SKKN Một số biện pháp tạo cơ hội cho trẻ khám phá khoa học nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Nga Phú

SKKN Một số biện pháp tạo cơ hội cho trẻ khám phá khoa học nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Nga Phú

Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực một cách toàn diện [1]. Vì vậy việc cho trẻ khám phá khoa học ở trường mầm non nhằm tạo môi trường lớp học thân thiện mới lạ, phong phú, bắt mắt thu hút trẻ, kích thích trẻ tích cực hoạt động, ham học hỏi, tìm tòi khám phá thế giới xung quanh sống động, để thỏa mãn nhu cầu thích khám phá, ham hiểu biết và phát triển toàn diện. Tạo nền móng vững chắc cho trẻ thơ.

Giáo dục mầm non của chúng ta đang từng bước hoàn thiện mình hơn cả về nội dung và phương pháp. Trong mỗi một lĩnh vực điều có sự thay đổi để phù hợp hơn với tâm sinh lý của trẻ theo từng thời kì, theo từng bước phát triển của trẻ. Đối với lĩnh vực phát triển nhận thức, là lĩnh vực được chú trọng nhất trong giáo dục trẻ, đặc biệt với trẻ 5- 6 tuổi. Trong lĩnh vực nhận thức trẻ được lĩnh hội về tri thức để hoàn thiện mình.

 Quả thực! Hoạt động khám phá khoa học có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kỹ năng nhận thức của trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng. Vì vậy cho trẻ khám phá khoa học chính là tạo điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động đế trẻ tích cực tìm tòi phát hiện về các hiện tượng sự vật xung quanh. Đây thực chất là quá trình tạo ra môi trường hoạt động, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật hiện tượng, qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng giúp trẻ học được các kỹ năng quan sát, phân nhóm, phân loại, đo lường, phán đoán và giải quyêt vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kêt luận về các sự vât hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Hoạt động cho trẻ tiếp xúc tìm tòi, khám giúp trẻ lình hội những kiến thức sơ đẳng, những hiểu biết, những kinh nghiệm để trẻ học cách làm người .

 Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng rèn luyện kỹ năng nhận thức cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động khám phá khoa học không chỉ có vai trò nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân mà còn có tác dụng to lớn giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt: Trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, tình cảm kỹ năng xã hội .Những nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mầm non cho thấy: Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, thế giới xung quanh qua “lăng kính chủ quan” của trẻ, tất cả đều mới lạ “với biết bao điều kỳ diệu!” và “Vì sao lại thế?” hay “Vì sao thế nhỉ?” luôn là những câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ luôn khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá.

Vì tất cả những những lý do này với mong muốn được góp phần nào vào sự nghiệp giáo dục nâng cao chất lượng nhận thức cho trẻ thông qua hoạt động khám phá khoa học nên bản thân tôi đã đề cập tới đề tài “Một số biện pháp tạo cơ hội cho trẻ khám phá khoa học nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Nga Phú”.

 

doc 28 trang thuychi01 12073
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo cơ hội cho trẻ khám phá khoa học nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Nga Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO CƠ HỘI CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA PHÚ
 Người thực hiện: Trần Thị Tươi
 Chức vụ: Giáo Viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Phú
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
 THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu	
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
a. Thuận lợi
3
b. Khó khăn 
3
c. Kết quả khảo sát
3
2.3. Các Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1. Giải pháp tạo môi trường hoạt động phong phú hấp dẫn và phù hợp với trẻ.
4
2.3.2. Sử dụng tối đa phương pháp dạy học tích cực.
6
2.3.3. Tổ chức cho trẻ làm một số thí nghiệm khoa học nhằm phát triển nhận thức qua hoạt động học có chủ định.
8
2..3.4. Sử dụng trò chơi trong hoạt động khám phá khoa học phát triển nhận thức.
13
2.3.5. Tổ chức theo các hình thức trong tiết hoạt động học khám phá khoa học
15
2.3.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động khám phá khoa học
17
2.3.7. Phối kết hợp với phụ huynh học sinh
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18
- Đối với bản thân, phụ huynh và nhà trường
18
- Đối với đồng nghiệp
18
- Đối với trẻ
18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
- Kết luận
19
- Kiến nghị 
20
* Tài liệu tham khảo
* Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá xếp loại kể từ khi vào ngành đến nay
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực một cách toàn diện [1]. Vì vậy việc cho trẻ khám phá khoa học ở trường mầm non nhằm tạo môi trường lớp học thân thiện mới lạ, phong phú, bắt mắt thu hút trẻ, kích thích trẻ tích cực hoạt động, ham học hỏi, tìm tòi khám phá thế giới xung quanh sống động, để thỏa mãn nhu cầu thích khám phá, ham hiểu biết và phát triển toàn diện. Tạo nền móng vững chắc cho trẻ thơ.
Giáo dục mầm non của chúng ta đang từng bước hoàn thiện mình hơn cả về nội dung và phương pháp. Trong mỗi một lĩnh vực điều có sự thay đổi để phù hợp hơn với tâm sinh lý của trẻ theo từng thời kì, theo từng bước phát triển của trẻ. Đối với lĩnh vực phát triển nhận thức, là lĩnh vực được chú trọng nhất trong giáo dục trẻ, đặc biệt với trẻ 5- 6 tuổi. Trong lĩnh vực nhận thức trẻ được lĩnh hội về tri thức để hoàn thiện mình.
 	Quả thực! Hoạt động khám phá khoa học có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kỹ năng nhận thức của trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng. Vì vậy cho trẻ khám phá khoa học chính là tạo điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động đế trẻ tích cực tìm tòi phát hiện về các hiện tượng sự vật xung quanh. Đây thực chất là quá trình tạo ra môi trường hoạt động, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật hiện tượng, qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng giúp trẻ học được các kỹ năng quan sát, phân nhóm, phân loại, đo lường, phán đoán và giải quyêt vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kêt luận về các sự vât hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Hoạt động cho trẻ tiếp xúc tìm tòi, khám giúp trẻ lình hội những kiến thức sơ đẳng, những hiểu biết, những kinh nghiệm để trẻ học cách làm người .
	Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng rèn luyện kỹ năng nhận thức cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động khám phá khoa học không chỉ có vai trò nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân mà còn có tác dụng to lớn giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt: Trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, tình cảm kỹ năng xã hội.Những nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mầm non cho thấy: Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, thế giới xung quanh qua “lăng kính chủ quan” của trẻ, tất cả đều mới lạ “với biết bao điều kỳ diệu!” và “Vì sao lại thế?” hay “Vì sao thế nhỉ?” luôn là những câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ luôn khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá.
Vì tất cả những những lý do này với mong muốn được góp phần nào vào sự nghiệp giáo dục nâng cao chất lượng nhận thức cho trẻ thông qua hoạt động khám phá khoa học nên bản thân tôi đã đề cập tới đề tài “Một số biện pháp tạo cơ hội cho trẻ khám phá khoa học nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Nga Phú”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Góp phần phát triển toàn diện về ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ... hướng trẻ đến với nhận thức tiền khoa học.
- Giúp trẻ tìm hiểu, khám phá những hiện tượng khoa học trong đời sống hằng ngày.
- Giúp các đồng nghiệp, các bậc phụ huynh có thêm kiến thức và kinh nghiệm để giáo dục trẻ đạt hiệu quả.
- Nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp cho trẻ hứng thú khám phá khoa học nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hứng thú với hoạt động KPKH.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện đề tài ở lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trường mầm non Nga Phú - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu một số tài liệu liên quan nhằm mục đích xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
Nghiên cứu các lý luận, tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi 5-6 tuổi để tìm ra những nguyên nhân làm rõ vấn đề cho việc nghiên cứu.
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Bao gồm:
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của cô và trẻ trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen với khám phá khoa học
- Phương pháp điều tra: Điều trẻ bằng hệ thống câu hỏi, các bài tập trắc nghiệm nhằm nắm được thực trạng việc hiểu được thế giới xung quanh trẻ
- Phương pháp khảo sát trẻ: Tiến hành khảo sát trên trẻ độ tuổi 5-6 tuổi 
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm các biện pháp được đề xuất để kiểm chứng tính đúng đắn của các biện pháp đưa ra.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nhận thức là chức năng tâm lý rất quan trọng. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng các giác quan, thông qua các hoạt động, giao tiếp với người lớn, với bạn trong cuộc sống hàng ngày và trong các hoạt động giáo dục dưới sự hướng dẫn của người lớn, như: làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình, văn học, vận động[2]
Đến 5 tuổi trẻ đã tích lũy được những biểu tượng và tiền khái niệm phong phú về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. “Các kỹ năng so sánh, quan sát, phân nhóm, xếp loại còng như giải thích, dự đoán, giải quyết vấn đề, thiết lập những mối quan hệ của trẻ đều dựa trên kiểu tư duy trực quan hình tượng, tư duy tiền khái niệm”.[3]
Nhà sinh lý học xô viết nổi tiếng H.Mselvahov đã viết rằng: Cảm xúc không chỉ hình thành nên giá trị nội dung tâm lý cuộc sống tâm lý của trẻ mà còn có ý nghĩa sinh lý rất quan trọng trong hoạt động sống của trẻ [4]
Trong tài liệu “Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo 5-6 tuổi” ở phần hướng dẫn các nội dung giáo dục đã nêu: “Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là qúa trình hay con đường tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất. Khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên. Khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên. Ở giai đoạn này, giáo viên không nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến thức khoa học cho trẻ mà chủ yếu là giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật, hiện tượng xung quanh và thảo luận/chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc.”
Theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non “Dễ nhớ, mau quên” [5], vì vậy để giáo dục trẻ lòng yêu thích khám phá khoa học, sự hứng thú tự giác độc lập, điều kiện quan trọng để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ sảo và sự phát triển trí tuệ của trẻ trong bất kì dạng hoạt động nào diễn ra ở trường và xã hội. Vì vậy khi ở trường mẫu giáo trẻ không chỉ được làm quen với thế giới xung quanh thì chúng ta phải làm gì? Câu hỏi đó giúp tôi ý thức nhiệm vụ cơ bản của công tác giáo phát triển kỹ năng nhận thức cho trẻ qua khám phá khoa học một cách hứng thú, kích thích sự say mê khám phá của trẻ.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Thuận lợi: Nga Phú là một xã phía bắc của huyện Nga Sơn nằm sát với điền Hộ có 80% số dân theo đạo thiên chúa giáo, người dân Nga Phú sống bằng nghề nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trường mầm non Nga Phú nằm ở khu trung tâm của xã vì thế mà con em Nga Phú đến trường đạt tỉ lệ khá cao. Mặt khác trường có nhiều thành tích liên tục đạt trường tiên tiến cấp Huyện, Trường luôn được, Phòng Giáo Dục Nga Sơn đánh giá có chất lượng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Trong những năm gần đây trường luôn duy trì và giữ vững danh hiệu tiến tiến cấp huyện. Được ủy ban nhân dân huyện tặng giấy khen.
- Được sự quan tâm của phòng giáo dục và đào tạo đã tổ chức các đợt kiến tập về chuyên môn nghiệp vụ
- Mua và hỗ trợ đầy đủ nguồn tài liệu, tập san về giáo dục khám phá khoa học cho trẻ mầm non
- Bản thân tôi có tinh thần trách nhiệm , yêu nghề mến trẻ, luôn quan sát, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, thói quen của tầng trẻ trong lớp.
- Học sinh trong lớp hầu hết là con em trong xã nên phụ huynh nắm bắt tốt tình hình của trường.
b. Khó khăn: Đồ dùng , học liệu để dạy trẻ phát triển nhận thức chưa đâ dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ và độ bền không cao.
- Chưa có phòng thí nghiệm cho trẻ được thực hành. 
- Trường lớp đang xây dựng nên ảnh hưởng môi trường hoạt động của trẻ khi phải học ở nhà văn hóa xóm. 
- Trong lớp còn nhiều trẻ rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào hoạt động động của lớp
- Phụ huynh chưa có ý thức chú trọng phát triển nhận thức qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ.
c. Kết quả của thực trạng: 
Phụ lục 1: Kết quả khảo sát trên trẻ đầu năm học (Tháng 9 năm 2017)
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề giải quyết vấn đề 
2.3.1. Giải pháp tạo môi trường hoạt động phong phú hấp dẫn và phù hợp với trẻ.
Việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất quan trọng trong quá trình tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ. Đây là hình thức tổ chức giáo dục tích hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ nhỏ. Trẻ được hoạt động học tập, vui chơi, tìm tòi khám phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn nhằm củng cố, bổ sung kiến thức và kỹ năng cho trẻ. Giáo viên cần giữ vai trò tích cực trong việc chuẩn bị môi trường học tập cho trẻ, trang trí tạo môi trường bên trong và ngoài lớp học bằng các hình ảnh đẹp, hấp dẫn, phong phú phù hợp, đúng chủ đề, sẽ tạo cơ hội cho trẻ hiểu rộng hơn về thế giới xung quanh.
Tạo môi trường giáo dục trong lớp học: Khu vực hoạt động khám phá khoa học: để lôi cuốn kích lệ trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học một cách tích cực, trước tiên tôi căn cứ vào chủ đề, cần trang trí góc hoạt động hấp dẫn, thay đổi nội dung theo chủ đề, sử dụng các mảng tường trong lớp để treo tranh theo định hướng của cô giáo, tạo cơ hội cho trẻ tìm hiểu, khám phá về MTXQ một cách tự nhiên, ngoài ra tôi còn chuẩn bị các dụng cụ phương tiện như Nam châm, đồng hồ bấm giây, cân, thước đo các loại, ống nhòm..vv để cho trẻ hoạt động.
(Hình ảnh: Xây dựng góc hoạt động khám phá khoa học)
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật” tôi chuẩn bị một số loại trứng, nước muối, vỏ ốc, vỏ sò, bộ sưu tập về động vật  ở chủ đề về các “Hiện tượng tự nhiên” chuẩn bị các hình ảnh: như mặt trời, giông bão, lũ, lụt, hạn hán, sóng thần, động đất, hình ảnh trái đất và các hành tinh,.. ngoài ra có các đồ dùng để trẻ có thể thực hiện các hoạt động khám phá về các hiện tượng tự nhiên như đồ dùng để đo sự chuyển động của của ánh nắng mặt trời, đồ dùng tạo ra gió, hoặc tôi có thể hướng dẫn và cùng trẻ làm thí nghiệm hiện tượng sạt lở đất như dùng tờ giấy màu trắng bỏ ít đất vào tờ giấy dùng 2 tay điều khiển làm cho tờ giấy nghiêng, rung rung làm cho đất rơi xuống và giải thích đó là hiện tượng sạt lở đất, khiến trẻ rất tò mò hứng thú khi tham gia hoạt động khám phá. 
Tạo môi trường bên ngoài lớp học: Cô treo những bức tranh hấp dẫn mang nội dung làm quen với KPKH và luôn thay đổi theo chủ đề. Trẻ được tiếp xúc, quan sát và khám phá về những hình ảnh trong bức tranh sẽ phát triển tư duy, óc sáng tạo, cung cấp cho trẻ một lượng kiến thức rộng mở hơn về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, góp phần cho trẻ hoạt động tích cực hơn trong việc tìm hiểu về thế giới xung quanh. 
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi thích tìm hiểu, khám phá những gỡ mới lạ xung quanh trẻ. Nhỡn thấy mưa, trẻ đưa tay ra hứng cho mưa rời vào lũng bàn tay. Người lớn cho rằng trẻ nghịch nước và thường la mắng trẻ, hoặc trẻ thích được tận tay mình sờ vào bông hoa mới nở, thì người lớn cho rằng trẻ đang ngắt hoa Nhưng thực chất trẻ đang tìm hiểu xem mưa rơi như thế nào, và sờ xem cánh hoa như thế nào mịn hay xù xì. Chính vì vậy, tôi luôn tạo môi trường hấp dẫn để trẻ tìm hiểu khám phá, tìm tòi trải nghiệm. Tôi đã trang trí và tạo ra các khu vực cho trẻ khám phá như: Vườn thiên nhiên của bé, khu vui chơi với cát, nước, khu vực nuôi các con vật quen thuộc.
 (Hình ảnh: Xây dựng môi trường cho trẻ khám phá khoa học ngoài lớp học)
Ngoài ra tôi còn sưu tầm mấy chậu nhựa nhỏ lấy đất để gieo vào đó mấy hạt đậu, hạt lạc, để giúp trẻ biết quá trỡnh phỏt triển của cây từ hạt, để cho trẻ được hàng ngày quan sát xem sự nảy mầm và lớn lên của (cây đậu, cây lạc), hoặc có thể cùng trẻ thực hành. Qua quan sát tôi thấy trẻ rất hứng thú tũ mũ và rất thớch tham gia vào các hoạt động này, có những cháu đi học rất sớm để xem cây ngày hôm sau có gì lạ
Trẻ trao đổi với nhau với những cảm xúc “ngạc nhiên” , “thú vị “, “reo hò”, “vui sướng”, reo lên ồ cậu ơi nhìn kìa! hạt đã nảy mầm rồi. Trẻ biết chăm sóc và tưới nước cho hoa
Khu vực sân trường còn có đầy đủ các loại hoa, cây cảnh còn có nhiều cây bóng mát cho trẻ có thể đi dạo, quan sát và khám phá thiên nhiên. Tôi thường tổ chức cho trẻ lớp tôi nhặt lá rụng, ngắt lá vàng, tưới vườn rau, bắt sâu cho cây và lồng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
 Phụ lục 2: Hình ảnh xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ.
Kết quả: Tôi đã chủ động xây dựng được môi trường cho trẻ khám pha khoa học phong phú, hấp dẫn, 100% trẻ lớp tôi rất thích thú và say mê tham gia các hoạt động khám phá khoa học và hăng hái thực hiện nhiệm vụ cùng bạn bè đặc biệt khả năng nhận thức của trẻ tăng lên rõ nét.
2.3.2. Sử dụng tối đa phương pháp dạy học tích cực.
2.3.2.1. Nắm bắt khả năng nhận thức của trẻ qua hoạt động khám phá khoa học.
Tôi luôn nắm bắt khả năng nhận thức của trẻ về nội dung hoạt động từ đó chọn các nội dung hoạt động phù hợp với trẻ, hứng thú của trẻ đồng thời thiết kế các hình thức tổ chức phù hợp, phát huy tính đa tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.
Học tích cực trong giáo dục Mầm non được hiểu là một hoạt động với các đồ vật, đồ chơi cùng mối liên hệ với thực tế của con người trong môi trường xung quanh để hình thành nên những hiểu biết của bản thân. Để áp dụng phương pháp này người giáo viên mầm non cần phải: Biết khai thác khả năng hoạt động của trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ phát triển khả năng khám phá tìm tòi, trải nghiệm những đối tượng nhận thức. Tôn trọng đồng cảm với nhu cầu của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ thích ứng hòa nhập với cuộc sống xung quanh.
Kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú lôi cuốn trẻ vào các hoạt động, tạo tình huống có vấn đề cho trẻ hoạt động đặc biệt là hoạt động nhận thức. Khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm, tự hoàn thiện, tôn trọng sự suy nghĩ sáng tạo của trẻ, chống gò ép, áp đặt làm trẻ thụ động. 
Ví Dụ: Ở chủ đề “Gia đình” các loại đồ dùng bát, thìa, thìa, cốc , đĩa. quá quen thuộc với trẻ, nếu giáo viên dạy trẻ nội dung này trẻ sẽ thấy nhàn chán và hoạt động sẽ không đạt kết quả cao. Do vậy, tôi có thể cho trẻ tìm hiểu các đồ dùng này qua phương pháp đổ chức trienr lãm hội chợ đồ dùng gia đình cùng nhau đến và tìm hiểu trong hội chợ, còn cho trẻ tìm hiểu kỹ về các loại quạt- kết hợp nội dung tiết kiệm năng lượng và bảo vệ an toàn cho trẻ khi sử dụng.
Hay ở chủ đề “Tết và mùa xuân” hầu hết trẻ đã biết các món ăn đặc trưng trong ngày tết, những công việc để chuẩn bị đón tếtNhưng các phong tục của ngày tết cổ truyền còn xa lạ với trẻ. Chính vì thế, tôi tổ chức lựa chọn nội dung dạy trẻ biết các phong tục chúc tết
2.3.2.2. Tạo cơ hội cho trẻ khám phá và trải nghiệm
Trẻ được tự mình khám phá và trải nghiệm trực tiếp các đồ dùng đồ chơi, sự vật và hiện tượng tự nhiên còng cuộc sống xung quanh trẻ thì trẻ sẽ phát triển về nhận thức một cách nhanh nhất để hoàn thiện nhân cách.
Ví dụ: Khám phá khoa học “ Những chiếc quạt của bé” chủ đề gia đình
- Gây hứng thú: Đố trẻ câu đố về chiếc quạt giấy:
- Tiến hành:
Hoạt động 1: Khám phá chiếc quạt giấy. Cho trẻ đi lấy chiếc quạt giấy mà trẻ biết
- Đàm thoại: Đây là cái gì? Được làm bằng chất liệu gì? Bạn nào phát hiện giỏi chiếc quạt có gì đặc biệt? (phần đầu làm bằng giấy và phần dưới làm bằng trẻ)
+ Muốn cho mát các con phải làm gì? Các con láy ra tay quạt thử xem NTN?
+ Còn có chiếc quạt nào khác mà còng sử dụng bằng tay quạt không?
+ Các loại quạt (quạt giấy, quạt nan, quạt mo) thường được sử dụng khi nào?
Hoạt động 2: Khám phá chiếc quạt điện
+ Hỏi trẻ biết gì về chiếc quạt điện này?
+ Đàm thoại với trẻ về các bộ phận của quạt như : lồng quạt, cánh quạt, các số trên quạt.và cho trẻ trải nghiệm tốc độ gió khi nhấn các số khác nhau
+ Nhắc nhở trẻ phải giữ an toàn khi sử dụng quạt, không nên tự cắm quạt vào ổ điện
+ So sánh hai chiếc quạt : quạt điện và quạt giấy
+ Cho trẻ kể tên những chiếc quạt dùng điện khác (Quạt trần, quạt cây, quạt tích điện)
+ Giáo dục trẻ cần có ý thức tiết kiệm điện khi sử dụng quạt
Hoạt động 3: Luyện tập
+ Trò chơi: “ Chọn quạt tích hợp”
+ Khi cô nói “ Mất điện” trẻ chạy đi lấy các loại quạt dùng tay để quạt và thực hiện quạt.
+ Khi cô nói “ Có điện rồi” Trẻ chạy về phía các quạt dùng bằng điện.
+ Trò chơi “ Dùng quạt điện” : Cho trẻ đi lấy các loại thẻ số tương ứng với các số ở quạt điện mà trẻ thích, tạo nhóm có số lượng 4, trẻ cầm thẻ số từ 0-3. Sau đó cô nói: 
+ Tôi muốn gió nhẹ” - Trẻ giơ thẻ số 1
+ “ Tôi muốn gió vừa” – Trẻ giơ thẻ số 2
+ “ Tôi muốn gió mạnh”- Trẻ giơ thẻ số 3
+ “ Tôi ra khỏi phòng” – Trẻ giơ thẻ số 0.
- Kết thúc: Cô cho trẻ cất đồ dùng, nhận xét và tặng cờ cho trẻ.
2.3.2.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi mở để phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ.
- Đối với hoạt động phát triển nhận thức, việc sử dụng hệ thống câu hỏi mở là vô cùng quan trọng và cần thiết cho trẻ khi xây dựng kế hoạch còng như tổ chức thực hiện , tôi đã sử dụng hai nhóm sau:
+ Câu hỏi kích thích trẻ phỏng đoán, suy đoán diễn biến kết quả của sự vật, hiện tượng: Câu hỏi của nhóm này có thể bắt đầu bằng các cụm từ như:
“Do đâu?”; “ làm sao con biết?”; “ Điều gì sẽ xảy ra.”; “Con sẽ làm như thế nào để.?”; “Làm thế nào để biết?”
Ví dụ: Do đâu lại có hiện tượng sương tan? Làm sao con biết điều đó? Điều gì sẽ xảy ra nếu một cây được tưới nước, đẻ ở bên ngoài và một cây không được chăm sóc và để ở trong hộp kín? Làm cách nào để tạo ra gió? Loại câu hỏi khuyến khích trẻ giải thích ý kiến, đánh giá, dự đoán,
suy luận về sự vật, hiện tượng.câu hỏi này thường bắt đầu bằng cụm từ như: “ Tại sao?”; “ Theo con thì như thế nào?”.
- Hoạt động lấy trẻ làm trung tâm nên trong quá trình khám phá khoa học, tìm hiểu, đặt câu hỏitrẻ sẽ nhận ra các sự vật, hiện tượng và con người có mối quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau, từ đó suy nghĩ của trẻ trở nên khách quan hơn. Trẻ thường hỏi những câu hỏi như : “Tại sao lại có gió?” ; “Tại sao trên trời lại có mây?” . Quá trình giải quyết các câu hỏi này giúp trẻ nhận ra những quy luật trong sinh hoạt hằng ngày của con người. Hơn nữa giúp trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Khi trẻ được quan sát các hiện tượng xung quanh, trẻ có nhiều thông tin 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tao_co_hoi_cho_tre_kham_pha_khoa_hoc_n.doc