SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 12A4 trường THPT Hậu Lộc 4 năm học 2016 - 2017

SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 12A4 trường THPT Hậu Lộc 4 năm học 2016 - 2017

Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn”, “lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, phương châm “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức, như Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định ,.”[4]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức chỉ là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Văn kiện Đại hội XII của Đảng ta đã nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phẩm chất, năng lực của người học”. Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh.

Tuy nhiên, trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng trong một số thanh niên, học sinh làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục đạo đức trong các nhà trường nói chung và trong trường trung học phổ thông (THPT) nói riêng. Vì vậy, việc khảo sát, đánh giá đúng thực trạng để tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề có tính cấp thiết.

 Đề tài “Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 12A4 trường THPT Hậu Lộc 4 năm học 2016-2017” được viết nhằm trình bày về thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức. Đồng thời, phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở lớp chủ nhiệm 12A4, nơi tác giả đang công tác.

 

doc 20 trang thuychi01 13162
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 12A4 trường THPT Hậu Lộc 4 năm học 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung 
Trang
1. MỞ ĐẦU 
1
1.1. Lý do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
7
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 
16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
18
3.1. Kết luận. 
18
3.2. Kiến nghị. 
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn”, “lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, phương châm “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức, như Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định ,..”[4]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức chỉ là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng ta đã nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phẩm chất, năng lực của người học”. Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh.
Tuy nhiên, trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng trong một số thanh niên, học sinh làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục đạo đức trong các nhà trường nói chung và trong trường trung học phổ thông (THPT) nói riêng. Vì vậy, việc khảo sát, đánh giá đúng thực trạng để tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề có tính cấp thiết.
 	Đề tài “Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 12A4 trường THPT Hậu Lộc 4 năm học 2016-2017” được viết nhằm trình bày về thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức. Đồng thời, phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở lớp chủ nhiệm 12A4, nơi tác giả đang công tác.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và những trải nghiệm thực tế của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh để tìm hiểu, phân tích nguyên nhân và đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở lớp 12A4, trường THPT Hậu Lộc 4.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 	Nghiên cứu quá trình tiến hành một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác giáo dục đạo đức của giáo viên chủ nhiệm lớp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: 
Thu thập, nghiên cứu những thông tin lý luận của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh trên các tập san giáo dục, các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu tham khảo trên Internet.
- Phương pháp quan sát, thu thập thông tin:
Quan sát hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể của từng cá nhân, từng nhóm học sinh trong lớp chủ nhiệm.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế:
Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn, với từng học sinh, với cha mẹ hoặc bạn bè và hàng xóm của học sinh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm cùng khối lớp.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm các lớp khác trong trường mình.
- Phương pháp thử nghiệm:
Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục đạo đức học sinh ở lớp 12A4 trường THPT Hậu Lộc 4 năm học 2016-2017.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2 .1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Khái niệm về giáo dục
2.1.1.1. Định nghĩa
Giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội [5].
2.1.1.2. Các chức năng của giáo dục
Giáo dục gồm 3 chức năng: Chức năng văn hoá - xã hội; chức năng kinh tế - sản xuất; chức năng chính trị - xã hội.
2.1.1.3. Con đường giáo dục
Giáo dục được thực hiện chủ yếu qua hai con đường: Hoạt động dạy học trên lớp; hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
2.1.2. Khái niệm về đạo đức và giáo dục đạo đức
2.1.2.1. Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là một hệ thống những quy tắc, những chuẩn mực mà qua đó con người tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân, lợi ích của tập thể và cộng đồng. 
2.1.2.2. Khái niệm về giáo dục đạo đức 
Ngày nay, giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung thành đối với Đảng, hiếu với dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù, liêm khiết và chính trực. Đó là đạo đức xã hội chủ nghĩa, là đạo đức của cá nhân, tập thể và chủ nghĩa nhân đạo mang tính chân thực tích cực, khác với đạo đức vị kỷ, cá nhân. Giáo dục đạo đức học sinh gắn chặt với giáo dục tư tưởng - chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước xã hội chủ nghĩa, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử đúng trước những vấn đề của xã hội, giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống.
2.1.2.3. Mục tiêu của giáo dục đạo đức
         Mục tiêu giáo dục đạo đức là chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật.
2.1.2.4. Chức năng của giáo dục đạo đức
         Giáo dục đạo đức có chức năng làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, sống và làm việc theo pháp luật, sống có kỷ cương, nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau.
2.1.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
- Mục đích: Giúp học sinh nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của xã hội, rèn luyện kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý thức trong học sinh về đạo đức.
- Nội dung: Lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu hoà bình, có tinh thần cộng đồng và quốc  tế, có tinh thần lao động sáng tạo, có thái độ xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
- Phương pháp: Phương pháp tác động vào nhận thức tình cảm như đàm thoại, tranh luận, kể chuyện, giảng giải, khuyên răn; phương pháp tổ chức hoạt động  thực  tiễn như giao việc, rèn luyện, tập thói quen; phương pháp kích thích tình cảm và hành vi như thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt,
2.1.4. Những đặc điểm cụ thể về rèn luyện đạo đức của học sinh ở trường THPT
Quá trình rèn luyện đạo đức của học sinh ở trường THPT có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; có định hướng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường; có tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển nhân cách và các phẩm chất đạo đức của học sinh.
2.1.5. Những tác động cơ bản tới việc rèn luyện đạo đức của HS ở trường THPT
2.1.5.1. Về tâm sinh lý học sinh
        Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn các em đang phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và tình cảm, dễ bị kích động, lôi kéo,... Các em có nhu cầu giao tiếp rất lớn, đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè, từ đó mà hình thành lên các nhóm bạn có cùng sở thích. Nếu không được giáo dục kịp thời các em rất dễ bị sai lệch về đạo đức.
2.1.5.2. Về phía gia đình
Nhiều cha mẹ do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục con cái; sự quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy; sử dụng quyền uy của cha mẹ một cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân; có các hoàn cảnh éo le hoặc thường xuyên bị sử dụng bằng vũ lực,... đã tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
2.1.5.3. Về phía nhà trường
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Ở mỗi môi trường dù lớn hay nhỏ đều diễn ra quá trình giáo dục, giáo dưỡng con người. Trong đó, nhà trường giữ vai trò hết sức đặc biệt, nhà trường là thể chế xã hội có chức năng chuyên trách về giáo dục, có vai trò chủ đạo trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Trong quá trình phát triển nhân cách toàn diện của học sinh không thể thiếu sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Sự phối hợp thống nhất này đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội. Có một thực trạng tồn tại là các tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc, nghiện hút, cũng xuất hiện, làm đảo lộn, vẩn đục môi trường giáo dục đạo đức, không ngừng ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách và lối sống của học sinh. Nhà trường dù là một pháo đài vững chắc nhưng vẫn có thể bị "tập kích" từ phía ngoài. Mặt khác, nhà trường không phải là một ốc đảo tách khỏi xã hội, tách xa thực tiễn. Thực tiễn cuộc sống, nhất là cuộc sống xã hội đang có các nhân tố của kinh tế thị trường tác động đến nhà trường, có lúc nhẹ nhàng, có khi sôi động dồn dập. Xã hội ô nhiễm, luồng văn hoá ngoại lai, đồi trụy, bạo lực,... len lỏi vào mọi tầng lớp nhân dân rất dễ gây ấn tượng và ảnh hưởng không tốt đối với lớp trẻ.
Một số giáo viên và bạn bè thường có những định kiến, thiếu thiện cảm; sử dụng các biện pháp hành chính thái quá; sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo, nhà quản lý; sự thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không công bằng; sự phối hợp không đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục, đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.
2.1.5.4. Về phía xã hội
          Tác động của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, tác động của lối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn, xem nhẹ lời khuyên của cha mẹ, thầy cô dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức.
2.1.6. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
Ở trường THPT, giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. Như vậy, trong số tất cả các giáo viên tham gia vào hoạt động giáo dục của lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với các em nhất. Bên cạnh những giờ dạy trên lớp giáo viên chủ nhiệm còn có những giờ chào cờ, giờ sinh hoạt hàng tuần để triển khai những công việc chung của trường, của lớp và để giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Với nhiệm vụ và vai trò như thế, một lần nữa, có thể khẳng định, người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức, giáo dục, hình thành sự phát triển nhân cách, hình thành đạo đức của học sinh ở nhà trường.
Để thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình, giáo viên chủ nhiệm lớp phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn, quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là Đoàn trường, chi đoàn giáo viên, hội cha mẹ học sinh để làm tốt công tác dạy học và giáo dục học sinh trong lớp mình phụ trách.
Trong nhà trường THPT, chức năng và vai trò của người giáo viên chủ nhiệm không hoàn toàn giống với các cấp học dưới. Vậy vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT là những gì? 
 	Về nhiệm vụ, giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT có những nhiệm vụ chính là: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh; thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh; báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. Ngoài ra, người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng phải thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ của một giáo viên bộ môn theo môn dạy của mình như: Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học,...[2]
Về quyền hạn, giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT có những quyền hạn chủ yếu sau: Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình; được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình; được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm; được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục; được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp. Ngoài ra, người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng được hưởng đầy đủ những quyền khác của một giáo viên bộ môn như: Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh; được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo,...[2]
Từ những nhiệm vụ và quyền hạn đã nêu ở trên, ta có thể thấy rằng vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp là hết sức quan trọng. Ngoài chức năng, nhiệm vụ của một giáo viên bình thường, giáo viên chủ nhiệm còn là người quản lý toàn bộ hoạt động giáo dục của lớp mình, đặc biệt là việc chăm lo hình thành, nuôi dưỡng, phát triển nhân cách của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà trường với học sinh, cha mẹ các em và tổ chức đoàn thể mà các em sinh hoạt. 
Nắm vững được nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của mình có nghĩa là người giáo viên chủ nhiệm đã nắm được chiếc chìa khóa để có thể trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt. Qua đó, góp phần quan trọng vào thành công của nhà trường trong công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Đặc điểm tình hình của lớp 12A4
Vào đầu năm học 2016 - 2017, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 12A14 -trường THPT Hậu Lộc 4. Đây là lớp mà 2 năm học trước (năm học 2014 -2015 và năm học 2015-2016), tôi cũng đã được nhà trường phân công là giáo viên chủ nhiệm. Bên cạnh những thuận lợi cũng còn gặp không ít những khó khăn.
1. Thuận lợi
- Bản thân tôi đã có 06 năm công tác trong ngành nên đã tích lũy được một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp. Có lòng yêu nghề, mến học sinh và luôn luôn học hỏi những đồng nghiệp để đưa chất lượng của lớp mình chủ nhiệm lên cao.
- Bản thân tôi đã chủ nhiệm lớp 3 năm liên tục nên giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh phần lớn đã hiểu nhau.
- Đa số học sinh ngoan hiền, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức tốt.
- Học sinh trong lớp đoàn kết, có ý thức xây dựng tập thể lớp.
- Giữa giáo viên chủ nhiệm, Hội cha mẹ học sinh, Ban chấp hành Đoàn trường và Ban Giám hiệu luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục học sinh. 
2. Khó khăn:
- Trường nằm ở vùng bãi ngang ven biển của huyện Hậu Lộc, đa số học sinh trong lớp có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, gia đình có đông anh chị em ăn học (như gia đình em Vũ Thị Thương bố mẹ làm nông nghiệp nuôi 9 người con ăn học,). Mặt bằng dân trí nhìn chung còn thấp.
- Có rất nhiều các dịch vụ ăn uống, giải trí, các tụ điểm Internet, tập trung ngay sát trường và trước cổng trường.
- Một số học sinh thiếu thốn tình cảm, như em Trần Văn Thịnh mồ côi bố từ nhỏ, em Mai Thị Giang bố mẹ li dị từ khi mới lọt lòng, em Trình Hồng Chuyên cha mẹ làm ăn xa ở nước ngoài, em Vũ Thị Hoa có bố bị tâm thần,..; một số em có bố mẹ rượu chè, cờ bạc thường xuyên xảy ra xô xát như em Phạm Thị Đào,... 
- Tuy đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập, nề nếp song cũng có nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình. Có những phụ huynh vì bận làm kinh tế hoặc vì đi biển dài ngày ở xa nên nhiều gia đình không có thời gian để ý kèm cặp, nhắc nhở con em mình.
2.2.2. Thực trạng đạo đức của học sinh lớp 12A4
 	Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục toàn diện ở lớp 12A4, trường THPT Hậu Lộc 4, đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Đa số các em học sinh đều có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách của mình và phấn đấu học tập tốt. Bên cạnh những kết qủa đáng khích lệ trên, tỉ lệ học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức ở các mức độ khác nhau cũng có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Số liệu học sinh có các hành vi vi phạm đạo đức trong 2 năm học trước được thể hiện ở bảng sau:
STT
Hành vi vi phạm đạo đức của học sinh
Năm học
2014-2015
Năm học
2015-2016
Số HS
vi phạm
Tỷ lệ %
Số HS
vi phạm
Tỷ lệ %
1
Bỏ giờ, trốn học
2
4,65
3
6,98
2
Gian lận trong kiểm tra, thi cử
1
2,32
2
4,65
3
Gây gổ đánh nhau
3
6,98
4
9,30
4
Trèo tường, ăn quà vặt
2
4,65
3
6,98
5
Uống rượu bia, hút thuốc lá
1
2,32
3
6,98
6
Nghỉ học vô lý do
1
2,32
4
9,30
7
Vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô
3
6,98
5
11,63
8
Vi phạm an toàn giao thông
2
4,65
5
11,63
Tổng hợp
15
34,88
29
67,44
Bảng 1: Bảng thống kê các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh lớp 12A4 trường THPT Hậu Lộc 4 trong năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016.
Kết quả ở bảng trên cho thấy số học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức ngày càng tăng. Đây là điều đáng lo ngại. Năm học 2014 - 2015 có 15 em vi phạm chiếm 34,88%, năm học 2015-2016 có 29 em vi phạm chiếm tỷ lệ 67,44%. Số học sinh vi phạm kỷ luật nhiều nhất là vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô và vi phạm an toàn giao thông. Ngoài ra số học sinh gây gổ đánh nhau, nghỉ học vô lý do cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Đây là những em chưa có ý thức trong học tập, thiếu sự quan tâm của gia đình, các em thường xuyên bỏ giờ, trốn học đi chơi bi -a, chơi game, la cà hàng quán, xem phim truyện kinh dị, bạo lực, học yếu, ham chơi, nên bị các bạn bè xấu lôi kéo dễ dẫn đến vi phạm các chuẩn mực đạo đức, thậm chí là vi phạm pháp luật (như vi phạm an toàn giao thông, trộm cắp,).
Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng học sinh gây gổ, đánh nhau càng 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_cua_giao_vien_chu_nhiem_nham_nang_cao.doc
  • jpg15.jpg
  • jpg16.jpg
  • docBia SKKN_ Thuy.doc
  • docxKÊT QUẢ NỀ NẾP 2016-2017_12A4.docx