SKKN Sử dụng phương pháp hệ thống hoá kiến thức qua sơ đồ ,bảng biểu trong dạy học Lịch lớp 12

SKKN Sử dụng phương pháp hệ thống hoá kiến thức qua sơ đồ ,bảng biểu trong dạy học Lịch lớp 12

Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ tri thức, kỹ năng của con ngừời được xem là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Trong xã hội tương lai, nền giáo dục phải đào tạo ra những con người có trí tuệ phát triển thông minh và sáng tạo. Muốn có được điều này, ngay từ bây giờ các trường phổ thông phải trang bị đầy đủ cho HS hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và phát triển năng lực tư duy sáng tạo

Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới kiểm tra đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học

Lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội có vị trí quan trọng trong giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách thời đại cho học sinh. Khác với bộ môn khoa học khác, môn học Lịch sử không chỉ đơn thuần trang bị kiến thức khoa học bộ môn về tiến trình phát triển của lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc,mà còn giúp cho thế hệ trẻ hiểu được quá trình vận động khách quan của xã hội loài người, cội nguồn dân tộc, truyền thống quê hương, ý nghĩa của cuộc sống. Giá trị của lịch sử là “Ôn cố tri tân”- Biết quá khứ, hiểu hiện tại và đoán tương lai. Thông qua việc dạy học lịch sử, giáo viên hình thành cho học sinh nhân sinh quan đúng đắn về cuộc sống và thế giới quan cách mạng; đúc rút bài học từ những sự kiện, hiểu những hiện tượng lịch sử và nhìn nhận đúng sự phát triển của xã hội hiện tại để từ đó hình thành kĩ năng sống phù hợp. Đặc biệt với dân tộc Việt nam - lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước, tự hào với bốn ngàn năm văn hiến, thì giá trị của dạy học lịch sử dân tộc lại càng có ý nghĩa giáo dục tư tưởng đạo đức càng to lớn. Từ quá khứ tổ tiên sẽ giúp hình thành nhân cách đạo đức cho các em, giáo dục truyền thống ý thức của dân tộc.

 

doc 23 trang thuychi01 8101
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp hệ thống hoá kiến thức qua sơ đồ ,bảng biểu trong dạy học Lịch lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài 	
 1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
1.5
Điểm mới của sáng kiến
3
2
Nội dung
4
2.1
Cơ sở lý luận
4
2.2
Thực trạng vấn đề 
5
2.3
Các giải pháp, cách thức tổ chức thực hiện 
6
2.4
Hiệu quả của sáng kiến 
17
3
Kết luận và kiến nghị
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
19
Tài liệu tham khảo
20
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài 
Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ tri thức, kỹ năng của con ngừời được xem là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Trong xã hội tương lai, nền giáo dục phải đào tạo ra những con người có trí tuệ phát triển thông minh và sáng tạo. Muốn có được điều này, ngay từ bây giờ các trường phổ thông phải trang bị đầy đủ cho HS hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và phát triển năng lực tư duy sáng tạo
Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới kiểm tra đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học
Lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội có vị trí quan trọng trong giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách thời đại cho học sinh. Khác với bộ môn khoa học khác, môn học Lịch sử không chỉ đơn thuần trang bị kiến thức khoa học bộ môn về tiến trình phát triển của lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc,mà còn giúp cho thế hệ trẻ hiểu được quá trình vận động khách quan của xã hội loài người, cội nguồn dân tộc, truyền thống quê hương, ý nghĩa của cuộc sống. Giá trị của lịch sử là “Ôn cố tri tân”- Biết quá khứ, hiểu hiện tại và đoán tương lai. Thông qua việc dạy học lịch sử, giáo viên hình thành cho học sinh nhân sinh quan đúng đắn về cuộc sống và thế giới quan cách mạng; đúc rút bài học từ những sự kiện, hiểu những hiện tượng lịch sử và nhìn nhận đúng sự phát triển của xã hội hiện tại để từ đó hình thành kĩ năng sống phù hợp. Đặc biệt với dân tộc Việt nam - lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước, tự hào với bốn ngàn năm văn hiến, thì giá trị của dạy học lịch sử dân tộc lại càng có ý nghĩa giáo dục tư tưởng đạo đức càng to lớn. Từ quá khứ tổ tiên sẽ giúp hình thành nhân cách đạo đức cho các em, giáo dục truyền thống ý thức của dân tộc. 
 Mặc dù có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ .Song thực tế đáng buồn hiện nay là đa số học sinh không thích học môn lịch sử ,xem nhẹ môn lịch sử, các em tiếp thu kiến thức lịch sử một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống, có một số em có tinh thần học tập với môn học này thì gặp phải khó khăn như : Học trước quên sau, hoặc học xong rồi không nhớ gì cả ,hoặc có khi nhớ rồi nhưng vẫn lúng túng trong quá trình làm bài, lựa chọn đáp án ....Điều này dẫn đến kết quả học tập môn lịch sử cũng như kết quả thi của các em trong những năm gần đây qua các kì thi điểm rất thấp .
 	Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên theo tôi xuất phát từ cả người dạy và người học. Đối với giáo viên, thực tế nhiều giáo viên chưa chuyên tâm đầu tư vào việc nghiên cứu để tìm ra những phương pháp giảng dạy và học tập tốt, phù hợp cho từng đối tượng học sinh, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo,chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh ,mà chủ yếu vẫn vận dụng những phương pháp dạy học truyền thống đọc chép, biến giờ học sử thành giờ học nhàm chán đối với học sinh. Còn đối với học sinh ,từ thực tế dạy học đó ,nhiều học sinh cho rằng môn sử là môn học có nhiều sự kiện ,khó học ,khó nhớ ,điều đáng buồn là đa số các em cho rằng không hứng thú trong việc học môn lịch sử, hoặc có số ít học sinh có tâm huyết với môn học này thì lại khó khăn trong việc chưa tìm ra được phương pháp học - nhớ phù hợp,chưa biết cách hệ thống kiến thức để có cái nhìn tổng quát ,điều này dẫn đến tình trạng học sinh chán học và thờ ơ trong việc tiếp thu kiến thức lịch sử .
Đặc biệt từ năm 2017, kì thi THPT có rất nhiều điểm mới, nhất là sự thay đổi cơ bản hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm khách quan đối với môn lịch sử.Vì vậy đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải tìm ra được phương pháp học tập có hiệu quả nhất.Với hình thức thi mới này, các em không thể học thuộc chi tiết, mà phải biết cách gói gọn các kiến thức trong các sơ đồ, bảng biểu.Từ đó tư duy logic vấn đề, hiểu được bản chất vấn đề, phân tích được các đáp án của đề, rồi mới có cách lựa chọn những câu hỏi đúng phù hợp, đặc biệt là những câu hỏi có nhiều đáp án giống nhau và các câu hỏi ở mức vận dụng cao
Để phần nào khắc phục đựơc tình trạng trên ,qua thực tế giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong dạy học lịch sử ,một trong những kinh nghiệm đó là:“Sử dụng phương pháp hệ thống hoá kiến thức qua sơ đồ ,bảng biểu trong dạy học lịch lớp 12 ” (Phần lịch sử Việt nam giai đoạn 1919-1945)
1.2.Mục đích nghiên cứu:
	Tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm mục đích giúp các em tìm ra được phương pháp học tập hiêu quả nhất,gọn nhẹ nhất thông qua việc hệ thống hóa kiến thức qua sơ đồ bảng biểu.Từ đó giúp các em hứng thú hơn trong việc học tập bộ môn ,góp phần hình thành nhân cách tốt cho các em . 
1.3.Đối tượng nghiên cứu :
 	 Do điều kiện và thời gian có hạn nên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đi vào nghiên cứu "Sử dụng phương pháp hệ thống hoá kiến thức qua sơ đồ ,bảng biểu trong dạy học lịch sử 12 (phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1945)
1.4.Phương pháp nghiên cứu: 
Để nghiên cứu đề tài này đạt hiệu quả, tôi đã sử dụng một số pháp sau:
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu và xử lý thông tin: Phương pháp này nhằm giúp tôi tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu có liên quan. Qua đó xử lý các thông tin để lựa chọn những tài liệu cơ bản và chính xác nhất.
-Phương pháp thực hành vẽ sơ đồ, bảng biểu: Thông qua phương pháp này giúp giáo viên và học sinh có thể thực hành vẽ nhiều sơ đồ bảng biểu khác nhau để vận dụng vào bài học.
-Phương pháp thực hành giảng dạy:Thông qua phương pháp này nhằm giúp tôi truyền tải đến các em lượng kiến thức cơ bản trong các bài học thông qua các sơ đồ, bảng biểu.
-Phương pháp kiểm tra: Thông qua phương pháp này tôi sẽ đánh giá được khả năng nắm bắt và tiếp thu kiến thức của học sinh ở mức độ nào qua phương pháp này. Từ đó phân loại học sinh
1.5.Điểm mới của sáng kiến: 
Việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học lịch sử đã được tôi nghiên cứu và áp dụng trong dạy phần lịch sử lớp 10 và có hiệu quả, được hội đồng giáo dục tỉnh đánh giá loại C. Tuy nhiên, với đề tài này tôi lại nghiên cứu ở một mảng kiến thức khác, khía cạnh khác: Sử dụng phương pháp hệ thống hoá kiến thức qua sơ đồ, bảng biểu trong dạy học lịch sử lịch sử 12 (phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1945) , nhằm giúp học sinh khối 12 khái quát,ôn tập,củng cố, hệ thống hóa kiến thức không chỉ qua từng mục, từng bài mà thậm chí cả từng chương một cách hệ thống và logic nhât, hiệu quả nhất.
2 . NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lý luận :
 	Đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và chính bản thân của người lao động trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với thế giới. Mục tiêu của đổi mới phương pháp được quy định rõ trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (Văn kiện Đại hội IX, tr 201, 203 – 204) và Luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 4, chương I).
 	Cũng như các môn học khác ở các trường phổ thông, môn Lịch sử cũng nằm trong quỹ đạo chung của xu thế đổi mới phương pháp dạy học. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đặc trưng của bộ môn, phương pháp dạy học Lịch sử đổi mới có bốn đặc trưng cơ bản sau: 
- Tăng cường tính cụ thể, tính hình ảnh, tính sinh động, khả năng gây xúc cảm của thông tin về sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Thay đổi tính chất của hoạt động dạy học: Từ truyền thụ một chiều sang tổ chức các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Tăng cường sự hợp tác thân thiện trong học tập (Dạy học cần tạo trạng thái tinh thần tốt cho người học, trước hết là hứng thú và niềm vui trong dạy học).
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học, môi trường dạy học.
Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với ngành Giáo dục nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT và là sự sống còn của mọi cơ sở giáo dục. 
 	Đối với học sinh THPT, do trình độ và khả năng tư duy, khả năng liên kết, tích hợp đã cao hơn so với học sinh THCS; được học thêm nhiều bộ môn khoa học; tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng....nên giáo viên cần tạo cho học sinh cơ hội để liên hệ, vận dụng các kiến thức ở các bộ môn khác làm sinh động và sâu sắc hơn bài giảng của mình, gây hứng thú cho học sinh. Đó cũng là một trong những đổi mới về mặt phương pháp đã và đang được thực nghiệm trong các trường THPT hiện nay.
 	Do đặc thù của bộ môn lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ ,nên học sinh không trực tiếp quan sát thực tế được các sự kiện lịch sử. Do đó việc học tập,tiếp thu kiến thức môn lịch sử sẽ rất khó đối với học sinh.Vậy việc sử dụng phương pháp hệ thống hoá kiến thức qua sơ đồ, bảng biểu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em học sinh :
 	Thứ nhất: Giúp học sinh hệ thống được kiến thức trọng tâm của từng mục ,từng bài ,hoặc từng chương sau khi đã học xong .
 	Thứ hai: Qua phương pháp học này giúp các em nhớ lâu ,nhớ sâu kiến thức lịch sử .
 	Thứ ba: Qua phương pháp này giúp các em có thể phát triển khả năng quan sát, khả năng tư duy, trí tưởng tượng .
 	Thứ tư: Với phương pháp này còn giúp các em có thể rèn luyện và phát triển khả năng nói, khả năng diễn đạt và trình bày các sự kiện lịch sử .
 	Thứ năm: Phương pháp này còn là một phương tiện thay cho khối lượng lớn kiến thức về từ ngữ,giúp các em phát triển tư duy để học tập tốt hơn bộ môn lịch sử 
 	Với tất cả những ý nghĩa trên,việc sử dụng hệ thống hoá kiến thức qua sơ đồ, bảng biểu trong dạy học lịch sử (đặc biệt là lịch sử lớp 12), góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng bộ môn và hiệu quả ôn tập của học sinh, đặc biệt đối với những trường vùng cao, trong điều kiện học tập còn nhiều khó khăn và thiếu thốn ,thì việc sử dụng phương pháp này để ôn tập cho các em là rất phù hợp .
2.2.Thực trạng vấn đề 
Như trên đã nói do đặc thù của bộ môn lịch sử là môn học có nhiều sự kiện, niên đại nên rất khó học, khó nhớ, đặc biệt đối với các em học sinh khối 12 ,việc ôn luyện kiến thức môn lịch sử chuẩn bị cho các kì thi trung học phổ thông quốc gia (THPTQG)...là vấn đề thường xuyên đối với các em, nhất là những em theo khối.Tuy nhiên thực tế hiện nay nhiều em chưa tìm ra được phương pháp học thích hợp, chưa biết cách hệ thống kiến thức để có thể nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức.Tình trạng trên dẫn đến học sinh chán học, học không có hứng thú vì học trước quên sau ,hoặc học nhưng chỉ là qua loa đại khái, khi thi chỉ chông chờ vào điều may mắn, hay khoanh đáp án bừa,dẫn đến sai kiến thức lịch sử một cách nghiêm trọng .
Với học sinh trường THPT Cẩm Thuỷ, là trường vùng cao, đa số học sinh là con em dân tộc thiểu số, nên việc nhận thức,tiếp thu kiến thức lịch sử là cả một vấn đề đối với các em.Vì vậy việc tìm ra được những phương pháp học tập mới, hay cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư nghiên cứu .
Thực tế vấn đề sử dụng phương pháp hệ thống hoá kiến thức trong dạy học lịch sử đã có sách đề cập đến, tuy nhiên hệ thống kiến thức qua sơ đồ, bảng biểu thì ít người đề cập đến,có chăng chỉ sơ qua hoặc lồng ghép. Còn đối với giáo viên thì một số giáo viên có tâm huyết với nghề đã tìm thấy được việc sử dụng phương pháp hệ thống hoá kiến thức lịch sử bằng sơ đồ, bảng biểu là phương pháp học tập hữu ích cho học sinh, nên rất đầu tư cho việc tìm hiểu ,nghiên cứu phương pháp này, đặc biệt với phương pháp này càng thuận tiện hơn khi sử dụng công nghệ thông tin.Tuy nhiên,vẫn còn một số giáo viên quan niệm sai lệch cho rằng việc sử dụng phương pháp này mất nhiều thời gian đầu tư nên chỉ hệ thống bằng cách trình bày xuông, hoặc nếu có sử dụng chỉ là qua loa đại khái, mà không giúp học sinh thấy được từ việc hệ thống hoá kiến thức qua sơ đồ, bảng biểu có thể giúp các em khái quát được kiến thức trọng tâm của bài và đặc biệt khắc phục được tình trạng nhầm lẫn kiến thức dẫn đến lựa chọn đáp án sai...
Từ thực trạng trên đã dẫn đến chất lượng bộ môn lịch sử trong các nhà trường và các kì thi THPTQG những năm gần đây rất thấp, các em hầu như không xác định được kiến thức trọng tâm, học trước quên sau, không hiểu và nắm được bản chất của sự kiện. Mặt khác có em nhớ lẫn lộn giữa kiến thức lịch sử thế giới với lịch sử Việt Nam, kiến thức bài này nhầm sang kiến thức bài khác dẫn đến khi làm bài học sinh bối rối trong lựa chọn đáp án hoặc chọn tù mù. .Đặc biệt sau khi học xong một phần, một bài, hoặc một chương yêu cầu các em hệ thống lại kiến thức trọng tâm hầu như các em không làm được .
Từ kết quả thực trạng trên, để công việc dạy - học môn lịch sử đạt kết quả cao hơn tôi mạnh dạn cải tiến phương pháp dạy - học bằng việc “Sử dụng phương pháp hệ thống hoá kiến thức qua sơ đồ ,bảng biểu trong dạy học lịch sử 12 ” (Phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1945).
2.3.Các giải pháp và tổ chức thực hiện
 a/Các giải pháp :
Từ kết quả thực trạng trên ,để phần nào khắc phục và hạn chế được tình trạng đó, điều đầu tiên cần phải làm trước hết ở cán bộ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn lịch sử phải thực sự đầu tư để tạo ra được những kiểu sơ đồ, bảng biểu đa dạng để hệ thống hoá kiến thức cho học sinh một cách dễ hiểu nhất ,phù hợp cho từng mục ,từng bài họăc từng chương trong nội dung chương trình bộ môn lịch sử ở trường THPT .
Qua thực tế giảng dạy,nghiên cứu và thực nghiệm, tôi đã sử dụng phương pháp hệ thống hoá kiến thức lịch sử theo hai loại cơ bản sau :
*/Hệ thống hoá kiến thức theo sơ đồ :
 	 Việc sử dụng hệ thống hoá kiến thức theo sơ đồ này giáo viên có thể thực hiện trong quá trình dạy hoặc thực hiện sau khi đã học xong, tuỳ vào lượng kiến thức cũng như thời lượng học tập và phải phù hợp với đối tượng học sinh. Với phương pháp này giúp học sinh có thể hệ thống được lượng kiến thức trọng tâm trong từng mục, từng bài ,hoặc từng chương ,biết cách khái quát kiến thức.Từ đó giúp các em hạn chế được tình trạng nhầm lẫn kiến thức giữa các bài, các chương...Mặt khác, qua đó còn giúp các em có thể phát huy được tính tư duy ,logic vấn đề, phân tích được sự kiện, hiểu rõ được bản chất của vấn đề, mối quan hệ kiến thức trong bài, trong chương.Từ đó giúp các em hứng thú hơn trong học tập môn lịch sử và làm bài thi trắc nghiệm có hiệu quả hơn.
*Hệ thống hoá kiến thức theo bảng biểu:
 	Phương pháp này thường được áp dụng cho những bài ôn tập, tổng kết ,hoặc những nội dung mang tính chất so sánh, liệt kê các sự kiện. Phương pháp hệ thống này giúp các em liệt kê được các sự kiện chính trong từng mục, từng bài, hoặc từng chương ,hoặc giúp các em có thể so sánh, đối chiếu giữa nội dung này với nội dung kia, giai đoạn này, giai đoạn khác...,đặc biệt với phương pháp này sẽ giúp các em khắc phục được tình trạng nhầm lẫn kiến thức giữa nội dung sự kiện này với nội dung sự kiện khác, kiến thức trọng tâm giai đoạn lịch sử này với giai đoạn lịch sử khác ...Từ đó giúp các em hiểu sâu được bản chất của lịch sử, quy luật phát triển của lịch sử và nhất là hiểu được ý nghĩa của việc học môn lịch sử và dần yêu thích môn lịch sử hơn .
b/Cách thức thực hiện :
* Đối với phương pháp sơ đồ hoá kiến thức :
Trong dạy học lịch sử ,đặc biệt trong phần lịch sử Việt Nam giai đoạn (1919-1945) có nhiều sự kiện và nội dung kiến thức nên nhiều học sinh không thể nhớ hết được, thậm chí hay nhầm lẫn giữa kiến thức sự kiện này với kiến thức sự kiện khác, nội dung này với nội dung khác, thậm chí không phân biệt được sự khác nhau giữa bản chất các sự kiện.Vậy việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp các em tránh được tình trạng trên ,đồng thời phát huy tích tích cực và tư duy logíc của học sinh.Từ sơ đồ học sinh có thể phân tích được khối lượng lớn kiến thức, hoặc biết thu gọn được kiến thức khi cần thiết,có biểu tượng để nắm được kiến thức trọng tâm, phân tích được bản chất các sự kiện lịch sử. Phương pháp sơ đồ hoá kiến thức này có thể vận dụng trong từng mục, từng bài hoặc từng chương.
Ví dụ 1:Khi dạy mục 3 bài 13: Những chuyển biến về giai cấp xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giáo viên sau khi trình bày xong, hoặc trong quá trình dạy có thể sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức này để thông qua đó giúp học sinh có khả năng phân tích được sơ đồ,thấy được sự chuyển biến của xã hội sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đồng thời nắm được thái độ chính trị và khả năng làm cách mạng của các tầng lớp giai cấp. Hoặc giáo viên cũng có thể dùng sơ đồ này để kiểm tra bài cũ học sinh.. 
 XHPK
Địa chủ
Nông dân
XH thuộc địa nửa PK
Tư sản
Tiểu TS
Công nhân
/Đ/C lớn -Đối tượng của CM
VN
Đ/C vừa và nhỏ -có tinh thần dân tộc
Lực lượng CM đông đảo và chủ yếu
TS Mại Bản->
đối tượng của CM
VN
TS dân tộc -> ít nhiều có tinh thần dân tộc
Lực lượng CM hăng hái và quan trọng nhất
Có đặc điểm riêng->
vươn lên nắm quyền lãnh đạo CMVN
 Qua sơ đồ này học sinh có biểu tượng để tự minh hoạ được những nội dung kiến thức đã học trong mục. Từ đó hiểu được bản chất của vấn đề. Cụ thể như sau: Khi Pháp chưa xâm lược Việt nam, xã hội Việt Nam là xã hội phong kiến với hai giai cấp cơ bản, nhưng khi Pháp xâm lược và đẩy mạnh chính sách khai thác thuộc địa lần hai thì xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến, điều đó làm cho xã hội Việt Nam bị phân hoá sâu sắc, bên cạnh hai giai cấp cơ bản vẫn còn tồn tại đã xuất hiện thêm một số tấng lớp, giai cấp mới .Cũng qua sơ đồ này học sinh có thể thấy được sự phân hóa củ các tầng lớp giai cấp cũng như quyền lợi, địa vị của từng giai cấp và khả nămg làm cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam lúc này. Từ đó hiểu được quy luật phát triển của lịch sử là chính từ sự phân hoá xã hội này. Cũng từ sự phân hoá xã hội học sinh sẽ rút ra được những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội. Cũng từ sự phân hóa đó đã dẫn đến phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh theo hai khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Đặc biệt khi làm bài học sinh hiểu được bản chất của sự kiện thì chỉ cần nhớ lại sơ đồ sẽ xác định được khối lượng kiến thức lớn, từ đó có sự lựa chọn đáp án đúng cho bài thi. Cách học này giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu, nhớ sâu kiến thức. Học sinh không phải ghi nhiều mà vẫn có thể nhớ và hiểu sâu được kiến thức, từ đó sẽ hứng thú hơn trong việc học bộ môn.
GV cho học sinh củng cố kiến thức qua sơ đồ
Ví dụ 2 : Khi học xong bài 15: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925-1930, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh hệ thống hoá kiến thức toàn bài theo kiểu sơ đồ .
GV hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức qua sơ đồ
HVNCMTN
3 tổ chức CM
TVCMĐ
VNQDĐ
Thành lập
Hoạt động
NAQ thành lập Hội(6/1925)
-Mở lớp huấn luyện, ra báo TN ,xuất bản Đường CM,
,phong trào VSH ...
Trên cơ sở hạt nhân Nam Đồng Thư Xã (25/12/1927 tổ chức thành lập .
Một số chuyển sang Hội TN ,số còn lại tiến tới thành lập Đảng VS
Qua nhiều lần đổi tên (7/1928) lấy tên TVCMĐ
Thành lập
Thành lập
Hoạt động
Hoạt động
Kết nạp bừa bãi ,thiếu KH ,ám sát cá nhân ,đỉnh cao k/n Yên Bái -> thất bại
NAQ thành lập Hội(6/1925)
ĐD Cộng sản Đảng
An Nam CS Đảng
ĐD CS Liên Đoàn
 Hoạt động riêng rẽ ,tranh giành ảnh hưởng -> y/c hợp nhất 
NAQ về TQ triệu tập Hội nghị thành lập Đảng (6/1-8/2/1930)
Đảng cộng sản VN ra đời
 Ý nghĩa sự thành lập Đảng
 Qua sơ đồ này ,trước hết giúp học sinh nắm được một cách khái quát nhất về phạm vị kiến thức trong bài, từ đó phân tích, triển khai những sự kiện lịch sử , cụ thể như sau :
 	Sau chiến tranh thế giới thứ nhất trước sự phát triển mạnh của phong trào cách mạng (1919-1925) theo hai khuynh hướng: dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản, yêu cầu cần phải có một tổ chức cách mạng để lãnh đạo phong trào. Trên cơ sở đó ba tổ chức cách mạng ra đời hoạt động theo hai khuynh hướng khác nhau.Tổ chức Hội Việt nam cách mạng T

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_he_thong_hoa_kien_thuc_qua_so_do_ba.doc