SKKN Một số biện pháp xây dựng “lớp học thân thiện” tạo môi trường học tập tốt cho học sinh lớp 5A - Trường Tiểu học Xuân Lâm

SKKN Một số biện pháp xây dựng “lớp học thân thiện” tạo môi trường học tập tốt cho học sinh lớp 5A - Trường Tiểu học Xuân Lâm

Sinh thời, Bác Hồ đã dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây

 Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Mong muốn của Bác là giáo dục nước nhà phải “ươm trồng” nên những thế hệ con người vừa có tài và có đức, đủ sức lực và trí tuệ để bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh; có thể đưa dân tộc Việt Nam “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu”[ Trích thư Bác Hồ gửi các cháu Thiếu niên, Nhi đồng ]

Để thực hiện mong ước của Bác, nhiệm vụ của giáo dục nhà trường, việc dạy dỗ của thầy cô được đề cao hơn bao giờ hết. Bởi vậy, ngành giáo dục đã không ngừng có những đổi mới, những sách lược cải thiện chất lượng Dạy – Học nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đặc biệt, từ năm học 2008 – 2009, ngành giáo dục phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở Tiểu học” theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT. Đây là bước chuyển biến khá rõ nét trong giáo dục, không chỉ riêng ngành giáo dục mà được toàn xã hội quan tâm.

Cùng với các trường phổ thông trong cả nước, Trường Tiểu học Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia đang là một trong số các trường thực hiện thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) vì vậy, vấn đề xây dựng trường học thân thiện càng được quan tâm hơn. Nhà trường đã và đang tích cực thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.

Muốn có “trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì phải bắt đầu từ những “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Mỗi lớp học là một phần tử của trường học. Tất cả lớp học đều thân thiện thì việc có trường học thân thiện quả là một lợi thế rất lớn. Vì thế xây dựng các lớp học thân thiện để góp phần xây dựng trường học thân thiện là một trong các mục tiêu của nhà trường đề ra.

Xây dựng lớp học thân thiện để học sinh có được môi trường học tập tốt giúp các em phát triển một cách toàn diện, phát triển hết tiềm năng của mình về cả thể chất lẫn tinh thần và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ngày một đạt kết quả tốt hơn.

 

doc 20 trang thuychi01 9872
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng “lớp học thân thiện” tạo môi trường học tập tốt cho học sinh lớp 5A - Trường Tiểu học Xuân Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn vấn đề nghiên cứu
Sinh thời, Bác Hồ đã dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Mong muốn của Bác là giáo dục nước nhà phải “ươm trồng” nên những thế hệ con người vừa có tài và có đức, đủ sức lực và trí tuệ để bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh; có thể đưa dân tộc Việt Nam “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu”[ Trích thư Bác Hồ gửi các cháu Thiếu niên, Nhi đồng ]
Để thực hiện mong ước của Bác, nhiệm vụ của giáo dục nhà trường, việc dạy dỗ của thầy cô được đề cao hơn bao giờ hết. Bởi vậy, ngành giáo dục đã không ngừng có những đổi mới, những sách lược cải thiện chất lượng Dạy – Học nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đặc biệt, từ năm học 2008 – 2009, ngành giáo dục phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở Tiểu học” theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT. Đây là bước chuyển biến khá rõ nét trong giáo dục, không chỉ riêng ngành giáo dục mà được toàn xã hội quan tâm.
Cùng với các trường phổ thông trong cả nước, Trường Tiểu học Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia đang là một trong số các trường thực hiện thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) vì vậy, vấn đề xây dựng trường học thân thiện càng được quan tâm hơn. Nhà trường đã và đang tích cực thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. 
Muốn có “trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì phải bắt đầu từ những “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Mỗi lớp học là một phần tử của trường học. Tất cả lớp học đều thân thiện thì việc có trường học thân thiện quả là một lợi thế rất lớn. Vì thế xây dựng các lớp học thân thiện để góp phần xây dựng trường học thân thiện là một trong các mục tiêu của nhà trường đề ra.
Xây dựng lớp học thân thiện để học sinh có được môi trường học tập tốt giúp các em phát triển một cách toàn diện, phát triển hết tiềm năng của mình về cả thể chất lẫn tinh thần và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ngày một đạt kết quả tốt hơn.
Làm thế nào để xây dựng được “Lớp học thân thiện” ? Nên bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ những việc gìĐó là những câu hỏi mà được trả lời qua 2 năm nghiên cứu và thực hiện tại lớp 5A bản thân đã thu được những kết quả rất khả quan. Tôi xin được mạnh dạn đưa ra :“ Một số biện pháp xây dựng “lớp học thân thiện” tạo môi trường học tập tốt cho học sinh lớp 5A -Trường Tiểu học Xuân Lâm ” nhằm góp phần tạo môi trường cho học sinh học tập tốt nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Với mong muốn học sinh biết nhận thức một cách đúng đắn việc mình làm và sẽ làm; biết chia sẻ công việc lẫn nhau; biết tôn trọng thầy cô, yêu mến bạn bè; biết xem lớp học là ngôi nhà chung của một đại gia đình, cùng nhau vui chơi, cùng nhau học tập thật tốt, góp phần thực hiện thành công chủ đề năm học và mục tiêu giáo dục.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm, chọn và áp dụng những biện pháp xây dựng “lớp học thân thiện”.
- Giúp học sinh xây dựng và giữ gìn lớp học thân thiện. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Các lớp xây dựng lớp học thân thiện.
- Học sinh và lớp 5A, Trường Tiểu học Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia, năm học 2017 – 2018
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc các tài liệu, sách có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp khảo sát - quan sát thực tế giáo viên và học sinh.
- Phương pháp vấn đáp - trao đổi cùng đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh.
 - Phương pháp thực hiện điều tra; phân tích; tổng hợp.
- Phương pháp thực nghiệm. 
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Môi trường học tập tốt là yếu tố quan trọng giúp học sinh thoải mái, có hứng thú để học tập. Vì vậy xây dựng “ Lớp học thân thiện” có ý nghĩa rất thiết thực.
Trước hết, chúng ta cần hiểu Thế nào là “trường học thân thiện”?
“Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý. Bởi nếu bất bình đẳng, mất dân chủ, vô cảm trong quan hệ giữa người với người thì đâu còn gì mà “thân” với “thiện”. “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử.
“Trường học thân thiện” đương nhiên phải “thân thiện” với địa phương - địa bàn hoạt động của nhà trường; phải “thân thiện” trong tập thể sư phạm với nhau; giữa tập thể sư phạm với học sinh; “Trường học thân thiện” phải đảm bảo cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lý người thụ hưởng.
Trường học thân thiện không thể tách rời Lớp học thân thiện.
* Lớp học thân thiện : là lớp học có không gian thân thiện, con người thân thiện, tích cực, có kĩ năng sống, ứng xử, giao tiếp tốt, có hiệu quả cao trong công tác dạy và học, giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” là nền tảng vững chắc cho “trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, là khơi nguồn cho mọi hoạt động của lớp, là sức mạnh của sự đoàn kết, nhất trí. Ở nơi đó như là ngôi nhà thứ hai của các em, hằng ngày, các em sống, học tập và làm việc với nhau như người một nhà. Tình cảm thầy trò, tình cảm giữa các bạn trong lớp thật sự gắn kết, thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau cùng học tập, rèn luyện và cùng tiến bộ. 
 Lớp học thân thiện là lớp học không có khoảng cách quá lớn giữa thầy và trò. Người thầy thật sự thương yêu đùm bọc, hiểu và gần gũi, động viên, quan tâm đúng mực với mọi học sinh. Nơi đó, các em sẵn sàng chia sẻ những khó khăn vướng mắc trong học tập, là nơi chứa đầy sự ham thích hằng ngày. Lớp học thân thiện có thể hiểu là một phần trong 5 nội dung “Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực”.
	2.2. Thực trạng
Trường Tiểu học Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia là đơn vị trường thuộc khu vực 2 nông thôn. Hầu hết học sinh lớp 5A điều kiện kinh tế còn nghèo, chủ yếu là con em các gia đình làm nông nghiệp hoặc là công nhân nhà máy giày ARONA. Cha mẹ các em là công nhân đều đi làm từ sáng đến tối với về nhà nên không có thời gian để quan tâm đến việc học tập của con em mình, tất cả việc học tập, rèn luyện đều giao phó cho nhà trường và sự dạy bảo của thầy cô. Bởi vậy, khi có những chuyện vui, chuyện buồn ở lớp hoặc cần quan tâm giúp đỡ một bạn có hoàn cảnh khó khăn nào đó các em cần chia sẻ với cha mẹ là một chuyện rất khó Đa số các em có hoàn cảnh khó khăn từ nhiều mặt như: cuộc sống gia đình, điều kiện đi lại, môi trường học tập của các em rất thiếu, khả năng ứng xử, giao tiếp Khi đến lớp các em còn bỡ ngỡ không biết mình phải làm gì để học tốt, làm gì để vui chơi lành mạnh, không biết xưng hô cách nào cho phải. Ngay cả việc khi có lỗi muốn nhận lỗi mà không biết nói bằng cách nào với thầy cô, với bạn bè.
Những năm trước đây nhà trường đã quan tâm đến việc xây dựng trường, lớp sạch, đẹp nhưng chưa chú trọng nhiều. Mấy năm gần dây Ban giám hiệu và Hội đồng giáo dục nhà trường đã quan tâm, tham mưu, đề xuất với các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương cũng như phối hợp với các đoàn thể trong trường nhằm làm tốt công tác Xã hội hóa giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, cải tạo, xây dựng cảnh quan nhà trường ngày càng khang trang, sạch, đẹp, đáp ứng yêu cầu giáo dục ngày càng cao của đất nước.
Giáo viên những năm trước đây ít chú ý đến việc trang trí lớp học, chưa thay đổi tư duy trong dạy học của đội ngũ giáo viên, một số thầy cô có suy nghĩ cục bộ cho rằng: việc lên lớp là để cung cấp đủ kiến thức, đảm bảo chương trình, đảm bảo sĩ số cuối năm, học sinh lên lớp 100% là hoàn thành nhiệm vụ mà quên đi việc cung cấp những hiểu biết đời thường, những kỹ năng sống có ích cho các em; thiếu theo dõi các hoạt động xung quanh các em để kịp thời nhắc nhở, sửa chữa, hướng các em vào những hoạt động đúng đắn và ít để ý đến việc tạo không gian lớp học, thái độ gần gũi với học sinh. Vì vậy ảnh hưởng không ít đến chất lượng học tập.
Những năm gần đây, nhờ phong trào “Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực”, giáo viên đã quan tâm, giúp học sinh nắm vững kiến thức cũng như giáo dục các kĩ năng sống cho các em, tạo cho các em có môi trường học tập tốt, nhằm đảm bảo các em có nền tảng tri thức vững chắc. Kết quả khảo sát đầu năm về các mặt hoạt động giáo dục của lớp như sau:
Các môn học và hoạt động giáo dục.
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
33
7
21.2
20
60.6
6
18.2
 Về Năng lực, phẩm chất.
Tổng số HS
Năng lực
Phẩm chất
Tốt
Đạt
C. C.G
Tốt
Đạt
C. C.G
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
33
7
21.2
20
60.6
6
18.2
10
30.3
21
63.6
2
6.1
	Việc “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” là một việc làm khá cần thiết, nó đòi hỏi mọi lực lượng xã hội quan tâm và tham gia; đòi hỏi cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ tốt cho việc dạy, học không thể một sớm một chiều mà nhà trường hoặc địa phương có thể đáp ứng được. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ đưa ra một vấn đề nhỏ trong phong trào lớn của ngành, đó là xây dựng “lớp học thân thiện” tạo môi trường học tập tốt cho học sinh của lớp chủ nhiệm. 
	 2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng không gian lớp học thân thiện
	Để xây dựng lớp học thân thiện đạt hiệu quả, trước hết giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ một số yêu cầu về xây dựng và giữ gìn trường học xanh – sạch – đẹp; thực hiện có hiệu quả việc khai thác nội dung kiến thức giáo dục môi trường thông qua các môn học trong chương trình giảng dạy. Ngoài kế hoạch của trường, giáo viên chủ động thực hiện các hoạt động của lớp phụ trách; gương mẫu trước học sinh về việc giữ gìn bảo vệ môi trường.
	Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi thích sự mới lạ; thích cái đẹp, cái trực quan và sinh động, giàu hình ảnh, màu sắc. Việc lớp học chỉ được trang trí sơ sài, như tranh vẽ của các em hay tranh, ảnh sưu tầm sẽ làm không khí học tập của các em trở nên trầm mặc, không thu hút, khơi gợi được lòng hứng khởi của học sinh. Chính vì vậy, việc trang trí lớp học một cách sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh sẽ giúp cho các em biết yêu và tạo ra cái đẹp, giúp các em có ý thức giữ gìn trường lớp của mình. Để làm được như vậy, tôi huy động học sinh cùng tham gia trang trí lớp, học sinh cùng làm việc và sưu tầm nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. Như vậy, các em như được nhìn thấy hình ảnh, công sức của mình cùng các bạn trong lớp, các em có cảm giác mình được sống trong tập thể tràn đầy tình yêu thương. Qua đó giáo dục học sinh tinh thần trách nhiệm đối với tập thể lớp cũng như giáo dục các em tinh thần đoàn kết trong tập thể. Ngoài những quy định trang trí của ngành, tôi còn sáng tạo một số biểu, bảng để trưng bày sản phẩm của các em. Cụ thể:
- Các khẩu hiệu: Các khẩu hiệu trong lớp mang mang tính giáo dục cao như: “Thi đua dạy tốt, học tốt”; “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”; “Năm điều Bác Hồ dạy”; “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang đế sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không. Đó chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”; Cờ Tổ quốc, ảnh bác. v.v.. Vì thế giáo viên phải giải thích để học sinh hiểu ý nghĩa của các khẩu hiệu này. Cờ Việt Nam, di ảnh Bác Hồ được treo nơi trang trọng nhất, dễ thấy, giáo dục lòng kính yêu Bác Hồ, yêu đất nước, nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì nền độc lập của dân tộc.
- Góc học tập: Trong tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN), các góc học tập có vai trò vô cùng quan trọng. Đây là một trong những công cụ vô cùng cần thiết hỗ trợ giáo viên và học sinh trong quá trình học tập. Đó là các góc học tập của các môn: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội (với các lớp 2,3), góc Khoa – Sử - Địa (với các lớp 4,5). Ngoài ra, còn có một số góc như: góc sinh nhật, góc cộng đồng, thư viện Ngay từ đầu năm học tôi tìm những tài liệu Sách tham khảo một phần do nhà trường hỗ trợ, phần còn lại do bản thân sưu tầm và do hội cha mẹ học sinh cung cấp. Những loại sách giải trí, tôi huy động học sinh mang đến lớp để dùng chung. Vì vậy, các em được luân phiên đọc nhiều cuốn sách thay vì chỉ có một quyển sách của mình.
Bên cạnh đó, tôi thường xuyên quan sát xem sở thích của học sinh, để bổ sung thêm các loại sách báo, tài liệu.v.v vào Tủ sách và Thư viện của lớp nhằm đáp ứng kịp thời thị hiếu của các em vì nó sẽ giúp các em yêu thích công việc mình làm. Đặc biệt là các tài liệu tham khảo cho các môn học như: Toán, Tiếng Việt 
Trang trí, sắp xếp các góc học tập của lớp
Tủ sách dùng chung và thư viện của lớp – nơi lưu giữ tài liệu, sách vở
 để các em tham khảo
- Góc cộng đồng: Góc cộng đồng là một bảng thu nhỏ mô tả một cách đơn giản về mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng địa phương. Trong đó, ngoài những tranh ảnh về địa phương bao gồm các thông tin về vị trí địa lí, các thông tin về xã hội, chính trị của huyện, của địa phương, tôi còn đưa thêm nhiều thông tin, sản phẩm mang tính mùa vụ, các nghề thủ công, phong tục, tập quán.. ở địa phương. Và quan trọng nhất là cách thức đưa những nội dung thông tin đó vào hoạt động dạy học trong lớp học một cách hữu ích nhất. Giúp các em áp dụng kiến thức ở lớp vào thực tiễn cuộc sống ở gia đình và cộng đồng.
 Để cho góc cộng đồng đa dạng phong phú, ngay từ hội nghị phụ huynh đầu năm, tôi trao đổi với đại diện Hội cha mẹ học sinh trong lớp, sưu tầm thiết kế làm những vật dụng cần thiết như: rổ, giỏ, mẹt, các sản phẩm thủ công Học sinh sưu tầm, thu, góp các sản phẩm nông nghiệp ở địa phương. Được phụ huynh, học sinh hưởng ứng, góc cộng đồng của lớp thêm đa dạng, phong phú. 
 - Bảng thi đua: Mỗi học sinh đựợc các bạn và cô giáo bình xét thi đua hàng tháng dựa trên các kết quả về học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động trong trường, trong lớp. Khi được ghi kết quả hàng tháng như vậy, mỗi em sẽ biết mình học tập, rèn luyện như thế nào; tổ nhóm và cô giáo cũng nắm được để có hướng giúp đỡ các em phấn đấu tốt hơn. Cuối kì, cuối năm sẽ tổng kết số lần được bình xét, làm cơ sở giúp cho việc đánh giá sự tiến bộ cũng như nhận xét, đánh giá mỗi em một cách công bằng, chính xác.
 - Góc sáng tạo: Ở đây, các em thỏa sức thể hiện việc khéo tay hay bằng những vật liệu đơn giản, dễ tìm để tạo ra các sản phẩm trưng bày, vừa phát huy khả năng sáng tạo của các em mà còn rèn luyện các kĩ năng sống có trách nhiệm trong công việc, sự cần mẫn, kiên trì và giáo dục lòng yêo lao động, biết ơn những con người đang làm ra các sản phẩm giúp cho đời sống con người và cho đất nước.
Góc cộng đồng – nơi các em áp dụng kiến thức ở lớp vào thực tiễn
cuộc sống ở gia đình và cộng đồng
Góc sáng tạo – nơi các em thỏa sức thể hiện việc khéo tay
- Hộp thư “Điều em muốn nói”: Đây là công cụ giúp học sinh được bày tỏ ý kiến của mình. Những ý kiến của HS có thể là những tình cảm , mong muốn, đề nghị hoặc bất cứ điều gì các em muốn nói về thầy, cô, bạn bè, cha mẹ, điều kiện học tập - sinh hoạt.. mà các em không thể hoặc các em chưa giám nói trực tiếp. Qua hộp thư này, người lớn, thầy ,cô , cha mẹ sẽ có điều kiện hiểu các em nhiều hơn, đồng thời điều chỉnh hoạt động giáo dục , sinh hoạt sao cho phù hợp.
Khi kết thúc chương trình học kì I, tôi đưa ra vấn đề: Trong quá trình cô giảng dạy trên lớp, các em có hiểu bài không?Các em có đề xuất, nhận xét gì về cô hoặc cách giảng dạy của cô không?
 Em Ngô Thị Thu Hương viết:
Còn em Nguyễn Xuân Nam “nhút nhát” thì viết:
Ngoài ra xung quanh lớp học tôi cùng các học trò còn trồng nhiều cây xanh, cây cảnh tạo sự mát mẻ cho các em khi học tập căng thẳng.
Toàn cảnh không gian lớp học
2.3.2. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy cô với học sinh
Ngoài việc Xây dựng không gian lớp học thân thiện, việc xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy cô với học sinh đóng vai trò quyết định đến thành công trong việc giáo dục học sinh. Để xây dựng tốt mối quan hệ này thì giáo viên cần làm tốt một số nội dung sau:
- Sử dụng lời nói, cử chỉ thân thiện:
Lời nói là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của thầy cô giáo đối với học sinh. Bởi vậy, giáo viên cần sử dụng lời nói sao cho đạt hiệu quả cao nhất, khi giao tiếp với học sinh, cần sử dụng ngôn ngữ sao cho các em dễ hiểu nhất, giàu hình ảnh và thể hiện được tình cảm đối với học sinh. Ngoài giá trị nội dung của ngôn ngữ, giáo viên còn phải diễn đạt bằng âm điệu phù hợp. Lời nói của giáo viên cần phải nhẹ nhàng, ấm áp sao cho học sinh cảm thấy thân thiết, gần gũi như người mẹ, người chị của các em. Tránh gay gắt ầm ĩ, kể cả khi các em mắc lỗi.
Ví dụ: Khi giáo viên bước vào lớp học sinh đứng dậy chào, câu nói để các em ngồi vào vị trí có thể là “ngồi xuống”, cũng có thể là “Tất cả ngồi xuống” hoặc “cô mời các em ngồi xuống” nhưng cách nói đầy đủ là “Cô chào các em, cô mời các em ngồi xuống!”. Câu nói ấy cùng với nụ cười trên môi hiền hậu và ánh mắt thân thiện lướt qua toàn lớp học sẽ tạo ra những tình cảm, giúp các em thoải mái tự tin để bắt đầu tiết học.
Hoặc có học sinh muốn hỏi lại những điều trong bài giảng, tôi luôn tận tình giảng lại cho các em nghe. Tôi còn khuyến khích các em cứ hỏi vì tục ngữ có câu “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Tôi nghĩ, khi các em hỏi tức là các em đang nhập tâm vào bài, các em đang có nhu cầu cần làm sáng tỏ những thắc mắc của bản thân, mình cần tôn trọng và gần gũi thì chắc chắn các em sẽ tin tưởng cởi mở, tự tin mà trao đổi với mình nhiều hơn.
- Hãy khen ngợi ngay khi có thể, đừng chê bai học sinh:
Khen ngợi là việc làm không thể thiếu trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục Tiểu học khi học sinh làm được việc tốt thì tôi khen ngợi ngay để khích lệ, động viên. Một lời khen có hiệu quả giáo dục gấp nhiều lần so với những lời chì trích, chê bai. Đặc biệt đối với học sinh cá biệt, khen ngợi như liều thuốc tinh thần giúp các em thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Khen ngợi kịp thời không những làm thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực mà còn là động cơ thúc đẩy qua trình học tập của các em, giúp các em ham thích và chăm chỉ học tập. 
Trong lớp tôi chủ nhiệm có em Nguyễn Khánh Hòa nghịch ngợm lại còn hay nói tục. Để giúp em tự tin để vươn lên, chỉ một tiến bộ nhỏ của em tôi cũng khen trước lớp, động viên em làm tốt hơn nữa. Điều đó không chỉ giúp em thêm tự tin, thêm chăm ngoan mà còn để các bạn trong lớp bớt định kiến mà gần gũi em hơn.
Hay em Lê Hữu Vượng cũng là em học sinh có nhiều biểu hiện, hành vi khiến các bạn không vừa ý, cô giáo phiền lòng. Nhiều lần em mắc lỗi nhưng tôi không dùng biện pháp phạt nặng mà chỉ ôn tồn chỉ bảo. Một hôm tôi nhận được thư của em qua hộp thư “ Điều em muốn nói” lá thư như sau:
 “ Cô ơi! Em cảm ơn cô, em hứa với cô từ nay em không nói tục để cô và các bạn phải buồn vì em nữa!” 
Đọc xong lá thư, tôi thấy việc làm của mình là đúng và từ đó quả thật em Vượng đã tiến bộ hẳn.
Đối với tập thể lớp, khi học bài tốt, tôi thường thưởng cho các em một câu chuyện ngắn vào cuối buổi học, điều này được các nhóm trưởng ủng hộ từ đó các em điều hành các bạn học tập tích cực để được nghe cô giáo kể chuyện. 
- Đầu tư cho việc giảng dạy kết hợp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh: Tập trung đầu tư cho công tác giảng dạy vừa nhằm tích cực hóa hoạt động dạy học, khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo, dạy học hướng tập trung vào học sinh. Dần dần chuyển hướng từ chủ yếu cung cấp những kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết về kĩ năng sống cho các em. Tạo điều kiện cho học sinh phát huy mọi năng lực, phát hiện khả năng của mình giúp các em tích cực, chủ động, tự giác, tự tin, có niềm vui trong học tập, trong lao động và cuộc sống. Hoạt động học tập trở nên nhẹ nhàng thoải mái, thiết thực, có hiệu quả hơn.
- Quan tâm chia sẻ: Tôi giáo dục học sinh có thói quen biết quan tâm, chia sẻ, động viên thăm hỏi lẫn nhau trong học tâp cũng như trong cuộc sống cuộc sống. Giáo viên là người rất gần gũi với học trò vì vậy tôi luôn cởi mở làm sao các em luôn tin tưởng ở cô, tôi xác định mình vừa là cô vừa là bạn của các em để các em có thể tâm sự những điều mà các em cần chia sẻ vì vậy tôi luôn rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò, được lắng nghe những chia sẻ, mong muốn của các em từ đó có những điều chỉnh kịp thời, hợp lí. Bản thân luôn cố 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_than_thien_tao_moi_tr.doc