SKKN Một số biện pháp tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong phần điều kiện tự nhiên Việt Nam cho học sinh lớp 8 ở trường Dân tộc nội trú Thạch Thành đạt hiệu quả
Môi trường là gì và tại sao phải đưa giáo dục môi trường vào các môn học đặc biệt là môn Địa lí. “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên ”. Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với con người bởi vì: Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra đồng thời lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người, bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
Hiện nay do sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng nâng cao nhưng sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, vì vậy mà môi trường của chúng ta đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng về sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề do các chất thải độc hại từ các nhà máy công nghiệp, các khu đô thị, thuốc bảo vệ thực vật dư thừa. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là vấn đề khoa học mang tính xã hội sâu sắc. Để truyền tải được vấn đề môi trường đến với mọi người chỉ bằng cách đưa môi trường tích hợp vào môn các môn học đặc biệt là môn Địa lí giúp cho học sinh hiểu rõ hơn nữa về thực trạng môi trường hiện nay ở nước ta và cả trên thế giới.
Trong chương trình Địa lí lớp 8 phần học kì II, dạy khái quát các điều kiện tự nhiên của Việt Nam. Ở trong phần này học sinh không chỉ biết, hiểu được điều kiện của môi trường tự nhiên mà còn biết, hiểu được tác động tích cực và tiêu cực của con người tới môi trường tự nhiên.
Xuất phát từ thực tế trên, bản thân tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và mạnh dạn đưa ra một số vấn đề về môi trường khi dạy về điều kiện tự nhiên Việt Nam trong chương trình địa lí lớp 8 bằng cách xoáy sâu vào việc yêu cầu học sinh lấy ví dụ, liên hệ tới địa phương nơi các em đang cư trú vì những ví dụ hay sự liên hệ đó sẽ giúp các em bổ sung thêm kiến thức về môi trường ở địa phương. Bởi có như vậy các em mới thấy được những tác động của môi trường tới địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai,. ở địa phương, đó là tư liệu không thể thiếu, là hành trang để các em tham gia lao động sản xuất sau này ở quê hương, làm giàu cho quê hương. Vì thế tôi lựa chọn một dung cụ thể để nghiên cứu, đó là: “Một số biện pháp tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong phần điều kiện tự nhiên Việt Nam cho học sinh lớp 8 ở trường Dân tộc nội trú Thạch Thành đạt hiệu quả”
1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài: Môi trường là gì và tại sao phải đưa giáo dục môi trường vào các môn học đặc biệt là môn Địa lí. “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên Wikipedia Tiếng Việt. ”. Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với con người bởi vì: Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra đồng thời lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người, bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. Hiện nay do sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng nâng cao nhưng sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, vì vậy mà môi trường của chúng ta đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng về sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề do các chất thải độc hại từ các nhà máy công nghiệp, các khu đô thị, thuốc bảo vệ thực vật dư thừa. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là vấn đề khoa học mang tính xã hội sâu sắc. Để truyền tải được vấn đề môi trường đến với mọi người chỉ bằng cách đưa môi trường tích hợp vào môn các môn học đặc biệt là môn Địa lí giúp cho học sinh hiểu rõ hơn nữa về thực trạng môi trường hiện nay ở nước ta và cả trên thế giới. Trong chương trình Địa lí lớp 8 phần học kì II, dạy khái quát các điều kiện tự nhiên của Việt Nam. Ở trong phần này học sinh không chỉ biết, hiểu được điều kiện của môi trường tự nhiên mà còn biết, hiểu được tác động tích cực và tiêu cực của con người tới môi trường tự nhiên. Xuất phát từ thực tế trên, bản thân tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và mạnh dạn đưa ra một số vấn đề về môi trường khi dạy về điều kiện tự nhiên Việt Nam trong chương trình địa lí lớp 8 bằng cách xoáy sâu vào việc yêu cầu học sinh lấy ví dụ, liên hệ tới địa phương nơi các em đang cư trú vì những ví dụ hay sự liên hệ đó sẽ giúp các em bổ sung thêm kiến thức về môi trường ở địa phương. Bởi có như vậy các em mới thấy được những tác động của môi trường tới địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai,... ở địa phương, đó là tư liệu không thể thiếu, là hành trang để các em tham gia lao động sản xuất sau này ở quê hương, làm giàu cho quê hương. Vì thế tôi lựa chọn một dung cụ thể để nghiên cứu, đó là: “Một số biện pháp tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong phần điều kiện tự nhiên Việt Nam cho học sinh lớp 8 ở trường Dân tộc nội trú Thạch Thành đạt hiệu quả” 1.2. Mục đích nghiên cứu. Hướng dẫn cho học sinh lớp 8 trường Dân tộc nội trú Thạch Thành học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua một số bài trong phần điều kiện tự nhiên của Việt Nam trong chương trình Địa lí 8 nhằm giúp cho giáo viên và học sinh có biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả về dạy và học môn Địa lí. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Phần điều kiện tự nhiên Việt Nam tích hợp vào các địa chỉ sau: - Vùng biển Việt Nam: Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo - Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam: Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản. - Đặc điểm địa hình Việt Nam: Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác mạnh mẽ của con người. - Đặc điểm khí hậu Việt Nam: Tính chất đa dạng, thất thường. - Các miền khí hậu và thời tiết ở nước ta. - Đặc điểm sông ngòi Việt Nam: Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông. - Đặc điểm sinh vật Việt Nam: Đặc điểm chung. - Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện thành công đề tài này tôi lựa chọn một số phương pháp nghiên cứu sau: 1.4.1. Phương pháp đàm thoại: Phương pháp đàm thoại là phương pháp mà GV khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để HS trả lời nhằm gợi mở cho HS sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiêm đã tích lũy được trong cuộc sống, nhằm giúp HS củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa tri thức đã tiếp thu được nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp HS tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong quá trình dạy học. Ví dụ: Khi dạy mục 2 - Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam. Giáo viên có thể nêu câu hỏi: Em hãy cho biết thực trạng của biển nước ta hiện nay? Nguyên nhân nào dẫn đến thức trạng trên? 1.4.2. Phương pháp trực quan: Là nhờ sự hỗ trợ của các tín hiệu ngoài. Phương tiện trực quan trong dạy học địa lí khá đa dạng, song phương tiện trực quan có khả năng giáo dục bảo vệ môi trường là tranh ảnh, băng hình có nội dung về các vấn đề môi trường. + Phương pháp sử dụng tranh, ảnh Địa lí có nội dung bảo vệ môi trường. + Phương pháp sử dụng băng đĩa hình. Ví dụ: Khi sử dụng băng hình để dạy bài: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam mục 2 - Bảo vệ tài nguyên rừng. Mở băng cho học sinh xem từng đoạn và sau đó đặt câu hỏi cho mỗi đoạn. + Đoạn 1: Cho biết thực trạng rừng của nước ta hiện nay? + Đoạn 2: Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên rừng và hậu quả? + Đoạn 3: Hãy nêu các giải pháp để giải quyết các hậu quả trên? 1.4.3. Phương pháp thảo luận: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. Phương pháp này tao cơ hội cho học sinh trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình và nghe ý kiến của các bạn trong lớp về một vấn đề nào đó. Phương pháp này thường được sử dụng khi giáo viên muốn biết ý kiến và kinh nghiệm của học sinh. Chủ đề thảo luận là vấn đề môi trường có liên quan đến nội dung bài học. Qua thảo luận có thể biết được thái độ, cảm xúc của học sinh từ đó khuyến khích các em có chính kiến của mình và có thể thay đổi nhận thức, quan điểm, thái độ đối với vấn đề thảo luận. Ví dụ: Khi dạy bài - Vùng biển Việt Nam, phần 2: Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo. - Vấn đề thảo luận: Để bảo vệ các tài nguyên của biên và phát triển kinh tế bền vững chúng ta cần phải quan tâm những vấn đề gì? Nêu một số biện pháp cụ thể? - Mục tiêu thảo luận: + Nêu những vấn đề được quan tâm: Bảo vệ nguồn tài nguyên biển, chống ô nhiễm môi trường biển. + Một số biện pháp cụ thể: Không khai thác bừa bãi, quá mức các tài nguyên biển; không để xảy ra các sự cố tràn dầu; hạn chế thải chất thải ra biển từ các nhà máy công nghiêp, các khu đô thị,... 1.4.4. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề: Đặt ra một vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết để chuyển vào tình huống có vấn đề, nhằm kích thích tính tự lực chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề, sau đó giải quyết vấn đề, đi đến kết luận cần thiết của nội dung cần giải quyết. Phương pháp giải quyết vấn đề có thể tiến hành theo các bước sau: Ví dụ: Khi dạy bài - Đặc điểm khí hậu Việt Nam, mục 2: Tính chất đa dạng và thất thường giáo viên liên hệ với địa phương Thanh Hoá và đưa ra vấn đề cho học sinh: + Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề - Thiên tai gây ra nhiều hậu quả xấu cho nhân dân Thanh Hóa, nhưng tại sao Thanh Hóa lại có chủ trương “sống chung với thiên tai Quyết định số 172/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ”? + Bước 2: Giải quyết vấn đề - Thiên tai thường xuyên sảy ra ở địa phương Thanh Hoá, người dân thường xuyên đối mặt với bão, lũ lụt, gió tây khô nóng vì vậy đưa ra chính sách “sống chung với lũ" để nâng cao khả năng phòng chống thiên tai của người dân được nâng lên. Đồng thời giảm thiểu khả năng ô nhiễm môi trường. + Bước 3: Kết luận – Bão lũ tàn phá và làm ô nhiễm môi trường của địa phương. 1.4.5. Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực địa: Phương pháp này không chỉ giúp kiểm nghiệm các kiến thức trên lớp, mà còn phát triển kĩ năng quan sát và rèn luyện hành vi ứng sử phù hợp với môi trường. Việc tham quan, khảo sát thực địa nhằm cảm nhận được sự phong phú đa dạng, vẻ đẹp của tự nhiên, đồng thời thấy được hiện trạng, cũng như một số vấn đề của môi trường, nguyên nhân, hậu quả của sự suy giảm, suy thoái của môi trường. Phương pháp này có thể tiến hành dưới các hình thức: - Tổ chức cho học sinh đi tham quan, học tập ở các khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, các khu chế xuất,.. - Tổ chức cho các nhóm học sinh điều tra, khảo sát tình hình môi trường của địa phương có thể dưới hình thức giao cho học sinh các dự án nhỏ, phù hợp với điều kiện của nhà trường và trình độ của học sinh. 1.4.6. Dạy học theo dự án. Là hình thức dạy học trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ phức hợp gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Môi trường nguồn sống của con người, con người sống được nhờ các sản phẩm của môi trường tạo ra. Giáo dục bảo vệ môi trường là giáo dục cho tất cả mọi người và cũng là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học đặc biệt là môn Địa lí. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó được lồng vào từng bài, từng phần của bài xuyên suốt bộ môn. Đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Địa lí nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua môn Địa lí bằng các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua môn học, thông qua từng bài học, phần học trong chương trình dạy học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường địa phương nơi các em đang cư trú. Nghiên cứu, giáo dục về môi trường là yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực. Dạy tích hợp bảo vệ môi trường là thực hiện các phương pháp dạy học tích cực (dạy học theo dự án, khảo sát điều tra, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận, báo cáo...), làm cho HS thấy được các đối tượng học tập có trong thực tế tập trung quan sát, nghiên cứu, là làm thế nào cho HS nắm được các phương pháp. Những hiểm hoạ về suy thoái môi trường hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, ... ngày càng đe doạ cuộc sống của con người, chính vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường là biện pháp hữu hiệu nhất có tính bề vững để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tổ quốc. Học sinh là chủ nhân tương lai của quê hương đất nước, dù đi khắp nơi trên thế giới để học hành, tu dưỡng song sẽ lại quay về với quê cha đất tổ để cống hiến và phát triển. Vì vậy hiểu biết môi trường của quê hương là tiền đề, là mục đích của mỗi con người. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Thông qua các tiết học về điều kiện tự nhiên của Việt Nam, phần tích hợp về môi trường hoặc liên hệ vệ phần môi trường ở các bài học sinh sẽ hiểu được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp về vấn đề môi trường. Ngoài ra, tìm hiểu về môi trường còn giúp học sinh biết được đặc điểm của môi trường đối với cuộc sống, từ đó giúp học sinh có những quan điểm đúng đắn trong mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, nhận thức được vai trò của môi trường đối với cuộc sống ở địa phương. Tuy nhiên, thực tế thì môn Địa lí không được học sinh coi trọng như các môn học khác vì đã lâu môn này không được chọn để thi vào lớp 10, học sinh và phụ huynh không học cho nên trong quá trình giảng dạy gặp không ít những khó khăn, đặc biệt là khó thu hút học sinh giỏi các cấp. Đối với học sinh của trường THCS Dân tộc nội trú ăn ở, sinh hoạt, học tập tại trường, thì việc tìm hiểu thực tiễn về vấn đề môi trường có phần chểnh mảng, lơ là, các em coi phần này chỉ là sự tích hợp, liên hệ không mấy quan trọng, nên không cần chú tâm, bài kiểm của các em chỉ là ghi lại những gì giáo viên cho ghi hoặc ghi lại sách giáo khoa, thậm chí là bỏ qua, hơn nữa phần lớn phụ huynh thường hướng cho con học các môn khoa học tự nhiên ít theo học các môn khoa học xã hội, nên kết quả học tập còn thấp. Nguyên nhân do nguồn tài liệu trong sách giáo khoa còn hạn chế, các hình ảnh về môi trường phục vụ cho bài học rất ít được minh hoạ vào sách giáo khoa, khi giảng dạy giáo viên phải tự tìm hiểu, sắp xếp từ các nguồn khác nhau thông qua việc tìm kiếm trên mạng. Nếu không giáo viên thường phải dạy chay vì thiếu tranh ảnh, băng hình,... do chưa được trang bị trong trường học. Vì vậy, đây cũng là yếu tố thiếu thuyết phục đối với học sinh, các em chỉ tiếp thu một chiều từ giáo viên làm tiết học chưa thực sự sinh động, không tạo ra được ấn tương riêng, từ đó dẫn đến hiệu quả dạy và học chưa cao. Dưới đây là kết quả thống kê khảo sát kết quả dạy trước khi viết sáng kiến kinh nghiệm: Bảng thống kê số HS biết, hiểu bài Lớp 8 2014-2015 2015-2016 8A 50% 53,3% 8B 41,6% 50% 2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện. 2.3.1. Giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh. - Giáo dục nhân cách cho học sinh, yêu cầu các em thực hiện tốt nội qui nhà trường: Có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, ngủ dậy gấp chăn màn ngay ngắn, dọn vệ sinh phòng ở, khu vực, lớp học sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp, không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định. Chăm sóc, bảo vệ và trồng mới cây xanh trong môi trường trường học. Tham gia lao động vệ sinh ở các công trình công cộng của địa phương trong những dịp về nghỉ hè, lễ, tết,... Nếu học sinh vi phạm giáo viên xét theo mức độ vi phạm để xử lý. - Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường: Không chặt phá rừng nơi cư trú, không ngắt lá bẻ cành, chăm sóc cây xanh, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường đến với mọi người, tham gia các cuộc thi vẽ tranh bảo vệ môi trường,... - Không vi phạm các tệ nạn xã hội như: Hút thuốc, đánh bạc, không tàng trữ, buôn bán vận chuyển các chất cấm; trang phục, đầu tóc phải mặc phù hợp với lứa tuổi,... 2.3.2. Xác định mục tiêu kiến thức của phần tích hợp hoặc liên hệ, các phương pháp - kĩ thuật dạy học, thời gian dạy trong từng phần của các bài, cách tiến hành dạy và học trong từng phần. Khi dạy phần 2: Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của Việt Nam - trong bài Vùng biển Việt Nam * Kiến thức: Nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú, song không phải là vô tận. Vì vậy phải khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ môi trường. Thực trạng, nguyên nhân – hậu quả và các giải pháp khắc phục về sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo. * Phương pháp – Kĩ thuật dạy học: Cá nhân – Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, giảng giải. * Thời gian dạy và học phần này là 15 phút. * Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa và máy chiếu. Giáo viên sẽ hướng dẫn cho học sinh những nội dung sau: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: GV dùng máy chiếu cho học sinh quan sát tranh và trả lời hệ thống câu hỏi như sau: ? Em hãy kể một số tài nguyên biển của nước ta. ? Nhận xét tiềm năng biển của nước ta. Cho biết biển nước ta có những đặc sản gì. Chúng là cơ sở để phát triển những ngành kinh tế nào. ? Cho biết thực trạng biển của nước ta hiện nay. ? Nguyên nhân – hậu quả và các giải pháp khắc phục về sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo. 2. Tài nguyên và môi trường Biển Việt Nam a. Tài nguyên biển. Biển của nước ta có nhiều tiềm năng về hải sản, khoáng sản, phong cảnh, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học, quốc phòng,). Chúng ta đang khai thác tài nguyên biển để làm giàu cho quê hương đất nước. b. Môi trường biển. - Thực trạng: + Nguồn tài nguyên biển của chúng ta có nguy cơ cạn kiệt: Rừng ngập mặn giảm nhanh. Nguồn lợi hải sản giảm đáng kể, một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng, nhiều loài giảm mức độ tập trung, các loài quý hiếm khai thác được ngày càng ít. + Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt, làm cho chất lượng nhiều vùng biển nước ta bị giảm sút, nhất là cảng biển và các cửa sông. - Nguyên nhân: + Do sự cố tràn dầu từ các hoạt động giao thông vận tải, khai thác dầu khí. + Phá rừng để lấy diện tích nuôi tôm cá ở các cửa sông và ven biển. + Nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị, - Hậu quả: Làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới chất lượng các khu du lịch biển. - Biện pháp: Bảo vệ tài nguyên, chống ô nhiễm môi trường biển – đảo. Đối với khi dạy phần 2: Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản – trong bài Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam. * Kiến thức: Học sinh biết. - Khoáng sản là tài nguyên quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước, là loại tài nguyên không thể phục hồi, trong khi đó một số loại khoáng sản nước ta có nguy cơ cạn kiệt. Vì vậy cần phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này. - Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ở một số vùng đã gây ô nhiễm môi trường, vì vậy việc khai thác khoáng sản phải đi đôi với bảo vệ môi trường. * Phương pháp – KT dạy học: Cá nhân – Nêu và giải quyết vấn đề, giảng giải. * Thời gian dạy và học phần này là 20 phút. Giáo viên dùng máy chiếu cho học sinh quan sát bản đồ khoáng sản Việt Nam, tranh và dùng phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan cho học sinh trả lời hệ thống câu hỏi như sau: ? Xác định trên bản đồ một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta và cho biết sự phân bố của chúng. (Học sinh xác định trên bản đồ) ? Hiện nay chúng ta đã và đang khai thác khoáng sản như thế nào. Nguyên nhân làm cho tài nguyên khoáng sản cạn kiệt. - Nguyên nhân làm cho nguồn tài nguyên khoáng sản bị cạn kiệt: Sự cướp đoạt trắn trợn tài nguyên khoáng sản của thực dân, phát xít xâm lược trong thời gian chúng chiếm đóng nước ta. Do quản lí lỏng lẻo, thiếu tổ chức, khai thác bừa bãi tự do, sử dụng không tiết kiệm. Kỹ thuật khai thác, chế biến còn lạc hậu. Trong chất thải bỏ hàm lượng quặng còn nhiều. Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí. Một số khoáng sản có sản lượng khai thác quá lớn, quá nhanh, xuất khẩu dạng thô quá nhiều (than, dầu mỏ). Rừng cây bị chặt phá, đất bị thoái hóa nghèo kiệt tại các vùng mỏ. ? Việc thăm dò và khai thác tài nguyên, vận chuyển khoáng sản đã để lại hậu quả như thế nào. Biện pháp khắc phục. Hậu quả: Một số khoáng nước ta có nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm môi trường sinh thái quanh các khu vực khai thác và vận chuyển quặng. - Biện pháp: Thực hiện tốt luật khoáng sản để khai thác hợp lí sử dụng tài nguyên tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên quí giá của nước ta. Khi dạy phần 3: Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động của con người – trong bài Đặc điểm địa hình Việt Nam Sách giáo khoa Địa lí lớp 8 – Nhà xuất bản Giáo dục. . * Kiến thức: Học sinh biết được vai trò của địa hình đối với đời sống, sản xuất của con người; Một số tác động tích cực, tiêu cực của con người tới bề mặt địa hình nước ta; sự cần thiết phải bảo vệ bề mặt địa hình. * Phương pháp – Kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm. * Thời gian dạy và học phần này là 5 phút (Liên hệ) Tác động của con người lên bền mặt địa hình Giáo viên dùng máy chiếu các hình ảnh địa hình dưới sự tác động của con người và yêu cầu học sinh thảo luận trong 2 phút: ? Con người đã tác tác động đến địa hình (tích cực, tiêu cực) như thế nào. Học sinh trao đổi, thảo luận và trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức: Con người đã làm ruộng bậc thang, đắp đê, xây hồ thuỷ lợi, thuỷ điện, mở các tuyến giao thông,... Làm tăng tốc độ, cường độ bóc mòn và trượt lở đất. Khi dạy phần 2: Tính đa dạng và thất thường – trong bài Đặc điểm khí hậu Việt Nam. * Kiến thức: Học sinh biết được - Một số ảnh hưởng của khí hậu đối với đời sống, sản xuất của người dân VN. - Biết thời tiết khí hậu ở nước ta trong những năm gần đây có những biến động phức tạp và nguyên nhân của nó. - Biết một số biện pháp bảo vệ bầu không khí trong lành và phòng tránh thiên tai do thời tiết, khí hậu gây ra. * Phương pháp – Kĩ thuậ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_tich_hop_noi_dung_giao_duc_moi_truong.doc
- BIA SKKN.doc.doc