SKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi vùng dân tộc thiểu số ở trường mầm non Sông Âm

SKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi vùng dân tộc thiểu số ở trường mầm non Sông Âm

Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ nói, giao tiếp và đọc viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ, đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất có sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng đọc viết ban đầu của trẻ. Giai đoạn này trẻ đạt được những hình thành vĩ đại mà ở các giai đoạn sau không thể có được, trẻ học nghĩa và cấu trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, hiểu mục đích và cách thức con người sử dụng chữ viết.

Hiện nay, ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta là tiếng Việt, đối với trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số, tiếng Việt được coi là ngôn ngữ thứ hai của trẻ, trẻ vùng dân tộc thiểu số học tiếng Việt cũng giống như chúng ta học một ngoại ngữ nào đó, có rất nhiều khó khăn và rào cản phải vượt qua để cho trẻ có được vốn tiếng Việt tốt trước khi bước vào lớp 1. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lĩnh hội kiến thức, hình thành các kỹ năng và từ đó thiếu niềm tin vào hoạt động học tập. Sự non yếu về tiếng Việt sẽ làm hạn chế về giao tiếp của trẻ em vùng dân tộc thiểu số trong sinh hoạt ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.

Vì vậy, để chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ là rất cần thiết và điều đó tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện từng vùng miền khác nhau để giáo viên lựa chọn hình thức, phương pháp phù hợp từ đó có những tác động tốt nhất khi dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ.

 

docx 16 trang thuychi01 52505
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi vùng dân tộc thiểu số ở trường mầm non Sông Âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ nói, giao tiếp và đọc viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ, đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất có sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng đọc viết ban đầu của trẻ. Giai đoạn này trẻ đạt được những hình thành vĩ đại mà ở các giai đoạn sau không thể có được, trẻ học nghĩa và cấu trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, hiểu mục đích và cách thức con người sử dụng chữ viết.
Hiện nay, ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta là tiếng Việt, đối với trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số, tiếng Việt được coi là ngôn ngữ thứ hai của trẻ, trẻ vùng dân tộc thiểu số học tiếng Việt cũng giống như chúng ta học một ngoại ngữ nào đó, có rất nhiều khó khăn và rào cản phải vượt qua để cho trẻ có được vốn tiếng Việt tốt trước khi bước vào lớp 1. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lĩnh hội kiến thức, hình thành các kỹ năng và từ đó thiếu niềm tin vào hoạt động học tập. Sự non yếu về tiếng Việt sẽ làm hạn chế về giao tiếp của trẻ em vùng dân tộc thiểu số trong sinh hoạt ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. 
Vì vậy, để chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ là rất cần thiết và điều đó tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện từng vùng miền khác nhau để giáo viên lựa chọn hình thức, phương pháp phù hợp từ đó có những tác động tốt nhất khi dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ. 
 Thực tế hiện nay, phần lớn học sinh dân tộc thiểu số còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Bên cạnh đó vốn tiếng Việt của các em rất ít, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ, môi trường giao tiếp hạn hẹp. Các em chỉ nói tiếng Việt khi ở trường còn khi về với gia đình các em lại sống trong gia đình thuần tiếng dân tộc. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt hạn chế và không thuần nhất, đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt của các em gặp nhiều khó khăn.
Trường mầm non Sông Âm nơi tôi công tác cũng là một trong những địa phương thuộc vùng dân tộc thiểu số, chiếm 95% học sinh là người dân tộc Mường, dân tộc Thái. Đặc biệt nhóm lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi do tôi chủ nhiệm thì 100% trẻ là người dân tộc mường, phần đa các cháu đều chưa qua lớp nhà trẻ, vì vậy đến trường trẻ còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Bên cạnh đó vốn tiếng Việt của trẻ rất ít, các cháu chỉ nói tiếng Việt khi ở trường còn khi về với gia đình các cháu lại sống trong gia đình thuần tiếng dân tộc. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt hạn chế và không thuần nhất, chính vì vậy việc truyền tải kiến thức đến với học sinh giáo viên gặp khó khăn. Vì vậy vốn từ tiếng Việt của trẻ rất hạn chế, tiếp thu kiến thức khi cô giáo truyền đạt chậm hơn. 
Chính vì những lý do trên, tôi suy nghĩ và tìm ra "Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi vùng dân tộc thiểu số ở trường mầm non Sông Âm” để làm đề tài nghiên cứu cho mình, nhằm nâng cao chất lượng làm quen tiếng Việt cho trẻ ở địa phương. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một hiệu quả hơn.
 	2. Mục đích nghiên cứu.
 	- Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số. Từ đó có những kế hoạch cụ thể về việc phát triển tiếng Việt cho trẻ
	- Giúp trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi một cách có lôgic, có trình tự, chính xác.
- Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước mọi người.
	Nâng cao hiệu quả quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và giúp trẻ có được thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày.
	3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi vùng dân tộc thiểu số.
	4. Phương pháp nghiên cứu. 
Nhóm phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết: Đọc, phân tích tổng hợp lý thuyết để xác định cơ sở lý luận của đề tài cũng như nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, từ đó làm căn cứ đưa ra hệ thống các biện pháp tác động đến trẻ.
	Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát tình hình thực tế trên trẻ, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó lựa chọn các biện pháp hữu hiệu nhất phù hợp với đặc điểm của trẻ ở lớp để tăng cường tiếng Việt cho trẻ
	Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lý số liệu: Thống kê, thực nghiệm trên trẻ, đánh giá kết quả đạt được, so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, giáo dục là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm hết sức đặc biệt ở nước ta. Trong quá trình hội nhập cùng sự phát triển như hiện nay, giáo dục lại càng chiếm vị trí hết sức quan trọng. Nghị quyết TW2 Khóa VIII nêu rõ “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, Hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục- đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.[ “Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng quyết định. yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” Nghị quyết TW2 Khóa VIII
]
	 Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục nên Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo cho nghành giáo dục luôn đổi mới để đưa ra những biện pháp, giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cả nước nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục miền núi nói riêng. Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục miền núi thì trong đó vấn đề“Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số”cho các huyện miền núi vùng sâu, vùng xa là một mắt xích cần tháo gỡ và đã được chú trọng
Sở dĩ việc“Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số" được đưa ra là một trong những vấn đề trọng tâm và được coi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần rất lớn về việc nâng cao chất lượng của giáo dục miền núi. Bởi: Luật giáo dục quy định: “Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức được sử dụng thống nhất trong nhà trường Việt Nam từ các cơ sở giáo dục mầm non cho đến đại học. Nó có vai trò là công cụ để học tập và giao tiếp”. [ “Tiếng Việt là ngôn ngữ Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.” Điều 7 Luật giáo dục Việt Nam
]
Ngôn ngữ giúp trẻ bày tỏ ý kiến, đặt câu hỏi, phân loại và phát triển cách tư duy và tạo nên cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Vygotsky đã nhấn mạnh rằng: “Ngôn ngữ nói rất quan trọng trong việc giải quyết nhiệm vụ khó, tạo mối quan hệ xã hội và kiểm soát hành vi của những trẻ khác cũng như hành vi của bản thân. Chúng ta thường nghe thấy trẻ tự nói ra thành tiếng lớn khi chúng chơi cùng nhau và tương tác với các trẻ khác”.[ “Ngôn ngữ giúp trẻ bày tỏ ý kiếnkhi chúng chơi cùng nhau và tương tác với các trẻ khác” Trang 2 phần tầm quan trọng của Ngôn ngữ. Mô đun MN1- A xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giáo dục phát triển ngôn ngữ 
]
Trong những năm qua, chuyên đề “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số” đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ngọc lặc mở các lớp tập huấn, hội thảo đặc biệt là qua các chuyên đề “ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Tuy nhiên việc dạy tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số lại không phải là vấn đề đơn giản, mà còn rất nhiều phức tạp bởi vì ngoài thời gian trẻ tiếp xúc, trẻ được học với cô ở trường thì thời gian ở nhà cũng không ít, ở gia đình trẻ mọi người lại giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, tiếng của dân tộc mình, thời gian đó trẻ sẽ lại quên phát âm tiếng Việt.
 Muốn khắc phục điều này, trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi đến 
trường ít nhất phải có những hiểu biết ban đầu về tiếng Việt. Muốn đạt được điều đó thì công tác này phải được duy trì thường xuyên và có khoa học, vừa đảm bảo tính lâu dài, tính kế hoạch, xuyên suốt cả quá trình từ gia đình đến nhà trường, nhưng vẫn không để trẻ mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc mình mà trẻ được tiếp thu kiến thức bằng ngôn ngữ tiếng Việt một cách tự nhiên, dễ hiểu, nhanh nhất, đồng thời tạo hứng thú cho trẻ đến trường mạnh dạn, tự tin tham gia tốt vào các hoạt động. Góp phần thúc phát triển toàn diện cho trẻ.
2. Thực trạng về việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Sông Âm. 
 	2.1. Thuận lợi: 
Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp chính quyền đã đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động giáo dục của trẻ. Trường lớp được sửa sang, phòng học rộng rãi thuận lợi cho các cháu học tập và vui chơi. Lớp đã có ti vi để thực hiện chương trình giáo án điện tử. 
Được sự quan tâm của ban giám hiệu, các tổ chuyên môn cũng đã thường xuyên tổ chức các chuyên đề, thảo luận, trao đổi chia sẻ những kinh nghiệm tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. Ngoài ra, bản thân tôi là người dân tộc mường nên có thể giao tiếp với trẻ bằng cả hai thứ tiếng
2.2. Khó khăn.
 	Ngoài những thuận lợi nói trên thì tôi gặp không ít nhữn khó khăn phần đa số trẻ đều là học sinh không qua nhà trẻ nên trẻ còn nhút nhát.
Lớp chiếm 99% là trẻ em người dân tộc mường vùng đặc biệt khó khăn. Đa số trẻ thường sử dụng tiếng mẹ đẻ khi đến trường. Vì vậy, việc học tập và tiếp nhận sự giáo dục bằng tiếng Việt nên gặp rất nhiều khó khăn. 
 Môi trường ngôn ngữ của trẻ ở gia đình chủ yếu là tiếng của dân tộc mình. Một số gia đình chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy tiếng Việt cho con em, điều kiện sống còn nhiều hạn chế, vốn tiếng Việt không nhiều 
nên chưa chú trọng đến việc dạy nói tiếng Việt cho trẻ từ khi còn nhỏ. 
- Trẻ ít được tiếp xúc rộng rãi nên thường nhút nhát, thiếu tự tin khi đứng trước người lạ và chỗ đông người 
- Giáo viên thiếu kinh nghiệm nên còn lúng túng trong lựa chọn các biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
- Công tác tuyên truyền cho các bậc phụ huynh hiệu quả chưa cao
- Giáo viên chưa nhanh nhạy, sáng tạo trong việc tiếp cận những vấn đề mới của bậc học.
 2.3. Kết quả của thực trạng
 Để “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số” tôi đã bắt tay vào khảo sát khả năng về ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ dân tộc thiểu số của lớp. 
Kết quả mới chỉ đạt được như sau:
TT
 Nội dung khảo sát
TS trẻ được KS
Kết quả đầu năm
Đạt
Không đạt
Số trẻ
%
Số trẻ
%
1
- Hiểu nghĩa các từ khái quát, biết lắng nghe, trao đổi với người đối thoại bằng ngôn ngữ tiếng Việt.
25
15
60
10
40
2
- Biết dùng ngôn ngữ tiếng Việt để diễn đạt thành những câu có nghĩa.
25
11
44
14
56
3
- Biết kể chuyện theo tranh minh họa theo suy nghĩ của mình theo ngôn ngữ tiếng Việt, đề nghị người khác đọc sách cho nghe.
25
10
40
15
60
4
Trẻ tự tin biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, đoàn kết với bạn bè
25
11
44
14
56
3. Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ 3-4 tuổi vùng dân tộc thiểu số ở trường mầm non Sông Âm
 3.1. Tự học tập, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức về phương pháp “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ” 
Việc tự học tập, tham khảo tài liệu để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số” là việc làm cần đặt lên hàng đầu. Bởi người giáo viên mầm non được xem là người thầy đầu tiên dạy trẻ trong quá trình học nói theo ngôn ngữ chung, ngôn ngữ tiếng Việt và nhất là đối với trẻ vùng dân tộc thiểu số, trẻ thường nhút nhát. Cô giáo, đôi khi cũng như là người bạn, là người mẹ, luôn gần gũi, dạy bảo, lắng nghe và chia sẻ, khơi gợi tính tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ, có những tác động giúp ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ phát triển hơn, trẻ sẽ tích cực tham gia các hoạt động, tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả.
Chính vì vậy, bản thân tôi thường xuyên trao đồi kiến thức qua các lớp tập huấn của huyện, của trường, qua tham khảo sách báo để không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của mình, trau dồi thêm kiến thức để tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số.
Sưu tầm các nguồn tài liệu như: (chuyên đề tăng cường tiếng Việt, hướng dẫn giáo viên về tăng cường tiếng Việt cho trẻ....)
Một số tài liệu tham khảo
Tham gia các buổi dự giờ, thao giảng của trường, của cụm để học hỏi, rút kinh nghiệm. 
Qua các giờ thao giảng, hoặc các hoạt động ở lớp, tôi thấy rằng: Để tăng cường tiếng Việt cho trẻ tốt thì giáo viên phải linh động, biết cách tổ chức, dẫn dắt trẻ tham gia vào các hoạt động, những buổi học, những trò chơi đóng vai Thông qua đó để trẻ học được ngôn ngữ tiếng Việt.
	Ví dụ: Khi cô giáo tổ chức một trò chơi: Đóng các vai nhân vật trong câu chuyện “Chú dê đen” và khi trẻ đảm nhận vai nhân vật của mình thì trẻ phải biết được các lời thoại của nhân vật, đối thoại với nhau. Giọng của dê trắng thì run sợ, yếu ớt. Giọng của dê đen bình tĩnh, đanh thép. Giọng chó sói nói với dê đen đầu tiên thì quát nạt, hách dịch sau chuyển sang lo lắng, sợ sệt.... Từ đó trẻ có 
nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được nói sẽ làm tăng vốn từ tiếng Việt cho trẻ và khi 
trẻ hiểu được ngôn ngữ tiếng việt thì quá trình học của trẻ mới có hiệu quả.
 	Hơn thế nữa giáo viên nắm được mình là người trực tiếp tiếp xúc với trẻ, sử dụng khả năng sư phạm của mình để truyền đạt cho trẻ những kiến thức cơ bản đầu tiên. Để trẻ dễ hiểu, dễ cảm nhận được những điều ấy, người giáo viên không thể chỉ truyền đạt mà không biết học sinh mình có hiểu hay không. Do vậy tăng cường tiếng Việt là làm cho học sinh hiểu cô giáo đang nói gì? Và yêu cầu mình phải làm gì? Chỉ có như thế mới giúp trẻ cảm nhận được vấn đề một cách tốt nhất. 
Qua việc tự học tập, tự nghiên cứu tài liệu và tự bồi dưỡng những kiến thức làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo tôi đã nhận thấy bản thân mình đã học hỏi và tích lũy được nhiều kiến thức hơn mở mang tầm mắt hơn và nâng cao được kĩ năng hơn trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Ngoài ra bản thân còn hiểu biết và nắm bắt kịp thời được tâm lý của trẻ lớp mình, khả năng phát âm chuẩn tiếng Việt của học sinh. Từ đó xây dựng kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho trẻ một cách cụ thể hơn, sát với thực tế hơn.
 	3.2. Gần gũi, thương yêu trẻ, tôn trọng tiếng mẹ đẻ của trẻ và đối xử công bằng với trẻ, tăng cường tiếng Việt cho trẻ mọi lúc, mọi nơi
 Khi trẻ bất đồng về ngôn ngữ với cô, với các bạn trẻ sẽ thấy mình lạc lõng, tự thu mình lại, không trò chuyện, không tham gia vào các hoạt động tập thể. Vì vậy, việc gần gũi, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Khi cô giáo gần gũi, quan tâm và yêu thương trẻ, làm cho trẻ hoàn toàn tin tưởng thì trẻ sẽ rất hứng thú và hợp tác cùng cô trong mọi hoạt động. Khi được tôn trọng, trẻ cũng dần thể hiện sự tôn trọng và luôn yêu thích được cùng làm việc với người mà trẻ tin yêu.
 	Chính vì vậy, để giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập với các bạn, với cô, tôi luôn gần gũi tôn trọng, thân thiện đối xử công bằng với trẻ, luôn động viên khuyến khích trẻ, để trẻ ham muốn được đến trường, muốn được gặp cô, được vui chơi cùng các bạn. Cô sử dụng cả hai ngôn ngữ để trò chuyện với cháu. 
Ví dụ: Tại lớp tôi có cháu Hà Anh Khoa nhà cháu ở mãi trong núi, xa trung tâm, không tiếp xúc với mọi người xung quanh, ngôn ngữ khi cháu bắt đầu học nói thì chỉ có ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt là hoàn toàn mới lạ đối với cháu, bởi vậy khi trẻ được đưa đến trường trẻ cảm thấy xa lạ và khóc đòi về, “ó ở viếng thôi” ( không ở về thôi) hoặc “mế à viếng” (mẹ ơi về). Từ thực tế như vậy tôi đã chủ động giao tiếp cùng bé bằng tiếng dân tộc để trẻ có cảm giác thân thiết gần gũi hòa đồng với cô, trẻ dần đầu hết khóc từ đó tôi bắt đầu giao tiếp bằng tiếng Việt để trẻ bắt đầu hình thành và làm quen bằng những từ đơn giản và gần gũi cùng trẻ mà hằng ngày được mẹ đưa đến trường cùng cô giáo, để trẻ bắt đầu quen thuộc cả hai ngôn ngữ. Mục đích là tạo cho trẻ có cảm giác được yêu thương, được đối xử công bằng khơi dậy sự giao tiếp mạnh dạn để trẻ phát triển cả hai ngôn ngữ được tốt nhất. 
Tôi thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc ý kiến cá nhân đoàn kết với bạn bè, tôn trọng tiếng mẹ đẻ của trẻ. Khi trẻ giao tiếp với nhau trẻ thường nói bằng tiếng dân tộc của mình, tôi gần lại với trẻ, nhẹ nhàng giúp trẻ phát âm lại bằng tiếng Việt để trẻ nhớ được từ.
Ví dụ: Khi thấy bạn Nam khóc bạn Mai nói: “Đứng nhạm, dạo sương hảy” thì tôi lại hướng để trẻ nói lại bằng tiếng Việt với bạn là “Đừng khóc nhé cô thương”.
Với những cháu chưa thạo tiếng Việt trẻ thường nhút nhát, chơi một mình, không hòa đồng với các bạn. Vì vậy, tôi thường chú ý và quan tâm trẻ nhiều hơn, chú ý đến trẻ trong mọi hoạt động, làm cầu nối giữa trẻ và các bạn để trẻ cảm thấy tự tin hơn.
Trẻ dân tộc thiểu số vốn từ tiếng Việt rất hạn chế. Khả năng nhận thức và tiếp thu chậm, vì vậy trong quá trình cho trẻ làm quen với tiếng Việt ta cần phải có sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng, tạo cho trẻ tâm thế thoải mái trong mọi hoạt động. 
- Giờ đón trẻ cô luôn vui vẻ, tạo sự gần gũi, yêu thương trẻ, nhắc nhở trẻ 
cất đồ dùng đúng nơi qui định, chải tóc, lau mặt, sửa sang quần áo cho trẻ, trò chuyện thân mật, tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ bằng một số câu hỏi:
Ví dụ: - Hôm nay ai đưa con đi học ?
- Sáng nay mẹ cho con ăn gì? 
- Nhà con có những ai ?
- Ai mua áo cho con mà đẹp vậy?.....
Qua trò chuyện với trẻ tôi nắm được khả năng nhận thức và phát âm của 
mỗi trẻ, trẻ nào còn sử dụng câu cụt, trẻ nào còn nhút nhát để từ đó tôi có những 
biện pháp phù hợp cũng như dành nhiều thời gian cho những trẻ đó hơn. 
- Giờ trả trẻ cũng như giờ chơi tự do tôi tạo mọi tình huống cho trẻ tiếp 
xúc với tiếng Việt, như tổ chức một số trò chơi và cô cùng tham gia với trẻ. Cho 
trẻ hát hoặc đọc các bài thơ có trong chương trìnhkhông những vậy tôi luôn 
tìm mọi cách để thay đổi hình thức giúp trẻ không thấy nhàm chán khi tham gia 
các hoạt động.
Qua vận dụng biện pháp này, tôi thấy trẻ ở lớp tôi đã có sự chuyển biến 
tốt, trẻ đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp, không rụt rè mỗi khi cô gọi. Biết sử 
dụng tiếng Việt để giao tiếp cùng cô, cùng bạn, hòa nhập với bạn, không nhút 
nhát khi chơi với bạn. 
3.3. Lồng ghép tăng cường tiếng Việt hợp lý vào chương trình giáo dục trẻ hàng ngày.
Việc lồng ghép tăng cường tiếng Việt vào chương trình giáo dục trẻ hàng ngày, tạo cơ hội cho trẻ được làm quen với tiếng Việt mọi lúc, mọi nơi. Trẻ tiếp thu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không gò bó, không áp đặt. Chính vì vậy tôi lựa chọn nội dung lồng ghép tiếng Việt vào từng hoạt động cụ thể như sau: 
* Lồng ghép vào các hoạt động mang tính tập thể để giúp trẻ tích cực, hứng thú hoạt động học tập và nói tiếng Việt.
Hoạt động nhận thức của trẻ mầm non chủ yếu lĩnh hội qua vui chơi dưới sự hướng dẫn của người lớn. Vì vậy cô giáo cần biết cách sáng tạo trong tổ chức các trò chơi cho trẻ. Đối với trẻ dân tộc thiểu số rất nhút nhát, rụt rè, hầu hết các em rất thụ động trong các hoạt động mang tính tập thể. Nắm được đặc điểm này tôi đã phải tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể trong các hoạt động hàng ngày như: giao nhiệm vụ chung cho cả lớp (hoặc) phân nhóm, chia tổ hoạt động thực hiện một yêu cầu nhiệm vụ nào đó của cô giáo. Khi phân chia trẻ cô chú ý ghép các trẻ có tính mạnh dạn với trẻ nhút nhát, rụt rè với nhau. Yêu cầu trẻ mạnh dạn làm nhóm trưởng hoặc chủ trò. Kết quả của nhóm sẽ được đánh giá 
vào sự hợp tác hoạt động tích cực của cả nhóm.
Ví dụ: Trò chơi “Ném còn”, “Kéo co”......
Hình ảnh trẻ chơi ném còn
- Lựa chọn các trò chơi, bài hát dân gian của địa phương dịch cả 2 thứ 
tiếng để phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ: như trò chơi dân gian kết hợp với các bài đồng dao ca dao “ Nu na nu nống ”, “ Chi chi chành chành”, “Đi cầu 
đi quán”....
* Tăng cường dạy trẻ nghe - nói thông qua vật thật và đồ dùng trực quan.
Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo là trực quan hành động, trẻ ghi nhớ và 
nhớ lại những sự kiện, những ấn tượng mà trẻ đã được trải nghiệm, vì vậy lựa chọn vật thật và đồ dùng trực quan dạy trẻ phải là những đồ vật gần gũi, có ở địa phương.
Việc dạy trẻ thông qua vật thật, vừa giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, vừa cung cấp vốn từ cho trẻ. Đối với trẻ em dân tộc thiểu số, giáo viên không nên tham vọng quá nhiều khi cung cấp kiến thức cho trẻ. Cần biết lựa chọ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_tang_cuong_tieng_viet_cho_tre_mau_giao.docx