SKKN Một số giải pháp cơ bản giúp học sinh sử dụng có hiệu quả các thao tác lập luận trong văn nghị luận

SKKN Một số giải pháp cơ bản giúp học sinh sử dụng có hiệu quả các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Ngữ văn là môn học có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Môn học này góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho con người, bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao nhận thức về cuộc sống và kĩ năng sống. Tuy nhiên từ trước đến nay, việc dạy học thường tập trung chủ yếu vào phân môn đọc - hiểu các văn bản văn học mà chưa thực sự chú trọng đến các phân môn khác như làm văn, tiếng Việt.

- Hiện nay, theo yêu cầu của đổi mới giáo dục mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Muốn phát triển được năng lực học sinh cần chú trọng rèn luyện cho các em kỹ năng. Đối với môn Ngữ văn là các kỹ năng đọc - hiểu, nhận diện văn bản, hình thành văn bản. trong đó kỹ năng hình thành văn bản nghị luận là một vấn đề quan trọng.

- Văn nghị luận là một kiểu bài quan trọng trong chương trình ngữ văn PTTH. Tuy nhiên hiện nay chất lượng bài viết văn nghị luận của học sinh còn thấp. Vấn đề này có nhiều nguyên do như học sinh viết bài còn viết theo cảm tính, nghĩ gì viết nấy, chưa xây dựng được luận điểm, khả năng lập luận hạn chế, đặc biệt là nắm chưa chắc các thao tác lập luận nên khi vận dụng các thao tác này vào bài làm văn các em còn lúng túng hoặc khi đọc một văn bản nghị luận học sinh chưa nhận diện một cách chính xác các thao tác lập luận sử dụng trong đó. Vì vậy, tôi manh dạn chọn đề tài: Một số giải pháp cơ bản giúp học sinh sử dụng có hiệu quả các thao tác lập luận trong văn nghị luận. Mong rằng bài viết này sẽ góp một phần nhỏ vào việc dạy học hình thành kỹ năng làm văn nghị luận cho học sinh hiện nay.

 

doc 19 trang thuychi01 10993
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp cơ bản giúp học sinh sử dụng có hiệu quả các thao tác lập luận trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu	 Trang 1
1.1. Lý do chọn đề tài	 Trang 1
1.2. Mục đích nghiên cứu:	 Trang 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu:	 Trang 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.	 Trang 1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm	 Trang 2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.	 Trang 2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trang 2
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng 
để giải quyết vấn đề.	 Trang 3
2.3.1 Bước thứ nhất: Trang bị những kiến thức cơ bản về văn 
nghị luận	 	 Trang 3
2.3.2. Bước thứ 2: Xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh nhận 
dạng các thao tác lập luận sử dụng trong văn nghị luận để học
 cách sử dụng có hiệu quả các thao tác này.	 Trang 6
2.3.3 Bước thứ 3 - Hướng dẫn học sinh vận dụng các thao tác
lập luận vào bài văn nghị luận.	 Trang 10
2.3.4 Bước thứ 4 - Hướng dẫn học sinh vận dụng kết hợp các 
thao tác nghị luận trong bài văn nghị luận.	 Trang 13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
 giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường	 Trang 15
3. Kết luận, kiến nghị 	 Trang 16
3.1. Kết luận 	 Trang 16
3.2. Kiến nghị. 	 Trang 16
Tài liệu tham khảo	 Trang 17
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
- Ngữ văn là môn học có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Môn học này góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho con người, bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao nhận thức về cuộc sống và kĩ năng sống... Tuy nhiên từ trước đến nay, việc dạy học thường tập trung chủ yếu vào phân môn đọc - hiểu các văn bản văn học mà chưa thực sự chú trọng đến các phân môn khác như làm văn, tiếng Việt.
- Hiện nay, theo yêu cầu của đổi mới giáo dục mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Muốn phát triển được năng lực học sinh cần chú trọng rèn luyện cho các em kỹ năng. Đối với môn Ngữ văn là các kỹ năng đọc - hiểu, nhận diện văn bản, hình thành văn bản... trong đó kỹ năng hình thành văn bản nghị luận là một vấn đề quan trọng.
- Văn nghị luận là một kiểu bài quan trọng trong chương trình ngữ văn PTTH. Tuy nhiên hiện nay chất lượng bài viết văn nghị luận của học sinh còn thấp. Vấn đề này có nhiều nguyên do như học sinh viết bài còn viết theo cảm tính, nghĩ gì viết nấy, chưa xây dựng được luận điểm, khả năng lập luận hạn chế, đặc biệt là nắm chưa chắc các thao tác lập luận nên khi vận dụng các thao tác này vào bài làm văn các em còn lúng túng hoặc khi đọc một văn bản nghị luận học sinh chưa nhận diện một cách chính xác các thao tác lập luận sử dụng trong đó. Vì vậy, tôi manh dạn chọn đề tài: Một số giải pháp cơ bản giúp học sinh sử dụng có hiệu quả các thao tác lập luận trong văn nghị luận. Mong rằng bài viết này sẽ góp một phần nhỏ vào việc dạy học hình thành kỹ năng làm văn nghị luận cho học sinh hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Qua việc nghiên cứu, tôi mong muốn tìm ra những cách thức có thể giúp học sinh sử dụng có hiệu quả các thao tác lập luận trong văn nghị luận. Từ đó, tự nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân, đồng thời qua đây cũng muốn chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp về những biện pháp mà bản thân đã tìm hiểu ứng dụng trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng bài viết văn nghị luận ở học sinh hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 - Các thao tác lập luận trong văn nghị luận: giải thích, chứng minh, so sánh, phân tích, bác bỏ, bình luận. 
- Đề tài được nghiên cứu tại trường THPT Quảng Xương 2. Áp dụng thực nghiệm ở học sinh các lớp 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Về mặt lí luận: nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các thao tác lập luận nêu trên.
- Thực tiễn: áp dụng giảng dạy ở các lớp, rút kinh nghiệm, hệ thống thành phương pháp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Văn nghị luận là một kiểu bài quan trọng trong chương trình Ngữ văn THPT. Để làm tốt kiểu bài này học sinh không chỉ cần được trang bị kiến thức phong phú về văn học và cuộc sống mà còn phải được trang bị đầy đủ kỹ năng cơ bản. Trong đó kỹ năng sử dụng các thao tác lập luận là một kĩ năng thiết yếu. Có nắm được các thao tác nghị luận học sinh mới vận dụng được vào trong quá trình viết văn. Hơn nữa nắm chắc được kiến thức học sinh cũng có thể dễ dàng nhận diện được các thao tác lập luận sử dụng trong các văn bản nghị luận.
- Xuất phát từ phương châm "học đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn" nên khi học làm văn nghị luận, học sinh phải vận dụng được lý thuyết vào việc hình thành bài viết. Các em phải hiểu rõ mình luận bàn về vấn đề gì? Để thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng vào ý kiến của mình cần có những lập luận nào? Sử dụng thao tác lập luận nào cho phù hợp? Nắm được vài trò của các thao tác lập luận trong làm văn từ đó vận dụng có hiệu quả vào bài viết làm tăng sức thuyết phục cho bài nghị luận.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Văn nghị luận có vai trò rất quan trọng trong đời sống. Nó có khả năng rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm những tư tưởng sâu sắc trước cuộc sống. Có được năng lực nghị luận là con người có được một điều kiện cơ bản để thành đạt trong cuộc sống xã hội. Tuy nhiên hiện nay, học sinh chưa ý thức được vấn đề này một cách sâu sắc. Khả năng diễn đạt, luận giải một vấn đề cảu các em còn hạn chế. Đứng trước tập thể để đưa ra ý kiến của mình và thuyết phục mọi người đồng tình với ý kiến của mình về một vấn đề nào đó nhiều em còn lúng túng, diễn đạt chưa rõ, mạch lạc vấn đề. Vì vậy, rèn luyện kĩ năng văn nghị luận cho học sinh là một yêu cầu rất cần thiết trong hoạt động dạy học Ngữ văn hiện nay.
- Nghị luận là một kiểu bài làm văn mà học sinh đã được trang bị kiến thức từ cấp THCS. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng, khi viết bài nghị luận học sinh thường viết theo cảm tính, nghĩ gì viết nấy thậm chí các em còn không thiết lập dàn ý cơ bản trước khi viết. Việc vận dụng các thao tác nghị luận vào trong bài viết còn nhiều hạn chế. Cụ thể, các em cũng có sử dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh... nhưng hiệu quả chưa cao, chưa biết cách vận dụng kết hợp các thao tác vào trong bài viết.
- Trong chương trình Ngữ văn THPT, các thao tác lập luận trong văn nghị luận là kiến thức trọng tâm của phân môn Làm văn lớp 11 với 4 thao tác chính là: so sánh, phân tích, bác bỏ và bình luận. Đây là những thao tác cơ bản thường xuyên vận dụng trong viết văn nghị luận. Sách giáo khoa hiện nay đã xây dựng cả bài lý thuyết và thực hành song tiết học còn ít ỏi, việc thực hành mới dừng lại được ở khâu giải các bài tập trong sách nên việc vận dụng kỹ năng vào một bài viết hoàn chỉnh còn chưa có. Học sinh lại thường thụ động chưa biết cách hệ thống kiến thức hoặc sáng tạo trong việc sử dụng các thao tác lập luận này nên bài viết của các em chất lượng còn thấp.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	Học sinh muốn vận dụng một cách có hiệu quả các thao tác lập luận trong văn nghị luận trước hết các em phải nắm vững kiến thức lý thuyết về các thao tác này. Vì vậy, khi giảng dạy lý thuyết cho học sinh tôi chú trọng việc hệ thống kiến thức, đối sánh các thao tác để học sinh nắm chắc được kiến thức cơ bản sau đó cho các em thực hành các bài tập để thấy được sự vận dụng các thao tác lập luận vào văn nghị luận như thế nào, từ đó rút ra cách thức sử dụng có hiệu quả các thao tác này. Để việc hình thành kĩ năng sử dụng các thao tác lập luận trong văn nghị luận cho học sinh có hiệu quả, tôi đã trăn trở và khái quát thành các bước sau:
2.3.1 Bước thứ nhất: Trang bị những kiến thức cơ bản về văn nghị luận
	Lý thuyết là một phần thiết yếu để hình thành kĩ năng. Việc giúp học sinh nắm vững lý thuyết trước khi thực hành là điều vô cùng quan trọng. Hiện nay, học sinh còn ngại học lý thuyết làm văn, học qua loa, nắm chàng màng kiến thức nên khi vận dụng làm bài còn nhiều lúng túng. 
	Ở bước này giáo viên vận dụng trong các tiết học dạy lý thuyết để giúp các em năm vững kiến thức về văn nghị luận. Đây là những kiến thức cơ bản nhất về văn nghị luận nói chung và các thao tác lập luận trong văn nghị luận nói riêng: 
* Nghị luận là kiểu bài làm văn dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luyện về một vấn đề nào đó.
* Lập luận trong văn nghị luận.
- Lập luận là đưa ra các lý lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.
- Để xây dựng lập luận trong văn nghị luận, cần xác định được luận điểm chính xác, minh bạch; tìm được các luận cứ thuyết phục và vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí.
* Các thao tác lập luận trong văn nghị luận
Chương trình Ngữ văn học sinh được trang bị 6 thao tác lập luận cơ bản là: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận. Bước thứ nhất này, nhằm hế thống hoá kiến thức của các thao tác lập luận này.
Các thao tác lập luận này có thể tóm lược như sau:
ê Thao tác lập luận giải thích
- Khái niệm: Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
- Mục đích/ yêu cầu: Hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm.
- Cách vận dụng: Dùng lý lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề. 
+ Giải thích cơ sở: Giải thích từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ.
+ Trên cơ sở đó, sử dụng thao tác lập luận giải thích, giải thích toàn bộ vấn đề, chú ý nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
ê Thao tác lập luận chứng minh
- Khái niệm: là đưa ra những dẫn chứng, cứ liệu xác đáng để làm rõ một vấn đề.
- Mục đích: làm sáng tỏ và thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng vào vấn đề.
- Cách vận dụng: Dùng lí lẽ, bằng chứng đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng. Xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.
ê Thao tác lập luận phân tích
- Khái niệm: Chia tách đối tượng, sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ; xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ.
- Mục đích: làm rõ đặc điểm về nôi dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong bên ngoài của đối tượng.
- Tác dụng: thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc cái phi giá trị của đối tượng.
- Yêu cầu: nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng, chia tách một cách hợp lí. Sau phân tích chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc
- Cách vận dụng: Khi phân tích cần:
+ Chia nhỏ đối tượng thành các bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định để xem xét như quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan,...
ê Thao tác lập luận so sánh
- Khái niệm: Là thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật
- Mục đích: là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể sinh động và có sức thuyết phục.
- Tác dụng: nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.
- Yêu cầu: Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ quan điểm ý kiến của người viết.
- Cách vận dụng:
+ Xác định đối tượng nghị luận, tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản, hoặc hai đối tượng cùng lúc
+ Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng.
+ Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng.
+ Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.
ê Thao tác lập luận bác bỏ
- Khái niệm: là dùng lí lẽ, chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác, ... từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc).
- Mục đích: Chỉ ra chỗ sai trái của ý kiến, trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
- Tác dụng: giúp nghị luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục
- Yêu cầu: khi bác bỏ ý kiến của người khác, cần nắm chắc những sai lầm của họ, đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với thái độ thẳng thắn những cẩn trọng, có chừng mực, khách quan, đúng mực.
- Cách vận dụng: Bác bỏ một ý kiến sai có thể thực hiện bằng nhiều cách: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận hoặc kết hợp cả ba cách.
+ Bác bỏ luận điểm: thông thường có hai cách bác bỏ: Dùng thực tế và Dùng phép suy luận
+ Bác bỏ luận cứ: vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lý lẽ và dẫn chứng được sử dụng.
+ Bác bỏ lập luận: vạch ra mâu thuẫn, phi lôgíc trong lập luận của đối phương.
Lưu ý: Trong thực tế, một vấn đề nhiều khi có mặt đúng, mặt sai. Vì vậy, khi bác bỏ hoặc khẳng định cần cân nhắc, phân tích từng mặt để tránh tình trạng khẳng định chung chung hay bác bỏ, phủ nhận tất cả.
ê Thao tác lập luận bình luận
- Khái niệm: là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng  đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.
- Mục đích: nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đáng giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) nào đó trong cuộc sống hoặc trong văn học.
- Tác dụng: giúp chỉ ra được chỗ đúng/sai, hay/dở... của vấn đề được đưa ra bình luận từ đó đí đến đánh giá thống nhất, đúng đắn, công bằng về vấn đề bình luận. 
- Yêu cầu: cần phải trình bày trung thực, rõ ràng hiện tượng (vấn đề) được bình luận. Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác đáng từ đó có lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.
- Cách vận dụng: Có nhiều cách bình luận, tiến trình gồm ba bước cơ bản sau:
+ Nêu vấn đề cần bình luận. Khi nêu vấn đề cần bình luận cần phải đảm bảo yêu cầu trung thực, khách quan và chỉ nêu ngắn gọn, rõ ràng những điều cơ bản theo yêu cầu của chủ đề bình luận.
+ Đánh giá vấn đề cần bình luận: 
. Khí đánh giá có thể đứng hẳn về một phía dùng lí lẽ và dẫn chứng để ủng hộ phía đúng, phê phán phía sai.
. Kết hợp phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần hạn chế để đi tới một đánh giá hợp lý, công bằng.
. Đưa ra cách đánh giá của riêng mình sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.
	Sau khi học xong phần lí thuyết giáo viên có thể yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy về 6 thao tác lập luận này để dễ ghi nhớ.
Sơ đồ tư duy đơn giản về 6 thao tác lập luận trong văn nghị luận
2.3.2. Bước thứ 2: Xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh nhận dạng các thao tác lập luận sử dụng trong văn nghị luận để học cách sử dụng có hiệu quả các thao tác này.
	Khi tổ chức dạy thực hành làm văn, một yếu tố không thể thiếu là hệ thống bài tập. Bài tập chính là công cụ, là phương tiện để giáo viên thực hiện ý đồ rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Việc lựa chọn bài tập thực hành nhận dạng thao tác lập luận trong văn nghị luận giúp học sinh củng cố kiến thức lý thuyết, xác định chính xác được các thao tác đó mà còn thành thục hơn trong quá trình sử dụng thao tác để viết bài. Hiện nay, sách giáo khoa đã có cơ bản bài tập tiêu biểu cho từng bài học về từng thao tác lập luận. Do vậy, giáo viên phải lựa chọn được những phù hợp với thời gian tiết học để các em thực hành, gây được hứng thú cho các em trong quá trình học tập.
	Khi giảng dạy ở từng bài, từng thao tác cần có hệ thống bài tập phù hợp. Trong quá trình dạy, ngoài những bài tập cơ bản trong sách giáo khoa tôi thường lựa chọn thêm những bài tập mới, thiết kế theo phiếu học tập để học sinh thực hành vừa nhanh gọn, tiết kiệm được thời gian ít ỏi của tiết học vừa tăng hiệu quả củng cố kiến thức cho các em.
	Ví dụ khi cho học sinh thực hành thao tác lập luận phân tích, tôi thường in sẵn những đoạn văn, văn bản nghị luận phát cho học sinh trong tiết học, yêu cầu các em đọc và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập. 
Bài tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Quá bức xúc trước hoạ tham nhũng, hối lộ, về cuối đời, khi đang bệnh nặng ở Trung Quốc, Đặng Huy Trứ đã dốc hết trí tuệ và sinh lực để soạn cuốn sách dày 650 trang bàn về nạn hối lộ và đức thanh liêm của người làm quan, gọi là “Từ thụ yếu quy", tự bỏ tiền túi ra in năm 1868, mong để lại cho đòi sau làm bài học. Đây là cuốn sách có một không hai ưong lịch sứ nước ta, một tác phẩm đặc sắc và độc đáo. Sách “Từ thụ yếu quy" nêu lên làm quan phái luôn luôn tâm niệm có 104 thứ hối lộ không thể nhận /
“Từ thụ yếu quy” đúc kết 104 kiểu hối lộ, tham nhũng điển hình phố biến trong xã hội. Sau mỗi điều viết về tệ hối lộ, Đặng Huy Trứ kêu lên: Không thể nhận ! Sau đây là một số trong 104 thứ hối lộ không thể nhận. Phần trình bày, ví dụ, lấy điển tích Trung Hoa để làm gương rất kĩ, rất phong phú, xin được lược qua.
Sĩ tử đi thi hối lộ cầu được đỗ. Phép thi quý là chọn được thực tài. Thế mà có kẻ hèn kém, ngày thường chẳng chịu học hành, đến kì thi liền đem tiền bạc đến hối lộ quan chấm thi, để cầu được đỗ. Những kẻ ấy, nếu được đỗ thì cả đời họ chỉ tiến thân bằng con đường mờ ám, di hại cho dân chúng không nhỏ. Thứ hối lộ ấy không thể nhận!
Quan lại xảo quyệt hối lộ cầu được tiến cử. Người làm quan phần đông nóng lòng mưu cầu. giàu sang, hoặc muốn bổ vào chỗ dễ kiếm chác, hoặc mong thăng chức,... Lúc đầu thì biếu ta sơn hào, hải vị, trà ngon, the tốt, tiếp đến là tuỳ trên thích gì lớn nhỏ đều sẵn sàng dâng vàng bạc từ một lạng đến ba bốn trăm lạng. Đến khi mua được chức quan thì lãi mẹ đẻ lãi con. Họ dùng quyền để mà lấy lại, dùng ngày giỗ cha mẹ để mà lấy lại, dùng việc cưới xin con cái đế mà lấy lại. Thứ hối lộ ấy không thể nhận!
Quản cơ, suất đội hối lộ để được ra coi cửa quan, cửa biển (tức hải quan). Ở cứa biển, thuyền buôn trong nước thì đòi biếu tiền, gạo, thố sản. Thuyền buôn của Tàu ra vào thì đòi biếu hàng Tàu, dăm ba lạng bạc. Như thế hàng năm, họ thu được rất nhiều. Nghe tin cửa biển nào thiếu người thì họ chạy chọt, vay tiền bạc để hối lộ ta. Được chức rồi thì họ sách nhiễu con buôn. Không có vật gì dù nhỏ mọn mà họ không lấy. Thứ hối lộ ấy không thế nhận !
Địa phương hối lộ các quan thanh tra. Quan thanh tra đi đâu đều được ban cấp tiền bạc... Dầu thế, địa phương vẫn chuẩn bị tiền nong, vàng bạc, chờ xem mà sẽ biện lễ. Họ quà cáp nhiều, nói năng khéo, nên bao nhiêu khiêm khuvết che đậy cho họ, rồi trên tờ trình đầy rẫy những lời tán dương, khen ngợi. Vâng lệnh vua, cầm tờ tiết đi kinh lược việc lớn, mà cứ thế thì triều đình còn trông cậy vào đâu ? Thứ hối lộ ấy không thế nhận !
Thương nhân hối lộ để xin giấu bớt thuế. Khi thuyền chở hàng ra cảng, theo hai hạng quý và thường, rồi căn cứ vào số cân mà đánh thuế. Song phép công cố định mà lòng người ham muốn không cùng. Con buôn thì lần đo khám nào cũng đem tiền bạc hối hộ cho quan để ẩn lậu cho đi. Chỉ thấy họ lễ hậu mà giảm cho, để túi riêng ta căng đầy, còn thuế khoá của triều đình thì bị thất thoát - Thứ hối lộ ấy không thể nhận !
Con buôn nước ngoài hối lộ để cầu thân. Con buôn mang lễ vật biếu quan nào trà Ô Long, quạt lông trắng, lộc nhưng, quế chi, the lụa Tồ Cháu, đồ sứ Giang Tây,... Nhờ thế họ buôn bán hàng cấm, tung tiền ra để mua chuộc, xin thầu việc này việc khác mà trở nên giàu có. Họ mưu dùng ta làm bức tường chắn cho họ làm giàu. Thứ hối lộ ấy không thể nhận !
Còn có nhiều thứ hối lộ không thể nhận nữa như: Hối lộ để chia nhau những thứ dôi ra trong kho, hối hộ để cầu xin làm việc thu thuế, nhà giàu keo kiệt hối lộ để được miễn góp việc công, hối lộ để xin khai thác khoáng sản, Ế.. Bằng kinh nghiệm nhiều năm làm quan lo kinh tế cho triều đình, Đặng Huy Trứ đã tổng kết gần như đủ mưu ma hối lộ, tham nhũng. Ông viết cuốn sách cách đây hơn 140 năm, bây giờ đọc lên vẫn giật mình ! Tôi ước ao sách ‘‘Từ thụ yếu quy” được tái bản, sẽ thành sách gối đầu giườỉig để cán bộ có chức có quyền đọc mà tu thân.
(Theo 
a. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_co_ban_giup_hoc_sinh_su_dung_co_hieu_q.doc