SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh trong tiết luyện nói phân môn Tập làm văn Khối 6, Khối 9 trường THCS Sùng Phài, thành phố Lai Châu

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh trong tiết luyện nói phân môn Tập làm văn Khối 6, Khối 9 trường THCS Sùng Phài, thành phố Lai Châu

Phân loại đối tượng học sinh

Điểm mới

Đối với khối lớp 6 các em vừa mới từ tiểu học lên môi trường mới, thầy cô mới phương pháp dạy và học so với bậc tiểu học thì yêu cầu cao hơn, vì vậy các em còn e dè sợ sệt chưa chủ động trong giờ học. Giáo viên chưa có cơ hội quan sát tìm hiểu học sinh để đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp.

Khối lớp 9 các em đã lớn tâm sinh lý thay đổi rõ rệt dễ xấu hổ, hay ngại ngùng không muốn thể hiện chỗ đông người. Nếu như không phân loại đối tượng học sinh nói tốt và chưa tốt sẽ không rèn được kỹ năng nói cho các em.

Cách thức thực hiện

 Bước 1: khảo sát kỹ năng nói của học sinh

 Trong tiết học đầu tiên giáo viên tạo bầu không khí vui vẻ bằng cách chủ động giới thiệu về bản thân, giới thiệu về môn học sau đó lần lượt mời học sinh đứng lên tự giới thiệu về bản thân: tên là gì? bao nhiêu tuổi, nhà ở đâu? gia đình có mấy người?

Bước 2: Phân tích kết quả khảo sát

Sau khi quan sát cách trả lời của từng em, giáo viên ghi đánh giá của mình vào sổ sau đó chia nhóm.

02 nhóm đối tượng: Nói tốt, diễn cảm, tự tin: khối 6 (21), khối 9(12)

 Nói ngọng, nói lắp, tự ti: khối 6 (26), khối 9(14)

Bước 3: Phân nhóm

Dựa vào bảng kết quả phân loại giáo viên chia mỗi lớp có 04 nhóm (06 em một nhóm), mỗi nhóm cử ra nhóm trưởng và thư ký, số đối tượng học sinh học nói chưa tốt được biên chế vào cả 04 nhóm.

Sau khi chia nhóm giáo viên hướng dẫn học sinh tự đặt tên nhóm của mình bằng tên các nhân vật văn học hoặc các loài hoa mà các em yêu thích để tạo tâm lý vui vẻ khi bước vào tiết học.

 

doc 26 trang hoathepmc36 26/02/2022 11411
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh trong tiết luyện nói phân môn Tập làm văn Khối 6, Khối 9 trường THCS Sùng Phài, thành phố Lai Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
 ĐƠN YÊU CẦU
CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng sáng kiến cấp cơ sở TP Lai Châu
Chúng tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
(ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)
1
Nông Quý Hương
24/7/1975
THCS
 Sùng Phài
Giáo viên
Đại học sư phạm Văn
50%
2
Phan Thị Thanh
16/11/1978
THCS 
Sùng Phài
Giáo viên
Đại học sư phạm Văn
50%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh trong tiết luyện nói phân môn tập làm văn khối 6, khối 9 trường THCS Sùng Phài, thành phố Lai Châu ”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy Ngữ văn 6, 9
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ ngày 01 tháng 09 năm 2020 
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
Nhằm rèn kỹ năng nói cho học sinh khối 6, khối 9 tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm qua các hoạt động điều hành, phản biện, có kỹ năng hợp tác, chia sẻ, phản biện nêu ý kiến quan điểm cá nhân trong hoạt động học tập từ đó giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Sáng kiến là sự chia sẻ việc tự học tự bồi dưỡng của giáo viên nhằm nâng cao năng lực trình độ đáp ứng theo định hướng phát triển của giáo dục thông qua tổ chức một số kỹ thuật dạy học tích cực.
 * Trước khi áp dụng sáng kiến: 
Học sinh trường THCS Sùng Phài 100% là học sinh dân tộc nên phần lớn hạn chế về kiến thức, vốn từ ít nhược điểm lớn nhất là phát âm Tiếng việt chưa đúng chuẩn, với đặc điểm riêng của dân tộc Mông , Dao ngôn ngữ khi phát âm dùng âm gió nhiều nên khi đến trường hoạt động giao tiếp bằng tiếng việt đối với các em đây là một rào cản lớn, thời gian các em ở nhà chủ yếu là giao tiếp với người thân bằng tiếng mẹ đẻ nên khi tiếp xúc với người khác các em rụt rè nhút nhát, chậm chạp, nghèo vốn từ có em hiểu ý nhưng không biết cách diễn đạt, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, làm mất thời gian của tiết học. 
Trong quá trình dạy học tiết luyện nói phân môn tập làm văn do giáo viên không phân loại đối tượng học sinh, chưa hướng dẫn các em chuẩn bị cụ thể nên với tiết học thời lượng 45 phút thì đã dành 20 phút cho học sinh chuẩn bị bài tại lớp, thời gian còn lại 25 phút không đủ cho học sinh luyện nói cá nhân.
Năm học 2020-2021, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tìm ra ưu điểm và hạn chế của các biện pháp mà đồng nghiệp đi trước đã áp dụng, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thảo luận, thống nhất và trực tiếp rèn kỹ năng nói cho học sinh trong tiết luyện nói phân môn tập làm văn khối 6, khối 9 với mục tiêu rèn kỹ năng nói cho học sinh tạo cho các em sự tự tin trước tập thể, chúng tôi áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh 
Điểm mới
Đối với khối lớp 6 các em vừa mới từ tiểu học lên môi trường mới, thầy cô mới phương pháp dạy và học so với bậc tiểu học thì yêu cầu cao hơn, vì vậy các em còn e dè sợ sệt chưa chủ động trong giờ học. Giáo viên chưa có cơ hội quan sát tìm hiểu học sinh để đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp. 
Khối lớp 9 các em đã lớn tâm sinh lý thay đổi rõ rệt dễ xấu hổ, hay ngại ngùng không muốn thể hiện chỗ đông người. Nếu như không phân loại đối tượng học sinh nói tốt và chưa tốt sẽ không rèn được kỹ năng nói cho các em.
Cách thức thực hiện
 Bước 1: khảo sát kỹ năng nói của học sinh 
 Trong tiết học đầu tiên giáo viên tạo bầu không khí vui vẻ bằng cách chủ động giới thiệu về bản thân, giới thiệu về môn học sau đó lần lượt mời học sinh đứng lên tự giới thiệu về bản thân: tên là gì? bao nhiêu tuổi, nhà ở đâu? gia đình có mấy người? 
Bước 2: Phân tích kết quả khảo sát 
Sau khi quan sát cách trả lời của từng em, giáo viên ghi đánh giá của mình vào sổ sau đó chia nhóm. 
02 nhóm đối tượng: Nói tốt, diễn cảm, tự tin: khối 6 (21), khối 9(12)
 Nói ngọng, nói lắp, tự ti: khối 6 (26), khối 9(14)
Bước 3: Phân nhóm 
Dựa vào bảng kết quả phân loại giáo viên chia mỗi lớp có 04 nhóm (06 em một nhóm), mỗi nhóm cử ra nhóm trưởng và thư ký, số đối tượng học sinh học nói chưa tốt được biên chế vào cả 04 nhóm. 
Sau khi chia nhóm giáo viên hướng dẫn học sinh tự đặt tên nhóm của mình bằng tên các nhân vật văn học hoặc các loài hoa mà các em yêu thích để tạo tâm lý vui vẻ khi bước vào tiết học. 
Điều kiện thực hiện
- Thời gian thực hiện: Khảo sát đánh giá kỹ năng nói của học sinh đòi hỏi người thực hiện khảo sát phải quan tâm định hướng ngay từ năm học. 
- Người thực hiện: Giáo viên trực tiếp giảng dạy phối hợp với các giáo viên bộ môn khác và giáo viên chủ nhiệm, gia đình học sinh.
- Điều kiện chung: Trong quá trình tổ chức lựa chọn, giáo viên cần phải quan tâm, kiểm tra vốn kiến thức, khả năng của các em ở mức độ nào. Để định hướng, có biện pháp kèm cặp giúp đỡ học sinh để các em phát huy đúng năng lực, sở trường của mình. 
Giáo viên cần tích cực tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng khiếu sư phạm của bản thân, thực sự hấp dẫn và thu hút học sinh bằng phương pháp giảng dạy linh hoạt, kiến thức chuyên sâu, tạo niềm tin với học sinh. 
Biện pháp 2: Hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng cần thiết khi nói.
Điểm mới 
Thực trạng
Điểm mới
Kỹ năng trình bày giao tiếp còn hạn chế, khi trình bày các em không tìm được những từ tương ứng để diễn đạt thoát ý hay phản biện dẫn đến mất thời gian của nhóm khác, của tiết học. 
Sau khi được giáo viên hướng dẫn tư vấn các em đã có tiến bộ trong khi trình bày và giao tiếp chỗ đông người sử dụng từ đúng nghĩa , mạch lạc phù hợp với lượng thời gian được quy định không ảnh hưởng đến nhóm khác 
Cách thức thực hiện
*Bước 1: Hướng dẫn học sinh những yêu cầu cụ thể khi trình bày vấn đề:
- Về ngôn từ
+ Xác định đề tài nói về vấn đề gì
+ Xác định đối tượng giao tiếp (nói trong hoàn cảnh nào)
+ Xác định mục đích giao tiếp ( nói để làm gì)
+ Cách thức giao tiêp( nói cho thuyết phục người nghe)
+ Khi giới thiệu muốn có hiệu quả (phải thu thập thông tin chọn điều cần nói)
+ Tạo tâm thế vững vàng khi nói: Tự tin, mạnh dạn.
+ Tác phong tự nhiên giọng to rõ ràng truyền cảm.
+ Yêu cầu tập thể chú ý lắng nghe theo dõi và ghi chép nhận xét cẩn thận.
- Về tác phong:
 + Tư thế đứng trình bày trước đám đông: đứng thẳng, chếch 45 độ 
 + Cử chỉ khi trình bày: Nhẹ nhàng dứt khoát, đứng bên nào thì cầm que chỉ bằng tay phía đó 
 *Bước 2: hướng dẫn học sinh thực hành 
 + Chia thành 04 nhóm, giáo viên nêu yêu cầu về cử chỉ, tác phong trình bày 
 + Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, thư ký ghi chép rõ ràng, đánh giá đúng kỹ năng nói của từng cá nhân trong nhóm.
*Bước 3: Hướng dẫn học sinh các tiêu chí đánh giá
Yêu cầu mỗi học sinh phải có một cuốn sổ tay để ghi lại những đánh giá nhận xét về phần trình bày nói của các bạn trong lớp, phải nắm vững các tiêu chí đánh giá 
Mục đánh giá
Tiếu chí đánh giá
Điểm
 Hình thức 
-Lời nói rõ ràng, lưu loát, có ngữ điệu phù hợp
2 điểm 
- Đảm bảo bố cục: Mở đầu (Lời chào, giới thiệu )
- Bài nói - Kết thúc( Lời cảm ơn, lời chúc)
0,5điểm
Phong thái tự tin, bình tĩnh
1 điểm
-Kết hợp tốt biểu cảm( mắt, tay )
0,5điểm
Nội dung
Nói đúng yêu cầu, đảm bảo các ý theo dàn bài.
6 điểm
 	Ở bước này chúng tôi đã áp dụng kỹ thuật KWL khuyến khích học sinh nói lên những điều đã biết chưa biết và muốn biết. 
*Bước 4: Đánh giá
+ Nhóm trưởng báo cáo kết quả của nhóm, giáo viên tổng hợp và lưu ý những học sinh nói chưa tốt từ đó có những cách thức khắc phục yếu điểm của các em.
+ Đến nay hầu hết các em đã có kỹ năng trình bày tốt lưu loát, ngôn từ chuẩn mực phù hợp với lứa tuổi, với bài học phong cách chững chạc tự tin.
Điều kiện thực hiện 
- Thời gian thực hiện: Trong các tiết văn học, tiếng việt. 
- Người thực hiện: Giáo viên trực tiếp giảng dạy, giáo viên nhóm bộ môn, học sinh khối 6, khối 9
- Điều kiện chung: Giáo viên có sổ theo dõi quá trình học tập, ghi những lưu ý, chú ý về khả năng phát triển cũng như các hạn chế của từng em trong quá trình bồi dưỡng; theo dõi đánh giá khả năng nhận thức, thái độ học tập thông qua hoạt động học: tiếp nhận nhiệm vụ, tự học cá nhân, trao đổi thảo luận, tư duy sáng tạo học tập và trình bày sản phẩm học tập, các kỹ năng thao tác thực hành
Tổ chức các hoạt động chủ yếu là khả năng trình bày của học sinh nhưng không được gây áp lực, căng thẳng cho học sinh, nhắc nhở động viên cần thể hiện sự tôn trọng các em. 
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị nội dung luyện nói 
Điểm mới
Thực trạng 
Trong thực tế giáo viên dạy tiết luyện nói thiếu chú trọng phần hướng dẫn chuẩn bị bài, chỉ nhắc học sinh về thực hiện theo yêu cầu trong sách giáo khoa. 
Trong tiết học giáo viên lo cháy giáo án , dạy nhanh để hết kiến thức đủ với lượng thời gian của một tiết.
Điểm mới 
Trong tiết luyện nói muốn học sinh có khả năng trình bày tốt, giầu ngôn từ biểu đạt thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh chi tiết, cụ thể 
Cách thức thực hiện 
Bước 1: Cung cấp chủ đề 
Giáo viên cung cấp chủ đề, nội dung cần khai thác của tiết học, hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức tiết luyện nói phân môn tập làm văn rõ ràng mạch lạc, cụ thể.
Ví dụ: Hướng dẫn soạn bài kể chuyện tưởng tượng văn 6 tập 1. Giáo viên cung cấp đề bài cho học sinh: 
Đề bài: Do một lỗi lầm nào đó em bị phạt biến thành con chuột trong thời hạn 3 ngày. Trong 3 ngày đó em gặp những điều thú vị và rắc rối gì? Vì sao em mong chóng hết hạn bị phạt để trở lại làm người.
Trả lời câu hỏi:
1. Nguyên nhân nào mà em mắc lỗi để bị phạt biến thành chuột ? Khi tưởng tượng kể về chính bản thân nên dùng từ em hay tôi?
2. Lúc bị biến thành chuột cảm giác như thế nào: lo sợ hay thích thú 
- Thú vị nhất là gì: Gặp cộng đồng chuột 
 Tha hồ phá phách gặm nhấm
 Được du ngoạn khắp nơi
- Rắc rối là gì: Mèo vồ, vướng vào bẫy
 Cảm giác sợ hãi khi tìm đường thoát thân
3. Nguyên nhân nào làm cho em muốn trở lại thành người bình thường
4. khi tỉnh dậy em thấy như thế nào: Khi vẫn là người bình thường
 Cảm nghĩ khi biến thành chuột
 Lời hứa 
Khi các em đã biết cách để chuẩn bị bài thì rất muốn khám phá kiến thức tạo tâm thế tốt để chuẩn bị bài học.
 Bước 2: Thiết kế phiếu học tập 
Khối 6: Tiết 35- Tập làm văn : Luyện nói kể chuyện
Đề bài: Tự giới thiệu về bản thân.
Giáo viên thiết kế phiếu và giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1.Lời chào và lí do tự giới thiệu: Em chào ai tác phong và lời giới thiệu như thế nào 
2.Tên, tuổi, học tập lớp mấy, trường nào. Hình dáng, tính cách, sở thích, ước mơ. Gia đình ở đâu, là con thứ mấy.Những việc hàng ngày thường làm.
3.Khi mọi người lắng nghe em trình bày em có thái độ hành động ra sao.
* Khối 9- tiết 80- Tập làm văn luyện nói Tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm 
Đề bài: Đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
Giáo viên thiết kế phiếu giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Lời chào và lí do tự giới thiệu: Em chào ai tác phong và lời giới thiệu như thế nào
2. Trình bày phần dàn ý: 
 - Mở bài: Tự giới thiệu hoàn cảnh của mình.
- Thân bài: 
+ Tâm trạng khi chia tay để đi lính.
+ Chiên tranh kết thúc trở về nghe con nói, tâm trạng hành động của mình.
+ Khi biết vợ mình bị oan tâm trạng của mình có thay đổi.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ.
3. Khi mọi người lắng nghe em trình bày thì em phải có thái độ hành động ra sao.
 Điều kiện thực hiện 
- Thời gian thực hiện: Một ngày trước khi bước vào tiết luyện nói 
- Người thực hiện: học sinh khối 6, khối 9 và giáo viên trực tiếp giảng dạy
- Điều kiện chung: Học sinh có đủ sách giáo khoa , sách bài tập có sổ tay văn học lưu giữ những nội dung trao đổi thảo luận, tư duy sáng tạo và kỹ năng trình bày sản phẩm học tập, thao tác thực hành.  
Biện pháp 4: Rèn kỹ năng nói trong tiết luyện nói cụ thể. 
Điểm mới
Thực trạng
Điểm mới
+ Giáo viên dạy chay chưa sử dụng các tiết bị dạy học để gây hứng thú cho học sinh.
 + Quantaam học sinh chưa hợp lý, đặc biệt học sinh nhận thức chậm.
+ Học sinh trình bày không đúng trọng tâm thiếu thời gian khắc phục 
+Giáo viên sử dụng kỹ thuật dạy học phù hợp với yêu cầu của tiết dạy, gây hứng thú cho học sinh.
-Trao cơ hội cho các em được phát biểu, trình bày phần chuẩn bị của bản thân.
-Uốn nắn các em từ tác phong đến ngôn ngữ từng bước khắc phục nhược điểm của mình.
Cách thức thực hiện 
Bước 1. Kiểm tra sản phẩm của học sinh. 
Giáo viên yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình lên 4 góc của lớp học để tạo thành một phòng tranh sau đó giáo viên quan sát và đánh giá nhận xét phần chuẩn bị bài của các nhóm. 
 Bước 2: Nêu yêu cầu của tiết luyện nói 
Giáo viên dùng máy chiếu để nhấn mạnh những tiêu chí đánh giá nhận xét về hình thức, nội dung, cách trình bày, Ngôn từ trình bày, tác phong trình bày và yêu cầu học sinh tham quan các sản phẩm của các nhóm khác, yêu cầu học sinh phải có sổ tay để ghi chép đánh giá.
 Bước 3: tiến hành luyện nói 
*Theo nhóm 
Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng, một thư ký các thành viên lần lượt trình bày nội dung sản phẩm mà nhóm đã thảo luận chuẩn bị từ trước. 
 *Cá nhân 
 Giáo viên quan sát các nhóm kịp thời chữa lỗi cho các cá nhân kỹ năng trình bày chưa tốt.
 Bước 4: Đánh giá nhận xét
Sau khi kết thúc thời gian quy định theo yêu cầu của giáo viên, các nhóm trưởng báo cáo tổng hợp kết quả. Giáo viên đánh giá nhận xét phần luyện nói của các học sinh nêu rõ các ưu nhược điểm của từng nhóm lấy ví dụ điển hình để khuyến khích khích lệ học sinh 
Điều kiện thực hiện 
- Thời gian thực hiện: Trong tiết luyện nói 
- Người thực hiện: học sinh khối 6, khối 9
- Điều kiện chung: Học sinh có sự chuẩn bị bài chu đáo, chủ động trong việc rèn kỹ năng nói bình tĩnh tự tin. 
* Khả năng áp dụng của sáng kiến 
Sáng kiến mang tính khả thi đã áp dụng hiệu quả trong giảng dạy phân môn tập làm văn bộ môn Ngữ văn khối 6, khối 9 ở trường THCS Sùng Phài năm học 2020-2021. Theo chúng tôi các biện pháp trên có thể áp dụng trong giảng dạy phân môn tập làm văn ở các trường trên địa bàn thành phố Lai Châu và các trường THCS trong cả tỉnh.
* Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của nhóm tác giả:
 Khi áp dụng các biện pháp trên vào tiết luyện nói phân môn tập làm văn khối 6, khối 9 trường THCS Sùng Phài năm học 2020- 2021, chúng tôi thấy kết quả khả quan. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo khi tiếp nhận kiến thức. Tiết học sinh động, hào hứng có chất lượng. Kỹ năng nói của học sinh có tiến bộ các em năng động, tự tin, chủ động giao tiếp. 
*Bảng so sánh sự hứng thú học phân môn tập làm văn của hai khối 6, 9 năm học 2019 - 2020 và năm học 2020 - 2021 trường THCS Sùng Phài
Năm học
Tổng số học sinh
Đánh giá mức độ hứng thú học phân môn tập làm văn trước khi áp dụng sáng kiến và sau khi áp dụng sáng kiến
 Rất thích
 Thích
 Bình thường
Không thích
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2019 – 2020
Chưa áp dụng
87
 5
5,7
35
40,2
30
34,4
17
19,7
2020 -2021
Đã áp dụng
75
12
18,8
35
48,0
15
20,0
8
13,2
So sánh
+12,3
+7,8
-14,4
-6,5
Năm học 2019- 2020
Năm học 2020-2021
	Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú học phân môn tập làm văn
* Đánh giá lợi ích đã thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của đồng tác giả:
Lợi ích kinh tế: 
Đối với giáo viên:
Trước đây, giáo viên soạn giáo án phải mày mò tìm kiếm các tư liệu để soạn giảng nay có nhiều hình thức tìm hiểu tư liệu, giảm được thời gian
Biện pháp đưa ra được cả nhóm tham gia ý kiến và tư vấn có thể sử dụng cho các năm sau và chỉ cần bổ sung, điều chỉnh, không mất nhiều thời gian. 
Đối với học sinh:
 Được hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà, đến lớp được giáo viên hướng dẫn các em tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, 100% các em được trình bày phần luyện nói của mình, tiết kiệm được tối đa thời gian.
 	Lợi ích xã hội: 
Đối với giáo viên: Từng bước tiếp cận với phương pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới: Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, lấy người học làm trung tâm, thấy rõ được vai trò giáo viên là người định hướng thiết kế tổ chức dẫn dắt trong hoạt động dạy học.
Đối với học sinh: Các em biết vận dụng ngôn ngữ nói trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động chung của nhà trường. hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ... 
Hoạt bát vui vẻ không sợ sệt e dè tự tin khi giao tiếp với người khác, khuyến khích những em nhút nhát, nói nhỏ, không dám nói đã mạnh dạn tự tin hơn yêu thích môn học hơn.
Nói được hiểu được trình bày được dù ở dạng ngôn ngữ nói hay viết. Sáng kiến góp phần phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Hình ảnh HS trình bày sản phẩm thảo luận của nhóm ( khối 6)
Hình ảnh học sinh trải nghiệm hóa thân vào các nhân vật văn học (khối 9)
	* Đánh giá lợi ích đã thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến: 
Trong quá trình nhân rộng áp dụng thực hiện sáng kiến tại trường THCS Giang Ma huyện Tam Đường đa số học sinh tích cực học tập, yêu thích, hứng thú với tiết luyện nói phân môn tập làm văn. Từ đó chất lượng bộ môn Ngữ văn khối 6, khối 9 tăng lên đáng kể. 
Cụ thể chất lượng bài kiểm tra môn Ngữ Văn của học sinh khối 6, khối 9 trường THCS Giang Ma:
Khối 6
Kỳ I
TSbài
Điểm
<3
Điểm
3 → 4,75
Điểm
5 → 6,75
Điểm
7 → 8.75
Điểm
9→10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2019-2020
92
16
17,2
29
31,2
36
38,7
12
12,9
2020-2021
93
11
11,8
25
27,0
41
44,8
16
16,4
So sánh
-5,4
-4,2
+6,1
+3,5
Khối 9
Kỳ I
TSbài
Điểm
<3
Điểm
3 → 4,75
Điểm
5 → 6,75
Điểm
7 → 8.75
Điểm
9→10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2019-2020
78
12
16,3
19
24,3
32
42,8
13
16,6
2020-2021
78
8
10,2
15
19,3
40
51,2
15
19,3
So sánh
-6,4
-5,0
+8,4
+ 2,7
* Danh sách những người và đơn vị đã áp dụng sáng kiến
TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Nội dung áp dụng
1
Nông Quý Hương
24/07/1975
Trường THCS Sùng Phài –TP Lai Châu
Tổ Phó
Đại học
Một số biện pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh trong tiết luyện nói phân môn tập làm văn khối 6, khối 9
2
Phan Thị Thanh
16/11/1978
Trường THCS Sùng Phài –TP Lai Châu
Giáo viên
Đại học
Một số biện pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh trong tiết luyện nói phân môn tập làm văn khối 6, khối 9
3
Lại Thị Thanh Vân
Trường THCS Giang Ma – huyện Tam Đường- tỉnh Lai Châu
Giáo viên
Đại học
Một số biện pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh trong tiết luyện nói phân môn tập làm văn khối 6, khối 9
 Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Sùng Phài , ngày 29 tháng 01 năm 2021
 Người nộp đơn( Đồng tác giả)
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 ..Nông Quý Hương
 ......Phan Thị Thanh
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ
TRƯỜNG THCS SÙNG PHÀI
Số:      /BC-THCSSP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sùng Phài, ngày ... tháng ... năm 2021
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÍNH MỚI, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH TRONG TIẾT LUYỆN NÓI PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN KHỐI 6, KHỐI 9 Ở TRƯỜNG THCS SÙNG PHÀI THÀNH PHỐ LAI CHÂU"
I. Tính mới của sáng kiến trong phạm vi cấp cơ sở 
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh trong tiết luyện nói phân môn tập làm văn khối 6, khối 9 trường THCS Sùng Phài, thành phố Lai Châu ”
 Giải pháp của sáng kiến được công nhận không trùng với nội dung của giải pháp đã được công nhận trước đó.
Năm học 2020-2021, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tìm ra ưu điểm và hạn chế của các biện pháp mà đồng nghiệp đi trước đã áp dụng, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thảo luận, thống nhất và trực tiếp rèn kỹ năng nói cho học sinh trong tiết luyện nói phân môn tập làm văn khối 6, khối 9 với mục tiêu rèn kỹ năng nói cho học sinh tạo cho các em sự tự tin trước tập thể, chúng tôi áp dụng đồng bộ các biện pháp sau
2. Tính mới: Nêu tính mới giải pháp trước và sau khi áp dụng sáng kiến
Qua quan sát và phỏng vấn trực tiếp chúng tôi nhận thấy kỹ năng nói trình bày trước tập thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_noi_cho_hoc_sinh_trong_tie.doc
  • docMẪU BÌA SK.doc