Sáng kiến kinh nghiệm Dạy lồng ghép Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên xã hội lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy lồng ghép Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên xã hội lớp 3

Môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của chúng ta. Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục hình thành và phát triển ở học sinh sự hiểu biết và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho các em tham gia vào sự phát triển xã hội bền vững về sinh thái.

Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường, những khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường, những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường, những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia. Đó cũng chính là hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường, bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên và kĩ năng sống bảo vệ môi trường không chỉ ở trường mà là mọi lúc, mọi nơi.

Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do đó giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về môi trường trong thực tiễn. Nhưng thực tế hiện nay, môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư trên trái đất. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới.

 

doc 22 trang thuychi01 13441
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy lồng ghép Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên xã hội lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lý luận 
3
2.2. Cơ sở thực tiễn 
4
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
5
Giải pháp 1: Giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình môn Tự nhiên xã hội lớp 3
5
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch, thiết kế các hoạt động một cách chi tiết .
6
Giải pháp 3: Tiến hành hoạt động theo chương trình đã được xây dựng 
8
Giải pháp 4: Chọn phương pháp phù hợp với từng loại bài, từng đối tượng học sinh, sao cho hiệu quả nhất.
10
Giải pháp 5: Chuẩn bị phương tiện, các điều kiện cần thiết đặc biệt là nguồn tư liệu phục vụ bài học .
13
Giải pháp 6: Giáo viên luôn là tấm gương về bảo vệ môi trường cho học sinh noi theo.
15
Giải pháp 7: Đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, khuyến khích, tuyên dương kịp thời những học sinh thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường .
15
4. Hiệu quả của sáng kiến:
16
III. KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT
17
1. Kết luận 
17
2. Đề xuất
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của chúng ta. Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục hình thành và phát triển ở học sinh sự hiểu biết và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho các em tham gia vào sự phát triển xã hội bền vững về sinh thái. 
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường, những khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường, những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường, những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia. Đó cũng chính là hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường, bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên và kĩ năng sống bảo vệ môi trường không chỉ ở trường mà là mọi lúc, mọi nơi. 
Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do đó giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về môi trường trong thực tiễn. Nhưng thực tế hiện nay, môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư trên trái đất. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. 
Vì thế, giáo dục bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Nhưng đối với Tiểu học, là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước. Do đó, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho các em là rất khó vì nhận thức của học sinh tiểu học về môi trường và bảo vệ môi trường còn nhiều sai lệch và phiến diện. Nguyên nhân chủ yếu là do việc giáo dục môi trường vẫn chưa thực sự được chú trọng, việc lồng ghép giảng dạy giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường tiểu học chưa tốt. Học sinh tiểu học mới chỉ nhận biết về môi trường và bảo vệ nó thông qua các vấn đề như rác thải, phải vứt rác đúng nơi qui định, phải vệ sinh trường lớp, Còn rất nhiều nội dung cơ bản về môi trường, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của nó đến đời sống, bảo vệ môi trường chưa được truyền đạt một cách đầy đủ. Nhất là đối với học sinh khối 3 trường Tiểu học Nga Phú, các em chưa ý thức được việc bảo vệ môi trường nên ngay trong lớp học cũng chưa được đảm bảo vệ sinh cũng như những việc đơn giản để bảo vệ môi trường các em cũng chưa làm được. Do đó, để thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục trong trường Tiểu học hiện nay, tôi chọn đề tài: “ Dạy lồng ghép Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên xã hội lớp 3” nhằm góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. 
1.2. Mục đích nghiên cứu	
 - Tìm hiểu nội dung môn TNXH lớp 3
 - Tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn TNXH, việc lồng ghép việc giáo dục môi trường cho HS trong phana môn TNXH ở trường Tiểu học Nga Phú. Từ đó đề xuất một số biện pháp dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn TNXH cho HS lớp 3.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 - Học sinh lớp 3A trường tiểu học Nga Phú.
 - Nội dung dạy lồng ghép bảo vệ môi trường trong môn TNXH lớp 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 Để thực hiên mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đề ra, tôi xây dựng các phương pháp như sau:
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan đến môi trường.
 - Phương pháp điều tra thực tế: Dự giờ, khảo sát, trao đổi với đồng nghiệp, với học sinh. Phương pháp này nhằm mục đích thu nhận số liệu, sự suy nghĩ, quan điểm của giáo viên, học sinh để từ đó có thể phán đoán, tìm ra nguyên nhân, tính phổ biến, biện pháp giải quyết vấn đề để giáo dục bảo vệ môi trường cho HS trong môn TNXH lớp 3.
 - Phương pháp thực nghiệm: Trong quá trình thực hiện SKKN, tiến hành tổ chức dạy TNXH cho học sinh lớp 3 để kiểm nghiệm các giải pháp đã thực hiện.
 - Phương pháp thống kê, thu thập số liệu: Điều tra bằng phiếu học tập, bài kiểm tra để đánh giá kết quả thu được sau khi áp dụng kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Trước tiên ta cần hiểu Môi trường là gì? "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
Qua quá trình học tập và sinh sống, các em có thể hiểu môi trường là tổng hợp các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Môi trường có ảnh hưởng rất lớn trên nhiều phương diện trong cuộc sống của bản thân các em. 
 Giáo dục môi trường là tổng hợp các biện pháp nhằm duy trì sử dụng hợp lý, phục hồi, nâng cao hiệu quả môi trường tự nhiên, giúp con người và thiên nhiên có sự hài hòa. Hiện nay, công việc giáo dục môi trường là rất quan trọng, cần thiết. Trong việc xây dựng thời đại mới của cả thế giới, Việt Nam cũng từng ngày, từng giờ tham gia vào công cuộc đổi mới nền kinh tế hiện đại “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa”. Để đáp ứng cho công cuộc ấy thì con người phải khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên môi trường rất nhiều. Một thực trạng ngày nay mà ta có thể thấy rõ, môi trường và tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng. Muốn bảo vệ môi trường phát triển bền vững mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn và biết cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại. Giáo dục bảo vệ môi trường là việc làm quan trọng đối với nền giáo dục hiện nay. Bảo vệ môi trường nói chung và giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ nhiều năm nay. Thực hiện Nghị quyết số 41-NĐ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều nội dung bảo vệ môi trường đã được thực hiện. Các nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động như: tuyên truyền thông tin về môi trường, xây dựng môi trường giáo dục xanh- sạch - đẹp, tổ chức một số cuộc thi viết, vẽ, thi văn nghệ về chủ đề bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong thời gian qua vẫn chưa làm cho học sinh hiểu sâu sắc những kiến thức về bảo vệ môi trường cũng như việc tự giác thực hiện. 
Do đó, để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường tiểu học hiện nay, con đường tốt nhất là tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học, đặc biệt là đối với môn Tự nhiên xã hội lớp 3. 
2.2. Cơ sở thực tiễn
Thực trạng ban đầu cho thấy tỉ lệ học sinh nhận thức về việc bảo vệ môi trường còn hạn chế, kĩ năng về bảo vệ môi trường chưa cao, chưa có tinh thần tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh. Thậm chí các em còn gây ô nhiễm môi trường. Các em chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trong sạch, còn xé vở làm đồ chơi, ăn quà xong chưa có ý thức vứt giấy, vỏ vào đúng nơi quy định. chơi những trò chơi mất vệ sinh như là dùng cát ném vào bạn, chân tay khi đến lớp còn bẩn, cây cối được thầy cô trồng làm bóng mát, cảnh quan quanh trường học thì còn tự ý rủ bạn bè tới chơi đùa và bẻ ngọn.... 
Vì thế giáo viên phải nhắc nhở nhiều lần các em mới thực hiện. Điều ấy đã gây không ít khó khăn cho giáo viên trong việc giáo dục bảo vệ môi trường đối với các em học sinh. Theo thống kê về tình hình nhận thức về môi trường của học sinh lớp 3A trường tiểu học Nga Phú đầu năm học 2016 – 2017 như sau: 
*Khảo sát về hành vi bảo vệ môi trường:
Tổng số HS
Hành vi tốt 
Bảo vệ môi trường
Hành vi xấu 
Bảo vệ môi trường
SL
TL
SL
TL
26
9
34.6%
17
65.4%
*Khảo sát về ý thức bảo vệ môi trường:
Tổng số HS
HS nhận thức tốt về BVMT
HS nhận thức chưa tốt 
về BVMT
SL
%
SL
%
26 em
12
46.1
14
53.9
 Với tình hình thực tế của học sinh khối 3, giáo viên rất khó khăn trong việc giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường. Song với việc dạy chữ, giáo viên còn phải giáo dục đạo đức, ý thức bảo vệ môi trường, gắn liền cùng các hoạt động thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường đề ra. Vì thế, người giáo viên cần phải nỗ lực hết sức, dù khó khăn đến đâu cũng phải vượt qua và tìm mọi biện pháp giải quyết phù hợp để mang lại hiệu quả thiết thực cho sự nghiệp giáo dục của mình. 
Cho nên, để đảm bảo nhu cầu thực tế đối với thực trạng của khối lớp 3, tôi nhận thấy mình cần phải phát huy tích cực việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên xã hội lớp 3 để đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện- học sinh tích cực”, “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn” 
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
Để đem lại hiệu quả trong việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn TNXH lớp 3, tôi đã thực hiện những giải pháp như sau: 
Giải pháp 1. Giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình môn Tự nhiên xã hội lớp 3. 
Mục tiêu hoạt động là xác định các yêu cầu giáo dục cần đạt. Mục tiêu hoạt động cần được thể hiện 3 yêu cầu: Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Mỗi hoạt động có mục tiêu riêng phù hợp với mục tiêu chung. 
* Về kiến thức: Sau khi học xong môn TNXH lớp 3, HS sẽ: 
- Có biểu tượng ban đầu về môi trường qua môn Tự nhiên và xã hội (cây cối, các con vật, Mặt Trời, Trái Đất) và môi trường nhân tạo (nhà ở, trường học, làng mạc, phố phường) 
- Biết và kể được một số hoạt động của người làm môi trường bị ô nhiễm. 
- Biết và nêu được một số ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến sức khỏe con người. 
- Biết một số biện pháp bảo vệ môi trường. 
* Về kĩ năng: 
- Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường. 
- Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi. 
- Thuyết phục người thân, bạn bè tham gia bảo vệ môi trường.
* Về thái độ tình cảm: 
- Yêu quý thiên nhiên, mong muốn được tham gia bảo vệ môi trường sống cho cây cối, con vật và con người. 
- Có thái độ tích cực đối với công việc bảo vệ môi trường; phê phán các hoạt động phá hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường. 
* Về nội dung chương trình: Môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 gồm 3 chủ đề: 
- Con người và sức khỏe. 
- Xã hội. 
- Tự nhiên .
 . Chủ đề Con người và sức khỏe:
+ Cơ quan hô hấp và một số bệnh lây qua đường hô hấp. 
+ Cơ quan tuần hoàn: bảo vệ cơ quan tuần hoàn. 
+ Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. 
+ Cơ quan thần kinh: Nghỉ ngơi và học tập điều độ. 
 . Chủ đề Chủ đề Xã hội: 
+ Quan hệ trong gia đình và vấn đề giữ gìn môi trường sống. 
 Giữ vệ sinh trường, lớp học. 
+ Làng quê, đô thị; giữ vệ sinh nơi công cộng; liên hệ đến thực trạng môi trường địa phương. 
 . Chủ đề Tự nhiên: 
+ Thực vật, động vật, ích lợi và tác hại đối với cuộc sống con người; cách bảo vệ chúng. 
+ Mặt trời và trái đất, khí hậu ảnh hưởng đối với sự sống của con người. 
Giải pháp 2. Xây dựng kế hoạch, thiết kế các hoạt động một cách chi tiết
Tích hợp và lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường là giáo dục tổng thể nhằm trang bị những kiến thức về môi trường cho học sinh thông qua từng môn học và chương trình riêng phù hợp với đối tượng. Việc giáo dục này chủ yếu dựa theo phương thức lồng ghép và liên hệ trong nội dung giảng dạy của bài học. Nội dung và mức độ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường còn tùy thuộc vào từng bài mà áp dụng cho phù hợp. Vì thế việc xây dựng kế hoạch, thiết kế các hoạt động là sự cần thiết để đem lại hiệu quả trong tiết dạy. Cho nên tôi đã chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng bài học với nội dung tích hợp như sau: 
Tên bài
Nội dung tích hợp giáo dục BVMT
Mức độ tích hợp
Bài 3:
Vệ sinh hô hấp
Bài 8:
Vệ sinh cơ quan tuần hoàn
Bài 10:
Hoạt động bài tiết nước tiểu
Bài 15:
Vệ sinh thần kinh
Biết một số hoạt động của con người đã gây ôi nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh.
- HS biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khỏe.
- Bộ phân
Bài 19:
Các thế hệ trong một gia đình
Biết về các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình là một phần của xã hội
- Có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn môi trường sạch đẹp.
- Liên hệ
Bài 24:
Một số hoạt động ở trường
Biết những hoạt động ở trường và có ý thức tham gia các hoạt động ở trường góp phần BVMT như: làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây,..
- Bộ phận
Bài 30:
Hoạt động nông nghiệp
Bài 31:
Hoạt động công nghiệp,thương mại
- Biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, lợi ích và một số tác hại ( nếu thực hiện sai) của các hoạt động đó.
- Liên hệ
Bài 32:
Làng quê và đô thị
- Nhân ra sự khác biệt giữa mội trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị.
- Liên hệ
Bài 36:
Vệ sinh môi trường
- Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh là hại sức khỏe con người và động vật.
- Biết phân, rác thải nếu không xử lý hợp vệ sinh sẽ là nguyện nhânn gây ô nhiễm môi trường.
- Biết một vài biện pháp xử lý phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Toàn phần
Bài 46:
Khả năng kì diệu của lá cây
- Biết cây xanh có ích đối với cuộc sống của con người, khả năng kì diệu của lá cây trong việc tạo ra ôxi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.
- Liên hệ
Bài 49: Động vật
 Bài 50: Côn trùng
 Bài 51: Tôm
 Bài 52: Cá
 Bài 53: Chim
 Bài 54: Thú
- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của loại vật trong tư nhiên.
- Liên hệ
Bài 56,57:
Đi thăm thiên nhiên
- Hình thành biểu tượng về môi trường tự nhiên.
- Yêu thích thiên nhiên
- Hình thành kỹ năng quan sát, nhân xét mô tả môi trường xung quanh.
- Liên hệ
Bài 58:
Mặt trời
- Biết mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất.
- Biết sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
- Liên hệ
Bài 64:
Năm, tháng và mùa
Bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật.
- Liên hệ
Bài 66:
Bề mặt Trái Đất
Bài 67,68:
Bề mặt lục địa
- Biết các loại địa hình trên Trái đất bao gồm: Núi, sông, biển, là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật.
- Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.
- Bộ phân
Giải pháp 3. Tiến hành hoạt động theo chương trình đã được xây dựng. 
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là việc truyền đạt những thông tin về môi trường cùng những biện pháp bảo vệ môi trường cần được cung cấp theo những cách thức phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của từng đối tượng. Tuy nhiên, để việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường đem lại hiệu quả, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp phù hợp và tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt nhưng vẫn tiến hành hoạt động theo chương trình đã được xây dựng. 
 Ví dụ: Đối với bài: Vệ sinh hô hấp: Giáo viên phải làm được. 
 GV cho cả lớp: 
- Liên hệ thực tế trong cuộc sống, kể ra những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp. 
- Nêu những việc các em có thể làm ở nhà và xung quanh khu vực nơi các em đang sống để giữ gìn cho bầu không khí luôn luôn trong lành. 
 à Sau đó kết luận: 
- Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, thuốc lào (vì trong khói thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất độc) và không chơi đùa ở nơi có nhiều khói bụi. Khi quét dọn, làm vệ sinh lớp học, nhà ở cần đeo khẩu trang. 
- Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để bảo đảm không khí trong nhà luôn sạch, không có nhiều bụi,
- Tham gia tổng vệ sinh đường đi, ngõ xóm; không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi,
* Kết quả: 
Sau khi học xong bài Vệ sinh hô hấp, các em đã nhận thức rõ về những tác hại khi bầu không khí bị ô nhiễm và những việc nên làm để giữ vệ sinh đường hô hấp. Điều đó thể hiện ở việc tự giác dọn vệ sinh trường và không ăn quà vặt rồi vứt rác bừa bãi trên sân trường, giữ vệ sinh nơi công cộng, tích cực trồng cây xanh giữ gìn cảnh quang môi trường
(Học sinh đang dọn vệ sinh trong lớp học- quét lớp, lau bảng)
(Học sinh đang tham gia dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, sân trường)
(Học sinh đang thi vẽ về môi trường, gom rác thải làm kế hoạch nhỏ)
Giải pháp 4. Chọn phương pháp phù hợp với từng loại bài, từng đối tượng học sinh, sao cho hiệu quả nhất.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên xã hội lớp 3 rất phong phú, đa dạng, mỗi phương pháp đều có mặt tích cực và hạn chế riêng. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp cho phù hợp với nội dung, tính chất từng bài, trình độ nhận thức của học sinh, năng lực sở trường của giáo viên và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mình.
Các tình huống, phương pháp được sử dụng phải gắn với nội dung bài học, GV giúp tự đánh giá, xử lí các tình huống à kết luận để giáo dục HS các chuẩn mực đạo đức hoặc pháp luật liên quan đến bài học và ý thức bảo vệ môi trường . 
	Các phương pháp thường được sử dụng và mang lại hiệu quả cao như: thảo luận nhóm, sắm vai tình huống, giải quyết vấn đề, trực quan, trò chơi, nghiên cứu trường hợp điển hình...
4.1. Phương pháp thảo luận: 
- Đây là phương pháp dạy học tích cực, HS được bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác về các vấn đề môi trường có liên quan đến nội dung của bài học. Qua đó giúp học sinh nhận thức, có hành vi, thái độ đúng đắn đối với môi trường. Có thể thảo luận cả lớp và thảo luận nhóm.
- Thảo luận cả lớp: căn cứ vào nội dung của bài học và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên chọn lựa vấn đề cần cho học sinh thảo luận cả lớp. Ví dụ Khi dạy bài “ Giữ gìn lớp học sạch, đẹp”, giáo viên có thể cho học sinh cả lớp cùng thảo luận vần đề:
+ Giữ gìn lớp học sạch, đẹp có lợi gì?
+ Bạn đã làm gì để lớp mình sạch, đẹp?
- Thảo luận nhóm: Đây là phương pháp giáo dục có nhiều ưu điểm. Khi tổ chức thảo luận nhóm, giáo viên cần chuẩn bị nội dung câu hỏi thảo luận, phiếu học tập và các đồ dùng cần thiết. Khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, giáo viên cần vận dụng phương pháp hoạt động nhóm (Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm qua hệ thống câu hỏi, bài tập trong phiếu học tập; các nhóm thảo luận; báo cáo kết quả thảo luận nhóm; tổng kết của giáo viên).
Ví dụ : Khi dạy bài “ Vệ sinh môi trường” môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận 3 nhóm qua các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu cảm giác của em khi đi qua bài rác.
+ Những sinh vật nào thường sống ở bãi rác?
+ Rác có hại như thế nào đối với sức khỏe con người?
Sau khi tổ chức cho học sinh thảo luận, giáo viên tổ chức cho đại diện của các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_long_ghep_giao_duc_bao_ve_moi_truo.doc