SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát, thực hành, giao tiếp cho học sinh thông qua việc sử dụng các phương tiện dạy học trực quan, kết hợp học tập trải nghiệm trong môn sinh học

SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát, thực hành, giao tiếp cho học sinh thông qua việc sử dụng các phương tiện dạy học trực quan, kết hợp học tập trải nghiệm trong môn sinh học

Cơ sở thực tiễn

Trường THCS Thành Lợi rất nhiều năm đạt thành tích cao trong công tác dạy học, đặc biệt là bộ môn sinh học. Trong nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy để học sinh thấy hứng thú học tập và dễ ghi nhớ bài, các em có thể tự tạo ra sản phẩm học tập cho bản thân thì người giáo viên ngoài việc trang bị các kiến thức cơ bản trong chương trình thì cần phải lồng ghép thêm cho các em kiến thức về thực tế đời sống có liên quan tới môn học, các hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh, hướng dẫn cho các em thực hành tạo sản phẩm thông qua việc tổ chức trải nghiệm, tự tin trình bày kết quả học tập nghiên cứu của bản thân trước lớp để giúp các em khắc sâu kiến thức một cách tích cực, chủ động, tự giác, không nhồi nhét, ép buộc.và không tạo cảm giác nặng nề khi vào giờ học tạo điều kiện cho các em phát huy các năng lực và kĩ năng của bản thân từ môn học đó.

Thuận lợi:

Trong thời gian công tác tại trường tôi được ban giám hiệu tin tưởng và phân công giảng dạy bộ môn sinh học ở tất cả các khối lớp 6,7,8,9 nên có nhiều thuận lợi trong việc nắm bắt những yêu cầu mới của việc giảng dạy, thấy được cái nào học sinh cần và giáo viên phải làm gì để phát triển kiến thức, năng lực, kĩ năng cho học sinh ở từng khối lớp để sau này các em vận dụng được vào cuộc sống.

Các thầy cô trong trường và tổ bộ môn nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến rút ra nhiều kinh nghiệm hay trong công tác giảng dạy. Được các em học trò hỗ trợ hết mình trong quá trình tôi tiến hành nghiên cứu, viết sáng kiến và dạy thực nghiệm.

Sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, phòng giáo dục và người dân địa phương tạo điều kiện cho tôi thực hiện các chuyên đề giảng dạy thực nghiệm đề tài nghiên cứu khi cho các em tham gia trải nghiệm, tham quan tìm hiểu các địa điểm có liên quan đến bộ môn sinh học mà không tốn chi phí.

Khuôn viên Trường THCS Thành Lợi khá rộng, có nhiều cây xanh, đặc biệt là có vườn sinh học do tổ bộ môn Hóa-Sinh thực hiện, giúp tôi thuận lợi trong việc tổ chức cho học sinh tham gia quan sát, nghiên cứu về đặc điểm hình, thái sinh lý của sinh vật, giúp các em học sinh “ thấy tận mắt, sờ tận tay” dễ dàng tiếp thu được kiến thức và ghi nhớ lâu.

 

doc 23 trang hoathepmc36 28/02/2022 10874
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát, thực hành, giao tiếp cho học sinh thông qua việc sử dụng các phương tiện dạy học trực quan, kết hợp học tập trải nghiệm trong môn sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH TÂN
TRƯỜNG THCS THÀNH LỢI
TỔ HÓA - SINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN SINH HỌC
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG QUAN SÁT, THỰC HÀNH, GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRỰC QUAN, KẾT HỢP HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN SINH HỌC”
GV: VÕ THỊ HẠNH
NĂM 2019
MỤC LỤC – CẤU TRÚC SKKN 
*****O*****
 Mục lục Trang
 TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	2
TÊN ĐỀ TÀI 3
 II. PHẦN MỞ ĐẦU 3
 1 - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
 2 - MÔ TẢ NỘI DUNG 4
 II – PHẦN NỘI DUNG 8
 1 - NHỮNG GIẢI PHÁP CỦA SKKN 8
 2 - KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SKKN 12
 3 - KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG 13
 III . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14
 1 – KẾT LUẬN 14
 2 – KIẾN NGHỊ 15
PHÒNG GD – ĐT BÌNH TÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS THÀNH LỢI	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Thành Lợi, ngày tháng năm 2019
TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Phần1 . Họ và tên: Võ Thị Hạnh
 Chức vụ : Giáo viên
 Nơi công tác: Trường THCS Thành Lợi
 Danh hiệu đề nghị xét duyệt sáng kiến: Chiến sĩ thi đua Tỉnh 
Phần 2 . Tên sáng kiến kinh nghiệm. 
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG QUAN SÁT, THỰC HÀNH, GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRỰC QUAN, KẾT HỢP HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN 
SINH HỌC”
Phần 3 . Thời gian và địa điểm thực hiện:
 -Thời gian thực hiện trong năm học 2015 – 2016, 2016 – 2017, 2017 – 2018,
 2018 -2019
 -Địa điểm sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện tại trường THCS Thành Lợi
Phần 4. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MÔ TẢ NỘI DUNG:
- Thông qua việc tìm hiểu các đặc điểm cấu tạo, mối quan hệ tác động lẫn nhau, sự thích nghi với môi trường sống sẽ giúp học sinh ngày càng gần gũi với thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên và thêm yêu cuộc sống, biết vận dụng sáng tạo các kiến thức, kĩ năng từ môn học vào cuộc sống. Để đạt được những điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải có cách đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, tìm ra cách thức tổ chức hoạt động dạy học thật sự lôi cuốn học sinh. Chính vì vậy qua nhiều năm giảng dạy bản thân được tập huấn chuyên môn và tự học hỏi đã tiến hành nghiên cứu, đúc kết được một số kinh nghiệm trong công tác dạy và học tại trường THCS Thành Lợi, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, được sự yêu mến của học sinh, các em ngày càng thích học giờ sinh học hơn
 - Dạy học phải sử các phương tiện hỗ trợ để kích sự hứng thú cho học sinh như: tranh ảnh, đoạn phim, mô hình và cả mẫu vật thật, hướng dẫn các em ứng dụng công nghệ thông tin trong việc học tập rèn cho các em kĩ năng quan sát, trình bày.
- Hướng dẫn học sinh tạo sản phẩm học tập thông qua việc cho các em quan sát thực tế như vẽ hình, làm mô hình, thiết lập sơ đồ giúp các em khắc sâu kiến thức tại lớp và vận dụng vào những việc cần thiết trong cuộc sống, rèn kĩ năng thực hành sáng tạo
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm tạo, tạo tình huống có vấn đề, tổ chức cho các em nghiên cứu về môi trường, về đặc điểm của sinh vật để các em cảm thấy yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường tự nhiên, rèn kĩ năng quan sát, thực hành, thu thập tư liệu.
- Tạo và chọn đề tài liên quan tới môn học cho các em nghiên cứu, trải nghiệm, phỏng vấn các bạn hay người dân địa phương, thầy cô giáo trong nhà trường.. để tìm ra kiến thức cần học. Giúp các em tự tin trình bày, báo cáo đề tài của nhóm nghiên cứu để hình kĩ năng giao tiếp. 
Phần 5 . GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 - Đối với giáo viên: Trong một bài dạy, nếu tận dụng hiệu quả việc sử dụng các phương tiện trực quan, đổi mới phương pháp tổ chức dạy học thu hút học sinh, cho các em tham quan học tập trải nghiệm và tạo các tình huống có vấn đề để các em tìm hiểu giải quyết vấn đề sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức rất nhanh, đồng thời rèn được nhiều kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.	
 - Đối với học sinh: tiếp thu tri thức một cách chủ động, khả năng tư duy cao và yêu thiên nhiên, yêu thích môn học, thích khám phá để tìm ra tri thức cho bản thân. 
Phần 6. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 - Trong năm học qua kết quả học tập của học sinh tăng lên. Lọai yếu kém không có. 
. Kết quả khảo sát sự yêu thích môn học
Tổng số hs khảo sát
Yêu thích 
Không thích 
Năm học: 2015-2016
103 học sinh
28hs ( 27.18%)
75hs( 72.82%)
Năm học: 2016-2017
144 học sinh
48hs ( 33.33%)
96hs (66.67%)
Năm học: 2017-2018
123 học sinh
78hs ( 63.41%)
45hs ( 36.59%)
 . Đặc biệt kết quả kiểm tra chất lượng cao hơn rất nhiều qua từng năm, cụ thể: 
Năm học
Giỏi
khá
Trung bình
Yếu
kém
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
2015-2016
Tổng số:497 
85
22.5
177
35.6
201
40.4
34
6.8
2016-2017
Tổng số: 509
105
20.6
190
37.3
191
37.5
23
4.5
2017-2018
Tổng số:549
163
29.7
226
41.2
156
28.4
4
0.73
2018-2019
Tổngsố:557
189
33.9
227
40.8
141
25.3
0
0
- Về chất lượng bộ môn ( thực dạy năm học 2018-2019 ) 100 % học sinh từ trung bình trở lên (trong đó có trên 90% Khá, Giỏi), không có học sinh kém. Cụ thể:
Xếp Loại
Đầu Năm
Cuối năm
Sĩ số: 64
Sĩ số: 64
SL: Hs
Tỉ Lệ: %
SL: Hs
Tỉ Lệ %
Giỏi
12
18.8
26
40.6
Khá
27
42.2
32
50
Tb
20
31.2
6
9.4
Yếu
5
7.8
00
00
- Chất lượng bộ môn sinh 6-7 thực dạy năm học 2018-2019:
Xếp Loại
Đầu Năm khối 7
Cuối năm khối 7
Sĩ số: 61
Sĩ số: 59( chuyển 2)
SL: Hs
Tỉ Lệ: %
SL: Hs
Tỉ Lệ %
Giỏi
9
14.8
19
32.2
Khá
21
34.4
25
42.4
Tb
28
45.9
15
25.4
Yếu
3
4.9
0
0
Xếp Loại
Đầu Năm khối 6
Cuối năm khối 6
Sĩ số: 72
Sĩ số: 68( chuyển 4)
SL: Hs
Tỉ Lệ: %
SL: Hs
Tỉ Lệ %
Giỏi
11
12.3
21
30.9
Khá
23
31.9
29
42.6
Tb
30
41.7
18
26.5
Yếu
8
11.1
0
0
-Ngoài ra trong các cuộc thi thực hành thực hành thí nghiệm môn sinh khối lớp 9 cấp huyện và tỉnh còn đạt được nhiều kết quả cao như:
- Năm học: 2016-2017: Đạt 1 giải ba cấp huyện, Đồ dùng dạy học đạt giải nhất cấp huyện – giải khuyến khích cấp tỉnh
- Năm học 2017-2018: Đạt 1 giải nhì và 1 giải ba huyện, 1 giải khuyến khích tỉnh
- Năm học 2018-2019:Đạt 2 giải ba cấp huyện, 1 giải khuyến khích cấp tỉnh 
Phần 7. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
 - Giáo viên trong tổ bộ môn tiếp tục rút kinh nghiệm và áp dụng trong những năm học tới.
 - Qua việc áp dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để dạy các quy luật di truyền, tôi đã rút ra được cho mình nhiều kinh nghiệm và thấy SKKN này rất hữu dụng đối với bản thân đó là giúp tôi hoàn thành tốt bài dạy của mình, nâng cao được chất lượng của bộ môn và trên hết là nhận thấy học sinh học bộ môn này một cách tích cực, hứng thú .
 	- Tôi đã cố gắng hoàn thiện phương pháp này để các giáo viên trong tổ chuyên môn của trường áp dụng và nhận thấy trước mắt là học sinh hứng thú say mê và tích cực học môn sinh nhiều hơn trước. Từ đó kết quả, chất lượng bộ môn cũng được nâng lên.
 	- Phương pháp này cũng đã được nhiều giáo viên của các trường áp dụng ,nên khả năng nhân rộng là rất cao và tôi sẽ cố gắng để học tập trao đổi kinh nghiệm về phương pháp này, làm cho nó ngày một hoàn thiện và tốt hơn.
 Phần 8 . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Trên cơ sở dạy học sử dụng phương tiện trực quan, kết hợp học tập trải nghiệm giúp các em rèn các kĩ năng cần thiết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
 	- Đổi mới phương pháp dạy học bằng việc cải tiến cách thức sử dụng phương tiện trực quan, kết hợp học tập trải nghiệm trong giảng dạy môn sinh học đã giúp học sinh hiểu sâu kiến thức và vận dụng tốt kiến thức, nhằm mục đích tăng tính tích cực học tập của học sinh góp phần thực hiện nhiệm vụ cải cách giáo dục: Cải tiến phương pháp theo hướng “Phát huy trí lực học sinh trong quá trình học tập” phù hợp với xu thế phát triển của lí luận dạy học hiện đại.
 - Người thầy phải soạn kỹ bài, có suy nghĩ tìm tòi, chuẩn bị tốt các dụng cụ đồ dùng dạy học cho bài giảng.
 	- Phải học tập, nghiên cứu nắm thật vững các kiến thức.
 	- Tìm thêm một số phương pháp hay về để hướng dẫn học sinh để kích thích sự tìm tòi kiến thức mới, sự thích thú khi học môn sinh học, giúp các em ngày càng yêu thích học và tạo ra nhiều sản phẩm học tập cho bản thân, rèn cho các em nhiều kĩ năng trong cuộc sống.
 Thành Lợi, ngày tháng năm 2019
 	 Người thực hiện
 Võ Thị Hạnh
Tên đề tài
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG QUAN SÁT, THỰC HÀNH, GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRỰC QUAN, KẾT HỢP HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN SINH HỌC”
 	I. PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lí do chọn đề tài:
Cơ sở lý luận
 	Giáo dục từ lâu được xem là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt trong những năm gần đây giáo dục càng trở nên quan trọng. Ngày nay xã hội phát triển thì nhu cầu về nguồn nhân lực có tri thức, có đạo đức càng cao, đòi hỏi chất lượng dạy - học cần được cải thiện và nâng cao để có được sản phẩm con người phát triển toàn diện về trí tuệ, nhân cách, kiến thức và kĩ năng gắn liền với thực tiễn cuộc sống là hết sức cần thiết.
Trước những yêu cầu của xã hội Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển thì việc đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động học tập sinh động, tạo sự yêu thích cho người học là vô cũng quan trọng. Luật giáo dục Việt Nam 2005, điều 28.2 đã nêu rõ: “ Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức và thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
Sinh học là một môn khoa học vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực tiễn. Trên cở sỡ phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng của sinh vật đến môi trường, đời sống con người. Thông qua việc tìm hiểu các đặc điểm cấu tạo, mối quan hệ tác động lẫn nhau, sự thích nghi với môi trường sống sẽ giúp học sinh ngày càng gần gũi với thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên và thêm yêu cuộc sống, biết vận dụng sáng tạo các kiến thức, kĩ năng từ môn học vào cuộc sống. Để đạt được những điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải có cách đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, tìm ra cách thức tổ chức hoạt động dạy học thật sự lôi cuốn học sinh. Chính vì vậy qua nhiều năm giảng dạy bản thân được tập huấn chuyên môn và tự học hỏi đã tiến hành nghiên cứu, đúc kết được một số kinh nghiệm trong công tác dạy và học tại trường THCS Thành Lợi, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, được sự yêu mến của học sinh, các em ngày càng thích học giờ sinh học hơn thông qua sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát, thực hành, giao tiếp cho học sinh thông qua việc sử dụng các phương tiện dạy học trực quan, kết hợp học tập trải nghiệm trong môn sinh học”
1.2- Cơ sở thực tiễn
Trường THCS Thành Lợi rất nhiều năm đạt thành tích cao trong công tác dạy học, đặc biệt là bộ môn sinh học. Trong nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy để học sinh thấy hứng thú học tập và dễ ghi nhớ bài, các em có thể tự tạo ra sản phẩm học tập cho bản thân thì người giáo viên ngoài việc trang bị các kiến thức cơ bản trong chương trình thì cần phải lồng ghép thêm cho các em kiến thức về thực tế đời sống có liên quan tới môn học, các hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh, hướng dẫn cho các em thực hành tạo sản phẩm thông qua việc tổ chức trải nghiệm, tự tin trình bày kết quả học tập nghiên cứu của bản thân trước lớp để giúp các em khắc sâu kiến thức một cách tích cực, chủ động, tự giác, không nhồi nhét, ép buộc...và không tạo cảm giác nặng nề khi vào giờ học tạo điều kiện cho các em phát huy các năng lực và kĩ năng của bản thân từ môn học đó.
Thuận lợi:
Trong thời gian công tác tại trường tôi được ban giám hiệu tin tưởng và phân công giảng dạy bộ môn sinh học ở tất cả các khối lớp 6,7,8,9 nên có nhiều thuận lợi trong việc nắm bắt những yêu cầu mới của việc giảng dạy, thấy được cái nào học sinh cần và giáo viên phải làm gì để phát triển kiến thức, năng lực, kĩ năng cho học sinh ở từng khối lớp để sau này các em vận dụng được vào cuộc sống.
Các thầy cô trong trường và tổ bộ môn nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến rút ra nhiều kinh nghiệm hay trong công tác giảng dạy. Được các em học trò hỗ trợ hết mình trong quá trình tôi tiến hành nghiên cứu, viết sáng kiến và dạy thực nghiệm.
Sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, phòng giáo dục và người dân địa phương tạo điều kiện cho tôi thực hiện các chuyên đề giảng dạy thực nghiệm đề tài nghiên cứu khi cho các em tham gia trải nghiệm, tham quan tìm hiểu các địa điểm có liên quan đến bộ môn sinh học mà không tốn chi phí.
Khuôn viên Trường THCS Thành Lợi khá rộng, có nhiều cây xanh, đặc biệt là có vườn sinh học do tổ bộ môn Hóa-Sinh thực hiện, giúp tôi thuận lợi trong việc tổ chức cho học sinh tham gia quan sát, nghiên cứu về đặc điểm hình, thái sinh lý của sinh vật, giúp các em học sinh “ thấy tận mắt, sờ tận tay” dễ dàng tiếp thu được kiến thức và ghi nhớ lâu.
Khó khăn:
Trước khi tiến hành nghiên cứu đề tài thì đa số học sinh không yêu thích môn sinh học, cảm thấy chán khi học vì chủ yếu là lý thuyết học bài, cụ thể thông qua kết quả khảo sát như sau:
Tổng số hs khảo sát
Yêu thích 
Không thích 
Năm học: 2015-2016
497 học sinh
187hs ( 37.63%)
310hs( 62.37%)
Kết quả học tập khi chưa tiến hành giải pháp	
Năm học
Giỏi
khá
Trung bình
Yếu
kém
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
2015-2016
Tổng số:497 
85
22.5
177
35.6
201
40.4
34
6.8
Khi dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, rèn kĩ năng cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải mất nhiều thời gian, phải thật sự đặt cái tâm nghề giáo vào trong bài giảng để có thể tìm tòi, sáng tạo tìm ra nhiều cách tổ chức dạy học thu hút học sinh, phải chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ cho học sinh tự tạo sản phẩm học tập tại lớp
	Việc tổ chức cho các em học trải nghiệm ngoài thiên nhiên thì người dạy phải có cách quản lý lớp thật tốt, chọn thời gian, địa điểm học tập phù hợp. Ngoài ra khi cho các nhóm quan sát học trải nghiệm thường trong 45 phút không kịp nên chủ yếu cho các em đi trái buổi.
Ở trường có vườn sinh học tuy nhiên vẫn chưa đa dạng về loại cây. 
	2. Mô tả nội dung:
 2.1 - Mục đích nghiên cứu:
 	Tôi nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát, thực hành, giao tiếp cho học sinh thông qua việc sử dụng các phương tiện dạy học trực quan, kết hợp học tập trải nghiệm trong môn sinh học ” nhằm các mục đích sau:
 	+ Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Thành Lợi
 	+ Góp phần phổ biến một số phương pháp mới trong việc dạy học rèn kĩ năng sống cho học sinh THCS
 	+ Nhằm rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho bản thân.
	+ Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, thực hành, kĩ năng giao tiếp đạt kết quả cao.
	+ Giúp học sinh nắm vững các kiến thức, kĩ năng và vận dụng đuợc vào cuộc sống
 	2.2 - Phạm vi – đối tượng nghiên cứu:
 	- Các đặc điểm hình thái, sinh lý của sinh vật, các hiện tượng xung quanh đời sống sinh vật có ảnh hưởng đến con người 
	- Các tiết thực hành trong chương trình sinh học bậc THCS
 	- Đối tượng là học sinh khối 6,7,8, 9 trường THCS Thành Lợi
 	2.3 – Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp trực quan
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tế: Thí nghiệm, học tập trải nghiệm, giao tiếp, điều tra lấy ý kiến, tạo sản phẩm
- Nhóm phương pháp hỗ trợ: thực hành, thống kê, vẽ hình, thảo luận, báo cáo
 	2.4 – Nội dung nghiên cứu
	- Dạy học phải sử các phương tiện hỗ trợ để kích sự hứng thú cho học sinh như: tranh ảnh, đoạn phim, mô hình và cả mẫu vật thật, hướng dẫn các em ứng dụng công nghệ thông tin trong việc học tập rèn cho các em kĩ năng quan sát, trình bày.
- Hướng dẫn học sinh tạo sản phẩm học tập thông qua việc cho các em quan sát thực tế như vẽ hình, làm mô hình, thiết lập sơ đồ giúp các em khắc sâu kiến thức tại lớp và vận dụng vào những việc cần thiết trong cuộc sống, rèn kĩ năng thực hành sáng tạo
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tạo tình huống có vấn đề, tổ chức cho các em nghiên cứu về môi trường, về đặc điểm của sinh vật để các em cảm thấy yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường tự nhiên, rèn kĩ năng quan sát, thực hành, thu thập tư liệu.
- Tạo và chọn đề tài liên quan tới môn học cho các em nghiên cứu, trải nghiệm, phỏng vấn các bạn hay người dân địa phương, thầy cô giáo trong nhà trường.. để tìm ra kiến thức cần học. Giúp các em tự tin trình bài, báo cáo đề tài của nhóm nghiên cứu để hình kĩ năng giao tiếp. 
- Qua khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến học sinh khi học môn sinh học từ năm học 2015-2016 và bắt đầu thực hiện đề tài trên từ năm 2016-2017 cho đến năm học hiện tại 2018-2019 thu được kết quả như sau:
Tổng số hs khảo sát
Yêu thích 
Không thích 
Năm học: 2015-2016
497 học sinh
187hs ( 37.63%)
310hs( 62.37%)
Năm học: 2016-2017
509 học sinh
211hs ( 41.45%)
298hs (58.55%)
Năm học: 2017-2018
549 học sinh
357hs (65.03%)
192hs (34.97%)
Năm học: 2018-2019
557 học sinh
496hs (89.05%)
61hs(10.95%)
 II. NỘI DUNG
1. Giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm:
 1.1. Thực trạng thực hiện giải pháp: 
	- Đối với học sinh: Học sinh tiếp thu tri thức một cách thụ động, không được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động của mình thì thường không hiểu rõ bản chất của
vấn đề và dễ quên. Học sinh chỉ nghe thầy thông báo kiến thức dưới dạng có sẵn thì dễ
có cảm giác nhàm chán và như vậy không kích hoạt động trí tuệ của học sinh, dẫn đến 
học sinh lười tư duy.
	- Đối với giáo viên: Trong một bài dạy, nếu không biết tạo ra những tình huống có vấn đề, không sử dụng các phương tiện trực quan, không tổ chức các hoạt động thu hút sự quan tâm của học sinh thì giáo viên phải nói nhiều không kiểm soát được việc học của học sinh do đó hiệu quả giờ dạy không cao
	- Thực tế nhiều giáo viên cho rằng dạy học chỉ cần giảng thật nhiều, cung cấp thật nhiều nội dung trong một bài sẽ giúp học sinh có nhiều kiến thức là hoàn toàn sai. Nếu giáo viên không tạo được sự hứng thú, vui vẻ, thích khám phá tìm hiểu thì những kiến thức đó đối với các em là nhồi nhét, các em sẽ xin ra chán và không chú ý
- Từ tình hình trên bản thân tôi đã có một số giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp các em yêu thích môn học hơn thông qua việc nghiên cứu và thực hiện sáng kiến: “ Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát, thực hành, giao tiếp cho học sinh thông qua việc sử dụng các phương tiện dạy học trực quan, kết hợp học tập trải nghiệm trong môn sinh học ” . Thông qua các ví dụ minh họa sau :
 	1.2 .Ví dụ minh họa: 
 	Ví dụ 1: Dạy bài: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
 	Trong sách giáo khoa lớp 6 trang 11..
- Giáo viên (ngoài việc sử dụng mẫu vật thật trên lớp) thì có thể tổ chức cho học trải nghiệm, quan sát các loài thực vật tại khung viên trường ( nếu có vườn sinh học càng tốt ) hoặc có thể tìm địa điểm gần trường, nhà dân có vườn cây để các em tiến hành quan sát. Tạo cho các em sự thích thú, kích thích muốn tìm hiểu ngay tri thức, gần gủi thiên nhiên và biết thêm được nhiều kiến thức từ các loài thực vật quan sát được
- Giáo viên chia nhóm và hướng dẫn các em đến địa điểm cần quan sát và chịu trách nhiệm giám sát, quản lý để đảm bảo sự an toàn tiệc đối cho học sinh.
- Chuẩn bị thật kĩ phiếu học tập để đảm bảo đầy đủ các nội dung, yêu cầu mà giáo viên muốn cung cấp cho các em.
- Hướng dẫn các em cách ghi thông tin mẫu vật mình quan sát được thông qua các biểu mẫu GV chuẩn bị trước cho các nhóm như: 
Trường THCS Thành Lợi	 PHIẾU HỌC TẬP	Nhóm:.
Lớp:
Tên bài:.
Điểm trật tự
( 2điểm)
Điểm tường trình ( 3 điểm )
Điểm trả lời câu hỏi (3 điểm)
Điểm an toàn, nghiêm túc
( 2 điểm )
Tổng điểm
1. Địa điểm:..
2. Thời gian:.
3. Nội dung tiến hành:
STT
TÊN SV
NƠI SỐNG
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Ý NGHĨA THÍCH NGHI
GHI CHÚ
1
2
3
4
4. Câu hỏi 
?- Lá có bao nhiêu bộ phận? kể tên?
?- Em có nhận xét gì về kích thước và hình dạng các loại lá mà em quan sát được ?
?- Mặt dưới của lá và mặt trên lá có gì khác biệt? Sự khác nhau đó có ý nghĩa gì ?
?- 
- Xác định địa điểm quan sát
- Tên thực vật quan sát được
- Các đặc điểm ghi nhận từ phiếu học tập do GV chuẩn bị
- Có thể cho học sinh thu thập một số mẫu để các em tiến hành ép khô làm sản phẩm học tập cho bản thân hoặc có thể cho các em vẽ hình để dễ khắc sâu kiến thức...
- Giáo viên hướng dẫn và tạo điều kiện cho các em sáng tạo về buổi học trải nghiệm bằng việc làm bài thu hoạch để báo cáo hoặ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_quan_sat_thuc_hanh_g.doc