SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình (Thể loại nặn) ở trường mầm non Hải Lộc

SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình (Thể loại nặn) ở trường mầm non Hải Lộc

“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” là khẩu hiệu mà mỗi chúng ta ai cũng biết. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và của mỗi gia đình. Trẻ em như tờ giấy trắng mà cha mẹ các con rất kì vọng vào sự tô vẽ của các thầy cô. Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên của trẻ, có thể nói việc hình thành, rèn luyện ở trẻ những nhân cách ban đầu để trẻ trở thành công dân tí hon hoàn thiện như: Cơ thể khẻo mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, lễ phép, có những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống đó chính là trách nhiệm của giáo viên mầm non.

Hoạt động tạo hình là một trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Xã hội có văn minh, hiện đại có nhiều công trình xây dựng với những kiểu lối kiến trúc đẹp cùng với những phương tiện máy móc hiện đại như ngày nay là có phần đóng góp không nhỏ của hoạt động tạo hình. Hoạt động tạo hình ra đời từ rất sớm. Từ xa xưa con người đã biết mô tả lại cuộc sống của mình qua những bức tranh, những hình vẽ trên vách đá với rất nhiều hình ảnh sống động như những cảnh săn bắn, cảnh trồng trọt hay nhảy múa, những đàn súc vật, muông thú, cỏ cây. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những tượng đá, tượng đồng những đền đá có hình trạm trổ nằm trong lòng đất, đó là kết quả tạo hình của loài người từ hàng nghìn năm về trước. Nó gắn liền với nền văn minh, văn hoá tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người. Trong đời sống con người hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, góp phần đem đến cái đẹp làm phong phú cho đời sống con người. Hoạt động tạo hình còn là phương tiện quan trọng trong giáo dục trẻ. Nó tác động to lớn trong việc hình thành và phát triển tính cách cho trẻ Mầm non. Tác dụng tích cực đến 5 mặt giáo dục: Đức, trí, thể, mỹ, lao động của trẻ ở tuổi Mầm non. Một nhà giáo dục Xô viết đã nói: “ Phải giáo dục cho trẻ biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người ”. Chức năng cơ bản của hoạt động tạo hình là phản ánh hiện thực bằng hình tượng, nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mỹ, hình thành tính yêu cái đẹp trong thiên nhiên, với cuộc sống và nghệ thuật. Trẻ biết yêu quý cái đẹp sẽ biết làm theo cái đẹp và cao hơn là biết sáng tạo ra cái đẹp. Chính vì thế mà hoạt động tạo hình đã hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, phát triển về khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, mầu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích. Khi tham gia các hình thức hoạt động tạo hình trẻ tái tạo lại bằng hình tượng các đồ vật, hiện tượng quen thuộc mà trước đó chúng đã tri giác được. Ở trường Mầm non từ nhiều năm nay, hoạt động tạo hình là một trong hoạt động học có chủ định chính, bao gồm nhiều hoạt động như: nặn theo mẫu, nặn theo đề tài, nặn theo ý thích. Đây là hoạt động được ngành học rất quan tâm và đạt thành chuyên đề cho những năm học sau. Ngành giáo dục - Đào tạo rất quan tâm tới hoạt động tạo hình đã chỉ đạo cho ngành học mầm non đi sâu vào chuyên đề này. Mở các cuộc thi “ Bé khỏe, Bé khéo tay ” các cấp cho trẻ. Đặc biệt đã thực hiện trong hoạt động học này trong chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Vì thế trường Mầm non Hải Lộc đã rất quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị tài liệu, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, vận động phụ huynh giúp đỡ về cơ sở vật chất để thực hiện hoạt động học tạo hình. Xong kết quả ở một số tiết chưa cao. Trẻ thực hiện ở mức độ khá giỏi ít, thực hiện đạt yêu cầu còn nhiều. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, mong muốn qua thực hiện tìm ra được những phương pháp, biện pháp hay, tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm non.

docx 25 trang thuychi01 83317
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình (Thể loại nặn) ở trường mầm non Hải Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục lục
 Trang
1. Mở đầu 
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2 . Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.3. Các giải pháp và biện pháp
2.3.1. Các giải pháp
2.3.2.Các biện pháp tổ chức 
2.4 Hiệu quả của SKKN 
3 . Kết luận và kiến nghị.
3.1 Kết luận
3.2 Kiến Nghị 
1
1
2
2
2
2
2
4
5
5
6
17
18
18
19
1. Mở đầu 
 1.1.Lí do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” là khẩu hiệu mà mỗi chúng ta ai cũng biết. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và của mỗi gia đình. Trẻ em như tờ giấy trắng mà cha mẹ các con rất kì vọng vào sự tô vẽ của các thầy cô. Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên của trẻ, có thể nói việc hình thành, rèn luyện ở trẻ những nhân cách ban đầu để trẻ trở thành công dân tí hon hoàn thiện như: Cơ thể khẻo mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, lễ phép, có những kĩ năng cần thiết trong cuộc sốngđó chính là trách nhiệm của giáo viên mầm non.
Hoạt động tạo hình là một trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Xã hội có văn minh, hiện đại có nhiều công trình xây dựng với những kiểu lối kiến trúc đẹp cùng với những phương tiện máy móc hiện đại như ngày nay là có phần đóng góp không nhỏ của hoạt động tạo hình. Hoạt động tạo hình ra đời từ rất sớm. Từ xa xưa con người đã biết mô tả lại cuộc sống của mình qua những bức tranh, những hình vẽ trên vách đá với rất nhiều hình ảnh sống động như những cảnh săn bắn, cảnh trồng trọt hay nhảy múa, những đàn súc vật, muông thú, cỏ cây. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những tượng đá, tượng đồng những đền đá có hình trạm trổ nằm trong lòng đất, đó là kết quả tạo hình của loài người từ hàng nghìn năm về trước. Nó gắn liền với nền văn minh, văn hoá tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người. Trong đời sống con người hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, góp phần đem đến cái đẹp làm phong phú cho đời sống con người. Hoạt động tạo hình còn là phương tiện quan trọng trong giáo dục trẻ. Nó tác động to lớn trong việc hình thành và phát triển tính cách cho trẻ Mầm non. Tác dụng tích cực đến 5 mặt giáo dục: Đức, trí, thể, mỹ, lao động của trẻ ở tuổi Mầm non. Một nhà giáo dục Xô viết đã nói: “ Phải giáo dục cho trẻ biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người ”. Chức năng cơ bản của hoạt động tạo hình là phản ánh hiện thực bằng hình tượng, nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mỹ, hình thành tính yêu cái đẹp trong thiên nhiên, với cuộc sống và nghệ thuật. Trẻ biết yêu quý cái đẹp sẽ biết làm theo cái đẹp và cao hơn là biết sáng tạo ra cái đẹp. Chính vì thế mà hoạt động tạo hình đã hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, phát triển về khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, mầu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích. Khi tham gia các hình thức hoạt động tạo hình trẻ tái tạo lại bằng hình tượng các đồ vật, hiện tượng quen thuộc mà trước đó chúng đã tri giác được. Ở trường Mầm non từ nhiều năm nay, hoạt động tạo hình là một trong hoạt động học có chủ định chính, bao gồm nhiều hoạt động như: nặn theo mẫu, nặn theo đề tài, nặn theo ý thích. Đây là hoạt động được ngành học rất quan tâm và đạt thành chuyên đề cho những năm học sau. Ngành giáo dục - Đào tạo rất quan tâm tới hoạt động tạo hình đã chỉ đạo cho ngành học mầm non đi sâu vào chuyên đề này. Mở các cuộc thi “ Bé khỏe, Bé khéo tay ” các cấp cho trẻ. Đặc biệt đã thực hiện trong hoạt động học này trong chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Vì thế trường Mầm non Hải Lộc đã rất quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị tài liệu, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, vận động phụ huynh giúp đỡ về cơ sở vật chất để thực hiện hoạt động học tạo hình. Xong kết quả ở một số tiết chưa cao. Trẻ thực hiện ở mức độ khá giỏi ít, thực hiện đạt yêu cầu còn nhiều. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, mong muốn qua thực hiện tìm ra được những phương pháp, biện pháp hay, tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm non. Từ thực tế đó tôi mạnh dạn áp dụng” Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ( Thể loại nặn)” ở trường mầm non Hải Lộc.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Đề ra Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ( Thể loại nặn) ở trường mầm non Hải Lộc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ( Thể loại nặn) ở trường mầm non Hải Lộc.
1.4 Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện tốt đề tài tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu đó là:
-Phương pháp nghiên cứu lí luận: Các tài liệu, giáo trình có liên quan đến hoạt động tạo hình.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu nhập thông tin.
 - Quan sát trẻ hoạt động tạo hình, quan sát trẻ thực hiện hoạt động để xác định mức độ nhận thức và kĩ năng của trẻ.
- Phương pháp thống kê sử lí số liệu.
Sử lí số liệu đã khảo sát so sánh đưa ra kết luận hiệu quả cho việc áp dụng các biện pháp đã lựa chọn. 
 2.Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận.
 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3-4 tuổi, trẻ chưa có kĩ năng tạo hình, chưa có các kĩ năng cơ bản về cách cầm đất để nặn, chưa biết cách ngồi nặn đúng tư thế, chưa có kĩ năng nặn, nhiều trẻ còn chưa qua lớp nhà trẻ nên việc làm quen với đất nặn còn gặp nhiều khó khăn vì vậy các hoạt động của trẻ chưa linh hoạt như: ( kỹ năng cầm đất nặn, xoay đất, nhấn dẹt..) .
Đối với trẻ 3- 4 tuổi lúc này môi trường sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ được mở rộng. Mặt khác ngôn ngữ của trẻ phát triển. Trẻ đã có thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đẹp, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính từ các hoạt động đó sẽ phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ, ngoài ra trẻ ở độ tuổi này còn thích bộc lộ và thể hiện những cảm xúc thông qua các sản phẩm tạo hình ( sản phẩm nặn). Để giúp trẻ phản ánh được thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng, phong phú, hấp dẫn, sáng tạo, nhờ có hoạt động mà trẻ có điều kiện được phát huy năng khiếu về hội hoạ. Do vậy các cháu thường rất say mê khi đến giờ hoạt động tạo hình, có rất nhiều ý tưởng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của mình, tuy vậy đôi bàn tay của trẻ đang còn vụng về, vốn hiểu biết còn chưa phong phú, hoạt động của khớp tay, cơ bàn tay còn chưa khéo léo. Mà hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiển một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm, tích cực.
 Như chúng ta đã biết, con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trong mình những năng khiếu thẩm mĩ, cũng không ai có sẵn những tài năng bên mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thực hành thì từ đó những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Đối với trẻ nhỏ việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ, mà học của trẻ ở đây thông qua “học mà chơi- chơi mà học”. Vì vậy hoạt động tạo hình phải được tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo trong việc dùng các thủ thuật gây hứng thú và cần được tiến hành đồng thời vào việc tích lũy có hệ thống những biểu tượng tạo hình chính xác rõ ràng, màu sắc đẹp và phong phú phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ. Tích hợp lồng ghép sao cho phù hợp với từng bài một cách logic sinh động, có như vậy giờ hoạt động tạo hình mới có chất lượng và trẻ nắm được các kỹ năng kiến thức của hoạt động tạo hình, đồng thời động viên khuyến khích trẻ, tạo cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên để làm giàu cảm xúc tạo cho trẻ thói quen quan sát thiên nhiên xung quanh, con người và những hiện tượng gần gũi thông qua hoạt động làm quen với khám phá khoa học để trẻ được tri giác các hình ảnh về phong cảnh quê hương đất nước, rừng và biển, cảnh sinh hoạt của con người, quan sát các loại cây, hoa, được nếm các loại quả, vuốt ve âu yếm các con vật, so sánh, tìm tòi những đặc điểm chung của chúng.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3 tuổi, đây là giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp ( kỹ năng cầm đất nặn, thao tác nặncòn vụng về). Một mặt do trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô với bạn, lúc này môi trường sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể. Mặt khác vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít. Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình đặc biệt là hoạt động nặn chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ.
 Nội dung hoạt động tạo hình ( Hoạt động nặn) trong trường mầm non là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động nặn giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp.
Trên thực tế tôi thấy ở lớp tôi chất lượng hoạt động tạo hình ( Hoạt động nặn) chưa cao bởi các hoạt động mang tính khuôn mẫu, áp đặt. Hoạt động nặn của trẻ mang tính tái tạo, dập khuôn. Thiếu đi sự mềm mại và ít có tính sáng tạo. Trong đó quá trình tổ chức các hoạt động nặn của trẻ trẻ còn lúng túng: Mầu sắc chưa hài hòa, bố cục tranh sắp xếp các chi tiết trong sản phẩm còn vụng về, đường nét còn chưa sắc sảo...Vì thế tôi rất băn khoăn, lo lắng và tìm ra các giải pháp, biện pháp giúp trẻ thực hiện hoạt động nặn có hiệu qủa. Để làm được điều đó người giáo viên phải có nhiều biện pháp tích cực, sáng tạo, hứng thú giúp trẻ thích thú khi tham gia các hoạt động nặn.
2.2. Thực trạng vấn đề:
* Thuận lợi:
 - Trường mầm non Hải Lộc là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I về cơ sở vật chất và trang thiết bị tương đối đầy đủ.
-Đội ngũ giáo viên có trình độ đồng đều, có tâm huyết với nghề. 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn .
 - Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có năng khiếu tạo hình, tạo được môi trường hoạt động ở lớp tương đối phong phú.
 - Được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ .
 - Ban giám hiệu và phòng giáo dục đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi cho chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm.
- Bản thân có năng khiếu về hội họa, tạo hình.
-Trường luôn tổ chức cho trẻ cuộc thi “bé khỏe bé khéo tay” cấp trường.
* Khó khăn:
 - Đa số là con em nông thôn, đời sống còn gặ3p nhiều khó khăn. Chưa tích cực đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến công việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường về việc chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ nhưng chưa phong phú, đa dạng.
 - Tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ chưa đồng đều. 
-Một số trẻ kĩ năng tạo hình còn hạn chế.
* Kết quả thực trạng:
Để đánh giá tính hiệu quả của đề tài cũng như tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với nhóm lớp với từng cá nhân trẻ ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá về kỹ năng tạo hình đặc biệt là khả năng nặn của trẻ. Qua những tiết tạo hình đặc biệt là giờ nặn tôi thấy trẻ còn nhiều hạn chế cụ thể qua từng tiết học đạt kết quả như sau: 
 Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng:
Nội dung khảo sát
TST
 Đạt yêu cầu
 Chưa đạt yêu cầu
T
K
TB
Y
K
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
Trẻ biết sử dụng đất nặn để tạo ra sản phẩm
32
8
25
13
41
8
25
3
9
0
0
Trẻ biết cách sử dụng mầu sắc hợp lí
32
7
22
13
41
8
25
4
12
0
0
Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm
32
5
16
13
41
9
27
5
16
0
0
	Qua kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng về tạo hình của trẻ còn nhiều hạn chế. Trẻ chưa đạt còn cao. Với tỉ lệ sau: 
+Với những trẻ biết sử dụng đất nặn để tạo ra sản phẩm thì tỉ lệ như sau: Tốt : 8/32 cháu = 25%, khá : 13/32 cháu = 41%, TB: 8/32 cháu = 25%, yếu: 3/32 cháu = 9%
+ Trẻ biết cách sử dụng mầu sắc hợp lí: Tốt: 7/32 = 22%, khá: 13/32 =41%, TB: 8/32 = 25%, Yếu: 4/42 = 12%.
+ Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm:Tốt: 5/32 = 16%, Khá: 13/32 = 41%, TB: 9/32 = 27%, yếu: 5/32 = 16%
 Nguyên nhân:
-Về phía trẻ: 
+Một số trẻ trong lớp còn nhút nhát chưa năng động, hoạt bát, trẻ còn lúng túng vụng về khi thực hiện các bài tập tạo hình (nặn).
+Trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động tạo hình (nặn).
+Trẻ chưa biết cách phối hợp màu sắc khi nặn.
-Về phía giáo viên: 
+Chưa tổ chức linh hoạt các hình thức tổ chức hoạt động nặn cho trẻ, đang còn mang tính dập khuôn, cứng nhắc.
+Năng khiếu tạo hình còn hạn chế.
+Đồ dùng, đồ chơi làm chưa phong phú.
+Phối kết hợp với phụ huynh chưa thường xuyên.
Vì vậy để trẻ có khả năng tạo hình tốt tôi luôn suy nghĩ để giúp trẻ nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình. 
2.3 Các giải pháp và biện pháp
2.3.1. Các giải pháp:
- Phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình thể loại nặn.
- Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp, tham gia các buổi dự giờ, thao giảng.
- Sử dụng phế liệu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, lồng ghép hoạt động khác khi tổ chức hoạt động nặn.
- Phối hợp với các bậc phụ huynh để tuyên truyền về việc học và phát huy tính sáng tạo của trẻ qua hoạt động nặn để từ đó giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong khi học...
2.3.2. Biện Pháp tổ chức thực hiện
Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp học tập của trẻ trong hoạt động nặn:
 - Do đặc thù lớp đông nên ngay từ đầu năm tôi đã rèn luyện cho trẻ có thói quen ngồi đúng tư thế, tác phong nhanh nhẹn trong đàm thoại nội dung bài học và gây hứng thú cho trẻ thích học, chia tổ và sắp xếp chỗ ngồi cháu khá xen kẽ với cháu trung bình, cháu giỏi ngồi với cháu yếu, rèn luyện cho các cháu thói quen sử dụng đồ dùng học tập khi chưa có yêu cầu của cô thì chưa được sử dụng đồ dùng . Từ đó tôi có thể phát đồ dùng ngay khi ổn định tổ chức và đã thành công trong việc xây dựng nề nếp học tập cho trẻ.
 - Khi trẻ đến lớp, tôi cho trẻ ổn định vào chỗ ngồi, tôi trò chuyện với trẻ về chủ đề đang thực hiện. Ngoài ra tôi còn thu hút trẻ bằng các tranh ảnh trang trí về chủ đề đang thực hiện như: “Chủ đề bản thân” tôi cho trẻ xem tranh ảnh về cơ thể trẻ. Chủ đề “ Động vật” tôi sử dụng tranh ảnh các con vật trẻ xem máy chiếu những hình ảnh mà trẻ không được gặp ngoài đời thường, để rèn luyện cho trẻ nề nếp ngồi học tốt tôi luôn động viên, khuyến khích bằng những lời ca, tiếng hát, câu chuyện, trò chơi... Dần dần tôi đã đưa trẻ vào nề nếp.
 Với biện pháp này tôi đã tạo được nề nếp, thói quen cho trẻ khi đến lớp gây được sự chú ý của trẻ để trẻ say xưa học bài. Những hoạt động đó đã cuốn hút trẻ hơn khi tôi thực hiện một tiết học và có kế hoạch điều chỉnh thời gian theo đúng lịch sinh hoạt của lớp và nề nếp của lớp.
Biện pháp 2: Tạo môi trường hoạt động nặn phong phú, đa dạng, hấp dẫn, có tính thẩm mĩ cao.
*Trong lớp học và ngoài lớp học.
 Trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình nói chung đặc biệt là hoạt động nặn. Tạo môi trường đẹp trong lớp để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé đẹp. Bé quan sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không?...Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé. Đây là tác động cần thiết để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Vì vậy tôi đã tìm hiểu yêu cầu của chủ đề, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3- 4 tuổi mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ sao cho phù hợp nhất.
+ Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ đề, các tiêu đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ.
 VD 1: Mảng chủ đề thường ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn dễ thấy. Nội dung của mảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ đề: Như chủ đề trường Mầm non: Có hình ảnh ngôi trường, đu quay, cầu trượtcó cô giáo cùng bé đi dạo
- Các góc hoạt động như góc gia đình tôi đặc biệt là “ Tổ ấm 3-4 tuổi” trong đó có hình ảnh Mẹ và bé mặc tạp dề nấu cơm, có đồ dùng dụng cụ chế biến. Hay góc xây dựng tôi lấy tên: “Kiến trúc sư tí hon”, “công trình mơ ước”, “tôi là kĩ sư tương lai”có hình ảnh các bé hoặc các con vật đang chuyển các vật liệu xây dựng, đang làm các bác thợ xây dựng, lắp ghép từ các hình ảnh ngộ nghĩnh ở phía trên mảng tường. Còn phía dưới mảng tường tôi thường làm bằng nhựa trong hoặc thảm gai, trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh trang trí cho góc đó.
Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ đề ta cần thay đổi nội dung chủ đề mới. Tôi đã cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho chủ đề mới và tên của góc chơi của mình. Nội dung của các góc tôi giới thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ có vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham gia tạo sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình.
 VD 2: Ở mảng hoạt động tạo hình :Tôi đã trưng bày các sản phẩm mẫu tự làm và sưu tầm, cho trẻ quan sát nhằm kích thích khả năng sáng tạo và có nghệ thuật của trẻ tôi giới thiệu đây là ngôi nhà nghệ thuật của chúng mình. Chúng mình hãy cùng chọn một cái tên thật hay để đặt cho nó nhé. Nào ai có ý kiến, cô gợi ý các tên như sau: Hoạ sĩ nhí, bé khéo tay, bé làm hoạ sĩ, hoạ sĩ tí honCho trẻ thảo luận và lựa chọn nếu trẻ nào nghĩ được tên khác hay hơn cô có thể chọn làm tên góc hoạt động.
 Bây giờ ngôi nhà này đã có tên rồi: cô giới thiệu với chúng mình đây là hình ảnh bạn thỏ đang nặn Đây là con Gà, con Vịt, quả Cam do cô tự làm lấy chúng mình thấy có đẹp không? Còn đây là quả chuối của bạn Yến năm trước học ở đây, đây là mâm ngũ quả của bạn Duy ĐứcBây giờ cô muốn mỗi bạn hãy làm thật nhiều những sản phẩm để trang trí cho ngôi nhà của chúng mình đẹp hơn nhé. Cô muốn trong lớp mình ai cũng có sản phẩm được trưng bày trong ngôi nhà nhỏ của chúng mình để cô thay các sản phẩm của các bạn cũ, chúng mình có đồng ý không?
Từ lời gợi mở như vậy đã kích thích trẻ tạo ra sản phẩm mới. Để gây hứng thú cho trẻ nặn thì tuỳ theo từng chủ đề tiến hành mà tôi có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các loại đất nặn phù hợp và phong phú.
 VD 3: Đất nặn các màu khác nhau, các loại đất nặn khác nhau, có thể cả đất thật.
 Ở đây các loại đất thì giáo viên luôn để ở trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy để sử dụng khi vào hoạt động. Bên cạnh đó tôi chuẩn bị một sản phẩm nặn mà tôi đã cung cấp, hoặc sắp cung cấp trên hoạt động có chủ định để làm mảng cung cấp kiến thức cho trẻ thu hút sự chú ý của trẻ trong các hoạt động đón và trả trẻ, hoạt động góc, kết hợp với lời gợi ý trẻ vào góc chơi. Từ đó giúp trẻ được củng cố và làm quen kiến thức đó, giúp trẻ tăng thêm vốn kiến thức, kỹ năng hơn trong hoạt động chung.
 VD 4: Với chủ đề: “ Thế giới động vật” ở góc tạo hình tôi nặn một số con vật( gà, thỏ, mèo, trâu, voi) bày ở giá để cung cấp kiến thức cho trẻ. Khi trẻ vào góc chơi hoặc giờ đón trả trẻ tôi thu hút gợi ý trẻ quan sát những sản phẩm đó:
+ Đây là con gì? Cô nặn như thế nào?
Nhờ đó khi thực hiện các đề tài “ Nặn con vật”trẻ đã có vốn kiến thức hiểu biết

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_tham_mi_cho_tre_3_4_tuoi_th.docx