SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học tốt môn Văn Học

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học tốt môn Văn Học

Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “Trẻ em như tờ giấy trắng, ta vẽ lên như thế nào thì sau này nó sẽ phát triển như thế” [2]. Vì vậy người luôn đề cao vai trò của giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, nền tảng của những công trình tương lai. Những lời dạy của Bác với các cô giáo mầm non hay các cháu nhỏ đều ngắn gọn, dễ nhớ, giản dị, gần gũi nhưng hết sức sâu sắc. Người nói: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được như thế phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt” [6]

Đúng như lời Bác dạy ngành học mầm non là ngành học vô cùng quan trọng bởi đó chính là nơi ươm mầm non tương lai của đất nước, nơi đặt những viên gạch đầu tiên làm nền tảng cho các cấp học tiếp theo. Nền tảng có vững chắc thì công trình đó mới vững bền. Ở trường mầm non trẻ được vui chơi, học tập, ăn, ngủ. Việc ăn, ngủ, học tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại rất quan trọng đối với trẻ, bởi vì khi mới sinh ra con người chưa có các kĩ năng xã hội mà phải thông qua quá trình học tập, được dạy dỗ từ đó mới hình thành các kĩ năng cần thiết. Tuy nhiên làm sao để hình thành nên ở trẻ những kỹ năng đó mới là điều quan trọng. Bác đã từng nói: “Cách dạy trẻ: cần làm cho chúng biết yêu tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ làm cho chúng trở nên già cả” [2]. Vì vậy, việc dạy học ở trường mầm non cũng cần có những phương pháp đúng đắn, thiết thực mới giúp việc học tập của trẻ trở nên hấp dẫn, gây hứng thú, dễ tiếp thu.

 

doc 16 trang thuychi01 6843
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học tốt môn Văn Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
HỌC TỐT MÔN VĂN HỌC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng
 Chức vụ: Giáo viên
 	Đơn vị công tác: Trường mầm non Thành Vinh
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THẠCH THÀNH, NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung
2
2.1
Cơ sở lý luận
2
2.2
Thực trạng của vấn đề
3
2.3
Các giải pháp
4
2.3.1
Tạo môi trường học tập phong phú
4
2.3.2
Nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, theo dõi khả năng cảm thụ văn học của trẻ
6
2.3.3
Giáo viên cần nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức trên tiết dạy
8
2.3.4
Nghiên cứu kỹ tác phẩm
11
2.3.5
Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn
11
2.3.6
Dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi, lồng ghép vào các tiết học
12
2.3.7
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy văn học
15
2.3.8
Công tác phối kết hợp và tuyên truyền với các bậc phụ huynh
16
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
17
3
Kết luận, kiến nghị
18
3.1
Kết luận
18
3.2
Kiến nghị
19
 1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “Trẻ em như tờ giấy trắng, ta vẽ lên như thế nào thì sau này nó sẽ phát triển như thế” [2]. Vì vậy người luôn đề cao vai trò của giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, nền tảng của những công trình tương lai. Những lời dạy của Bác với các cô giáo mầm non hay các cháu nhỏ đều ngắn gọn, dễ nhớ, giản dị, gần gũi nhưng hết sức sâu sắc. Người nói: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được như thế phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt” [6]
Đúng như lời Bác dạy ngành học mầm non là ngành học vô cùng quan trọng bởi đó chính là nơi ươm mầm non tương lai của đất nước, nơi đặt những viên gạch đầu tiên làm nền tảng cho các cấp học tiếp theo. Nền tảng có vững chắc thì công trình đó mới vững bền. Ở trường mầm non trẻ được vui chơi, học tập, ăn, ngủ. Việc ăn, ngủ, học tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại rất quan trọng đối với trẻ, bởi vì khi mới sinh ra con người chưa có các kĩ năng xã hội mà phải thông qua quá trình học tập, được dạy dỗ từ đó mới hình thành các kĩ năng cần thiết. Tuy nhiên làm sao để hình thành nên ở trẻ những kỹ năng đó mới là điều quan trọng. Bác đã từng nói: “Cách dạy trẻ: cần làm cho chúng biết yêu tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ làm cho chúng trở nên già cả” [2]. Vì vậy, việc dạy học ở trường mầm non cũng cần có những phương pháp đúng đắn, thiết thực mới giúp việc học tập của trẻ trở nên hấp dẫn, gây hứng thú, dễ tiếp thu. 
Văn học còn là phương tiện hữu hiệu góp phần hình thành nên các phẩm chất đạo đức trong sáng của trẻ. Vì vậy, việc đem các tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, khi đưa các tác phẩm văn học đến cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải có những sáng tạo độc đáo và lựa chọn những tác phẩm hay, phù hợp với từng độ tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp, nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ văn học.
Nắm được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, tôi nhận thức được rằng mình cần phải tìm tòi đưa ra những nội dung, phương pháp và hình thức dạy đổi mới để kích thích sự hứng thú, say mê của trẻ vào tiết học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy góp phần phát triển tính chủ động, tích cực của trẻ. Trên cơ sở thực tiễn của lớp và thông qua 2 năm dạy học ở lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt môn văn học” làm đề tài nghiên cứu của mình. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 - Phát huy có hiệu quả kiến thức của bản thân để vận dụng vào trong thực tiễn việc giảng dạy trẻ mầm non. Qua đó cũng giúp bản thân tiếp tục học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Qua nghiên cứu đưa ra một số giải pháp, vận dụng vào hoạt động giảng dạy môn văn học một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 - Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp đàm thoại.
 - Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.
 2. NỘI DUNG.
 2.1. Cơ sở lý luận:
 Trong xu hướng đổi mới giáo dục mầm non của nước ta hiện nay văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện hữu hiệu phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn, sử dụng từ ngữ đúng lúc, đúng chỗ. Không những thế thông qua các tác phẩm văn học còn giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, khả năng quan sát, tư duy độc lập của trẻ. Thông qua các tác phẩm văn học hình thành cho trẻ khả năng mô tả cuộc sống xung quanh phong phú, hấp dẫn bằng các hình thức khác nhau.
Trong các tác phẩm văn học mô tả rất phong phú thế giới xung quanh trẻ như thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, các hiện tượng thiên nhiên mà trẻ quan sát được, bên cạnh đó cũng nói về những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ như hình ảnh về gia đình, làng quê, dòng sông, hay trường lớp học của trẻqua đó giúp trẻ nhận ra những mối quan hệ, những tình cảm với con người với con người cũng như con người với thế giới xung quanh. 
Không những thế việc tìm ra những biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học còn giúp giáo viên có kiến thức, kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động làm quen với văn học cho trẻ một cách linh hoạt, sáng tạo, giúp cho trẻ cảm thụ tốt hơn các tác phẩm văn học, hình thành nên ở trẻ những thói quen, hành vi ứng xử phù hợp. Ngoài ra còn hình thành ở trẻ khả năng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng để tạo môi trường, không gian đẹp trong và ngoài lớp, hình thành ở trẻ ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
Xuất phát từ đặc điểm trên tôi thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên cần phải giải quyết khi cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học đó là cần phải tìm tòi những phương pháp, biện pháp sáng tạo hơn để đem lại hiệu quả tốt hơn trong giảng dạy môn văn học cho trẻ lứa tuổi 5-6 tuổi.
 2.2. Thực trạng của vấn đề:
* Thuận lợi:
- Đa số các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập của trẻ.
- Trẻ rất thích các tác phẩm văn học, hứng thú tham gia vào các hoạt động đọc thơ, kể truyện hay đóng kịch.
- Lớp học có trang thiết bị dạy học đảm bảo cho công tác chuyên môn giúp tôi thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 
- Mặc dù là một giáo viên mới nhưng tôi được làm việc trong một môi trường có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái luôn giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong hội đồng nhà trường vì vậy tôi có điều kiện thuận lợi để học tập kinh nghiệm giảng dạy từ những giáo viên trong nhà trường. Những thuận lợi này đã giúp tôi rất nhiều trong công tác giảng dạy.
* Khó khăn
 - Khả năng chú ý của trẻ còn yếu, không đều, không ổn định, một số trẻ nói ngọng, nói giọng địa phương, đặc biệt trong lớp tôi có đến 11 trẻ là người dân tộc thiểu số nên trẻ còn sử dụng rất nhiều ngôn ngữ riêng của dân tộc mình.
- Có nhiều trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động đọc thơ, kể truyện hay đóng kịch, phát âm chưa đúng.
- Mặc dù các bậc phụ huynh cũng đã quan tâm đến việc học tập của trẻ, tuy nhiên với một xã có tới 4 thôn đặc biệt khó khăn, đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn, phụ huynh không có thời gian để trò chuyện, đọc thơ, đọc truyện cho trẻ nghe. Bên cạnh đó, dân số trong xã đa số lại là người dân tộc thiểu số nên việc giúp trẻ học tập môn văn học lại càng gặp khó khăn.
Qua khảo sát đánh giá chất lượng đầu năm học 2016- 2017 cho thấy kết quả như sau.
Kết quả khảo sát lần 1 (tháng 9/2016) với số trẻ là 30 cháu.
Nội dung
Đạt
Chưa đạt
Giỏi
Khá
TB
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Khả năng cảm thụ
4
13,3
8
26,7
13
43,3
5
16,7
Ngôn ngữ diễn đạt
3
10
9
30
12
40
6
20
Giao tiếp tự tin
5
16,7
8
26,7
10
33,3
7
23,3
 2.3. Các giải pháp
 2.3.1. Tạo môi trường học tập phong phú.
Muốn thu hút được sự chú ý của trẻ trước hết phải tạo cho trẻ được sống trong một không gian đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ, khi trẻ nhìn thấy cái đẹp tư duy của trẻ sẽ tốt hơn, trẻ sẽ hứng thú hơn trong các giờ học. 
Vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành tạo môi trường học tập trong lớp học của mình sạch sẽ thoáng mát. Trong phòng có nhiều đồ chơi đẹp, có màu sắc rực rỡ được bố trí gọn gàng, phù hợp và đẹp mắt, chỉ cho trẻ thấy được ý nghĩa của các hình ảnh đó.
Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể tôi luôn tận dụng không gian lớp học để bày dụng cụ kể truyện, khung sân khấu cho trẻ đóng kịch, sắp đặt tranh và các học cụ sao cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
Từ những nguyên vật liệu sẵn có, tôi cũng đã làm được những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc giảng dạy văn học. Như từ những mảnh vải vụn tôi đã làm nên những nhân vật ngộ nghĩnh trong các câu truyện, hay từ các vỏ chai nước ngọt tôi có thể làm nên những động vật có trong các câu truyện như con trâu, con lợn trưng bày ở các góc luôn sẵn sàng phục vụ cho hoạt động dạy và học văn học của cô và trẻ.
Ví dụ: khi dạy trẻ câu truyện “Cây khế” tôi đã dùng những mảnh vải vụn, xốp, cành cây khô làm thành cây khế có những quả khế rất đẹp thu hút được sự chú ý của trẻ vào bài học, mặc dù hình ảnh cây khế không quá xa lạ với trẻ nhưng khi được quan sát cây khế do cô làm giống như đồ chơi của trẻ, trẻ rất hứng thú.
Không những tạo môi trường học tập trong lớp, mà tôi còn tạo cho trẻ một môi trường hoạt động hấp dẫn ở ngoài lớp học như ở “Góc thiên nhiên” với rất nhiều các loại cây cảnh, cây hoa khác nhau. Qua đó giúp trẻ nhận biết được những màu sắc của thiên nhiên qua đó trong quá trình giúp cô chăm sóc hay chơi ở góc thiên nhiên trẻ cũng liên tưởng đến những bài thơ, những câu truyện có liên quan đến những loài cây, loài hoa
2.3.2. Nắm rõ đặc điểm, tâm sinh lý của lứa tuổi, theo dõi khả năng cảm thụ văn học của trẻ.
Trong mọi hoạt động ở trường mầm non, cô giáo đóng một vai trò rất quan trọng như “Người mẹ hiền” thứ hai mà trẻ rất tin tưởng. Mỗi khi đến trường các em thường kể cho cô giáo nghe những câu chuyện ở nhà mình hoặc khoe những việc mà mình đã làm được vì vậy mỗi giáo viên luôn phải có một thái độ tích cực, công nhận và trân trọng những biểu hiện và kết quả của trẻ. Cô giáo phải biết khích lệ động viên trẻ kịp thời, hay đối với những trẻ chưa thực hiện tốt cô có những lời động viên, khuyến khích trẻ lần sau làm tốt hơn.
Ví dụ: Trong lớp tôi phụ trách có 30 trẻ, nhận thức của trẻ không đồng đều. Một số cháu mạnh dạn tự tin trong các hoạt động, tuy nhiên bên cạnh đó lại có một số cháu chưa mạnh dạn tự tin trong các hoạt động làm quen với văn học.Với những cháu nhút nhát này trong các giờ văn học tôi thường xuyên động viên khuyến khích trẻ hoạt động nhiều hơn. Đặc biệt, trong năm học 2016 -2017 lớp tôi nhận một học sinh 5 tuổi học trái tuyến có hoàn cảnh đặc biệt, đó là cháu Đặng Hữu Thưởng gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cháu lại không phát triển trí tuệ bình thường như bạn bè cùng trang lứa: chậm trong mọi hoạt động, ngay cả vấn đề vệ sinh các cô cũng phải đặc biệt quan tâm. Khi mới đến trường vốn từ giao tiếp của cháu hạn chế, cháu e dè trong tất cả mọi hoạt động, tôi thường xuyên trò chuyện với cháu, cho cháu ngồi gần trẻ mạnh dạn hơn và trong các hoạt động tôi thường cố gắng tạo điều kiện cho cháu hoạt động nhiều hơn, trong giờ làm quen văn học tôi thường cho cháu đọc thơ, kể truyện nhiều, chính vì sự quan tâm ấy đã giúp cháu tiến bộ hơn rất nhiều. 
Hay trong trò chơi đóng kịch, khi phân vai cho trẻ hầu như các cháu đều không muốn nhận vào vai các nhân vật phản diện. lúc này đòi hỏi giáo viên cũng phải thật khéo léo giúp trẻ hiểu được rằng không phải đóng vai các nhân vật đó trẻ sẽ trở thành người xấu. 
Ví dụ: khi tôi cho trẻ vào vai đóng các nhân vật trong truyện “Cây tre trăm đốt” với các vai như ông bụt, anh nông dân, hay con gái phú ông có rất nhiều trẻ muốn tham gia nhưng với vai lão nhà giàu thì không có trẻ nào muốn đóng, tôi đã mời cháu Phát “Con hãy đóng vai lão nhà giàu nhé!” cháu liền trả lời “con không muốn đóng vai lão nhà giàu, con không muốn làm người xấu” tôi đã giải thích cho trẻ hiểu “Con là người tốt mà, đây chỉ là một trò chơi đóng vai giống như các bạn diễn viên nhí trên tivi thôi mà con có thích được giống như các bạn không? Nếu con đóng kịch giỏi con không chỉ học tốt mà sau này con còn có thể trở thành một nghệ sĩ nữa đấy”. Sau khi nghe tôi giải thích cháu đã rất hào hứng vào vai và từ đó mỗi khi tôi dạy trẻ đóng kịch với các vai chính diện cũng như phản diện các em đều rất hào hứng.
 2.3.3. Giáo viên cần nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức trên tiết dạy. 
 Như chúng ta đã biết ngay từ khi còn rất nhỏ trẻ đã có những phản ứng với cái đẹp như khi nhìn thấy một vật với màu sắc loè loẹt thì chắc chắn trẻ sẽ nhìn ngay vào đó, trẻ luôn hứng thú với cái đẹp, cái mới lạ, luôn muốn tìm hiểu, sờ mó tay vào những vật mới lạ. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, sự kiên trì và khả năng chú ý của trẻ chưa cao nên cũng dễ dẫn đến sự nhàm chán và không hào hứng trong các hoạt động mà bản thân người lớn chúng ta không thể ép buộc trẻ mà phải tìm ra những phương pháp hữu hiệu hơn. 
Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp, dùng những lời nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, tạo sự thích thú, hào hứng để trẻ hoà nhập vào tiết học cùng cô và bạn một cách dễ dàng hấp dẫn 
Với từng bài dạy, tôi lựa chọn cho mình một cách vào bài mới gây hứng thú cho trẻ ngay từ bước đầu tiên và qua đó cũng đưa ra cho trẻ được những bài học giáo dục có ý nghĩa nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các yếu tố về mặt thời gian, nội dung kiến thức và quan trọng hơn nữa là trẻ hứng thú với bài học. 
Khi dạy bài thơ “Hoa đào” ở phần đàm thoại tôi đã chuẩn bị một cành đào với những bông hoa do cô cắt trên cành đào tôi treo những bao lì xì bên trong các bao lì xì đó là các câu hỏi mà các đội sẽ khám phá và trả lời. Với những cách đó tôi đã lôi cuốn trẻ vào phần đàm thoại một cách dễ dàng hơn, trẻ không còn cảm giác bị áp đặt khi trả lời các câu hỏi của cô.
Một điều quan trọng nữa khi cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học đó là giúp trẻ được trải nghiệm, thể hiện mình. hoạt động đóng kịch có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ, trẻ được hóa thân vào các nhân vật với nội tâm phong phú, phức tạp với những cá tính khác biệt đòi hỏi trẻ phát huy sự hoạt động như ngôn ngữ, tưởng tượng, trí nhớ, tư duy thông qua đó giúp trẻ tự hoàn thiện mình về mặt đạo đức và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
(Hình ảnh dạy trẻ đóng kịch)
2.3.4. Nghiên cứu kỹ tác phẩm.
Để mỗi tiết học đạt kết quả cao thì trước hết người giáo viên phải xác định rõ mục đích - yêu cầu của tác phẩm và phải thuộc tác phẩm. Bên cạnh đó giáo viên cũng phải chú ý tới giọng đọc, giọng kể của mình sao cho diễn cảm, đúng ngữ điệu của nhân vật, thể hiện nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung của từng tác phẩm văn học có như vậy mới thu hút được sự chú ý của trẻ. Giọng đọc, giọng kể của cô nhịp nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn nội dung bài thơ, câu truyện và khả năng cảm thụ văn học,ngôn ngữ của trẻ sẽ tốt hơn.
Ví dụ: khi dạy trẻ câu truyện “Chú dê đen” cô phải thuộc truyện, nắm được đặc điểm của từng nhân vật để có giọng kể phù hợp và qua đó cũng giáo dục trẻ về cái thiện, cái ác, hung dữ, hiền lành. Giọng của chó sói thì hung dữ, kiêu ngạo; giọng của dê trắng thì run sợ; giọng của dê đen mạnh mẽ, đanh thép. Có như vậy trẻ mới hứng thú khi nghe cô kể truyện.
Cho trẻ làm quen với văn học ở lứa tuổi mầm non chủ yếu qua giọng đọc, giọng kể của cô qua đó trẻ thuộc thơ, nhớ truyện, hiểu nội dung câu truyện, trẻ biết thể hiện lại các bài thơ, câu truyện một cách chính xác và qua đó cũng thể hiện sự sáng tạo của trẻ. Vì vậy, mỗi người giáo viên trước hết cần phải nghiên cứu thật kỹ để có thể đưa ra những phương pháp phù hợp sao cho trẻ tiếp cận với văn học được dễ dàng, hứng thú và thông qua đó cũng đưa ra những bài học giáo dục góp phần hình thành nhân cách cho trẻ.
 2.3.5. Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn.
 Tư duy của trẻ ở lứa tuổi mầm non là tư duy trực quan hình tượng vì vậy khi cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học nếu cô chỉ đọc hay kể cho trẻ nghe nhiều lần bằng lời thì trẻ sẽ nhanh chán tiết học sẽ không đạt được hiệu quả cao. Nên trong quá trình dạy trẻ tôi thường sử dụng kết hợp giữa vật thật, tranh ảnh và mô hình trong mỗi tiết dạy.
 Từ những nguyên vật liệu như bìa cát tông, gỗ, các loại vải vụn tôi đã làm những đồ dùng, đồ chơi trực quan phục vụ cho việc giảng dạy như sa bàn, các con rối, để sử dụng vào bài dạy một cách linh hoạt
 2.3.6. Dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, lồng ghép vào các tiết học.
Chắc hẳn rằng trong chúng ta ai cũng đã nghe câu nói nổi tiếng “Học, học nữa học mãi”, đúng vậy việc học luôn luôn cần thiết đối với mỗi con người, vì vậy để trẻ có thể học tốt hơn môn văn học, thì việc học văn học ở mọi lúc, mọi nơi không thể bỏ qua được.
Hàng ngày ngoài việc tạo hứng thú cho trẻ ở tiết học văn học tôi còn nghiên cứu cho trẻ tiếp cận văn học ở mọi lúc mọi nơi, lồng ghép vào các tiết học. 
Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc, ở góc học tập tôi cho trẻ xem tranh, ảnh về các câu truyện, các bài thơ trong chủ đề trẻ vừa quan sát tranh vừa thảo luận về các nhân vật trong bài thơ cũng như trong các câu truyện giúp trẻ ghi nhớ về các bài thơ hay câu truyện một cách tốt hơn.
Trong những buổi sinh hoạt chiều tôi đã lên mạng tìm kiếm những tác phẩm văn học mới cho trẻ xem để trẻ được tiếp cận với nhiều tác phẩm văn học mới hơn.
Trong các hoạt động lễ hội tổ chức cho trẻ đóng kịch, vào vai các nhân vật trong các câu truyện. Ví dụ: Trong dịp tết trung thu cho trẻ vào vai các nhân vật thằng Bờm, chú Cuội, chị Hằng
Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ vào thăm quan vườn cổ tích, ở trong vườn cổ tích có tượng các nhân vật trong truyện cổ tích, cô có thể đàm thoại với trẻ về các nhân vật và kết hợp giáo dục trẻ. 
Trong giờ ăn của trẻ trước khi cho trẻ ăn tôi cũng thường kể cho trẻ nghe những câu truyện hay đọc cho trẻ nghe những bài thơ có tính giáo dục giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Ví dụ: lớp tôi có một số trẻ lười ăn, sức khỏe không được tốt trước khi trẻ ăn tôi kể cho trẻ nghe câu truyện “Giấc mơ kỳ lạ” sau đó tôi kết hợp bài học giáo dục trẻ tôi đã thấy hiệu quả rất tốt đặc biệt là với các trẻ lười ăn. Hoặc cô có thể cho trẻ đọc thơ vừa giúp trẻ làm quen với văn học vừa có hiệu quả giữ nề nếp trước khi ăn.
Hay trong giờ ngủ của trẻ tôi cũng thường kể cho trẻ nghe truyện hoặc đọc thơ cho trẻ nghe giúp trẻ đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn.
Ngoài giờ văn học tôi còn cho trẻ hoạt động lồng ghép vào các giờ học khác, đây là phương pháp giáo dục tổng hợp đạt hiệu quả cao.
* Trong các hoạt động học:
- Môn Thể Dục:
Có thể lồng ghép vào một câu truyện xuyên suốt một bài dạy. Ví dụ: khi dạy ở chủ đề “Gia đình” với bài dạy “Bật liên tục qua vòng” tôi đã lồng ghép câu truyện “Tích chu” xuyên suốt trong bài dạy. 
Với phần vào bài cô có thể dẫn dắt: Các con có yêu quý ông bà, bố mẹ của các con không? Vậy các con có nghe lời ông bà, bố mẹ các con không? Nhưng cô biết có một bạn nhỏ đã không vâng lời bà mà chỉ ham chơi, khi bà bị ốm đã không chăm sóc bà và bà của bạn ấy đã biến thành chim bạn ấy đã rất hối hận. Và các con biết không bạn ấy đã được cô tiên chỉ cho cách cứu bà của mình đấy đó là lấy được nước ở suối tiên, nhưng để đến được suối tiên phải vượt qua một chặng đường rất vất vả. vậy hôm nay các con có muốn giúp bạn Tích Chu đi đến suối tiên lấy nước để cứu bà của bạn ấy không?
Phần vận động cơ bản: đường đến suối tiên phải vượ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_hoc_tot_mon.doc