SKKN Một số biện pháp xây dựng thư viện tiên tiến tại trường THCS Quảng Hùng

SKKN Một số biện pháp xây dựng thư viện tiên tiến tại trường THCS Quảng Hùng

Thư viện trường học là cơ sở vật chất trọng yếu, nó đảm bảo số lượng và chất lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ của giáo viên và sách tham khảo dùng chung, là trung tâm sinh hoạt văn hoá khoa học của giáo viên và học sinh trong những buổi ngoại khoá mà còn là công cụ, phương tiện góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mới. Nó quyết định chất lượng và không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự học tự nghiên cứu của học sinh. Đồng thời tham gia vào bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới trong nhà trường THCS Quảng Hùng. Để thư viện nhà trường có đủ các điều kiện theo tiêu chuẩn đã được Bộ GD&ĐT ban hành. Là người quản lý thư viện trong trường tôi luôn trăn trở “Làm thế nào để trường có một thư viện có đầy đủ sách báo, tạp chí, tài liệu và phải làm gì để thu hút đông đảo bạn đọc đến với thư viện và thực hiện tốt công tác xã hội hóa thư viện”, như V.I.LENIN đã nói: ''Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”.

- Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí., ở thư viện cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường.

 

doc 25 trang thuychi01 8605
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng thư viện tiên tiến tại trường THCS Quảng Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài:
- Thư viện trường học là cơ sở vật chất trọng yếu, nó đảm bảo số lượng và chất lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ của giáo viên và sách tham khảo dùng chung, là trung tâm sinh hoạt văn hoá khoa học của giáo viên và học sinh trong những buổi ngoại khoá mà còn là công cụ, phương tiện góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mới. Nó quyết định chất lượng và không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự học tự nghiên cứu của học sinh. Đồng thời tham gia vào bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới trong nhà trường THCS Quảng Hùng. Để thư viện nhà trường có đủ các điều kiện theo tiêu chuẩn đã được Bộ GD&ĐT ban hành. Là người quản lý thư viện trong trường tôi luôn trăn trở “Làm thế nào để trường có một thư viện có đầy đủ sách báo, tạp chí, tài liệu và phải làm gì để thu hút đông đảo bạn đọc đến với thư viện và thực hiện tốt công tác xã hội hóa thư viện”, như V.I.LENIN đã nói: ''Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”. 
- Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí., ở thư viện cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường.
- Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy và học tập được tốt, công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện trường học phải được thường xuyên, liên tục, phải luôn luôn thay đổi cách phục vụ để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng nhiều. 
- Năm học 2013 – 2014 thư viện trường THCS Quảng Hùng mặc dù đã được công nhận thư viện chuẩn nhưng giáo viên và học sinh vẫn chưa có đầy đủ các loại sách, báo phục vụ cho giảng dạy và học tập. Cơ sở vật chất của thư viện chưa đầy đủ, và chất lượng chưa được cao. Cán bộ thư viện còn hạn chế về nghiệp vụ, do vậy việc tổ chức các hoạt động chưa phong phú về nội dung và hình thức. 
- Xuất phát từ thực trạng của thư viện nhà trường còn chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới của ngành giáo dục và chất lượng dạy học tại nhà trường. Về đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy.
- Vì vậy việc xây dựng một thư viện có đầy đủ cơ sở vật chất, sách báo, tạp chí và đạt được thư viện tiên tiến. đạt chuẩn thư viện trường học theo QĐ01/2003/QĐ/BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT là một yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách.
- Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo về đổi mới chương trình giáo dục đào tạo theo hướng chuẩn hóa , hiện đại hóa, xã hội hóa. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với phương châm: Vừa học, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm và đã thành công tại thư viện trường. Vậy bằng cách nào để ngày càng có nhiều biện pháp, phương thức hoạt động nhằm xây dựng thư viện trường Trung học cơ sở Quảng Hùng trở thành thư viện tiên tiến để nhanh chóng đưa thư viện nhà trường trở thành thư viện xuất sắc là câu hỏi luôn ở trong tôi. Và đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng thư viện tiên tiến tại trường THCS Quảng Hùng ”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu hoạt động tại thư viện trường THCS Quảng Hùng, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hợp lý, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện nhà trường .
- Cùng với Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tổng phụ trách tuyên truyền, hướng dẫn các hoạt động của thư viện để các em học sinh biết cách học, đọc để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện. 
- Để thu hút học sinh đến với thư viện, giúp các em học sinh biết cách đọc sách thế nào là đúng, để gây hứng thú cho các em trong vấn đề đọc sách để có trí thức vận dụng vào bài học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng đến với thư viện nhà trường chủ yếu là học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên nên đây cũng chính là đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện, xây dựng thư viện tiên tiến. Trong đó chú trọng nghiên cứu các hoạt động của thư viện phù hợp đặc thù đơn vị của nhà trường THCS Quảng Hùng như: 
- Đối tượng: Hoạt động thư viện của trường THCS Quảng Hùng - Thành phố Sầm Sơn - Tỉnh Thanh hoá.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các hoạt động của thư viện tại thư viện Trường THCS Quảng Hùng - Thành phố Sầm Sơn - Tỉnh Thanh hoá năm 2014 đến năm 2019. Đối tượng đến với thư viện chủ yếu là học sinh và cán bộ giáo viên - nhân viên nên tôi hướng dẫn bạn đọc cách sử dụng thư viện sao cho hiệu quả.
- Tổ chức phục vụ bạn đọc trong và ngoài Thư viện ; khai thác nguồn tài nguyên sách của thư viện nhà trường.
- Tuyền truyền giới thiệu các loại hình tài liệu. 
- Hướng dẫn cách tra cứu tài liệu.
- Hướng dẫn phương pháp đọc sách. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát, phân tích 
- Phương pháp thống kê, so sánh 
- Phương pháp thực nghiệm.
1.5. Những điểm mới của đề tài:
- Với đề tài này trước đây cũng đã có nhiều người nghiên cứu, nhưng họ chưa đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục do đó mà hiệu quả chưa cao. Vì vậy bản thân đã nghiên cứu và đưa ra những điểm mới như sau.
+ Bám sát các văn bản chỉ đạo của nhà nước để thực hiện tốt các nghiệp vụ thư viện nhà trường.
+ Tham mưu, bổ sung cơ sở vật chất cho thư viện.
+ Tham mưu, bổ sung sách báo, trang thiết bị kịp thời.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu sách.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. (Vai trò của hoạt động thư viện trong nhà trường).
- Thư viện là nơi tàng trữ, lưu giữ bảo quản sách báo, tạp chí, tài liệu và tổ chức cho người đọc khai thác sử dụng.
- Thư viện trường THCS là thư viện khoa học chuyên ngành Giáo dục và Đào tạo, nằm trong hệ thống thư viện nói chung và thực hiện nghiêm chỉnh những văn bản quy phạm pháp luật về công tác thư viện nhà nước.
- Thư viện không những là cơ sở vật chất trọng yếu, nó đảm bảo số lượng và chất lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ của giáo viên và sách tham khảo dùng chung mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá khoa học của giáo viên và học sinh trong những buổi ngoại khoá. Hoạt động của thư viện thực sự đã góp phần quyết định chất lượng và nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự nghiên cứu cho học sinh đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị, xây dựng nếp sống văn hoá mới trong nhà trường. Ngoài ra thư viện còn giúp các em học sinh biết sử dụng và khai thác sách báo trong thư viện phù hợp với trình độ và nhận thức của mình. Từ đó nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường.
- Nhiệm vụ của thư viện trường học là cung ứng đầy đủ các loại sách báo nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh.
- Sưu tầm và giới thiệu sách báo cần thiết phục vụ giảng dạy, học tập nghiên cứu khoa học, bổ sung kiến thức của các môn khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học.
- Phối hợp với thư viện trong ngành, thư viện địa phương để chủ động khai thác, sử dụng vốn sách báo, trang thiết bị chuyên dùng phù hợp với nội dung kho sách và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật thư viện.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Thuận lợi:
- Trường THCS Quảng Hùng được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, với sự đóng góp cùa nhân dân luôn chăm lo quan tâm tới sự nghiệp giáo dục. Trường THCS Quảng Hùng trong xây dựng thư viện nên đến năm học: 2018-2019 tổng số có 08 lớp với 320 học sinh và 24 cán bộ giáo viên, nhân viên, trong đó có 19 CBGV trình độ trên chuẩn, số còn lại đều đạt chuẩn.
- Năm học: 2013 - 2014 thư viện Trường THCS Quảng Hùng đã được Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo cấp giấy công nhận. Thư viện trường THCS Quảng Hùng đạt tiên tiến, ngày 15/5/2014 và từ năm 2014 đến nay thư viện nhà trường luôn luôn phấn đấu và giữ vững danh hiệu thư viện đạt chuẩn cấp thành phố. 
- Nhà trường có phòng Thư viện và phòng đọc phục vụ cho giáo viên và học sinh được bố trí ở nơi thoáng mát, yên tĩnh thuận lợi cho việc đọc sách. Phòng đọc được xây dựng theo đúng chuẩn Thư viện theo QĐ 01/2003. Lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng quan tâm đặc biệt đến Thư viện nhà trường. Nhà trường đã vạch kế hoạch và tham mưu với các cấp trên để có nguồn vốn bổ sung tài liệu sách báo dồi dào phục vụ nhu cầu bạn đọc khi đến Thư viện. 
- Ban giám hiệu luôn chú trọng đầu tư vào việc xây dựng công tác phục 
vụ bạn đọc của Thư viện. Luôn đầu tư số lượng và chất lượng cho các kho sách 
trong Thư viện.
- Cán bộ phụ trách Thư viện nhiệt tình trong công tác phục vụ bạn đọc.
- Nhà trường luôn luôn thực hiện nghiêm túc ngày hội đọc sách Việt Nam, phát huy phong trào đọc sách cho học sinh, cán bộ giáo viên - nhân viên. Bên cạnh đó thư viện nhà trường luôn đón nhận hàng nghìn lượt học sinh tìm tài liệu tham khảo theo tuần, theo tháng.
* Khó khăn: 
- Do nhu cầu đọc sách của học sinh ngày càng nhiều, diện tích của phòng đọc còn hạn chế, do vậy học sinh còn không đủ chổ ngồi.
- Số lượng sách tham khảo, truyện, báo tạp chí, số lượng sách pháp luật, sách tuyên truyền về an toàn giao thông, an toàn thực phẩm và một số đầu sách khác còn thiếu nên chưa đủ và cung cấp cho học sinh và cán bộ giáo viên, nhân viên tham khảo.
 * Thành công, hạn chế.
+ Thành công 
- Sau khi áp dụng những giải pháp vào công tác Thư viện tại trường tôi thấy số lượng bạn đọc đến với Thư viện ngày càng tăng. Các em đọc sách với sự say mê, hứng thú lên chất lượng đọc sách cũng được nâng lên. 
- Các em được các thầy, cô giáo chủ nhiệm lựa chọn những cuốn sách phù hợp với nội dung đang học, phù hợp với trình độ của bản thân để cho các em mượn và tham khảo. Chính vì thế gây sự hứng thú, say mê đối với việc học. Chính vì vậy trong những năm học qua chất lượng giáo dục của nhà trường luôn đứng tốp đầu Thành Phố. 
- Các em đã biết lựa chọn sách phù hợp với lứa tuổi và ngày một nâng cao trình độ của bản thân. 
 	+ Hạn chế:
- Cán bộ Thư viện đôi lúc còn hạn chế trong việc nghiên cứu phát hiện nhu cầu hứng thú bạn đọc nên việc phục vụ bạn đọc chưa đạt hiệu quả cao nhất.
- Cán bộ Thư viện còn hạn chế trong việc đổi mới các hình thức phục vụ  bạn đọc nên sách chưa được luân chuyển nhiều. 
* Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
- Do đặc điểm của trường là học sinh vùng khó khăn các gia đình chưa tạo điều kiện nhiều cho các em trong vấn đề học tập. 
- Do bản thân một số em chưa có ý thức trong học tập vẫn còn sức ỳ. Chưa chủ động tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Bám sát các văn bản chỉ đạo của nhà nước để thực hiện tốt các nghiệp vụ Thư viện nhà trường theo tiêu chuẩn số 01 theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. 
* Tiêu chuẩn thứ nhất: Về sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa.
+ Về sách:
Thư viện nhà trường đã có đủ ba bộ phận: Sách giáo khoa, sách nghiệp vụ của giáo viên, sách tham khảo. Thư viện bổ sung đúng chủng loại, số lượng như sau:
+ Sách giáo khoa:
- Đối với học sinh: Trước ngày khai giảng năm học mới, nhà trường phải có “Tủ sách giáo khoa dùng chung” để phục vụ số học sinh không đủ điều kiện mua sách, đảm bảo cho mỗi em có một bộ sách giáo khoa (bằng hình thức cho mượn) tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong quá trình học tập.
- Đối với giáo viên: Cung cấp cho giáo viên trực tiếp đứng lớp có đủ sách giáo khoa để soạn giảng theo bộ môn hiện đang trực tiếp giảng dạy. Thư viện đã dự trữ mỗi tên sách có một bản cho giáo viên dạy bộ môn đó.
+ Sách nghiệp vụ của giáo viên:
- Có đủ các văn bản, nghị quyết của Đảng; văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, tài liệu hướng dẫn của ngành phù hợp với cấp học, bậc học và nghiệp vụ quản lí giáo dục phổ thông.
- Mỗi tên sách nghiệp vụ của giáo viên, đặc biệt các loại sách được biên soạn theo chương trình mới phải có đủ cho mỗi giáo viên 01 bản. Giáo viên trung học tính theo bộ môn hiện đang trực tiếp giảng dạy. 
Ngoài ra: - Đủ 3 bản lưu tại kho đối với thư viện đạt mức chuẩn
 - Đủ 4 bản lưu tại kho đồi với thư viện đạt mức tiên tiến và xuất sắc.
+ Sách tham khảo:
- Thư viện bổ sung theo “Danh mục sách tham khảo dùng cho thư viện trường phổ thông” do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn trong dịp đầu năm học và 2 năm liền kề trước đó. Ngoài ra, thư viện cần bổ sung những sách khác phù hợp với yêu cầu nghiên cứu của giáo viên của mỗi trường (Ví dụ: Tủ sách “ Giáo dục đạo đức”, “Tủ sách pháp luật” “ sách những mẫu chuyện về Bác Hồ, ma tuý trong học đường 
- Thư viện tiến hành bổ sung các sách tham khảo trên theo khả năng kinh phí của trường. Đối với trường kinh phí còn hạn hẹp, ưu tiên bổ sung các loại sách, báo, tạp chí có nội dung sát với chương trình giảng dạy, học tập của nhà trường.
- Thư viện đạt tiêu chuẩn về sách tham khảo, có đủ tên sách và số lượng bản theo danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, được tính bằng quân số bản/ học sinh như sau:
Các mức đạt
 Loại trường
Đạt chuẩn
Tiên tiến
Xuất sắc
Trung học Cơ sở Quảng Hùng
Thành phố, đồng bằng
3
3.5
4
- Số bản sách mới bổ sung trong 5 năm (tính đến thời điểm kiểm tra) phải chiếm tỉ lệ đa số so với sách cũ. Riêng các sách công cụ, tra cứu như: Từ điển, tác phẩm kinh điển là loại sách đắt tiền thì với tiêu chuẩn đạt chuẩn, mỗi tên sách có 2 bản; thư viện xuất sắc có 3 bản.
* Về báo, tạp chí, át lát, bản đồ, và tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa, sách điện tử.
- Xác định cụ thể tên báo, tạp trí, tập san của địa phương để được bổ sung vào thư viện hành năm.
- Các loại báo chí khác phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu học tập của học sinh và yêu cầu tham khảo của giáo viên (Ví dụ: Chuyên san “Sách giáo dục và thư viện trường học”, Tạp chí “Toán tuổi thơ”, Tạp chí “Văn học và tuổi trẻ”, “Toán học và tuổi trẻ” của Nhà xuất bản Giáo dục.
- Bám sát vào tiêu chí trên. CBTV tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường lập kế hoạch và bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị còn thiếu như bàn ghế, giá tủ, máy tính kết nối mạng để cập nhật thông tin thường xuyên và liên tục thuận lợi cho công việc tra cứu tài liệu được thuận lợi hơn. 
 - Vốn tài liệu cán bộ thư viện phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và được phân chia theo từng kho riêng biệt (sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, sách pháp luật, báo tạp chí, truyện, thơ)
 	- Việc tổ chức kho sách hợp lí đã giúp cho cán bộ thư viện, giáo viên và học sinh tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chóng đáp ứng yêu cầu thông tin chính xác với bạn đọc. 
- Trong tình hình thực tế hiện nay trường THCS Quảng Hùng, hàng năm tiến hành khảo sát, điều tra, thống kê thư viện ngay từ đầu năm học.
- Thống kê rà soát tổng số các loại sách báo tranh ảnh, bản đồ, băng đĩa có trong kho.
- Tham mưu thanh lý các đầu sách đã cũ, nát và không còn phù hợp.( Có tham khảo ý kiến của hai tổ trưởng chuyên môn nhà trường).
- Dự kiến số lượng sách cần bổ sung theo từng chủng loại để đạt được số lượng quy định và dự trù kinh phí thực hiện, tham mưu với nhà trường để bổ sung.
- Đặt mua các loại sách theo quy định, quyết định được nhà trường phê duyệt.
- Xử lý về nghiệp vụ trước khi trưng bày lên giá sách.
2.3.2. Tham mưu, bổ sung cơ sở vật chất cho thư viện.
*Tiêu chuẩn thứ hai: Về cơ sơ vật chất:
+ Phòng thư viện
- Mỗi thư viện cần đảm bảo diện tích tối thiểu 50 m2 để làm phòng đọc và kho sách (có thể 1 hoặc một số phần) có đủ điều kiện cho thư viện hoạt động. Thư viện đựơc tính thêm diện tích phòng chứa bản đồ, tranh ảnh vào diện tích chung. Nhà trường căn cứ vào số lượng học sinh được bố trí phòng đọc cho giáo viên và học sinh hợp lí.
- Trong một số trường hợp cần thiết nhà trường tận dụng phòng giáo viên. Phòng nghe nhìn tổ chức liên thông với thư viện để kết hợp làm phòng đọc cho giáo viên, học sinh và tăng diện tích sử dụng.
 	+ Trang thiết bị chuyên dùng:
- Có đủ giá, tủ chuyên dùng trong thư viện để sắp xếp sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa.
- Thư viện nhà trường đạt chuẩn quốc gia, có nơi để sách, nơi làm việc cho cán bộ thư viện, phòng đọc cho giáo viên và học sinh với số chỗ ngồi đạt tiêu chuẩn sau:
 Các mức
Số chỗ ngồi
Đạt chuẩn
Tiên tiến
Xuất sắc
Giáo viên
20
25
30
Học sinh
25
30
35
+ Thư viện có nối mạng Internet để tăng cường cập nhật thông tư liệu, hỗ trợ cho việc dạy và học được cộng thêm điểm khi xét công nhận danh hiệu thư viện tiên tiến, thư viện xuất sắc.
- Trong những năm qua nhà trường đã tham mưu với địa phương đầu tư nâng cấp phòng thư viện đảm bảo kho sách và phòng đọc cho giáo viên và học sinh, mỗi phòng có đủ ánh sáng, thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông. Các trang thiết bị đều được đóng mới và nâng cấp. 
- Phòng đọc được trang trí đúng quy định có bảng hướng dẫn sử dụng mục lục thư viện. Đầu tư một bảng từ để giới thiệu sách mới với bạn đọc. Xếp lịch cho giáo viên và học sinh đến đọc sách và mượn sách tại thư viện.
* Các quy trình thực hiện như sau:
1. Báo cáo với lãnh đạo địa phương về kế hoạch xây dựng thư viện đạt chuẩn theo QĐ số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT.
 2. Đề xuất phương án đầu tư, nâng cấp, đóng mới các hạng mục và các trang thiết bị, xin ý kiến chỉ đạo.
3. Dự trù kinh phí, huy động nhân lực cho việc thực thi các công việc.
4. Chỉ đạo thực hiện từng công đoạn.
- Như vậy từ tháng 8/2018 đến tháng đến 15 tháng 5 năm 2019 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường, công tác xây dựng cơ sở vật chất đã thực hiện đúng thời gian quy định. 
Về nghiệp vụ .
*Tiêu chuẩn thứ ba: Về nghiệp vụ 
+ Nghiệp vụ
- Thư viện nhà trường đã làm bản mục lục treo tường, mục lục chủ đề phục vụ chuyên sâu một số nội dung dạy và học thuận lợi cho cán bộ giáo - nhân viên, học sinh tiện tra cứu.
+ Hướng dẫn sử dụng thư viện
 	 - Có thêm biểu đồ phát triển kho sách, biểu đồ theo dõi tình hình bạn đọc. Các bảng phiếu, chuẩn bị chu đáo, khoa học, phản ánh đúng tình hình phát triển thư viện.
- Hàng năm cán bộ thư viện tham mưu cho ban giám hiệu, chuyên môn bổ sung sách báo thường xuyên liên tục. Dựa vào danh mục sách tham khảo mà Bộ GD - ĐT ban hành, căn cứ vào các phiếu yêu cầu đọc của học sinh, giáo viên, từ đó mà bổ sung sách báo, trang thiết bị cho phù hợp với cấp học, chương trình giảng dạy của thầy, trình độ học tập của trò trong từng năm học. 
- Việc bổ sung vốn tài liệu, trang thiết bị cho thư viện luôn được quan tâm. Thư viện luôn tranh thủ sự ủng hộ của nhà trường để thường xuyên điều tra nhu cầu sách, thiết bị trong giáo viên, học sinh. Đây là cơ sở để bổ sung sách, báo và trang thiết bị cho thư viện, dự trù kinh phí và huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau: từ nguồn của Sở GD - ĐT, Phòng GD - ĐT, do nhà trường tự mua theo kế hoạch đã định hoặc huy động sách báo từ học sinh. 
- Hàng năm, ngay từ trong hè, các tổ chuyên môn họp bàn, đăng kí các danh mục sách cần mua để tổ thư viện lập danh sách đề nghị Ban giám hiệu xét duyệt. Sau khi được sự đồng ý của Ban giám hiệu, nhân viên thư viện cùng tổ chuyên môn, nhân viên tài vụ đi mua. Để tránh mua sách ngoài luồng, sách in thiếu, hỏng...thư viện thường mua sách ở các hiệu sách của Công ty Sách- Thiết bị trường học Thành phố, nhà sách hay siêu thị sách. 
- Ngoài ra, cán bộ thư viện còn theo dõi nhu cầu đọc và nhu cầu thiết bị dạy học của giáo viên ở nhà trường để đề xuất với nhà trường mua một số báo, tạp chí, truyện đọc, thiết bị, băng đĩa giáo khoa...phù hợp với giáo viên và học sinh.
+ Xây dựng phong trào quyên góp sách từ các em học sinh, cán bộ giáo viên - nhân viên nhà trường . 
- Để xây dựng “ tủ sách dùng chung” theo phương châm “ Góp một cuốn sách để được đọc một trăm cuốn sách”. Một số học sinh của nhà trường có hoàn cảnh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_thu_vien_tien_tien_tai_truong.doc
  • docmuc luc que.doc