SKKN Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5

SKKN Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5

Trên cơ sở thành tựu của nhiều năm đổi mới. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ hoà nhập, Đảng ta đã xác định: Giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Cũng chính vì vậy mà Đảng khẳng định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển và là đầu tư đem lại hiệu quả nhất.

Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về giáo dục đối với sự phát triển đất nước, xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ của ngành học, bậc học. Hơn nữa bậc tiểu học là bậc học nền tảng cho các cấp học trên, nên việc nắm vững kiến thức các môn học là vấn đề vô cùng quan trọng cần thiết để học sinh học tốt các cấp học bậc học trên. Trong các môn học ở bậc tiểu học nói chung và ở khối lớp 5 nói riêng. Môn Toán được coi là bộ môn khoa học khó, hơn nữa nó là một trong hai bộ môn vô cùng quan trọng ở bậc tiểu học.

Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số vấn đề của thế giới hiện thực. Nó có một hệ thống kiến thức cơ bản rất gần gũi và cần thiết cho đời sống của con người.

 

doc 18 trang thuychi01 6655
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 	 Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU. 
1. Lí do chọn đề tài.	1 	 
2. Mục đích nghiên cứu.	1 	 
3. Đối tượng nghiên cứu. 	2
4. Phương pháp nghiên cứu.	2 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.	
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.	3 - 4	
2. Thực trạng vấn đề.	4 - 5
3. Những biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 5 ở trường Tiểu học Trần Phú.	 5 - 10
4. Kết quả đạt được.	10 
5. Bài học kinh nghiệm.	10 - 11
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
 Kết luận. 	12
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên cơ sở thành tựu của nhiều năm đổi mới. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ hoà nhập, Đảng ta đã xác định: Giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Cũng chính vì vậy mà Đảng khẳng định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển và là đầu tư đem lại hiệu quả nhất.
Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về giáo dục đối với sự phát triển đất nước, xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ của ngành học, bậc học. Hơn nữa bậc tiểu học là bậc học nền tảng cho các cấp học trên, nên việc nắm vững kiến thức các môn học là vấn đề vô cùng quan trọng cần thiết để học sinh học tốt các cấp học bậc học trên. Trong các môn học ở bậc tiểu học nói chung và ở khối lớp 5 nói riêng. Môn Toán được coi là bộ môn khoa học khó, hơn nữa nó là một trong hai bộ môn vô cùng quan trọng ở bậc tiểu học.
Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số vấn đề của thế giới hiện thực. Nó có một hệ thống kiến thức cơ bản rất gần gũi và cần thiết cho đời sống của con người.
Nó là công cụ rất cần thiết cho việc học các môn học khác. Môn Toán giúp cho học sinh có những kỹ năng cơ bản để vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Môn Toán giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo rèn cho các em có nếp sống, phong cách khoa học.
Xuất phát từ yêu cầu của cấp học, môn học và từ thực tế của nhà trường, bản thân thấy cần quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nói chung và môn Toán lớp 5 nói riêng. Muốn nâng cao chất lượng dạy học thì vấn đề đặt ra là nhà trường phải có những biện pháp chỉ đạo thực hiện cụ thể vấn đề dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 5 nói riêng cho giáo viên. Là một cán bộ quản lý bản thân tôi đã đúc rút kinh nghiệm “Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5”. Tuy với kinh nghiệm còn ít ỏi, song đã giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học môn Toán 5 thu được một số kết quả góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy của nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề sau:
1. Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5.
2. Thực trạng chất lượng dạy - học môn Toán nói chung và môn Toán lớp 5 nói riêng của nhà trường.
3. Một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5 của bản thân.
4. Kết quả đạt được và rút ra một số kinh nghiệm.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Tập thể giáo viên trường tiểu học Trần Phú, đặc biệt là các đồng chí dạy 
lớp 5.
- Tập thể học sinh nhà trường và đặc biệt là học sinh khối 5 trường tiểu học Trần Phú.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát tình hình và trao đổi với giáo viên.
- Phương pháp chỉ đạo của bản thân.
- Thống kê số liệu.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao chất lượng dạy môn toán lớp 5 ở trường Tiểu học: 
1.1. Vị trí, tầm quan trọng của môn toán ở trường tiểu học
Bậc tiểu học là bậc học vô cùng quan trọng, bởi nó là bậc học nền tảng để các em học lên cấp học trên. Hơn nữa do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh tiểu học, do sự phát triển của xã hội về tin học, máy tính và do đặc trưng của bộ môn toán ở tiểu học đặc biệt là do sự sắp xếp chương trình toán lớp 5 nên việc dạy học toán cho học sinh lớp 5 là một vấn đề rất khó. Một trong những môn học khó nhất của bậc tiểu học là toán lớp 4 và 5. Bởi chương trình được mở rộng và nâng cao, bắt buộc học sinh phải chuyển dần từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng. Hơn nữa, lượng kiến thức trong mỗi tiết dạy nhiều hơn đối với các lớp 1, 2, 3. Do vậy rất khó đối với giáo viên lớp 5. Chính điều này mà người làm công tác quản lý cần tìm biện pháp làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5 để đáp ứng yêu cầu môn học, bậc học là vấn đề cần thiết.
1.2. Đặc trưng của bộ môn Toán lớp 5.
Như chúng ta đã khẳng định môn Toán ở cấp tiểu học nói chung và môn toán lớp 5 nói riêng là bộ môn hết sức quan trọng. Đặc trưng của môn Toán nó phản ánh hết sức thực tế. Dạy cho các em học toán có nghĩa là giúp các em có những kỹ năng, kỹ xảo trong việc vận dụng những tri thức khoa học một cách linh hoạt vào thực tiễn cuộc sống.
Chương trình môn Toán lớp 5 nó được mở rộng hơn ở các lớp dưới, nó được hệ thống hoá, khái quát hoá ở mức hoàn chỉnh hơn như đặc điểm, cấu trúc của tập hợp số tự nhiên, hệ thập phân. Bổ sung kiến thức, về số thập phân, tiếp tục sử dụng các biểu thức chứa chữ để khát quát hoá bằng các công thức chữ. Tất cả các tính chất phép tính, các quy tắc tính chu vi, diện tích, thể tích các hình. Giúp học sinh tiếp tục thực hiện giải phương trình và bất phương trình đơn giản. Trên phân số, số thập phân. Tóm lại quá trình chỉ đạo việc nâng cao chất lượng dạy học môn toán 5 thì trước hết phải nắm được cấu trúc, đặc trưng yêu cầu bộ môn của từng phần học, tiết học và phương pháp dạy học từng bài, từng phần mới tạo ra được môi trường để khuyến khích các em chủ động, tích cực say mê học toán. Giáo viên có nắm được cấu trúc, đặc trưng của chương trình thì mới thiết lập được các bước tiến hành một cách chính xác, từ đó mới lựa chọn được phương pháp dạy phù hợp với đối tượng và điều kiện học sinh của lớp mình để nâng cao chất lượng dạy môn Toán 5.
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng.
Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học là rất dễ xúc cảm, có nhu cầu lớn về cuộc sống tình cảm. Lứa tuổi này các em luôn hiếu động, thích hoạt động vui chơi giải trí, hành động của các em thường chi phối bởi tình cảm.
 Các em luôn thích khen ngợi, không muốn bị chê bai. Các em hay tò mò ham hiểu biết. Ở lứa tuổi các em luôn có nhu cầu học mà chơi, chơi mà học. Các em luôn xem người thầy, người cô giáo là một chân lý, một tấm gương sáng để các em noi theo. Tuy nhiên ở học sinh cuối cấp tiểu học các em đã có những đánh giá sơ khai, có sự phản ứng trở lại, các em biết nhận thức cái đúng, cái sai. Tóm lại sự nhận thức của học sinh lớp 5 hơn hẳn so với học sinh đầu cấp. Vì vậy trong công tác giảng dạy người giáo viên phải nắm được tâm lý lứa tuổi để tổ chức các hình thức dạy học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của các em.
Hơn nữa môn Toán lớp 5 thường phải suy luận, lập luận nên giáo viên phải biết cách hướng dẫn giúp các em đi từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng có như vậy mới giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy toán 5.
2. Thực trạng chung của vấn đề:
Hiện nay ở bất cứ một nhà trường tiểu học nào cũng thực sự trăn trở tới chất lượng dạy và học các bộ môn nói chung và môn Toán nói riêng. Bởi xuất phát từ yêu cầu của cấp học, bậc học, xuất phát từ yêu cầu chung của xã hội. Đặc biệt hiện nay Đảng và Nhà nước rất chăm lo tới ngành giáo dục. Chính vì vậy mà bản thân của mỗi nhà trường, mỗi cán bộ quản lý phải hết sức chú trọng đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Nền kinh tế của đất nước có phát triển được hay không, dân trí có phát triển hay không tuỳ thuộc vào thế hệ trẻ tương lai của chúng ta. Tuỳ thuộc vào hành động và sự cố gắng nỗ lực nâng cao hiệu quả giáo dục ở mỗi nhà trường. Đặc biệt cấp tiểu học là cấp nền tảng, tiền đề để các em học lên cấp trên.
2.1.Thực trạng vấn đề chất lượng môn toán lớp 5 ở trường Tiểu học Trần Phú:
* Lịch sử nhà trường 
Trường tiểu học Trần Phú trên địa bàn phường Phú Sơn thành phố Thanh Hoá. Đây là một địa bàn tương đối khó khăn. Nghề nghiệp của bố mẹ học sinh chủ yếu là lao động tự do, bố mẹ không có việc làm ổn định. Song được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, của Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục đào tạo thành phố Thanh Hoá nên trường liên tục đạt tiến tiến cấp thành phố và nhiều năm đạt tiên tiến cấp tỉnh.
Tuy nhiên, địa phương vẫn là một địa phương khó khăn trong việc đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường. Song Ban giám hiệu luôn quan tâm chỉ đạo việc dạy và học trong nhà trường nên chất lượng giáo dục luôn từng bước được nâng lên.
Trường có 6 đồng chí đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, 15 đồng chí đạt giáo viên giỏi cấp thành phố, ba đồng chí cán bộ quản lý liên tục đạt chiến sĩ thi đua cấp thành phố qua các năm.
* Thực trạng vấn đề dạy học môn Toán nói chung và môn Toán lớp 5 nói riêng của trường tiểu học Trần Phú 
Trường tiểu học Trần Phú có 40 giáo viên cả 40 đồng chí đều đạt trình độ chuẩn. 
Trường có 28 lớp với tổng số học sinh 1036 em. Trong đó khối 5 gồm 4 lớp với tổng số học sinh 166 em.
a. Kh¶o s¸t chÊt l­îng m«n To¸n 4 líp 5, n¨m häc 2015 - 2016. 
(Theo thông tư 30)
Tồng số lớp
Tổng số HS 
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
4
166
130
78
36
22
b) Kết quả xếp loại chuyên môn giáo viên khối 5 năm học 2015-2016
STT
Họ và tên
Xếp loại chuyên môn
1
Phạm Thị Vân
Giỏi
Giỏi
Giỏi
2
Lê Thị Hương 
Giỏi
Giỏi
Giỏi
3
Hoàng Thị Hương
Giỏi
Giỏi
Giỏi
4
Nguyễn Thị Hằng
Giỏi
Giỏi
Giỏi
c) Nhận xét thực trạng về chất lượng giảng dạy Toán 5.
Qua khảo sát đầu năm về chất lượng của môn Toán và chất lượng chuyên môn của giáo viên lớp 5 so với những năm học trước đã có sự chuyên biến nhưng kết quả vẫn chưa cao. Theo khảo sát các khối lớp đầu năm thì chất lượng môn Toán của học sinh khối 5 là thấp hơn so với các khối 1, 2, 3, 4. Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành còn nhiều. Chất lượng học sinh phần nào phản ánh chất lượng giảng dạy môn Toán của giáo viên. Xuất phát từ thực tế trên bản thân đã cố gắng tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán 5, tạo động lực tốt để nâng cao chất lượng dạy học góp phần nâng cao kết quả học tập môn Toán 5 cho học sinh.
3. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 5 ở trường Tiểu học Trần Phú: 
Từ thực trạng của nhà trường, từ việc đổi mới chương trình Toán 5, từ yêu cầu của bộ môn Toán 5 và từ mục tiêu, trách nhiệm của người quản lý bản thân tôi đã tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Toán 5 như sau:
3.1. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy toán 5: 
1. Đối với Ban giám hiệu
Ban giám hiệu phải xây dựng cho mình một tâm thế tốt, phải luôn tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trước hết, bản thân phải nắm vững kiến thức, nắm vững phương pháp đặc trưng bộ môn, biết vận dụng phương pháp đổi mới trong việc xây dựng thiết kế giờ dạy sao cho phù hợp với từng bài. Một điều quan trọng của người cán bộ quản lý phải gương mẫu, trong cuộc sống đời thường luôn gần gũi mật thiết với giáo viên, chín chắn trong suy nghĩ, lời nói, độ lượng bao dung với mọi người thực sự giúp đỡ họ trong chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề.
2. Chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
Xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các khối lớp mà cụ thể là đội ngũ giáo viên dạy Toán 5 vững vàng.
Như ta đã biết “Chất lượng giảng dạy phần lớn dựa vào trình độ đội ngũ giáo viên đứng lớp”, vì thế việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mang tính chiến lược. Đây là việc làm thường xuyên liên tục của người quản lý.
Xuất phát từ tầm quan trọng của người thầy bản thân đã quan tâm chỉ đạo khối trưởng và giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn Toán của từng lớp, của cả khối, thấy rõ tính hệ thống và sự kết hợp trong cấu trúc nội dung môn Toán và lập kế hoạch dạy học cho từng loại bài. Phân công giảng dạy hợp lý. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có trình độ chuyên môn tốt. Thực hiện sinh hoạt chuyên môn đều đặn 2 tuần 1 lần. Nội dung sinh hoạt chuyên môn có chất lượng, chú ý đến chức năng của tổ trưởng chuyên môn. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên theo nhiều hình thức. Dựa vào đội ngũ cốt cán để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Thông qua sinh hoạt chuyên môn đưa ra những tiết khó dạy để cùng nhau trao đổi, tìm ra cách dạy tốt nhất giúp học sinh nắm vững bài. Cùng xây dựng thiết kế một tiết dạy hoặc những bài toán khó cùng tìm cách hướng dẫn học sinh giải ngắn gọn, dễ hiểu từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên dạy toán 5.
Ví dụ: Một người bán lần thứ nhất tấm vải. Lần thứ hai tấm vải còn lại sau khi bán lần thứ nhất. Lần thứ 3 bán 6m nữa thì vừa hết. Hỏi cả tấm vải dài bao nhiêu mét?
Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ để tìm ra cách giải.
Tóm tắt: 
 mét vải
 6m 	 
 lần 1 bán lần 2 bán lần 3 bán 
 Giải
 tấm vải dài số mét là:
 6 x 2 = 12m
Tấm vải dài số mét là:
 	 12 : 3 x 5 = 20 (m)
 Đáp số: 20m.
- Nếu giáo viên không hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ thì học sinh rất lúng túng trong việc tìm cách giải.
* Hoặc bài toán: Một miếng đất hình thang có đáy nhỏ 28m. Đáy nhỏ bằng đáy lớn. Nếu giảm đáy lớn đi 7m thì diện tích miếng đất giảm đi 77m2. Tính diện tích miếng đất hình thang lúc đầu.
 A 28m B
7m
 77m2
 D M C
 Giải
	Đáy lớn hình thang là:
	28 : 2 x 3 = 42 (m)
	Chiều cao miếng đất hình thang là
	77 x 2 : 7 = 22 (m)
	Diện tích hình thang lúc đầu là:
	(42 + 28) x 22 : 2 = 770 (m2)
	Đáp số: 770m2
Nếu giáo viên không hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng hình vẽ thì nhiều học sinh sẽ khó khăn trong việc tìm ra cách giải.
Bài 1: ( trang 21- SGK)
10 người làm xong một công việc trong 7 ngày. Nay muốn làm xong công việc đó trong 5 ngày thì cần bao nhiều người? (mức làm của mỗi người như nhau)
Có học sinh dựa vào điều kiện bài toán và tóm tắt như sau:
Tóm tắt: 10 người: 7 ngày
	 5 ngày:  người?
Tóm tắt như vậy khó tìm ra cách giải do vậy giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tóm tắt như sau:
7 ngày: 10 người.
5 ngày: . người ?
Giải
Muốn đắp xong nền nhà trong 1 ngày thì cần số người là:
	10 x 7 = 70 (người)
Muốn đắp xong nền nhà trong 5 ngày thì cần số người là:
	70 : 5 = 14 người.
	Đáp số: 14 người.
Hướng dẫn cho học sinh cách tính nhanh cụ thể như sau:
	 32,69 x 67 + 32 x 32,69 + 32,69
 = 32,69 x 67 + 32 x 32,69 + 32,69 x 1
 = 32,69 x (67 + 32 + 1)
 = 32,69 x 100
 = 3269
Bài 10 – Tr 55: Luyện tập toán – Các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận Toán 5 tập 1.
Cửa hàng định giá bán một đôi dép là 40.000 đồng. Lần thứ nhất cửa hàng hạ giá 12,5% giá ban đầu. Lần thứ hai cửa hàng hạ giá tiếp 8% giá trước đó. Hỏi sau 2 lần hạ giá, đôi dép đó giá bao nhiêu tiền?
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh là: lần 2 giảm tiếp 8% giá trước đó.
 Giải
 Giá tiền 1 đôi dép sau khi hạ giá lần thứ nhất là:
	40 000 x (100% - 12,5%) = 40 000 x = 35 000(đ)
 Giá tiền 1 đôi dép sau khi hạ giá lần thứ 2 là:
	35 000 x (100% - 8%) = 32 200 (đ)
 	Đáp số: 32 200 đồng.
4. Chỉ đạo công tác thao giảng, rút kinh nghiệm
Ban giám hiệu cần lên kế hoạch thao giảng. Từng khối, tổ chuyên môn, mỗi đồng chí thao giảng 2 tiết/1 học kỳ, môn thao giảng theo lịch phân công của Ban giám hiệu. Giờ thao giảng yêu cầu giáo viên trong khối, hoặc cả giáo viên khác khối và Ban giám hiệu cùng dự. Đặc biệt quá trình rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy cần chỉ ra những ưu điểm của tiết dạy để giáo viên phát huy và những tồn tại để giáo viên rút kinh nghiệm. Đồng thời đưa ra những biện pháp thực hiện để khắc phục những tồn tại đó trong giờ dạy. 
Ví dụ: Thực hiện phép chia 216,72 : 4,2
Học sinh lên bảng đặt	216,72 4,2 hoặc 1 : 1,25
	 067 5,16 HS: 1000 125 
	 262 000 08
 00
Giáo viên cho học sinh nhận xét và sửa lại kết quả. Song chưa chỉ ra lý do sai để khắc sâu quy tắc chia số thập phân cho số thập phân. Đồng thời mỗi giáo viên đều phải có ý kiến nhận xét về tiết dạy và đánh giá kết quả của tiết dạy đó, giáo viên dạy hoặc giáo viên nhận xét giờ dạy đều phải xác định kiến thức trọng tâm, cơ bản và phương pháp lựa chọn để dạy. Đặc biệt chú ý dến những vấn đề cần khắc sâu, lật lại kiến thức để học sinh nắm vững và thực hành tốt các kỹ năng cơ bản.
* Hoặc có học sinh đã nhầm trong quy tắc tìm tỷ số % của 2 số.
Ví dụ : Tìm tỉ số % của 4 và 5 học sinh làm :
	4 : 5 x 100 = 80%
Lưu ý học sinh: 4 : 5 x 100% = 80%.
5. Chỉ đạo việc sử dụng đồ dùng dạy học
Trong các môn học nói chung, môn Toán 5 nói riêng việc sử dụng đồ dùng dạy học là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết. Đồ dùng dạy học góp phần quan trọng trong quá trình thành công bài dạy. Đồ dùng dạy học là phương tiện để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức bài học, phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh trong tiết dạy. Vì vậy việc chỉ đạo giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học môn Toán 5 góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy. 
Ví dụ : Dạy bài diện tích của một hình thang, nếu giáo viên chỉ nêu cách tính thì học sinh sẽ rất thụ động. Nhưng nếu giáo viên dùng phương pháp cắt ghép hình thì học sinh sẽ tìm ra công thức tính diện tích hình thang.
Hoặc dạy bài diện tích xung quanh, diện tích toàn phần tình hộp chữ nhật. Nếu giáo viên có đồ dùng trực quan sẽ giúp học sinh dễ dàng tìm ra được cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
Song vấn đề sử dụng đồ dùng như thế nào cho hợp lý trong tiết dạy, đem lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời sử dụng đúng mục đích, đúng thời điểm, đây là vấn đề rất quan trọng do vậy người chỉ đạo cần nghiên cứu, trao đổi rút kinh nghiệm để giúp giáo viên sử dụng thường xuyên và có hiệu quả các đồ dùng dạy học Toán 5.
6. Chỉ đạo việc học hai buổi trên ngày.
Thực hiện tốt việc học hai buổi trong nhà trường tiểu học là vấn đề rất cần thiết và là yêu cầu để nâng cao chất lượng của các nhà trường tiểu học hiện nay. Việc học hai buổi trên ngày cần có sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, có thời khoá biểu và chương trình học. Đặc biệt môn Toán 5 là một môn khó đối với học sinh vì yêu cầu học sinh phải thành thạo 4 phép tính về số tự nhiên, phân số, số thập phân và vận dụng để giải các dạng toán ở cả cấp tiểu học. Do vậy cần chỉ đạo cho giáo viên phân loại đối tượng để bồi dưỡng, kèm cặp giúp đỡ học sinh hoàn thành tốt phát huy được khả năng và tạo cho các em sự say mê học toán. Đối với học sinh hoàn thành giúp các em có những kiến thức cơ bản, trọng tâm để các em không sợ học môn Toán, từ đó nâng cao dần khả năng học toán của các em.
7. Chỉ đạo kiểm tra việc dạy học trên lớp
Điểm nổi bật và quan trọng nhất của hoạt động dạy học là giờ dạy và quá trình học của học sinh trên lớp. Vì vậy người quản lý trường tiểu học cần ưu tiên và quan tâm kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của từng giáo viên và sự học tập của học sinh.
Trong dự giờ, kiểm tra chuyên môn cần đánh giá công bằng khách quan. Việc dự giờ được thực hiện dưới nhiều hình thức, báo trước, đột xuất, dự theo chuyên đề v.v
Khi đánh giá cần chú ý các tiêu chí: Về kiến thức, độ chuẩn xác, đầy đủ có hệ thống nổi bật trọng tâm của bài học. Về phương pháp phát huy trí lực học sinh, kỹ năng thực hành của học sinh. Về thái độ thực hiện sự tôn trọng, khuyến khích học sinh trong học tập. Đặc biệt phải chỉ ra cho người dạy thấy những ưu điểm và những hạn chế của tiết dạy, giúp người dạy thấy được phần hạn chế đó nên làm thế nào để khắc phục đem lại hiệu quả cao cho tiết dạy.
Đánh giá giờ dạy là một việc khó, phải hết sức khéo léo, tôn trọng ý kiến của người được kiểm tra song cũng giúp người kiểm tra thấy được khả năng của mình để cố gắng hơn. Đồng thời giúp giáo viên có tư tưởng là mình “được” kiểm tra chứ không phải “bị” kiểm tra.
Ngoài biện pháp đối với giáo viên cần có biện pháp đối với học sinh.
3.2. Các biện pháp đối với học sinh: 
1. Xây dựng nền nếp học tập
Nền nếp thực sự là nền tảng vững chắc để nâng cao chất lượng học tập. Dựa trên nhiệm vụ của học sinh tiểu học mà nhà trường cần xây dựng cho học sinh các nền nếp như: Có đủ sách vở đồ dùng học tập, học bài và làm bài đầy đủ. Xây dựng nội quy của giờ học. Hình thành cho học sinh các kỹ năng học Toán như thuộc các câu ca trong Toán học: Tính diện tích hình tam giác, hình thang, tạo cho các em tinh thần hăng say ham thích học môn Toán.
2. Tổ chức dạy học môn Toán ngoài giờ học
- Tổ chức dạy học môn Toán ngoài giờ lên lớp n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_toan_lop_5.doc