SKKN Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non Nga Yên

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non Nga Yên

 Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kinh tế phát triển, đòi hỏi con người phải năng động sáng tạo, phải tự mình vươn lên nắm bắt những tri thức khoa học, nhờ đó đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số đó có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em. Những loại đồ dùng, đồ chơi (ĐDĐC) phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang tính giáo dục càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì càng kích thích được trí thông minh, tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá, sáng tạo của trẻ bấy nhiêu . Chính vì vậy đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhằm phát triển trí tuệ ở từng độ tuổi, từ đó mới có tác động góp phần hình thành và phát triển trí tuệ ở trẻ.

Hơn nữa, đồ chơi, trò chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ, đặc biệt trong các hoạt động của trẻ ở trường Mầm non. Trẻ có nhu cầu chơi với những ĐDĐC có màu sắc đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Để thoả mãn được điều đó của trẻ, đòi hỏi người giáo viên Mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều ĐDĐC để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thật mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với nội dung giáo dục trong các hoạt động và các chủ đề.

Ở các cấp học từ tiểu học trở lên phương tiện học là sách giáo khoa, còn đối với trẻ mầm non chưa biết đọc, chưa biết viết nên đồ dùng đồ chơi là dụng cụ, là sách giáo khoa của trẻ, nó có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Nó còn là phương pháp hữu hiệu để truyền thụ kiến thức cho trẻ. Vì trẻ lứa tuổi này "Chơi mà học, học bằng chơi". Qua vui chơi giúp trẻ tiếp thu những kiến thức, kỹ năng một cách tích cực. [1]. Đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những đồ dùng đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, được trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hoà, từ đó phát triển toàn diện.

 

doc 34 trang thuychi01 13313
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non Nga Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM 
ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỰ TẠO GÓP PHẦN XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TRONG TRƯỜNG MẦM NON NGA YÊN
Người thực hiện: Mai Thị Hà
Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng
Đơn vị công tác: Trường mầm non Nga Yên
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA, NĂM 2019
NGA TRƯỜNG NĂM 2013
.3666666666666666666666666666666666666666666666666	
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
1. MỞ ĐẦU
1
2
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
6
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
7
2.1. C¬ së lý luËn 
2
8
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
9
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
6
10
2.3.1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm..
6
11
2.3.2. Tham quan, học tập kinh nghiệm ở trường bạn và tự học.
7
12
2.3.3. Chỉ đạo giáo viên phối kết hợp với cha mẹ thu gom nguyên vật liệu, phế thải để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần XDMTGDLTLTT.
8
13
2.3.4. Phát động làm ĐDĐC tự tạo góp phần XDMTGDLTLTT:
2.3.4.1.Phát động giáo viên tự làm, giáo viên và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần xây dựng môi trường GDLTLTT trong nhóm lớp.
10
14
 2.3.4.2. Chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần xây dựng môi trường GDLTLTT ngoài nhóm lớp.
13
15
2.3.5. Kiểm tra giáo viên qua hoạt động dự giờ nhằm đánh giá kết quả tự làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần XDMTGD lấy trẻ làm trung tâm.
16
16
2.3.6. Tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần XDMTGDLTLTT.
18
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
19
18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
19
3.1. Kết luận
19
20
3.2. Kiến nghị
20
21
Tài liệu tham khảo
22
Danh mục SKKN
23
Phụ lục
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
	Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kinh tế phát triển, đòi hỏi con người phải năng động sáng tạo, phải tự mình vươn lên nắm bắt những tri thức khoa học, nhờ đó đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số đó có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em. Những loại đồ dùng, đồ chơi (ĐDĐC) phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang tính giáo dục càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì càng kích thích được trí thông minh, tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá, sáng tạo của trẻ bấy nhiêu . Chính vì vậy đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhằm phát triển trí tuệ ở từng độ tuổi, từ đó mới có tác động góp phần hình thành và phát triển trí tuệ ở trẻ. 
Hơn nữa, đồ chơi, trò chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ, đặc biệt trong các hoạt động của trẻ ở trường Mầm non. Trẻ có nhu cầu chơi với những ĐDĐC có màu sắc đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Để thoả mãn được điều đó của trẻ, đòi hỏi người giáo viên Mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều ĐDĐC để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thật mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với nội dung giáo dục trong các hoạt động và các chủ đề. 
Ở các cấp học từ tiểu học trở lên phương tiện học là sách giáo khoa, còn đối với trẻ mầm non chưa biết đọc, chưa biết viết nên đồ dùng đồ chơi là dụng cụ, là sách giáo khoa của trẻ, nó có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Nó còn là phương pháp hữu hiệu để truyền thụ kiến thức cho trẻ. Vì trẻ lứa tuổi này "Chơi mà học, học bằng chơi". Qua vui chơi giúp trẻ tiếp thu những kiến thức, kỹ năng một cách tích cực. [1]. Đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những đồ dùng đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, được trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hoà, từ đó phát triển toàn diện.
Vì vậy, trong giáo dục trẻ mầm non hiện nay đồ dùng đồ chơi hết sức cần thiết và quan trọng trong khi học cũng như khi chơi đối với trẻ. Không những thế còn có ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ, vì bất kỳ một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quý đồ chơi, trẻ sống và hành động cùng với đồ chơi. Đồ chơi giúp trẻ tìm hiểu, khám khá thế giới xung quanh. Đồ dùng đồ chơi còn giúp trẻ làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Hoạt động với đồ dùng đồ chơi vừa làm thoả mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, phát triển thể lực, phát triển tư duy, tưởng tượng, sáng tạo...của trẻ.
Chính vì vậy sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi tự tạo nhằm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có ý nghĩa và tác dụng rất lớn, góp phần to lớn trong giáo dục phát triển trẻ toàn diện. Đồ chơi tự tạo có muôn hình, muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật có sẵn, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn đồ chơi tự tạo là vô tận, luôn độc đáo, gần gũi hoạt động của trẻ và luôn đổi mới. 
Từ những lý do trên, tôi đã đưa ra "Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non Nga Yên" làm đề tài kinh nghiệm và chỉ đạo thực hiện trong năm học: 2018 - 2019. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nâng cao chất lượng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (LĐDĐCTTGPXDMTGDNLTLTT) cho trẻ mầm non, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ - thể lực.
- Thu hút sự quan tâm của các cấp các ngành, các cha mẹ quan tâm đến việc mua sắm, làm LĐDĐC cho trẻ tại trường mầm non. Từ đó giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động ngày càng tốt hơn.
- Giúp đội ngũ giáo viên và học sinh XDMT mang tính “mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng.
- Tạo cho trẻ cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng bản thân của trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đội ngũ giáo viên, học sinh trong trường làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Nga Yên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp đàm thoại. 
- Phương pháp tuyên truyền. 
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm. 
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận:
	- Chương trình giáo dục mầm non có mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là cơ sở để hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [2]. 
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II - bài 11: Tìm và làm đồ chơi từ nguyên vật liệu có sẵn (sản xuất của vụ giáo dục mầm non) có nêu trong nội dung: 
+ Đồ chơi tự tạo có ưu điểm nổi bật là sẵn có, không tốn kém, thường xuyên đổi mới, phong phú và đặc biệt sáng tạo.
+ Đồ chơi tự tạo là dung cụ học tập đơn giản, dễ dàng phục vụ hoạt động chơi của trẻ. Cách thức chơi với đồ chơi và những thứ đồ chơi mà trẻ thích thay đổi theo sự phát triển của trẻ. Càng có nhiều cách để trẻ chơi với đồ chơi thì trẻ càng học được nhiều.
+ Nhu cầu đồ chơi của trẻ là thiết yếu và vô tận. Tuy nhiên, có thể chúng ta không có tiền mua hoặc không có khả năng mua tất cả đồ chơi cho trẻ. Để thoả mãn hoạt động vui chơi của trẻ, chúng ta có thể tự làm đồ chơi cho trẻ. Đồ chơi tự tạo được làm từ nguyên vật liệu dễ kiếm đa dạng và cũng dễ chế tạo, sản phẩm gần gũi với hoạt động của trẻ và luôn đổi mới [3].
- Trong cuốn sách "Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu dễ tìm" của tác giả Phạm Thị Việt Hà (Nhà xuất bản giáo dục): Khi thiết kế đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu dễ tìm phải nắm bắt được các nguyên tắc cơ bản đó là: Đảm bảo tính sư phạm, hấp dẫn, kích thích tính tò mò của trẻ, một đồ dùng đồ chơi có thể sử dụng cho nhiều hoạt động, nhiều trò chơi. Đảm bảo tính phù hợp: màu sắc kích thước phù hợp, an toàn không động hại, không nguy hiểm. Đảm bảo tính phổ biến: nguyên liệu dễ tìm có thể sử dụng phù hợp vào nội dung giáo dục. Đảm bảo tính sáng tạo: từ một loại vật liệu có thể tạo thành nhiều đồ chơi khác nhau, có ý tưởng mới trong khai thác sử dụng. [4].
- Như điều 23 Luật Giáo dục năm 2005 yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục mầm non cũng nhấn mạnh: Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện. Để trẻ chơi tốt thì phải có đồ dùng, đồ chơi đáp ứng cho trẻ; ngoài nguồn đồ chơi do giáo viên cung cấp thì nguồn đồ dùng, đồ chơi do trẻ tạo ra cũng vô cùng đa dạng và phong phú. [5]
- Sách "Hướng dẫn tạo hình bằng nguyên vật liệu thiên nhiên" của tác giả Phạm Thị Việt Hà (Nhà xuất bản giáo dục) có viết: Con người ngày nay có xu hướng trở về với thiên nhiên. Một trong điều kỳ diệu thú vị mà thiên nhiên mang đến cho chúng ta là hoa, lá, hột hạt, vỏ cây, sỏi đá, mo cau, vỏ trứng,  Với sự khéo léo của đôi bàn tay và trí tưởng tượng phong phú, chúng ta sẽ tạo ra nhiều sản phẩm tạo hình hấp dẫn và thú vị từ những nguyên vật liệu thên nhiên. Hãy kiên trì và chịu khó tìm tòi một chút, sẽ có những sản phẩm, bức tranh sinh động[6].
- Lấy trẻ làm trung tâm là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên trong trường mầm non. Quan điểm này định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục , lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non, trong đó trong đó hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo [7].
Môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của trẻ và ảnh hưởng đến việc nội dung và kết quả mong đợi có đạt được hay không. Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học đều rất quan trọng, chúng cung cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi khác nhau cho trẻ.[1].
 Từ cơ sở trên, chúng ta phải suy nghĩ, tìm kiếm, thay thế, làm thêm và sáng tạo đồ dùng đồ chơi nhằm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non cho trẻ. Thông qua làm ĐDĐC phát huy tính tích cực, kiên trì, khéo léo của đôi bàn tay, tính sáng tạo, đặc biệt đối với trẻ mầm non...nhằm nâng cao phát triển toàn diện cho trẻ.
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
2.2.1. Thuận lợi:
* Về điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi nhà trường 
 - Trường mầm non Nga Yên thuộc xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, trường đã đạt chuẩn mức độ 1, đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3, đang phấn đấu đạt chuẩn mức độ 2 vào cuối năm 2019. 
- Nhà trường cũng luôn được sự quan tâm của Đảng uỷ - UBND, các ban ngành đoàn thể, các nhà hảo tâm trong và ngoài xã quan tâm, ủng hộ đầu tư về cơ sở vật chất như có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, bảng biểu, bàn ghế, đồ dùng đồ chơi trong và ngoài nhóm lớp đảm bảo phục vụ cho việc dạy và học trong Nhà trường. 
- Cảnh quan môi trường trong và ngoài nhóm lớp đều khang trang quy hoạch tương đối hợp lý, đảm bảo môi trường Xanh - sạch - đẹp. 
* Ban giám hiệu 
 - Ban giám hiệu nhà trường đã chú trọng xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện chuyên đề “XDMTGD lấy trẻ làm trung tâm” trong trường mầm non và triển khai tới toàn bộ cán bộ, giáo viên trong trường để thực hiện. 
- Chỉ đạo giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần XDMTGDLTLTT để phục vụ dạy và học. 
* Điều kiện về giáo viên:
- Đội ngũ giáo viên trong trường có 19 đồng chí, trình độ chuyên môn chuẩn trở lên là 19/19 = 100%
- Nhà trường có độ ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, khéo tay, chịu khó thu thập những nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có của địa phương, nắm vững yêu cầu, kỹ năng, thiết kế và tổ chức về làm ĐDĐCXDMTGD để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, tạo được môi trường giáo dục phù hợp để trẻ hoạt động tích cực. 
* Điều kiện về phụ huynh:
- Nhận thức của các bậc phụ huynh về vai trò ý nghĩa của việc chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng nâng cao. Ban Chấp hành hội cha mẹ học sinh luôn duy trì hoạt động tạo những điều kiện thuận lợi mỗi khi kêu gọi tham gia trong các hoạt động ủng hộ nhà trường. 
- Trong các gia đình có tiềm năng về các nguồn nguyên vật liệu thiên nhiên, phế thải đều sẵn sàng ủng hộ cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tạo môi trường học tập cho trẻ đa dạng hơn. Luôn tạo mối quan hệ thân thiết, ấm cúng.
	* Về phía trẻ:
- Hầu hết trẻ đã học qua các nhóm lớp nhà trẻ và lên mẫu giáo nên trẻ rất năng động, đi học chuyên cần, có nề nếp tốt.
- Trẻ thích chơi một cách tự nhiên, khám phá, sáng tạo. Tham gia một cách tích cực vào các hoạt động của cô tổ chức. 
- Trẻ hứng thú làm đồ dùng đồ chơi, bộc lộ hết khả năng tính, sáng tạo, trẻ chủ động thực hiện các hoạt động của mình tham gia, biết đoàn kết trong khi chơi.
2.2.2. Khó khăn:
Tuy nhiên, trong thực tế trường vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn:
* Về cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi nhà trường.
- Đồ dùng đồ chơi mua sẵn đang còn hạn chế, chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng; đồ chơi tự tạo đang còn chưa đáp ứng yêu cầu của trẻ chưa phong phú, đa dạng về chủng loại, kích thước chưa đáp ứng tính tò mò, khám phá, ham hiểu biết, hứng thú của trẻ.
- Môi trường ngoài lớp chưa phong phú đồ chơi cho trẻ được vui chơi, việc sưu tầm các nguyên vật liệu từ thiên nhiên để đồ dùng đồ chơi tự làm từ nguyên liệu phế thải còn hạn chế, chưa có môi trường giao lưu để trẻ trải nghiệm nhiều. 
- Đặc biệt nhà trường chưa có phòng tập thể chất cho trẻ tập vào những hôm trời nắng to, trời mưa. Thiếu khu phát triển vận động ngoài trời, đồ dùng dụng cụ thể dục còn hạn chế. 
* Về Ban giám hiệu 
- Ban giám hiệu đôi khi kiểm tra, sát sao việc làm đồ dùng đồ chơi XDMTGD lấy trẻ làm trung tâm chưa nghiêm khắc, chưa khơi gợi tiềm năng sẵn có của giáo viên về làm đồ dùng đồ chơi và cách thiết kế và tổ chức cho trẻ hoạt động. 
* Về giáo viên:
 	- Giáo viên ít có thời gian để nghiên cứu làm thêm những đồ dùng, đồ chơi đúng theo nguyên tắc, tính giáo dục, tính kỹ thuật, tính kinh tế và tính mỹ thuật, tính sáng tạo chưa cao.
	- Khi làm ĐDĐCXDMTGDLTLTT giáo viên còn phải tính toán nhiều đến kinh phí và hiệu quả sử dụng. Chưa quan tâm nhiều đến tự làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ công tác tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ. Chưa tạo nhiều cơ hội để phát huy tính tích cực chủ động ở trẻ trong MTGD.
 - Một số giáo viên vận dụng đồ dùng đồ chơi cho trẻ quan sát hay hoạt động còn lúng túng, chưa thường xuyên cho trẻ chơi các góc chơi hay môi trường bên ngoài.
- Một số giáo viên chưa khéo léo tuyên truyền với phụ huynh trong công tác làm đồ dùng đồ chơi góp phần XDMTGDLTLTT.
* Điều kiện về phụ huynh:
- Đa số cha mẹ sống bằng nghề nông nghiệp, nghề buôn bán và đi công ty nên gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chưa quan tâm đến con cái học hành. Việc đóng góp, xã hội hóa, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơicho trẻ phần nào cũng còn ảnh hưởng. Hơn nữa còn một số cha mẹ chưa thật sự quan tâm phối hợp với giáo viên thường xuyên để thực hiện việc chăm sóc, giáo dục trẻ. 
* Về phía trẻ:
- Một số trẻ còn nhút nhát, chưa chủ động tham gia các hoạt động, giao lưu với cô và các bạn còn hạn chế. Đặc biệt là chưa tích cực tham gia làm đồ dùng đồ chơi, còn lúng túng, không tự giác, chủ động, ham mê tích cực làm cùng cô và trẻ với trẻ. 
* Kết quả: Từ những phân tích về thực trạng trên; với mục tiêu chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần XDMTGD lấy trẻ làm trung tâm trong năm học. Qua một năm học chúng tôi thành lập ban chỉ đạo để kiểm kê, bàn giao tài sản giữa các nhóm lớp và nhà trường rồi có kế hoạch để làm tờ trình sang Uỷ ban nhân dân xã xem xét và trình Hội đồng nhân dân xã xây mới, mua sắm, bổ sungvề cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng cần thiết trong dạy và học của năm học tiếp theo. Chính vì vậy để biết đồ dùng đồ chơi của các nhóm lớp có còn nhiều về số lượng và chất lượng hay không, trước năm học tôi đã khảo sát làm ĐDĐC của giáo viên, giáo viên và trẻ cùng làm đã được kết quả như sau:
 (Bảng khảo sát đầu năm xem phần phụ lục 1 )
	Từ những thực tế trên tôi luôn suy nghĩ phải làm thế nào và làm gì để, khắc phục nâng cao kiến thức, kỹ năng, hứng thú, tính sáng tạo, số lượng, tính thẩm mỹ, tính phổ biến khi giáo viên làm cùng trẻ, bằng cách chỉ đạo giáo viên biết được thực tế của trường lớp mình, tổ chức cho giáo viên, giáo viên và trẻ làm ĐDĐCTTGPXDMTGDLTLTT bằng nhiều hình thức, giúp giáo viên thiết kế làm ĐDĐC tự tạo trong các chủ đề phù hợp với từng độ tuổi và ở ngoài nhóm lớp; biết cách sử dụng các nguyên vật liệu có hiệu quả, tạo điều kiện thu hút sự quan tâm của cha mẹ.
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện:
Thông qua thực trạng trên tôi đã đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất phù hợp với thực tế của trường, giáo viên, nhóm lớp và của địa phương.	
2.3.1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Sáng tạo đồ dùng đồ chơi tự tạo có ý nghĩa và tác dụng rất lớn, đồ chơi tự tạo góp phần to lớn trong giáo dục phát triển trẻ toàn diện qua (4 lĩnh vực đối với nhà trẻ), (5 lĩnh vực đối với mẫu giáo). Đồ chơi tự tạo có muôn hình, muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật có sẵn, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn đồ chơi tự tạo là vô tận, luôn độc đáo, gần gũi hoạt động của trẻ và luôn đổi mới. 
Chính vì thế tôi mạnh dạn xây dựng kế hoạch phát động giáo viên trong toàn trường làm đồ dùng đồ chơi tự tạo nhằm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; các sản phẩm phải phù hợp với nội dung chương trình chăm sóc giáo dục của từng khối lớp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Từ đó nhằm nâng cao chất lượng chuyên đề và theo các chủ đề ở mỗi độ tuổi rồi đưa ra ban giám hiệu thống nhất, sau đó triển khai đến giáo viên trong trường. Trong kế hoạch tôi đã đưa vào kế hoạch chủ đề, mỗi tháng, mỗi tuần, mỗi giáo viên tối thiểu phải làm 6-8 loại đồ dùng đồ chơi, phù hợp với chủ đề. Phải đầy đủ chủng loại ĐDĐC tự tạo bằng nguyên vật liệu, vừa là đồ chơi cho hoạt động học tập của trẻ, vừa là hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, trang trí lớp theo chủ đề. Và xây dựng môi trường ngoài nhóm lớp. 
Việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo sẽ đánh giá vào các tiêu chí thi đua xếp loại hàng tháng. Kế hoạch đưa ra hội đồng giáo viên ủng hộ nhiệt tình và giáo viên hăng hái có trách nhiệm xem lại chương trình học của các chủ đề, cụ thể hơn là các nhánh ở nhóm lớp mình để lựa chọn những loại đồ dùng đồ chơi nhằm lấy trẻ làm trung tâm để làm phù hợp với chủ đề mà mình có thể sáng tạo làm được mang tính thẩm mỹ cao, gây hứng thú cho trẻ, đem lại hiệu quả cao cho việc học và dạy. Đặc biệt trong việc triển khai kế hoạch tôi còn nhấn mạnh về kế hoạch chuyên đề Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong năm để giáo viên lập kế hoạch cho phù hợp ở nhóm lớp mình phụ trách.
Ví dụ: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo nhằm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tháng 9/2018
(Kế hoạch chỉ đạo xem phần phụ lục 2 )
2.3.2. Tham quan, học tập kinh nghiệm ở trường bạn và tự học:
- Qua nhận biết, phân loại và nguyên tắc làm đồ dùng đồ chơi nhằm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bằng nguyên vật liệu. Từ những hiểu biết đó giáo viên cần phải làm gì?, làm như thế nào? mặc dù đã có ý tưởng rồi nhưng giáo viên vẫn chưa tự tin khi mình làm ra một sản phẩm từ nguyên vật liệu đó một cách sáng tạo. Vì vậy tôi đã bàn bạc, thống nhất tro

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_giao_vien_lam_do_dung_do_choi.doc