngày càng 
phát triển vững chắc đã tạo được lòng tin cho lãnh đạo và nhân dân địa phương. 
 Trường MN Đông Anh là trường luôn đi đầu thực hiện các chương trình 
mới, việc thực hiện các chuyên đề cũng như thực hiện đổi mới phương pháp 
giáo dục đã thấm nhuần đến từng cán bộ giáo viên. 100% các lớp trong nhà 
trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới từ quản lý đến giáo viên 
đã nắm vững nội dung chương trình và có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo thực 
hiện. Môi trường hoạt động trong và ngoài lớp được chú trọng đầu tư. 
Trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1, đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm 
non cho trẻ em 5 tuổi năm 2013. 100% trẻ trong lớp được đánh giá theo Bộ 
chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, được học chương trình giáo dục mầm non mới.. 
Nhà trường tạo mọi điều kiện để bản thân được học các chuyên đề hàng 
năm, được tham khảo nhiều tài liệu, sách báo những thông tin trên mạng đã 
giúp cho bản thân có nhiều kiến thức để viết đề tài. 
 Được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh đã phối hợp chu đáo, 
nhiệt tình trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 
 Lớp lớn B tôi chủ nhiệm được BGH ưu tiên về phòng nhóm lớp, có đầy 
đủ các trang thiết bị hiện đại như: máy tính, mày chiếu, ti vi, đầu đĩa, băng hình 
 5 
các loại, đồ dùng đồ chơi đầy đủ phục vụ cho chương trình GD Mầm non mới 
của Bộ Giáo Dục. Phòng học rộng rãi, thoáng mát, có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt 
động. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp là 100%, 100% trẻ ăn bán trú tại trường. 
 Đa số các cháu có cùng độ tuổi, cháu đi học đều và ngoan, lễ phép, biết 
vâng lời cô giáo. 
 Bản thân tôi về trình độ đạt trên chuẩn, Khả năng ứng dụng công nghệ 
thông tin tốt, có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc - nuôi 
dưỡng và giáo dục trẻ. 
 2.2. Khó khăn 
 Trường mầm non Đông Anh là một trường thuộc vùng nông thôn, hầu hết 
phụ huynh làm nông nghiệp, kinh tế còn khó khăn chưa có thời gian quan tâm 
đến con cái, vì vậy việc học tập của trẻ chưa đạt kết quả cao, vấn đề về nhận 
thức giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toan thực phẩm cho con em mình còn hạn 
chế. 
 Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường đã được cải thiện, nâng cấp 
nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chăm sóc giáo dục trẻ 
hiện nay. 
Kinh tế suy thoái, đã ảnh hưởng đến đời sống khó khăn của nhân dân địa 
phương. Do đó việc vận động phụ huynh đóng góp xây dựng trường, đóng góp 
cho trẻ ăn bán trú đều phải mất nhiều công sức tuyên truyền nhưng mức đóng 
góp vẫn rất hạn chế. 
Khí hậu biến đổi thất thường, dịch bệnh gia tăng, mức ăn của trẻ thu tăng 
không đáng kể dẫn đến định lượng khẩu phần ăn của trẻ khó đảm bảo, khó chế 
biến tạo khó khăn cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 
Hoạt động góc chưa được trẻ chú trọng, thực hiện còn mang tính đối phó, 
trẻ ít có sáng tạo khi thực hiện, chưa biết cách khai thác các nội dung chơi ở 
từng góc cho phong phú, gây hứng thú. 
 2.3. Kết quả khảo sát 
 Căn cứ vào tình hình thực tế của lớp, để thực hiện tốt nội dung giáo dục 
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua hoạt động góc sát với thực 
tế, tôi đã đề ra một số tiêu chí khảo sát trên 36 trẻ lớp tôi phụ trách với nội dung 
điều tra về kiến thức và kỹ năng của trẻ qua việc trò chuyện, quan sát khi trẻ 
tham gia các hoạt động kết quả như sau: 
Thời điểm khảo sát trẻ: Tháng 9 năm 2016 
( tổng số trẻ: 36) 
TT 
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 
SỐ TRẺ 
ĐẠT 
TỈ 
LỆ 
1 Số trẻ chọn trò chơi với nội dung Giáo dục dinh dưỡng – Vệ 
sinh an toàn thực phẩm. 
17 47% 
2 Số trẻ hào hứng tham gia chơi và chơi có sáng tạo. 15 41% 
3 Hiểu biết và kỹ năng của trẻ về dinh dưỡng và Vệ sinh an 
toàn thực phẩm: 
20 55% 
 6 
3.1 Trẻ biết được ăn uống tốt cơ thể sẽ khoẻ mạnh, nhanh lớn, học 
giỏi 
20 55% 
3.2 Trẻ biết cần phải ăn đủ các loại thức ăn, không kén chọn, ăn hết 
xuất, ăn đủ bữa, ăn chín, uống sôi, ăn thức ăn không ôi thiu, 
thức ăn không sạch, cần rửa sạch và gọt vỏ hoa quả trước khi 
ăn 
19 52% 
3.3 Số trẻ nhận biết đủ 4 nhóm thực phẩm, các chất dinh dưỡng 
được cung cấp qua các thực phẩm này. Các thực phẩm từ 
nguồn động vật, thực vật 
20 55% 
3.4 Gọi được tên một số món ăn thông thường (cơm, cháo, canh, 
xào, rán, nướng...) 
Ví dụ: Kể được ít nhất 5 loại canh: canh hến, canh cua, canh 
rau cải thịt, canh cà chua trứng, canh bí nấu xương 
18 50% 
3.5 Biết một số công thức làm các món ăn thông thường như: Pha 
nước cam, pha nước chanh, pha sữa, cách trang trí bàn ăn, tỉa 
quả, cắm hoa 
16 44% 
3.6 Biết mô phỏng cách làm một số món ăn thong thường qua chơi 
như: nấu cơm, luộc rau, nấu canh, xào thịt, xào rau, nấu cháo 
20 55% 
3.7 Biết cách chọn thực phẩm sạch qua trò chơi đi chợ, bán hàng 16 44% 
4 Nhận thức và kỹ năng của trẻ về vệ sinh cá nhân 24 66% 
1.1 Trẻ có nhận thức đúng, cần phải thực hiện các thao tác vệ sinh 
cá nhân ở các thời điểm trong ngày: trước trong và sau khi ăn, 
sau khi đi vệ sinh và sau khi ngủ dậy, trước khi đi ngủ 
22 61% 
1.2 Trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân tốt, chủ động thực hiện ở các 
thời điểm, không cần nhắc nhở. 
15 41% 
1.3 Có hành vi vệ sinh văn minh: mời chào, cảm ơn, tự phục vụ, 
sẵn sàng giúp đỡ người lớn chuẩn bị bàn ăn, chỗ ngủ, sẵn sàng 
thử những thức ăn mới 
12 33% 
1.4 Thao tác đúng thứ tự ít nhất là 4/6 thao tác được quan sát (rửa 
tay, rửa mặt, đánh răng, chải tóc, mặc quần áo, ăn uống sạch 
sẽ, văn minh) 
12 33% 
* Nhận xét: 
Qua khảo sát thực tế về chất lượng trẻ của lớp tôi phụ trách, tôi nhận thấy: 
 Về kiến thức và kỹ năng của trẻ: 
 - Ưu điểm: Đa số trẻ nhận biết được cần ăn uống tốt và ăn chín uống sôi, 
không kén chọn thức ăn. Số trẻ nhận biết đủ 4 nhóm thực phẩm chiếm tỉ lệ cao, 
nhiều trẻ gọi được tên các món ăn thông thường. Đa số trẻ nhận thức đúng và có 
 7 
thói quen vệ sinh cá nhân tốt, chủ động thực hiện. 
- Hạn chế: Các món xào, rán, nướng nhiều trẻ không kể được hoặc chỉ 
kể được 1-2 món. Đặc biệt công thức làm các món ăn đơn giản và mô phỏng 
cách làm các món ăn này nhiều trẻ còn lúng túng khi kể, khi thực hiện và lẫn lộn 
giữa các thao tác. 
 Số trẻ chọn chơi các trò chơi có nội dung Giáo dục dinh dưỡng - Vệ sinh 
an toàn thực phẩm còn ít, đặc biệt là trẻ trai. Trẻ ít hào hứng và sáng tạo khi chơi 
ở các góc do kỹ năng chơi còn nghèo nàn và góc chơi không hấp dẫn.. 
Khi chơi trò chơi bán hàng, trẻ mới chú ý đến các thao tác nêu tên thực 
phẩm muốn mua, mặc cả trả tiền và mang thực phẩm về. Chưa chú ý đến cách 
chọn thực phẩm sạch, chọn thực phẩm theo thực đơn cần nấu. 
Khi thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân ở các thời điểm trong ngày 
hoặc mô phỏng trong khi chơi nhiều trẻ còn lúng túng và lẫn lộn thứ tự các thao 
tác. 
Từ thực tế trên tôi đã suy nghĩ và thực hiện một số giải pháp cụ thể sau: 
 3. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục dinh dưỡng - 
Vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua hoạt động góc cho trẻ lớp Mẫu giáo 
lớn B, trường mầm non Đông Anh. 
 Biện pháp 1: Cung cấp kiến thức và kỹ năng thực hành về giáo dục 
dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm. 
 Giáo dục dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là một trong 
những chuyên đề trọng tâm được lồng ghép trong chương trình chăm sóc, giáo 
dục trẻ mầm non trong những năm học qua. Đây cũng là một trong những nội 
dung quan trọng của chuyên đề bởi lẽ trẻ có hiểu biết đầy đủ về dinh dưỡng và 
vệ sinh an toàn thực phẩm, trẻ hiểu thế nào là ăn đủ, ăn đúng và ăn sạch thì sẽ 
chủ động hơn trong ăn uống, trong sinh hoạt và sẽ hình thành những thói quen 
vệ sinh, thói quen ăn uống tốt có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể lực 
trẻ, tạo tiền đề tốt cho sinh hoạt và học tập sau này của trẻ ở các cấp học sau và 
ở gia đình. Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng để làm sao có 
thể giúp cho trẻ có những kiến thức cơ bản và có cơ hội được thể hiệ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_dinh_duong_ve_sinh_an_toan_th.pdf