SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng thực hành tiếng Việt cho học sinh lớp 3
Trong những năm gần đây, Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân. Giáo dục Tiểu học là bậc học quan trọng đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên xã hội, trang bị những phương pháp và kĩ năng ban đầu về hoạt động nhận thức thực tiễn. Bên cạnh đó nó còn bồi dưỡng, phát huy tình cảm đạo đức và nhân cách tốt đẹp của con người trong tương lai. Đặc biệt là môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng, nó chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong tất cả các môn học, nó là chìa khoá mở tri thức đưa các em đến với kho tàng văn hoá của nhân loại, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu và học các môn học khác. Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói để học tập và giao tiếp. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt các em được rèn luyện các thao tác tư duy, có những hiểu biết sơ giản về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Từ đó bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng việt, góp phần hình thành nhân cách con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thực tiễn dạy học hiện nay, việc dạy và học những kiến thức về mở rộng vốn từ theo chủ đề học tập, nhất là việc sử dụng vốn từ ngữ đó trong nói, viết câu, viết đoạn văn ở lớp 3 còn gặp không ít khó khăn. Vốn từ của các em còn nghèo nàn, kĩ năng sử dụng từ còn hạn chế, chưa nắm chắc cấu trúc câu. Do đó, khi dùng từ để nói - viết thành câu các em sử dụng còn tuỳ tiện, dựa theo cảm tính mà không biết dùng đúng theo ngữ cảnh. Các em hay bắt chước người khác, không đủ khả năng để chọn lọc hay suy nghĩ xem từ nào đúng, từ nào sai, câu này nên nói lúc nào, nên viết ra sao và dùng trong ngữ cảnh nào là phù hợp. Vì vậy, các câu, bài cứ na ná giống nhau, dùng câu chưa đúng ngữ điệu, không có sự biểu cảm chỉ đơn thuần là những câu liệt kê, thông báo đơn giản. Học sinh dùng từ sai làm cho người khác không hiểu ý cần diễn đạt.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD&ĐT TRIỆU SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 3 Người thực hiện : Lê Thị Minh Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường TH Hợp Thành SKKN thuộc lĩnh vực ( môn ): Tiếng Việt THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC Trang 1.Mở đầu 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2 2.3. Các giải pháp rèn kỹ năng thực hành Tiếng Việt cho học sinh lớp 3. 3 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 12 3. Kết luận và kiến nghị 12 3.1. Kết luận 12 3.2. Kiến nghị 13 Tài liệu tham khảo 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Trong những năm gần đây, Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân. Giáo dục Tiểu học là bậc học quan trọng đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên xã hội, trang bị những phương pháp và kĩ năng ban đầu về hoạt động nhận thức thực tiễn. Bên cạnh đó nó còn bồi dưỡng, phát huy tình cảm đạo đức và nhân cách tốt đẹp của con người trong tương lai. Đặc biệt là môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng, nó chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong tất cả các môn học, nó là chìa khoá mở tri thức đưa các em đến với kho tàng văn hoá của nhân loại, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu và học các môn học khác. Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói để học tập và giao tiếp. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt các em được rèn luyện các thao tác tư duy, có những hiểu biết sơ giản về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Từ đó bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng việt, góp phần hình thành nhân cách con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, việc dạy và học những kiến thức về mở rộng vốn từ theo chủ đề học tập, nhất là việc sử dụng vốn từ ngữ đó trong nói, viết câu, viết đoạn văn ở lớp 3 còn gặp không ít khó khăn. Vốn từ của các em còn nghèo nàn, kĩ năng sử dụng từ còn hạn chế, chưa nắm chắc cấu trúc câu. Do đó, khi dùng từ để nói - viết thành câu các em sử dụng còn tuỳ tiện, dựa theo cảm tính mà không biết dùng đúng theo ngữ cảnh. Các em hay bắt chước người khác, không đủ khả năng để chọn lọc hay suy nghĩ xem từ nào đúng, từ nào sai, câu này nên nói lúc nào, nên viết ra sao và dùng trong ngữ cảnh nào là phù hợp. Vì vậy, các câu, bài cứ na ná giống nhau, dùng câu chưa đúng ngữ điệu, không có sự biểu cảm chỉ đơn thuần là những câu liệt kê, thông báo đơn giản. Học sinh dùng từ sai làm cho người khác không hiểu ý cần diễn đạt. Vậy làm thế nào để dạy cho học sinh sử dụng tiếng việt một cách cơ bản thành thạo, có kĩ năng nói - viết đúng tiếng việt để từ đó phát triển lên một mức độ nói - viết hay? Với thời lượng nội dung quy định cho từng tiết học môn Tiếng Việt ở Tiểu học hiện nay thì việc dạy cho học sinh sử dụng tiếng việt nói chung là hợp lý. Tuy nhiên khi dạy các tiết ôn luyện, rèn kĩ năng thực hành Tiếng Việt ở buổi học thứ hai (lớp học 2 buổi/ngày), giáo viên còn gặp không ít khó khăn và lúng túng. Giáo viên cũng ít được dự giờ, học hỏi lẫn nhau về những tiết học loại này. Các chuyên đề bồi dưỡng cũng chưa đề cập đến, chưa có một quy trình cụ thể hay tài liệu tham khảo nào dành cho các tiết rèn kĩ năng thực hành Tiếng Việt như các tiết dạy chính khoá. Nhiều giáo viên đành “Tự biên, tự diễn”, nếu không sáng tạo linh hoạt thì chỉ dạy theo kiểu lặp lại dạng bài của tiết chính khoá, hiệu quả của các tiết rèn kĩ năng chỉ dừng lại ở chỗ “Ôn lại bài vừa học”. Điều này làm cho học sinh hoàn thành tốt cảm thấy nhàm chán, học sinh chưa hoàn thành thì sinh ra ỷ lại, thụ động, khó phát triển được tư duy ngôn ngữ. Từ những vấn đề nêu trên là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 3, với sự trăn trở mong muốn cần phải làm gì để thực hiện có hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu Giáo dục? Quá trình dạy học và Giáo dục sẽ mang lại điều gì cho trẻ? Để góp phần nâng cao chất lượng kĩ năng nói - viết cho học sinh, trong năm học 2017- 2018 tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp rèn kĩ năng thực hành Tiếng Việt cho học sinh lớp 3”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Tháo gỡ những khó khăn về kỹ năng sử dụng vốn từ để nói, viết thành câu, đoạn văn của học sinh. - Rèn kỹ năng diễn đạt, khả năng giao tiếp tốt, tạo tự tin, tích cực, chủ động và hứng thú trong học tập cho học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Tìm ra các giải pháp để giúp học sinh lớp 3 có một số kỹ năng thực hành Tiếng Việt tốt. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tìm các biện pháp rèn kĩ năng thực hành Tiếng Việt cho học sinh lớp tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Như chúng ta đã biết, từ xưa đến nay, ông cha ta luôn đề cao giáo dục lời nói trong giao tiếp “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Áp dụng phương châm “Tiên học lễ, hậu học văn” trong nhà trường không chỉ dạy cho các em biết viết thực hành trên giấy mà còn dạy các em biết sử dụng lời nói biểu cảm trong giao tiếp. Đây là một việc làm hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh. Giao tiếp đóng vai trò quan trọng hàng đầu và xuyên suốt quá trình học môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Việc giúp học sinh lớp 3 rèn kỹ năng sử dụng vốn từ để nói, viết câu, đoạn văn có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ vì nó chính là bước đầu giúp cho các em nắm vững ngôn ngữ tiếng việt làm phương tiện giao tiếp phù hợp với điều kiện hoàn cảnh trong các tình huống đa dạng của cuộc sống. Giúp các em hiểu về thế giới xung quanh, có tình yêu gia đình, nhà trường, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động. Nếu các em còn hạn chế về ngôn ngữ, nghe nói chỉ hiểu lơ mơ, nói viết không chính xác, không thể hiện được ý mình cho suôn sẻ thì không thể nào khai thác đầy đủ các thông tin tiếp nhận từ thầy cô, từ sách vở được. Vậy dạy Tiếng Việt chính là dạy cho học sinh biết cách sử dụng vốn từ ngữ của mình được học trong sách vở và học trong cuộc sống hằng ngày để giao tiếp với mọi người xung quanh hiểu được ý của mình cần diễn đạt, Ngoài ra còn biết cách sử dụng vốn từ ngữ đó để viết thành văn bản hay, nội dung xúc tích, dễ hiểu. Chính vì vậy, chúng ta cần coi trọng việc đào tạo về mặt ngôn ngữ, xem đó là điều kiện không thể thiếu để bảo đảm thành công trong việc thực hiện sứ mệnh trọng đại hình thành con người xã hội chủ nghĩa. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Qua nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 3 cũng như qua nghiên cứu, dự giờ trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy có một số giáo viên dạy học sinh trong trường nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng về kỹ năng thực hành tiếng việt còn đơn điệu và chưa hiệu quả, dẫn đến học sinh còn lúng túng trong việc khắc sâu kiến thức, chọn từ và dùng từ đặt câu còn máy móc, viết đoạn văn chưa hợp lý, chưa hay vì thế mà trong mỗi giờ học các em chưa hứng thú, chưa tích cực học tập và hoạt động hợp tác nhóm chưa hiệu quả. Đối với học sinh lớp 3D Khi tôi nhận lớp, năm học 2017 – 2018, đa số các em đều là con em nông thôn. Một số em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn ở với ông bà thiếu sự quan tâm chu đáo của người lớn nên thực tế khả năng giao tiếp còn hạn chế, chất lượng sử dụng ngôn từ trong khi học Tiếng Việt chưa cao, nhiều em còn chưa biết trả lời theo câu hỏi bài học chứ đừng nói đến việc các em biết tự dùng từ viết câu văn. Một số em ít có điều kiện tiếp xúc nơi đông người nên còn nhút nhát, ngại giao tiếp, ít phát biểu, chưa tự tin trong luyện nói. Một sô em nói năng còn cộc lốc, không biết diễn đạt hết ý của mình vì vốn từ rất nghèo nàn, kỹ năng sử dụng từ hạn chế, chưa nắm vững mẫu câu. Do đó, khi sử dụng từ để nói, viết thành câu các em sử dụng còn tuỳ tiện, dựa theo cảm tính hay bắt chước người khác, không đủ khả năng chọn lọc hay suy nghĩ xem từ nào đúng, từ nào sai, câu này nên nói lúc nào, nên viết ra sao và dùng trong ngữ cảnh nào. Vì vậy các câu văn thường hay bị lặp từ, cách dùng câu chưa đúng ngữ điệu, không có sự biểu cảm mà đơn thuần chỉ là những câu liệt kê, thông báo đơn giản, các em dùng từ sai, làm cho người khác không hiểu ý diễn đạt. Để có cơ sở nhằm xác định đúng đối tượng cũng như các kỹ năng cần bồi dưỡng cho học sinh, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp tôi đảm nhiệm thông qua một số các kỹ năng cơ bản và kết quả như sau: Số HS Các kĩ năng Mức độ đánh giá Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL TL SL TL SL TL 36 1. Diễn đạt rành mạch khi nói. 10 27,8 17 47,2 9 25.0 2. Diễn đạt rành mạch khi viết. 9 25.0 18 50,0 9 25,0 3. Sử dụng câu, từ hợp lý, có chọn lọc khi nói, viết. 7 19,5 17 47,2 12 33,3 4. Sử dụng lời nói biểu cảm trong giao tiếp. 5 13,9 19 52,8 12 33,3 2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề. Từ thực tế cho thấy kỹ năng sử dụng vốn từ để diễn đạt nói, viết câu Tiếng Việt của học sinh lớp tôi đa số là còn hạn chế. Các em chưa biết sử dụng từ phù hợp để nói, viết thành câu văn hay đúng ngữ cảnh. Ý thức được vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và thực trạng của lớp như đã nêu trên. Với mong muốn giúp cho học sinh có kỹ năng sử dụng vốn từ và câu thật tốt, chủ động tích cực, sáng tạo trong học tập, để mỗi giờ học trở nên lí thú có hiệu quả, tôi đã mạnh dạn đưa ra những biện pháp chủ yếu sau: *Biện pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh. Thông qua kết quả khảo sát tôi đã nắm bắt chặt chẽ mức dộ kiến thức của từng em và phân loại học sinh theo các nhóm đối tượng: + Nhóm 1: gồm những học sinh có lời nói lưu loát, đọc trôi chảy mạch lạc, biết thể hiện lời nói biểu cảm trong giao tiếp. + Nhóm 2: gồm những học sinh có lời nói tương đối lưu loát, trôi chảy. Tuy nhiên chưa thể hiện được lời nói biểu cảm trong giao tiếp một cách rõ nét. + Nhóm 3: gồm những học sinh còn nhút nhát, nói năng cộc lốc, ngại giao tiếp, hầu như không biết sử dụng lời nói biểu cảm trong giao tiếp. Sau khi phân tích đặc điểm cũng như mức độ giao tiếp của từng học sinh trong lớp, tôi đã tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho cả ba đối tượng học sinh nêu trên đều được phân bố khắp trong các tổ, các nhóm để khi các em hợp tác nhóm với nhau sẽ tương trợ lẫn nhau, giúp nhau trình bày ý kiến của mình trước nhóm, trước lớp. Đây là một việc làm hết sức bổ ích đúng như câu tục ngữ đã nói: “Học thầy không tày học bạn”. Khi các em hợp tác nhóm những học sinh còn nhút nhát, nói năng cộc lốc, ngại giao tiếp sẽ tự tin, mạnh dạn, năng động hơn rất nhiều khi được tham gia trình bày ý kiến trước chỗ đông người. *Biện pháp 2: Giúp học sinh mở rộng vốn từ thông qua việc chuẩn bị bài. Bước chuẩn bị bài là rất quan trọng vì nó giúp cho học sinh nhớ được các kiến thức, kỹ năng đã học ở bài học trước và nắm sơ lược toàn bộ nội dung kiến thức mới của bài học hôm sau. Chính vì vậy để một giờ học thực sự đạt hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải hướng dẫn các em thật cụ thể, tỉ mĩ cần chuẩn bị những gì, cần làm những gì cho tiết học ấy. Cho nên sau mỗi tiết học trên lớp tôi đều hướng dẫn cụ thể về nhà các em cần phải chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, đọc các văn bản cần thiết, chuẩn bị những bài tập trình bày theo nhóm, sưu tầm tranh ảnh, tìm các từ cùng loại, cùng chủ đề đang học là những từ ngữ mà các em thường gặp trong cuốc sống và có thể tham khảo thêm ý kiến của cha mẹ. Ví dụ: Khi học bài: Từ chỉ sự vật - Luyện từ và câu - Tuần 1. Tôi yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị bài bằng cách quan sát các sự vật xung quanh, tìm từ ngữ gọi tên sự vật đó để lên lớp ghi vào bảng nhóm, có thể minh hoạ bằng hình vẽ hoặc giải thích cụ thể đối với những từ chỉ sự vật: lạ, hiếmNhững bảng từ được các em treo lên bốn bức tường của lớp, giờ ra chơi hay tiết sinh hoạt đầu giờ học, các em sẽ cùng nhau đọc và tìm ra những từ sai hoặc không có nghĩa để sửa lại cho đúng. Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác, những từ ngữ, hình vẽ trong bảng nhóm giúp các em có thêm rất nhiều từ mới chỉ tên gọi các sự vật, hiện tượng, đôi khi chỉ là những từ ngữ thật giản dị như: cây phượng vĩ, tờ lịch, con chó, bầu trời. cánh đồng, dòng sông, hạt mưa nhưng nó rất cần thiết với các em và sau này khi cần sử dụng vào một bài học hay một bài tập nào đó các em có thể vận dụng những từ ngữ sẵn có để sử dụng. + Khi học bài: Từ chỉ hoạt động, trạng thái - Tuần 7. Tôi hướng dẫn các em chuẩn bị bài bằng cách giảng cho các em hiểu từ ngữ chỉ hoạt động là những từ chỉ vận động mà các em nhìn thấy nó hướng ra bên ngoài ngay tại các trò chơi mà các em tham gia ở lớp, ở trường như hoạt động: chạy, nhảy, ngồi, hay tại trong các tiết học: viết, đọc, nói, giơ, hạ, Còn những từ chỉ trạng thái là những từ cũng chỉ vận động nhưng không hướng ra bên ngoài, không nhìn thấy được mà nó tự diễn ra ở bên trong hoặc hướng vào bên trong như từ: suy nghĩ, buồn, ghét, chết, sống Ngoài ra các em còn có thể tìm thêm các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái khác qua một số công việc ở nhà các em giúp đỡ, quan tâm ông bà, cha mẹ như: nhặt rau, quét nhà, rửa bát, ấm chén, yêu, nhớ, để các em về nhà chuẩn bị bài chu đáo, hiệu quả. Những từ ngữ các em tìm được này đến lớp các em thảo luận nhóm và tiếp tục ghi vào bảng nhóm treo trên tường lớp, khi cần sử dụng vào làm bài các em sẽ có sẵn để vận dụng. *Biện pháp 3: Giúp học sinh mở rộng vốn từ và sử dụng từ ngữ thông qua hợp tác nhóm trong tiết học Tiếng Việt. Học hợp tác nhóm trong tiết học Tiếng Việt là hình thức dạy học có hiệu quả cao nhất, phát huy được tính tích cực học tập trong cách học hợp tác, giúp học sinh có khả năng lựa chọn, sử dụng từ thích hợp để diễn đạt, nói trước đông người, đồng thời tạo cơ hội cho học sinh nhút nhát được tham gia giao tiếp, được trình bày ý kiến của mình. + Khi dạy phân môn Tập làm văn phần thực hành các yêu cầu như: Tự tổ chức cuộc họp tổ, nhóm; Kể về gia đình em với người bạn mới quen; trình bày bài miệng trước lớp, Tôi thường cho các em thảo luận nhóm đôi (2 học sinh) để thực hiện yêu cầu bài tập sau đó chỉ định một trong số học sinh của nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, giúp cho các em có khả năng diễn đạt lời nói của mình một cách lưu loát, rõ ràng, rành mạch trước tập thể đông người. + Khi dạy phân môn Tập đọc, tôi thường cho các em hợp tác nhóm để nhanh chóng tìm ra cách đọc đoạn văn, câu thơ, bài thơ, cách trả lời cho những câu hỏi trong sách giáo khoa, tìm ra nội dung, ý nghĩa của câu chuyện hay bài đọc đó. Qua đó tôi thấy các em không những nắm vững kiến thức của bài học mà còn tự tin hơn khi thể hiện ý kiến của mình và nhận xét bạn. Muốn để các em hiểu rõ nghĩa của từ có trong bài đọc, phải đưa từ ngữ đó vào văn cảnh cụ thể. Từ đó các em dễ dàng xác định cấu trúc câu cũng như đặc điểm của câu có liên quan đến loại từ được sử dụng. Ví dụ: Khi học bài “Cửa Tủng” để giải thích từ ngữ chiếc thau đồng, bờ biển Cửa Tùng, tôi tìm những câu văn trong bài có sử dụng biện pháp so sánh với các từ trên như: “Mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt nước biển.“ ; “ Bãi biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.” + Khi dạy phân môn Luyện từ và câu. Để giúp học sinh nắm vững cấu trúc các kiểu câu mà mình sẽ vận dụng vào thực hành nói và viết đoạn văn. Tôi đã hướng dẫn cho các em xác định đúng và hiểu từng bộ phận trong câu như: bộ phận trả lời cho câu hỏi “là gì?” trong câu kiểu “Ai - là gì?” thường là các từ dùng để giới thiệu hay để nhận định (VD: Bạn ấy là hoạ sĩ nhỏ đấy.). Còn bộ phận trả lời cho câu hỏi “làm gì?” trong câu kiểu “Ai - làm gì?” thường là các từ chỉ hoạt động hướng ra bên ngoài nhìn thấy được hay diễn ra bên trong sự vật hiện tượng trong câu đó. Bộ phận trả lời cho câu hỏi “thế nào?” trong câu kiểu “Ai - thế nào?” thường là các từ chỉ đặc điểm, tính chất.của sự vật hiện tượng trong câu. Với sự hợp tác nhóm qua các tiết hướng dẫn thực hành Tiếng Việt các em đã biết cách tìm từ, nắm vững cấu trúc câu và đặt câu theo mẫu nhanh hơn, nội dung diễn đạt đa dạng, phong phú, câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hoá phù hợp với văn cảnh. Chính vì vậy khi làm bài tập làm văn học sinh đã biết lựa chọn từ và đặt câu văn hay, sinh động, có hình ảnh so sánh như: - Quê hương em có dòng sông uốn lượn qua cánh đồng lúa chín. - Cây nhãn như một bà mẹ thương con, dồn tất cả sữa ngọt, sữa ngon của mình lên các chùm quả. - Khi gió lặng, không có dông bão, mặt biển phẳng lặng, sáng trong như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. - Đầu chú chào mào nhỏ xíu với chiếc mào duyên dáng như chiếc vương miện lấp lánh thật yểu điệu. Ngoài ra, để tăng cường rèn kỹ năng nói, viết của học sinh tốt hơn, biết lựa chọn từ phù hợp, đặt câu hay giàu hình ảnh. Trong các tiết hướng dẫn thực hành Tiếng Việt tôi thường cho các em thảo luận nhóm tìm các sự vật được nhân hoá trong câu và nó được nhân hoá bằng cách nào? Ví dụ: Bài Luyện từ và câu -Tuần 19 - vở bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3. a) Bé ngủ ngon quá Đẫy cả giấc trưa Cái võng thương bé Thức hoài đưa đưa. b) Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi. Các em thảo luận nhóm và tìm ra được những sự vật được nhân hoá trong câu và nó được nhân hoá bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người, sau đó các em ghi kết quả vào bảng nhóm rồi tôi chọn bất kỳ một em trong nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình trước lớp ( Học sinh nêu được: Cái võng được nhân hoá bằng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người: thương, thức, đưa đưa. Gọng vó được nhân hoá bằng những từ ngữ gọi tên người và chỉ hoạt động, đặc điểm của người: anh, bái phục nhìn theo chúng tôi”. Để giúp học sinh làm giàu vốn từ ngữ, rèn kĩ năng nói, viết Tiếng Việt tôi thường hướng dẫn các em thực hiện hoạt động thông qua việc sau: * Mở rộng vốn từ và sử dụng từ: Tôi yêu cầu học sinh tìm các từ chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động trạng thái, đặc điểm,.. trong bài tập, sau đó hướng dẫn các em hợp tác nhóm, tìm ra những sự vật hiện tượng hay hoạt động trạng thái, đặc điểm có thể so sánh với nhau. Ví dụ: Luyện từ và câu -Tuần 25- vở bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3. “Em thương làn gió mồ côi Không tìm thấy bạn, vào ngồi gốc cây Em thương sợi nắng đông gầy Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.” Tôi hướng dẫn cho các em tìm ra hai sự vật làn gió và sợi nắng được tả bằng những từ ngữ chỉ đặc điểm và hoạt động của con người: mồ côi, tìm, ngồi, gầy, run run, ngã. Cách tả hai sự vật như vậy làm cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, khơi dậy tình cảm yêu thương, chia sẻ của các em đối với những đứa trẻ mồ côi, những người cô đơn, ốm yếu, không nơi nương tựa. Ví dụ: “Bàn tay của bà có thể so sánh với quả mướp héo” vì đều có đặc điểm nhăn nheo giống nhau; “Chiếc đồng hồ có thể so sánh với anh công nhân” vì đều làm việc chăm chỉ. Từ cách so sánh này các em hiểu đươc muốn sử dụng phép so sánh thì phải có hai sự vật được so sánh trở lên và phải có yếu tố tương đồng. Khi học sinh đã nắm vững được từ ngữ về nhân hoá, tôi yêu cầu các em quan sát và tìm những từ chỉ sự vật xung quanh em như: Cái cặp, cái thước, cái đồng hồ,.và tìm các từ ngữ dùng để gọi tên và chỉ hoạt động, đặc điểm của người để sử dụng phép nhân hoá ( Ví dụ: Bác kim giờ nhích từng bước, từng bước) Từ đó giúp các em nhớ kĩ rằng: dùng những từ ngữ thường chỉ người để gán cho sự vật, hiện tượng chính là nhân hoá sự vật, hiện tượng đó. Nhờ đó các em dần biết sử dụng các phép nhân hoá, so sánh ở mức độ đơn giản. Bước đầu biết vận dụng vào các trường hợp cụ thể một cách hợp lý có chọn lọc và sáng tạo. Các em ngày càng sử dụng từ linh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_thuc_hanh_tieng_viet_cho_h.doc