SKKN Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 (Lịch sử 12 THPT

SKKN Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 (Lịch sử 12 THPT

 Trong những năm gần đây, nhiều người cho rằng, chất lượng dạy và học môn Lịch sử có chiều hướng đi xuống, trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm chú ý của toàn xã hội. Có ý kiến cho rằng, kiến thức lịch sử xa rời thực tế, khô khan làm cho học sinh ít có hứng thú học tập bộ môn. Việc học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử một cách máy móc, học thuộc lòng sách giáo khoa là khá phổ biến.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng chung này, trong đó có cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong số rất nhiều các nguyên nhân đó, tôi thiết nghĩ vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng. Người giáo viên được coi như một “người truyền lửa” cho học sinh trong một giờ học lịch sử. Người truyền lửa hay, bài học hay, thú vị, sinh động sẽ giúp các em ghi nhớ lâu, giúp cho học sinh có hứng thú học tập với bộ môn Lịch sử; mục tiêu giáo dục sẽ đạt được ở mức độ tốt. Bản thân kiến thức Lịch sử đã rất khô khan, khó ghi nhớ với nhiều số liệu, bài giảng của người giáo viên lại không khác gì việc đọc lại sách giáo khoa sẽ khiến cho học sinh có tâm lý chán chường trong giờ học. Như vậy, mục tiêu giáo dục sẽ đạt hiệu quả thấp.

Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực - chủ động của học sinh, những năm gần đây, các trường phổ thông đã chú ý đến việc đổi mới soạn - giảng của giáo viên và tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Trong đó, vai trò của người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể của hoạt động học tập. Thông qua quá trình học tập, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải tích cực, chủ động để nắm bắt và vận dụng kiến thức.

Bộ môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục thái độ, tư tưởng, tình cảm và hình thành thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp quy luật xã hội và xác định nhiệm vụ cho thế hệ trẻ trong hiện tại và tương lai Vì vậy, việc tạo xúc cảm lịch sử cho HS là một trong những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Lịch sử một cách có hiệu quả. Với đặc trưng, lịch sử chính là bản thân cuộc sống rất phong phú, đa dạng và sinh động bao trùm mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị. cho nên học lịch sử không đơn thuần là ghi nhớ ngày tháng, sự kiện. Do đó, yêu cầu việc giảng dạy lịch sử của giáo viên phải rõ ràng, sinh động và có cảm xúc để tạo ra sức hấp dẫn với chủ thể nhận thức, dựng lại bức tranh quá khứ một cách chính xác nhất, học sinh có được cảm giác như chính mình được tham gia vào sự kiện đó.

Bản thân là một giáo viên dạy học môn Lịch sử nhiều năm ở trường phổ thông, thông qua quá trình giảng dạy, tôi cũng đã đúc rút một số kinh nghiệm, đưa ra đề tài: "Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975( Lịch sử 12 THPT) " để cùng trao đổi với các đồng nghiệp.

 

doc 24 trang thuychi01 8793
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 (Lịch sử 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
1. Mở đầu....................................................................................................trang 2
1.1.Lí do chọn đề tài..............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...................... 4
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện............................................................... 5
2.3.1.Những xúc cảm có thể tạo ra cho học sinh thông qua việc giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975..........................................................................5
2.3.2. Một số biện pháp tạo xúc cảm học tập lịch sử cho học sinh qua dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.............................................................5 
2.3.2.1. Thông qua trình bày miệng của giáo viên ...............................................5
2.3.2.2. Thông qua tích hợp kiến thức Âm nhạc...................................................8
2.3.2.3. Thông qua sử dụng đồ dùng trực quan................................................11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ..........................................................17
3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................19
3.1. Kết luận........................................................................................................19
3.2. Kiến nghị, đề xuất........................................................................................19
Tài liệu tham khảo............................................................................................20
Danh mục SKKN được giải..............................................................................21
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Trong những năm gần đây, nhiều người cho rằng, chất lượng dạy và học môn Lịch sử có chiều hướng đi xuống, trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm chú ý của toàn xã hội. Có ý kiến cho rằng, kiến thức lịch sử xa rời thực tế, khô khan làm cho học sinh ít có hứng thú học tập bộ môn. Việc học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử một cách máy móc, học thuộc lòng sách giáo khoa là khá phổ biến.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng chung này, trong đó có cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong số rất nhiều các nguyên nhân đó, tôi thiết nghĩ vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng. Người giáo viên được coi như một “người truyền lửa” cho học sinh trong một giờ học lịch sử. Người truyền lửa hay, bài học hay, thú vị, sinh động sẽ giúp các em ghi nhớ lâu, giúp cho học sinh có hứng thú học tập với bộ môn Lịch sử; mục tiêu giáo dục sẽ đạt được ở mức độ tốt. Bản thân kiến thức Lịch sử đã rất khô khan, khó ghi nhớ với nhiều số liệu, bài giảng của người giáo viên lại không khác gì việc đọc lại sách giáo khoa sẽ khiến cho học sinh có tâm lý chán chường trong giờ học. Như vậy, mục tiêu giáo dục sẽ đạt hiệu quả thấp. 
Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực - chủ động của học sinh, những năm gần đây, các trường phổ thông đã chú ý đến việc đổi mới soạn - giảng của giáo viên và tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Trong đó, vai trò của người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể của hoạt động học tập. Thông qua quá trình học tập, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải tích cực, chủ động để nắm bắt và vận dụng kiến thức. 
Bộ môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục thái độ, tư tưởng, tình cảm và hình thành thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp quy luật xã hội và xác định nhiệm vụ cho thế hệ trẻ trong hiện tại và tương lai Vì vậy, việc tạo xúc cảm lịch sử cho HS là một trong những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Lịch sử một cách có hiệu quả. Với đặc trưng, lịch sử chính là bản thân cuộc sống rất phong phú, đa dạng và sinh động bao trùm mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị... cho nên học lịch sử không đơn thuần là ghi nhớ ngày tháng, sự kiện. Do đó, yêu cầu việc giảng dạy lịch sử của giáo viên phải rõ ràng, sinh động và có cảm xúc để tạo ra sức hấp dẫn với chủ thể nhận thức, dựng lại bức tranh quá khứ một cách chính xác nhất, học sinh có được cảm giác như chính mình được tham gia vào sự kiện đó.
Bản thân là một giáo viên dạy học môn Lịch sử nhiều năm ở trường phổ thông, thông qua quá trình giảng dạy, tôi cũng đã đúc rút một số kinh nghiệm, đưa ra đề tài: "Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975( Lịch sử 12 THPT) " để cùng trao đổi với các đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần định hướng nhận thức đúng đắn cho học sinh, giáo dục tình yêu đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, lòng biết ơn với các thế hệ cha ông đã ngã xuống cho hòa bình, độc lập hôm nay. Từ đó, HS ý thức được trách nhiệm của mình với quê hương đất nước. Việc sử dụng một số biện pháp tạo xúc cảm học tập lịch sử của giáo viên cũng làm cho tiết học có hiệu quả, học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn, qua đó nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài là học sinh khối 12 trường THPT Thọ Xuân 4, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa
1.4. Phạm vi nghiên cứu 
 Đề tài nghiên cứu về việc tạo xúc cảm học tập lịch sử thuộc phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 chương trình Lịch sử lớp 12 (Chương trình chuẩn).
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã thực hiện các phương pháp sau: 
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về cảm xúc và việc dạy học tạo xúc cảm cho HS trong dạy học lịch sử.
 - Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử. 
 - Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.
 - Nghiên cứu, khai thác nội dung sách giáo khoa phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. 
- Khai thác, sử dụng tài liệu về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945– 1975. 
- Dự giờ đồng nghiệp, rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. 
- Kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh để có sự điều chỉnh , bổ sung hợp lý.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý lý luận
 Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, đặc biệt giai đoạn 1945 – 1975, giai đoạn hào hùng của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong giai đoạn này, nhân dân Việt Nam đã tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước. Những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta trước kẻ thù được coi là lớn mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ và cho đến tận ngày nay đã nâng cao vị thế của dân tộc ta trên trường quốc tế. Hơn khi nào hết, nhân dân Việt Nam luôn phải khắc sâu trong mình khí thế của một thời đại anh hùng đó. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn hiện nay là chất lượng giáo dục nói chung, bộ môn lịch sử nói riêng ngày càng bị giảm sút. 
 Trong giai đoạn xã hội phát triển nhanh theo hướng hiện đại hóa, cơ chế thị trường đã làm xuất hiện lối sống thực dụng, một bộ phận không nhỏ học sinh ở trường phổ thông không còn coi trọng kiến thức lịch sử, dẫn đến việc học sinh học chống đối, học trước quên sau, có thái độ hời hợt khi học lịch sử. Bộ môn lịch sử bị mất dần vị trí, trở thành môn học phụ trong khi trước đây lịch sử là môn học quan trọng để tuyển chọn nhân tài, muốn đỗ đạt ra làm quan giúp nước phải “sôi kinh nấu sử”. Do đó, một bộ phận không nhỏ giới trẻ ngày nay quên mất khí thế hào hùng của dân tộc, không còn thấy được công lao to lớn của cha ông đã ngã xuống để có được nền hòa bình độc lập hôm nay. 
 Bộ môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục thái độ, tư tưởng, tình cảm và hình thành thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp quy luật xã hội và xác định nhiệm vụ cho thế hệ trẻ trong hiện tại và tương lai Vì vậy, việc tạo xúc cảm lịch sử cho HS là một trong những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Lịch sử một cách có hiệu quả. Căn cứ vào ảnh hưởng của xúc cảm người ta chia xúc cảm thành hai loại: tích cực và tiêu cực. Những đối tượng thỏa mãn được nhu cầu của con người gây nên những xúc cảm tích cực như: vui sướng, hạnh phúc, tự tin loại xúc cảm này sẽ có tác dụng nâng cao hoạt động của đời sống con người. Trái lại, những gì cản trở cho việc thỏa mãn nhu cầu sẽ gây nên những xúc cảm tiêu cực như: buồn bã, chán nản, sợ hãinhững xúc cảm này sẽ làm hạ thấp hoạt động sống của con người, làm yếu đi nghị lực của họ. 
 Trong quá trình dạy học lịch sử giáo viên đóng vai trò chủ đạo bởi giáo viên là người chủ động về nội dung kiến thức giảng dạy và lựa chọn phương pháp truyền đạt, tổ chức hoạt động của học sinh trong giờ học, điều khiển giờ học một cách linh hoạt, sinh động. Muốn quá trình dạy học đạt được kết quả cao giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh diễn ra trong quá trình nhận thức để có những tác động phù hợp về mặt sư phạm nhằm kích thích hoạt động tư duy độc lập của học sinh. Việc tạo được những xúc cảm lịch sử sẽ tạo được động cơ tích cực thúc đẩy học sinh hăng hái học tập. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của giáo viên là phải hình thành ở học sinh nhu cầu với kiến thức và khi nhu cầu đó được thỏa mãn nghĩa là đã gây được xúc cảm tích cực, kích thích hoạt động học tập độc lập, sáng tạo của học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
  Từ thực tiễn giảng dạy của bản thân và đi dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy các giáo viên đã ý thức được vai trò của việc sử dụng các biện pháp tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử dân tộc nói riêng để nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Nhưng xúc cảm là một lĩnh vực khó và tinh tế của con người nên việc sử dụng các biện pháp tạo xúc cảm còn gặp nhiều khó khăn.
Việc tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh, các giáo viên sử dụng biện pháp trình bày miệng là chủ yếu nhưng việc trình bày miệng chưa đem lại hiệu quả cao vì lời nói của giáo viên chưa sinh động, chưa gợi cảm., những câu chuyện, nội dung trình bày chưa thực sự tạo xúc cảm cao. Một số giáo viên có sử dụng đồ dùng trực quan để tạo hứng thú học tập cho học sinh, tuy nhiên nhiều đồ dùng trực quan còn chưa phù hợp với nội dung bài học. Giáo viên có khi chỉ đưa ra hình ảnh mà chưa cung cấp cho học sinh kiến thức lịch sử qua hình ảnh đó và cũng chưa rút ra ý nghĩa mang tính giáo dục tư tưởng.
Về phía học sinh: Đa số học sinh rất ngại học lịch sử vì quá dài, khó nhớ các sự kiện và nhàm chán, khô khan. Mặc khác, trong sự phát triển của xã hội, đa số học sinh coi Lịch sử là bộ môn phụ, các em còn để giành thời gian cho các môn học chính, môn dự thi vào Đại học, cao đẳng. Học sinh có học cũng chỉ mang tính chất đối phó với các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì nên chất lượng không cao. 
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, bản thân tôi là một giáo viên dạy lịch sử đã luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và thử nghiệm để đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giảng dạy. Tôi nhận thấy, việc sử dụng các biện pháp tạo xúc cảm lịch sử có tác dụng không nhỏ đến quá trình tiếp thu tri thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cũng như phát triển tư duy cho học sinh. Vậy nên sử dụng các biện pháp như thế nào để tạo xúc cảm lịch sử, góp phần nâng cao hiệu quả bài học? 
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Những xúc cảm có thể tạo ra cho học sinh thông qua việc giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 :
- Thông qua việc tìm hiểu về diễn biến, kết quả của cuộc chiến tranh có thể tạo cho học sinh thái độ căm thù chiến tranh, mong muốn bảo vệ hòa bình, có thể đánh giá được vai trò lãnh đạo của Đảng và củng cố niềm tự hào dân tộc.
- Thông qua các biểu tượng sinh động cụ thể, những câu chuyện hay hình ảnh về tội ác chiến tranh do thực dân Pháp,đế quốc Mĩ, quân đội tay sai và các nước thân Pháp,Mĩ gây ra, hậu quả của nó đối với nhân dân Việt Nam sẽ tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm của học sinh. 
- Thông qua các câu chuyện, các tấm gương anh hùng giáo dục cho các em lòng biết ơn, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.
2.3.2. Một số biện pháp tạo xúc cảm học tập lịch sử cho học sinh qua dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 
2.3.2.1. Thông qua trình bày miệng của giáo viên 
 Ngôn ngữ rõ ràng, giàu hình ảnh, hấp dẫn của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới trí tuệ và trái tim học sinh. Bởi vì, lời nói là phương tiện dạy học quan trọng nhất của giáo viên, lời giảng của giáo viên là nguồn kiến thức sinh động nhất tác động mạnh mẽ đến tư duy và tình cảm, khơi dậy những xúc cảm tích cực của học sinh. Ngôn ngữ sẽ giúp cho người giáo viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ dạy học lịch sử về cả ba mặt: kiến thức, kỹ năng và tư tưởng thái độ của học sinh, khơi dậy trong các em các xúc cảm lịch sử. Đặc biệt, thông qua những đoạn văn, thơ ngắn minh họa cho bài học có thể tạo sự xúc động mạnh mẽ với học sinh.
Ví dụ 1: Trong bài 18 «  Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp » ( 1946 - 1950), khi nói về tinh thần «  Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh » của người Hà Nội, tôi đã đọc cho các em nghe những câu thơ trong bài «  Ngày về » của Chính Hữu :
«  Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm... »
Từ đó tạo cho các em một biểu tượng về một thế hệ thanh niên tuổi trẻ lãng mạn và kiêu hùng, tâm hồn hào hoa, khí phách của những người lính Thủ đô ra đi năm ấy.
Ví dụ 2: Trong bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954)”, nội dung đặc biệt quan trọng của bài này trình bày diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch lịch sử năm 1954. Bằng giọng nói truyền cảm để tường thuật hoặc miêu tả, tạo biểu tượng về một số sự kiện, nhân vật lịch sử mà không sử dụng đồ dùng trực quan để có thể giúp học sinh hiểu hơn về không khí hào hùng của đất nước trong những ngày tháng lịch sử đó:
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng,
Đầu nung lửa sắt,
Năm mươi sáu ngày đêm,
 khoét núi ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng,
Chí không mòn”
“Kháng chiến ba nghìn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay”
Những đồng chí thân chôn làm giá súng 
Đầu bịt lỗ châu mai 
Băng mình qua núi thép gai 
Ào ào vũ bão 
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo 
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm... 
Ví dụ 3: Ở bài 22: Ở mục IV.2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, tôi tạo biểu tượng cho học sinh về cuộc tập kích 12 ngày đêm bằng máy bay B52 của Mĩ: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với Thượng tướng Phùng Thế Tài, năm 1968: “Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội rồi có thua mới chịu thua. Chú nên nhớ trước khi đến Bàn Môn Điếm ký hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, Mỹ đã cho không quân hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”. 
 Chỉ trong 12 ngày đêm Mĩ đã sử dụng trên 700 lần chiếc máy bay B52 và gần 4000 lần chiếc máy bay chiến thuật ném bom xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi trên miền Bắc nước ta hơn 100.000 tấn bom đạn. Riêng Hà Nội 441 lần chiếc B52 cùng nhiều máy bay chiến thuật ném hơn 40.000 tấn bom (tương đương với 2 quả bom nguyên tử mà Mĩ đã ném xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki, Nhật Bản). Ních-xơn muốn biến Hà Nội thành Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki không cần bom nguyên tử, “ biến miền Bắc trở về thời kì đồ đá” Qua đó, học sinh thấy được tội ác của Mĩ đã gây ra cho nhân dân miền Bắc, đặc biệt là nhân dân Hà Nội, Hải Phòng, đồng thời thấy được sự khốc liệt của chiến tranh. Thế nhưng cuộc tập kích này đã bị nhân dân ta đánh bại chỉ với súng trường, tên lửa SAM2 những thứ vũ khí so với vũ khí của Mĩ thật thô sơ nhưng với quyết tâm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” quân và dân ta đã làm tiêu tan hình ảnh về “pháo đài bay” B52 “bất khả xâm phạm”. Tôi sử dụng câu chuyện về anh hùng diệt máy bay B52 – Phạm Tuân : “ Đêm 27 – 12 – 1972, nhiều tốp B52 từ hướng tây bắc bay vào bắn phá Hà Nội. Được lệnh cất cánh, Phạm Tuân lập tức điều khiển máy bay tiếp cận khu vực có máy bay địch.. Lúc này máy bay F4 bay ở nhiều độ cao, bảo vệ B52 rất chặt chẽ. Anh dũng cảm xông thẳng vào tốp B52, bắn 2 quả tên lửa, hạ tại chỗ một chiếc. Sau đó, anh nhanh chóng vượt khỏi tốp máy bay yểm trợ của địch về hạ cánh an toàn. Hành động của anh được nhân dân và đồng đội mến phục, quân thù khiếp sợ”.
Ví dụ 4: Bài 23: Ở mục IV. 1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975), tôi kể cho học sinh nghe câu chuyện về chị Trần Thị Lý anh hùng. Giữa năm 1958, Bệnh viện Việt - Xô đã tiếp nhận một bệnh nhân đặc biệt. Hồ sơ bệnh án ghi: "Trần Thị Nhâm (tức Lý), tuổi 25, quê Miền Nam, cân nặng: 26kg. Tình trạng bệnh nhân: Suy kiệt, luôn lên cơn co giật, có 42 vết thương trên người liên tục rỉ máu, đầu vú bị cắt còn loét nham nhở, bộ phận sinh dục chảy máu liên tục". Trần Thị Lý sinh năm 1933 tại Quảng Nam, bà tham gia Cách Mạng từ năm 12 tuổi. Trong giai đoạn từ 1951 - 1956, bà tham gia đường dây cán bộ nằm vùng và đã từng 2 lần bị bắt nhưng đều được tha vì không đủ chứng cứ. Năm 1956 bà bị chính quyền tay sai VNCH bắt lần thứ 3, bà bị tra tấn với những hình thức dã man nhất như: điện giật, dùi đâm, đổ nước xà phòng, dùng dao cắt vú, dùng lửa nung bộ phận sinh dục đến nỗi bị mất khả năng sinh sản...nhưng người phụ nữ trung kiên ấy vẫn không hé răng dù chỉ một lời. Tháng 10 năm 1958, Trần Thị Lý bị tra tấn tới kiệt sức, phía chính quyền tay sai VNCH cho rằng bà không thể sống được nữa nên đem vứt bà ra ngoài nhà lao, bà may mắn thoát chết một cách hi hữu, được đồng đội bí mật đón về, chuyển sang Campuchia và được đưa ra Bắc chữa trị. Sự kiện Trần Thị Lý bị bắt, bị tra tấn ngoài sức tưởng tượng đã làm rúng động dư luận thế giới bấy giờ và nó bắt đầu châm ngòi cho cuộc chiến truyền thông giữa hai miền Nam Bắc. 
 Ngày 19-11-1958, Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam lại phát đi lời kêu gọi của Trần Thị Lý gửi Ủy ban Quốc tế, chị kể: “Lần thứ 3, tháng 3-1956, chúng bắt tôi về nhà lao Hội An và tra tấn vô cùng dã man, tên Phan Văn Lợi, người do Diệm cử từ Sài Gòn ra, cùng nhiều tên khác trực tiếp tra tấn. Chúng đổ nước xà phòng và nước bẩn vào họng tôi rồi mang giày đinh thi nhau đạp lên bụng, lên ngực làm nước trào ra miệng và mũi. Chúng lấy móc sắt xuyên bàn chân tôi rồi treo ngược lên xà nhà, dùng điện tra vào cửa mình và vú; lấy dao xẻo từng miếng thịt trên đùi, cánh tay và ngực. Chúng dùng kìm sắt nung đỏ rồi kẹp vào bắp thịt tôi rứt ra từng mảng, dùng thước sắt thọc vào âm đạo... Chúng bắt tôi phải nhận tội “Thân cộng” và “Chống chính phủ quốc gia” của chúng!”. 
 Khi nhà thơ Tố Hữu đến thăm Trần Thị Lý, ông đã khóc rất nhiều vì quá xúc động. Tháng 12-1958, bài thơ Người con gái Việt Nam của ông ra đời (sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng), gây xúc động lòng người và là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế:
"Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, là mây hay là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?”
... 
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi em đã sống !
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng !”
Ví dụ 5: Tôi sẽ đọc cho các em nghe một đoạn trong bức thư của liệt sỹ Lê Văn Huỳnh ( quê Thái Bình) Sinh viên năm 4 - Khoa Xây dựng Đại học Bách Khoa, khi dạy về cuộc Tiến công chiến lược năm 1972: “Con viết mấy dòng cuối cùng phòng khi đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất. Xin mẹ 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tao_xuc_cam_lich_su_cho_hoc_sinh_trong.doc