SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi B

SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi B

Bác Hồ - Lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác là người thầy thiên tài, người khai sinh nền Thể dục thể thao cách mạng nước nhà. Bác là người ông, người cha vô vàn kính yêu của mọi cán bộ, huấn luyên viên, vận động viên. Tuy Bác đã đi xa nhưng người vẫn sống mãi trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, hòa bình, dân chủ, giàu mạnh, văn minh. Như lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã thường nói, cần thường xuyên tập thể dục cho thân thể khỏe mạnh, cường tráng đó là “Tinh thần đầy đủ để giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới”

Có thể nói! Giáo dục Mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền móng vững chắc tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Và là cơ sở ban đầu đặt nền móng vững chắc cho việc hình thành nhân cách con người. Như ta thường nói! “Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước”, chính vì vậy! Việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ, trong đó chăm sóc sức khỏe là một trong những yếu tố cần thiết. Đây chính là trách nhiệm của gia đình và của toàn xã hội.

Đối với trẻ Mầm non, đây là thời kỳ quan trọng nhất, thời kỳ này đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đang phát triển rất mạnh. Tất cả sự lớn lên của trẻ đều bắt đầu bắt đầu từ ăn, nghe, nhìn, nói và vận động bằng tất cả các giác quan. Chính vì vậy! chúng ta đã bước sang thế kỷ 21 với nền văn minh trí tuệ của nền khoa học hiện đại, con người cần phải thực sự năng động, sáng tạo đặc biệt là phải có sức khỏe để phù hợp với sự phát triển của thời đại.

Có thể hiểu! Giáo dục thể chất là một hoạt động quan trọng đối với lứa tuổi Mầm non và là một trong những hoạt động giáo dục cần thiết để tăng cường sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ được vui chơi, hòa nhập cùng bạn bè, với thiên nhiên và trong cuộc sống xã hội tạo cho trẻ có môi trường thân thiện và có một tâm hồn thoải mái, trong sáng.

 

doc 21 trang thuychi01 12125
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TRANG
A. 
MỞ ĐẦU
1
I. 
Lí do chọn đề tài: 
1
II. 
Mục đích nghiên cứu nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ”
2
III. 
Đối tượng nghiên cứu 
2
IV. 
Phương pháp nghiên cứu 
2
B.
 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
I . 
Cơ sở lí luận.
3
II. 
Thực trạng của việc phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi. 
3
III. 
Các biện pháp nâng cao tính tích cực trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Thị trấn 2. 
5
1. 
Biện pháp 1:Chuẩn bị các điều kiện tốt để tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ
5
2. 
Biện pháp 2: Phát triển vận động thông qua các hoạt động khác nhằm phát huy tính tích cực vận động ở trẻ
7
3. 
Biện pháp 3: Phát huy tính chủ động, tích cực, mạnh dạn, tự tin của trẻ trong giờ hoạt động có chủ định.
11
4. 
Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ tích cực tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi 
12
5. 
Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc nâng cao tính tích cực qua giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. 
14
IV. 
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
C. 
	KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
17
I.
Kết luận
17
II. 
Ý kiến đề xuất
17
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ - Lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác là người thầy thiên tài, người khai sinh nền Thể dục thể thao cách mạng nước nhà. Bác là người ông, người cha vô vàn kính yêu của mọi cán bộ, huấn luyên viên, vận động viên. Tuy Bác đã đi xa nhưng người vẫn sống mãi trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, hòa bình, dân chủ, giàu mạnh, văn minh. Như lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã thường nói, cần thường xuyên tập thể dục cho thân thể khỏe mạnh, cường tráng đó là “Tinh thần đầy đủ để giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới” 
Có thể nói! Giáo dục Mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền móng vững chắc tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Và là cơ sở ban đầu đặt nền móng vững chắc cho việc hình thành nhân cách con người. Như ta thường nói! “Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước”, chính vì vậy! Việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ, trong đó chăm sóc sức khỏe là một trong những yếu tố cần thiết. Đây chính là trách nhiệm của gia đình và của toàn xã hội.
Đối với trẻ Mầm non, đây là thời kỳ quan trọng nhất, thời kỳ này đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đang phát triển rất mạnh. Tất cả sự lớn lên của trẻ đều bắt đầu bắt đầu từ ăn, nghe, nhìn, nói và vận động bằng tất cả các giác quan. Chính vì vậy! chúng ta đã bước sang thế kỷ 21 với nền văn minh trí tuệ của nền khoa học hiện đại, con người cần phải thực sự năng động, sáng tạo đặc biệt là phải có sức khỏe để phù hợp với sự phát triển của thời đại. 
Có thể hiểu! Giáo dục thể chất là một hoạt động quan trọng đối với lứa tuổi Mầm non và là một trong những hoạt động giáo dục cần thiết để tăng cường sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ được vui chơi, hòa nhập cùng bạn bè, với thiên nhiên và trong cuộc sống xã hội tạo cho trẻ có môi trường thân thiện và có một tâm hồn thoải mái, trong sáng.
Trong tình hình thực tế ở các trường Mầm non trên địa bàn huyện Ngọc Lặc nói chung, trong đó, trường mầm non Thị Trấn 2 nói riêng, mà cụ thể là lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi B do tôi phụ trách, thì hoạt động giáo dục thể chất đang là vấn đề cần được quan tâm, chú trọng kể cả về đồ dùng, thiết bị và môi trường phục vụ cho hoạt động này. Bởi nó có ý nghĩa quan trọng để phát triển thể lực cho trẻ, thông qua các hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện: “Có sức khỏe là có tất cả”. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất qua các hoạt động có chủ định, các trò chơi dân gian, trò chơi vận động... Bản thân tôi có nhiều suy nghĩ về vai trò của giáo dục thể chất giúp khơi dậy ở trẻ cái gì? Nó có tầm quan trọng như thế nào? Phát huy ở trẻ điều gì? Giáo dục trẻ hiểu gì? Bản sắc văn hóa của địa phương qua các hoạt động trò chơi dân gian ra sao?..Bởi vì, có những trẻ còn phụ thuộc rất nhiều vào người lớn và cô giáo, có trẻ còn thụ động trong các hoạt động, có trẻ nhút nhát, chưa linh hoạt, chưa sáng tạo, có trẻ khi chơi còn mang tính tự do trẻ chỉ biết chơi chứ chưa hiểu được ý nghĩa của nóVới sự cần thiết của hoạt động giáo dục thể chất và để giải quyết được những vấn đề trên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi B” với mong muốn góp một phần nhỏ bé cho sự phát triển thể lực, tinh thần và trí tuệ.
	II. Mục đích nghiên cứu nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 
 Đề tài ‘’Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ’’
Nhằm mục đích phát triển kỹ năng, tăng cường sức khỏe, thể lực từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo tự tin, mạnh dạn trong quá trình tham gia các hoạt động dục thể chất của trẻ.
Hiểu bản sắc văn hóa dân gian của địa phương, của dân tộc giáo dục trẻ cảm xúc yêu quê hương đất nước thông qua các họat động vâng động qua trò chơi dân gian.
III. Đối tượng nghiên cứu: 
Đề tài ‘’Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ’’ sẽ nghiên cứu và tổng kết về những biện pháp giúp trẻ tính tự tin, mạnh dạn từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tham gia các hoạt động dục thể chất của trẻ.
IV. Phương pháp nghiên cứu: 
Để đề tài này có tính thiết thực và mang lại hiệu quả cao tôi sẽ sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, quan sát.
- Phương pháp dùng lời.
- Phương pháp quan sát
B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận
Có thể khẳng định rằng! Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ Mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỷ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”. Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: Phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động cơ bản và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị ít lưu thông, có trẻ cơ thể phát triển quá nhanh dẫn đến béo phì, có trẻ kém phát triển dẫn đến còi xương.
	Chính vì vậy, hoạt động phát triển giáo dục thể chất cho trẻ Mầm non là một hoạt động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển thể lực cho trẻ, hoạt động giáo dục thể chất là sự cần thiết để nâng cao sức đề kháng, chống đỡ các bệnh tật do môi trường gây ra, hay nói cách khác nó là một vị thuốc bổ vô cùng qúy hiếm, nó sẽ tạo cho các cơ, xương được rắn chắc và có sức bền bỉ, từ đó giúp cho cơ thể của trẻ phát triển cân đối, hài hoà. Đây là một hoạt động giáo dục thể chất cần được tiến hành tổ chức có hệ thống, phù hợp với lứa tuổi và khả năng vận động của trẻ để phát huy tiềm năng thể lực của. Bên cạch đó còn phát triển tốt về hệ thần kinh và qua hoạt động sẽ tạo cho trẻ có tinh thần thoải mái, sảng khoái phát huy tính nhanh nhẹn, hoạt bát và tính tự tin của trẻ. 
	Đối với trẻ ở lứa tuổi Mầm non phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều yếu tố tạo thành, không những phát triển hình thể, vóc dáng mà điều quan trọng nó còn phát triển toàn diện về nhận thức, trí tuệ, tình cảm, thẫm mỹ. Chính vì sự cần thiết và tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non, mà 2 năm thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non” do phòng giáo dục triển khai để tổ chức thực hiện trên cở sở các mục tiêu, kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương. 
Lứa tuổi 3 - 4 tuổi quá trình phát triển thể lực ở trẻ rất mạnh, song khả năng vận động phối hợp giữa các hệ cơ, xương chưa khỏe, chưa rắn chắc, các bước đi, chạy, nhảy, ném bò, trườn...đang là lứa tuổi ưu thích vận nhiều nhất, thậm chí có những trẻ khả năng vận động vượt quá ngưỡng... Nhận thức điều đó, đối với hoạt động giáo dục phát triển vận động không những giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn là tiềm năng cho một tương lai tươi sáng giúp ích cho nền thể dục, thể thao nước nhà được tiến xa như lời Bác Hồ đã nói. 
II. Thực trạng của việc phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 B tuổi. 
 1. Thuận lợi.
Trường Mầm non Thị trấn 2, Thị Trấn Ngọc Lặc đặt trên vị trí là trung tâm của huyện Ngọc Lặc cạch quốc lộ đường Hồ Chí Minh đi qua nên rất thuận tiện cho việc phụ huynh đưa đón trẻ đến trường. 
Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập, đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất tương đối đầy đủ. Trình độ dân trí của người dân cao, đời sống kinh tế tương đối ổn định so với bề mặt chung trong toàn huyện. 
Năm học 2015 - 2016 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi B, tổng số trẻ của lớp là 25 cháu và có tới 88 % số trẻ trong lớp là dân tộc kinh, hầu hết trẻ lớp tôi là con em cán bộ công chức sống quanh khu vực thị trấn nên phần lớn các cháu rất nhanh nhẹn, thông minh và hiếu động. 
Trường tuy mới thành lập được gần 2 năm, song ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời tham mưu cho các cấp xây dựng, mua sắm đồ dùng, đồ chơi, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục thể chất.
Giáo viên trong nhóm lớp tôi phụ trách đều có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ tận tuỵ với công việc được giao, đặc biệt là luôn chú trọng đến hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ và đã có nhiều bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy.
Các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em mình, trong đó công tác phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh luôn là cầu nối tốt nhất trong việc phát triển khả năng vận động tại trường và ở gia đình.
2. Khó khăn:
Tuy có nhiều thuận lợi song khó khăn cũng không ít trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đặc biệt là tổ chức giáo dục vận động cho trẻ, cụ thể như sau: 
Một số giáo viên thường chú trọng đến các hoạt động chính, ít quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ, bên cạnh đó việc phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh đôi khi còn chưa được thường xuyên.
Cơ sở vật chất còn gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động thể chất cho trẻ: Đồ dùng còn chưa phong phú, đa dạng, tính thẫm mỹ chưa cao dẫn đến chưa thu hút được trẻ vào hoạt động giáo dục thể chất.
Không gian để tổ chức cho trẻ hoạt động thể chất thời gian đầu còn chưa đảm bảo với yêu cầu. Bên cạnh đó cha mẹ trẻ ngày càng có xu thế yêu chiều con, đi học về là trẻ chỉ biết đến ti vi, điện thoại ít cho cho trẻ được tiếp xúc luyên tập với môi trường sống cũng như môi trường vận động, thường phó mặc cho cô giáo, có những phụ huynh lại quan tâm quá mức khiến cho việc phát triển thể chất cho trẻ gặp nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả chưa cao. 
3. Kết quả khảo sát thực trạng vấn đề nâng cao tính tích cực giáo dục phát triển vận động cho trẻ 3 - 4 tuổi B tại trường Mầm non Thị trấn 2. 
Với những thuận lợi và khó khăn đã nêu trên để sáng kiến đạt được hiệu quả cao bản thân tự nhận thức vấn đề này như sau:
Khả năng hứng thú của trẻ khi tham gia vận động chưa cao, có trẻ còn nhút nhát, ít vận động, kỹ năng luyện tập của trẻ hạn chế... Bản thân đôi khi còn xem nhẹ việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ. Nội dung bài tập chưa có tính sáng tạo, phương pháp truyền thụ và kỹ năng sư phạm còn hạn chế, điều kiện cần thiết cho hoạt động giáo dục thể chất đối với trẻ như đồ dùng, thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu của bài tập. Chính vì vây, việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ còn nhiều vấn đề mà tôi cần quan tâm. Cụ thể: 
Qua tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm ở lớp mẫu giáo bé lứa tuổi 3 - 4 tuổi B. Kết quả cho thấy: 
Bảng đánh giá việc phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ đầu năm học 2015 - 2016
STT
Nội dung khảo sát
Tổng số trẻ KS
Đạt
Chưa đạt
Số cháu
tỷ lệ (%)
Số cháu
tỷ lệ (%)
1
Khả năng hứng thú của trẻ khi tham gia vận động.
25
18
72
7
28
2
Tính mạnh dạn, tự tin, tích cực, sáng tạo, trong hoạt động thể chất
25
18
72
7
28
3
Thực hiện tốt kiến thức, kỹ năng vận động.
25
17
68
8
32
4
Tính thân thiện, đoàn kết và ý thức tổ chức kỷ luật.
25
17
68
8
32
	Nhìn vào bảng đánh giá trên từ số liệu thực tế cho thấy khả năng hứng thú, tự tin, tính tích cực tự giác của trẻ khi tham gia các vận động của trẻ là rất thấp. Việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng vận động ở trẻ đang còn ở mức độ đơn giản. Tính thân thiện, đoàn kết và ý thức tổ chức kỷ luật trong hoạt động thể chất có trẻ còn thờ ơ, ngại vận động, có trẻ chỉ biết tranh dành đồ dùng của bạn và có trẻ chỉ biết mình thích đồ dùng mà cô giáo đã chuẩn bị, chứ chưa biết đồ dùng đó dùng để làm gì và ý nghĩa ra sao. Hơn nữa khi cho trẻ hoạt động trẻ chỉ biết chơi chứ không biết nó có tác dụng gì hay nó có ích lợi gì cho bản thân...Chính vì vậy, đây chính là điều mà tôi cần quan tâm để giúp trẻ có một sức khỏe tốt, một tương lai tốt, hay nói cách khác giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất, nhận thức, trí tuệ và thẫm mỹ.
	III. Các biện pháp nâng cao tính tích cực trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Thị trấn 2. 
1. Biện pháp 1: Chuẩn bị các điều kiện tốt để tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ
	Muốn thu hút sự hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục phát triển thể chất trước hết phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, đây là yếu tố cần thiết để hoạt động giáo dục thể chất đem đến hiệu quả thiết thực. Vậy điều kiện, môi trường phù hợp hay không, có hấp dẫn đối với trẻ hay không là điều kiện vô cùng cần thiết và quan trọng.
- Chuẩn bị điều kiện môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp:
Để tổ chức tốt hoạt hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ thì điều kiện môi trường học tập trong lớp phải đảm bảo các điều kiện về không gian, đồ dùng, thiết bị dạy học... Không gian cho trẻ hoạt động thoáng mát đảm bảo theo mùa, đồ dùng phục vụ cho hoạt động phù hợp, đảm bảo an toàn, có tính thẩm mỹ, các chủ đề trang trí phù hợp với nội dung. Về phía trẻ ăn mặc gọn gàng, phù hợp, luôn tạo cho trẻ tâm thế thoải mái thì sẽ khuyến khích trẻ tích cực hoạt động, đảm bảo được yêu cầu của việc hoạt động giáo dục thể chất. 
Ở trong lớp, tôi chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho việc luyện tập thể dục vận động như vòng, gậy thể dục, bông múa, túi cátTôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ khoa học, hợp lý và đẹp mắt để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng và còn thu hút trẻ vào hoạt động chủ động và tự tin.. Mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ họt động có chủ định, hoạt động ngoài trời trẻ đều có thể tự lấy đồ dùng, đồ chơi phù hợp với bài vận động mà tôi đã yêu cầu.
Ví dụ: Tôi đã chuẩn bị đồ dùng như cây bông, quả còn, vòng ném cổ chaicho trẻ tập luyện các qua các trò chơi gian như nhảy pồn pông, nén còn
Xung quanh lớp tôi sử dụng các loại tranh ảnh ngộ nghĩnh để kích thích sự hứng thú, tò mò ham thích vận động ở trẻ như các chú thỏ đang nhảy erobic, thỏ và rùa đang thi chạy, bác gấu đang nhảy qua suối và các hình ảnh về những hoạt động thể dục của nhà trường đang tổ chức cho trẻ, các trò chơi vận động kéo co, nhảy lò cò...
Hoặc theo chủ đề thực vật tôi đã chuẩn bị các cổng chui được làm bằng các ống sửa, ở trên được gắn trang trí các loại hoa, quả. Chủ đề Động vật tôi đã tạo thành những chú thỏ bằng các hộp cát tông, ở dưới là cái lỗ được tạo thành các miệng thỏ rất ngộ nghĩnh, kết hợp chuẩn bị bóng để cho trẻ lăn bóng cùng chú thỏ đáng yêu...những đồ dùng tôi đã chuẩn bị trông rất đẹp mắt và hấp dẫn. 
Như vậy, qua việc chuẩn bị các điều kiện môi trường hoạt động trong lớp đã thu hút trẻ, tạo được hưng phấn cũng như cảm nhận thật sự ở trẻ về hoạt động thể dục ở nhóm lớp. 
	- Chuẩn bị điều kiện môi trường cho trẻ hoạt động ngoài lớp học
 Với điều kiện, môi trường cần thiết trong lớp học thì điều kiện môi trường ngoài lớp học là điều kiện thiết thực nhất vì nó là một không gian rộng lớn giúp trẻ hoạt động một cách thoải mái, tự tin và đem lại hiệu quả nhất trong việc phát triển thể lực cho trẻ. Chính vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu hoạt động thể chất cho trẻ tôi đã bố trí địa điểm, không gian phù hợp để tạo sự mới mẻ hấp dẫn. Việc bố trí các điều kiện môi trường ngoài lớp học để đảm bảo cho trẻ có thể tích cực tham gia các vận động đã được các cô trong trường phối hợp bố trí thay đổi không gian, tạo quang cảnh sư phạm mới mẻ và hấp dẫn. Đồ chơi ngoài trời của trường được bố trí sắp xếp để tạo được khoảng trống để khi cho trẻ thực hiện thể dục sáng và các bài vận động cơ bản đảm bảo được yêu cầu, bên cạnh đó việc trồng cây, chăm sóc cây, nhặt lá tôi cho trẻ cùng tham gia, đây chính là điều kiện tốt nhất để phát triển khẳ năng vận động cho trẻ.
Ví dụ 1: Ngay dưới gốc cây tôi đã tận dụng các bậc có sẵn phù hợp với bài tập thể dục “Bước lên, xuống bậc cao 30 cm”, rồi với bài “Nhảy cao bắt bóng” dưới bóng cây tôi đã trang trí những quả bóng thật đẹp cho trẻ nhảy lên và bắt bóng...Ngoài ra với những giờ hoạt động chọn chơi theo ý thích tôi đã chuẩn bị môi trường sẳn có như đường viền của bồn hoa để hướng dẫn cho trẻ chơi “Đi giữ thăng bằng”, làm “những chú ếch nhảy lên, xuống ao”...
Ví dụ 2: Với bài tập vận động “Bò chui qua cổng có mang vật trên lưng” ở chủ đề: động vật. Trước hết tôi chuẩn bị không gian phù hợp, từ đồ dùng, quần áo, cho đến tâm thế thoải mái cho trẻ hoạt động. Ngoài ra, việc sắp xếp đồ dùng hợp lý, khoa học rất quan trọng để tạo sự hấp dẫn cho trẻ vào hoạt động. Bên cạch đó với những bài hát phù hợp xen vào các hoạt động trong giờ cũng là sự gây hứng thú cho trẻ khi luyện tậpVới chủ đề thực vật ngoài những đồ dùng chủ đạo tôi còn chuẩn bị một số loại con thú phù hợp để tạo được sự gần gủi giữa trẻ và các con vật khi trẻ chơi, trẻ có thể cho rằng đó là những người bạn yêu quí nhất và sự hưng phấn chắc chắn sẽ khơi dậy ở trẻ khi hoạt động. 
Ngoài ra với các hoạt động vận động khác tôi đã chuẩn bị đồ dùng như các bậc thang, cầu khỉ, bập bênh...ở môi trường ngoài trời để trẻ được trải nghiệm. Hay khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng tôi đã chuẩn bị đồ dùng để thay đổi tạo hứng thú cho trẻ: Như vòng thể dục, gậy thể dục, nơ, cờ,chuẩn bị các đồ dùng này phù hợp với nội dung và chủ đề đang thực hiện... 
Có thể nói! Với một điều kiện chuẩn bị về môi trường hoạt động ngoài lớp học đa dạng, phong phú, hấp dẫn sẽ gây được hứng thú cho trẻ và tạo ra được hiệu quả hoạt động cao nhất. Từ đó góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ.
Với điều kiện như vây, điều kiện môi trường hoạt động trong và ngoài nhóm lớp chu đáo, đầy đủ, đẹp, an toàn sẽ khơi dậy ở trẻ lòng ham thích vận động dẫn đến việc thực hiện các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tôi thấy hiệu quả nâng lên rõ rệt. 
2. Biện pháp 2: Phát triển vận động thông qua các hoạt động khác nhằm phát huy tính tích cực vận động ở trẻ. 
Phát triển vận động là một trong những nội dung giáo dục mang tính kỹ thuật cao, vậy để thực hiện được các vận động thể chất thì yêu cầu giáo viên phải thật sự sáng tạo, linh hoạt. Với bất cứ hoạt động nào trong giáo dục thể chất thì hiệu lệnh, khẩu lệnh phải rõ ràng, động tác dứt khoát và nhanh mạnh, tác phong chững chạc. Tuy nhiên để gây được sự hứng thú, tính tích cực đối với trẻ thì khi tham gia vận động giáo dục thể chất, đòi hỏi người giáo viên phải biết sáng tạo ở bất cứ nội dung nào, hoạt động nào cũng cần kết hợp với các hoạt động khác một cách hài hòa, hấp dẫn, có tính thuyết phục có như thế thì mới nâng cao hiệu quả toàn diện về chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ. 
a. Giáo dục phát triển vận động qua âm nhạc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho trẻ.
Có thể nói! Âm nhạc là cầu nối cho giáo dục thể chất, bởi mọi ngườ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_van_dong_trong.doc