SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 tại Trường Tiểu học Nga Yên
“Trong hệ thống giáo dục phổ thông thì bậc Tiểu học là bậc nền móng. Ở bậc Tiểu học thì môn học có ý nghĩa và vai trò quan trọng nhất đó là môn Tiếng Việt. Dạy Tiếng Việt là dạy tiếng mẹ đẻ - tiếng phổ thông”. [2] Môn Tiếng Việt ở Tiểu học là môn chiếm thời lượng nhiều nhất với 8 tiết/tuần. Trong đó phân môn Tập làm văn chiếm 25% - 2 tiết/tuần. Trong chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4, các em được học thể loại văn miêu tả, một trong những dạng bài mới. Đây là dạng bài rất khó đối với học sinh Tiểu học. Nó là dạng bài tổng hợp, có sự lồng ghép của tả đồ vật, tả cây cối, vào trong một bài tả cảnh.
Thông qua việc dạy văn miêu tả ở Tiểu học, mục đích giúp học sinh biết cách và có thói quen quan sát, phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh, biết truyền tình cảm của mình vào đối tượng miêu tả. Bước đầu giúp các em biết sử dụng những từ ngữ có giá trị để biểu cảm. Đồng thời qua bài văn tả cảnh, giúp các em có dịp quan sát kĩ cảnh vật xung quanh, giúp các em có cái nhìn mới về mọi vật xung quanh, giúp các em có tình cảm yêu thiên nhiên, gần gũi, gắn bó với cảnh vật xung quanh,
Với mục tiêu đặt ra là lớn lao như vậy nhưng trong thực tế để làm được điều đó là vô cùng khó, không những khó với các em mà khó cả với giáo viên. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, nhiều em đã không tự giác trong việc học bài và làm bài nhất là các bài văn. Các em ngại suy nghĩ, ngại viết, nên một số em thường sao chép, copy một cách máy móc. Nhưng sợ cô giáo và các bạn phát hiện thì các em khôn khéo thay đổi hoặc đã cắt xén, chắp vá . Một số em thì không biết viết cái gì, một số khác thì không dựa vào dàn ý đã lập để triển khai thành bài văn mà nghĩ đến đâu viết đến đó, nhớ được cái gì thì viết cái đó, nên bài viết thường có những dạng lỗi như:
- Bài viết quá ngắn, sơ sài.
- Trình tự miêu tả lộn xộn.
- Thiếu sự liên kết giữa các ý, các đoạn
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. Mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài 2 1.2. Mục đính nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1. Cơ sở lí luận 3 2.2. Thực trạng 3 2.3. Các giải pháp đã thực hiện 5 2.3.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình SGK 5 2.3.2. Giải pháp 2: Rèn kĩ năng phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng lặp dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn 5 2.3.3. Giải pháp 3: Giúp học sinh có kỹ năng quan sát chọn lựa, chắt lọc từ ngữ, hình ảnh miêu tả 7 2.3.4. Giải pháp 4: Rèn cho học sinh kỹ năng lựa chọn, sử dụng từ ngữ giàu tính gợi tả, gợi cảm, nói, viết văn có dùng phép so sánh, nhân hóa phù hợp với đối tượng miêu tả 8 2.3.5. Giải pháp 5: Rèn kỹ năng học tập từ ngữ, ý văn, hình ảnh hay khi làm văn 9 2.3.6. Giải pháp 6: Trang bị cho học sinh những kiến thưc kĩ năng làm bài 10 2.3.7. Giải pháp 7: Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn từ dàn ý đã lập 12 2.4. Hiệu quả của SKKN 13 3. Kết luận và kiến nghị 14 - Kết luận 14 - Kiến nghị 14 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài: “Trong hệ thống giáo dục phổ thông thì bậc Tiểu học là bậc nền móng. Ở bậc Tiểu học thì môn học có ý nghĩa và vai trò quan trọng nhất đó là môn Tiếng Việt. Dạy Tiếng Việt là dạy tiếng mẹ đẻ - tiếng phổ thông”. [2] Môn Tiếng Việt ở Tiểu học là môn chiếm thời lượng nhiều nhất với 8 tiết/tuần. Trong đó phân môn Tập làm văn chiếm 25% - 2 tiết/tuần. Trong chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4, các em được học thể loại văn miêu tả, một trong những dạng bài mới. Đây là dạng bài rất khó đối với học sinh Tiểu học. Nó là dạng bài tổng hợp, có sự lồng ghép của tả đồ vật, tả cây cối, vào trong một bài tả cảnh. Thông qua việc dạy văn miêu tả ở Tiểu học, mục đích giúp học sinh biết cách và có thói quen quan sát, phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh, biết truyền tình cảm của mình vào đối tượng miêu tả. Bước đầu giúp các em biết sử dụng những từ ngữ có giá trị để biểu cảm. Đồng thời qua bài văn tả cảnh, giúp các em có dịp quan sát kĩ cảnh vật xung quanh, giúp các em có cái nhìn mới về mọi vật xung quanh, giúp các em có tình cảm yêu thiên nhiên, gần gũi, gắn bó với cảnh vật xung quanh, Với mục tiêu đặt ra là lớn lao như vậy nhưng trong thực tế để làm được điều đó là vô cùng khó, không những khó với các em mà khó cả với giáo viên. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, nhiều em đã không tự giác trong việc học bài và làm bài nhất là các bài văn. Các em ngại suy nghĩ, ngại viết, nên một số em thường sao chép, copy một cách máy móc. Nhưng sợ cô giáo và các bạn phát hiện thì các em khôn khéo thay đổi hoặc đã cắt xén, chắp vá. Một số em thì không biết viết cái gì, một số khác thì không dựa vào dàn ý đã lập để triển khai thành bài văn mà nghĩ đến đâu viết đến đó, nhớ được cái gì thì viết cái đó,nên bài viết thường có những dạng lỗi như: Bài viết quá ngắn, sơ sài. Trình tự miêu tả lộn xộn. Thiếu sự liên kết giữa các ý, các đoạn Lên lớp 4, các em phải hiểu thế nào là văn miêu tả, biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành một bài văn miêu tả đồ vật, cây cối hoặc con vật- những đối tượng gần gũi và thân thiết của các em. Để hoàn thành bài văn miêu tả đối với học sinh lớp 4 thường rất khó khăn. Do đặc điểm tâm lí, học sinh tiểu học còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt, dẫn đến khi viết văn miêu tả, học sinh còn thiếu vốn hiểu biết về đối tượng miêu tả,hoặc không biết cách diễn đạt điều muốn tả. Việc tìm tòi phương pháp để hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý, lập dàn ý, tưởng tượng,còn nhiều hạn chế. Với mong muốn giúp các em biết diễn đạt trôi chảy, trình bày những câu văn, ý văn giàu hình ảnh, có cảm xúc, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4” tại Trường Tiểu học Nga Yên. 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Giúp học sinh lớp 4: + Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý. + Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc. + Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc. + Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em. + Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp4 - Giúp giáo viên: + Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 để vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt. + Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLV nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Loại thể văn miêu tả lớp 4. - Học sinh lớp 4 trường tiểu học Nga Yên. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp khảo sát thực tiễn: thu thập một số vấn đề lí luận làm cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu. + Nghiên cứu nội dung chương trình TLV 4 mạch kiến thức: Dạy viết văn miêu tả. - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tiến hành đồng thời với phương pháp kiểm tra toán học và phương pháp tổng hợp số liệu. Khi kiểm tra đánh giá chất lượng bài văn miêu tả của từng học sinh, tôi mô tả và thống kê chất lượng ấy bằng những số liệu cụ thể, sau đó tổng hợp các số liệu đã thu được nhằm rút ra kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dạy tiết Luyện tập miêu tả cây cối 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận. Miêu tả là lấy nét vẽ hay câu văn để biểu hiện các chân tướng của sự vật, giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mỹ, giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hình ảnh của sự vật thông qua những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm xúc thẩm mỹ của người viết. Với học sinh tiểu học, nhất là học sinh các lớp 4, việc hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là vô cùng quan trọng, được thực hiện ở tất cả các môn học và nổi bật nhất là ở môn Tiếng Việt. Do đó, việc dạy Tập làm văn ở tiểu học góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tốt các môn học khác. Chính những văn bản viết các em có được từ phân môn Tập làm văn đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em được học ở môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng và các môn học khác. [1] 2.2. Thực trạng của việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 tại Trường Tiểu học Nga Yên. 2.2.1. Thực trạng Năm học 2016 - 2017 tôi tiếp tục được phân công chủ nhiệm lớp 4B. Qua nhiều năm giảng dạy tại khối lớp 4, qua dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. Từ thực tế dạy học của bản thân tôi nhận thấy: * Về phía giáo viên: Trong phân môn Tiếng Việt thì phân môn khó nhất là Tập làm văn, nó đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú và cần có vốn sống thực tế. Người giáo viên phải biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy. Biết gợi mở sự tò mò, có khả năng sáng tạo, độc lập ở học sinh, giúp các em nói viết thành văn bản. Tuy nhiên, vẫn còn không ít giáo viên chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc quan sát, tìm ý, viết đoạn văn nên chất lượng giờ dạy Tập làm văn mà đặc biệt là viết văn miêu tả còn hạn chế. Nhiều giáo viên vẫn chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các em hoàn thành những nội dung yêu cầu của bài tập dựa vào gợi ý trong sách giao khoa và sách giáo viên. Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm, phát huy hết năng lực của học sinh cũng như chú ý giúp cho các em biết rèn dũa câu văn, ý văn. * Về phía học sinh: Nhiều em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật theo gợi ý của thầy cô một cách máy móc, khuôn mẫu. Mặt khác, với đa số học sinh lớp 4, vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, việc diễn đạt câu văn, ý văn còn nhiều hạn chế. Nhất là khi làm các bài Tập làm văn miêu tả, các em chỉ dừng lại ở việc liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật một cách đơn giản dẫn đến câu văn hết sức khô khan. Thậm chí, có những em khi miêu tả một sự vật thì không biết phải bắt đầu từ đâu, không biết phải tả những gì, tả thế nào. VD: Bài văn tả cái cặp có học sinh tả như sau: - Cái cặp của em nhiều màu. Mặt trước có siêu nhân rất đẹp. Nó có ba ngăn. Một ngăn em để bút, một ngăn em để vở, một ngăn để sách. Hoặc bài văn tả cây bàng: - Cây bàng cao đến mái nhà. Thân nó to, xù xì. Cây bàng có nhiều cành, tán rộng. Lá màu xanh. Quả ăn có vị chát. Đoạn văn như vậy được coi là tạm được vì đúng ý. Câu văn rõ nghĩa. Nhưng miêu tả như vậy chỉ cần vài câu là tả xong một đồ vật, một cây và nó cũng rất chung chung, không làm nổi bật được nét riêng của đồ vật đó, cây đó. * Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: - Giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm; nhiều giáo viên ngại đổi mới nên vẫn chủ yếu là thầy giảng, trò nghe. Mặt khác nhiều giáo viên chưa đầu tư thời gian để nghiên cứu bài dạy, chưa thực sự bồi dưỡng vốn từ, khả năng cảm thụ văn của mình vào quá trình dạy học. - Học sinh ngại học văn vì các em nghèo vốn từ. Hơn nữa, các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn bản miêu tả với các kiểu bài văn khác. Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát và miêu tả chưa tinh tế. Vốn từ miêu tả còn nghèo nàn. Chưa có thói quen tích luỹ các từ ngữ gợi tả. Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, kĩ năng diễn đạt,còn hạn chế. Các em chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng, chưa khoa học. Không có thói quen sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi viết văn. Khả năng giao cảm với đối tượng miêu tả còn hạn chế; cảm xúc, tình cảm không tự nhiên, có sự gượng ép. Trong tiết trả bài, học sinh chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kĩ càng, đầy đủ; các em cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình. Các em chưa thực sự cảm thấy yêu môn học. 2.2.2. Kết quả của thực trạng: Khảo sát thực tế khả năng viết văn miêu tả của học sinh lớp 4B cuối năm học 2015-2016 khi chưa áp dụng biện pháp trên như sau: Với đề bài: “Tả con vật nuôi trong nhà mà em thích”. Tổng số HS Điểm 9-10 Điểm7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 SL TL SL TL SL TL SL TL 22 HS 1 9% 6 37% 8 45% 7 9% Từ kết quả khảo sát chất lượng viết văn của học sinh còn quá thấp. Nhiều học sinh viết bài sơ sài, một số bài lại có hình ảnh, chi tiết thiếu chân thực, trình tự miêu tả lộn xộn, có bài được viết theo mẫu có sẵn trong các bài văn mẫu, ít có sự sáng tạo Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Giải pháp 1. Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình Sách giáo khoa Việc nắm vững mục tiêu, nội dung của phân môn Tập làm văn lớp 4, giúp giáo viên nắm vững yêu cầu cần đạt theo chuẩn kiến thức kĩ năng để từ đó giáo viên có sự hiểu biết một cách có hệ thống các mạch kiến thức liên quan trong giai đoạn, trong môn học và của phân môn. Làm tốt điều này giúp giáo viên khai thác có hiệu quả các mạch kiến thức, giúp các em phát huy, kế thừa và phát triển những kiến thức đã học. Vì vậy, trước hết người giáo viên cần: a. Nắm các kiểu bài văn miêu tả trong chương trình lớp 4. - Miêu tả đồ vật - Miêu tả cây cối - Miêu tả con vật b. Hiểu thế nào là miêu tả ? Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. c. Nắm được cấu tạo chung của đoạn văn trong bài văn miêu tả. Mỗi đoạn văn miêu tả có một nội dung nhất định, khi viết hết mỗi đoạn cần xuống dòng. Cấu tạo văn bản miêu tả gồm có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Như vậy, người giáo viên phải nắm rõ: Loại văn miêu tả được dạy ở lớp 4 trong 30 tiết (7 tiết ở HK1, 23 tiết ở HK2). Sau bài mở đầu Thế nào là miêu tả? (tuần 14, giúp HS có khái niệm về miêu tả nói chung, các em lần lượt đi sâu vào kiểu bài cụ thể: miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật ( Lên lớp 5 sẽ học tiếp về tả cảnh, tả người). So với các bài tập về miêu tả đơn giản ở lớp 2, 3 (nói, viết thành đoạn văn ngắn), HS lớp 4 đã bắt đầu được học một cách tương đối có hệ thống về kỹ năng xây dựng văn bản hoàn chỉnh( gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài). Do đó, để dạy tốt loại văn miêu tả, GV vừa phải giúp đỡ HS thực hiện những yêu cầu làm văn miêu tả nói chung vừa phải chú ý những đặc điểm riêng của từng loại đối tượng ( đồ vật, cây cối, con vật) để hướng dẫn HS miêu tả cho cụ thể và sinh động. Nghiên cứu, nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4 giúp giáo viên có một cái nhìn tổng quát về những nội dung sẽ dạy cho học sinh. Từ đó, giáo viên có thể lập kế hoạch với những biện pháp, phương pháp phù hợp để thực hiện hiểu quả công tác dạy học nói riêng, thực hiện nhiệm vụ giáo dục nói chung. 2.3.2. Giải pháp 2: Rèn kỹ năng phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý, kỹ năng lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn. Đây là một yêu cầu rất thường xuyên nhưng trên thực tế lại có rất nhiều em không thể thực hiện được, có những em không biết lập dàn ý là làm cái gì, để làm gì. Bởi lẽ, ở những lớp dưới, các em không phải làm việc này, mà các em chỉ viết câu văn, đoạn văn bằng cách trả lời những câu hỏi cho sẵn hoặc dựa vào những gợi ý của thầy cô một cách đơn giản, ngắn gọn. Trong khi lên lớp Bốn thì việc lập dàn ý cho một đề bài cụ thể (loại bài miêu tả) là yêu cầu bắt buộc các em phải biết thực hiện, tự thực hiện để dựa vào đó mà hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn. Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc tự lập dàn ý cho bài văn, khi dạy học các bài Cấu tạo của bài văn miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối và tả loài vật), tôi chủ động giúp các em dựa vào nội dung phần Ghi nhớ trong sách giáo khoa, cùng xây dựng một dàn bài chung cho loại bài văn miêu tả đang học. Dàn bài chung này tôi sẽ ghi cố định ở một bảng phụ để làm cơ sở cho học sinh xây dựng dàn ý riêng cho mỗi bài văn miêu tả sau này. Dàn bài này cũng được sử dụng chung cho cả lớp trong các tiết tập làm văn có yêu cầu viết một đoạn văn hay hoàn chỉnh một bài văn. Ví dụ: Khi dạy bài Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật (sách giáo khoa lớp Bốn, tập hai, trang 112), sau khi giúp học sinh rút được nội dung ghi nhớ như trong sách giáo khoa, tôi sẽ chủ động bám vào nội dung phần ghi nhớ, dùng câu hỏi gợi ý, dẫn dắt cho các em nêu để xây dựng dàn bài chung cho bài văn miêu tả con vật: Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả. - Để giới thiệu con vật sẽ tả, em cần giới thiệu những gì? Tên con vật, nơi nó ở, lí do em thích nó, Thân bài: a) Tả hình dáng. - Mỗi con vật thường đều có những bộ phận nào? + Đầu: Mắt, mũi, miệng (mõm, mỏ), tai, ; + Mình: thân, lưng, bụng, ngực,; móng vuốt, cựa,; + Đuôi, cánh, ., ... b) Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật. - Thói quen sinh hoạt là những thói quen nào? (ăn, ngủ, ) - Những hoạt động chính của con vật là gì? Ví dụ? (con mèo: bắt chuột; con chó: giữ nhà, ) Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật. + Cảm nghĩ của em đối với con vật có thể là gì? (yêu, thích, thấy thiếu vắng khi đi đâu về mà không trông thấy nó, ); Em làm gì để thể hiện tình cảm của em đối với nó? (chăm sóc, bảo vệ, ) Hoặc, khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 (Hãy viết một đoạn văn có chứa câu mở đoạn như sau: Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.) của bài Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật (sách lớp Bốn, tập hai, trang 130), tôi sử dụng Dàn bài chung cho bài văn miêu tả con vật đã xây dựng, gợi ý cho các em có thể dựa vào nội dung Tả hình dáng ở phần thân bài trong dàn bài để hoàn thành bài tập. Như thế, các em sẽ dễ dàng chọn lựa những bộ phận nổi bật của con gà trống để miêu tả như: cái đầu, cái mào, cái mỏ, cặp mắt, bộ lông, đôi cánh, đôi chân, chiếc cựa, cái đuôi, Với cách làm trên học sinh lớp tôi đã có kỹ năng phân tích đề, lựa chọn ý để lập dàn bài chi tiết. 2.3.3. Giải pháp 3: Giúp học sinh có kỹ năng quan sát chọn lựa, chắt lọc từ ngữ, hình ảnh miêu tả. Môn Tập làm văn ở tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kỹ năng nghe, nói, viết. Nhưng học sinh còn lúng túng không biết lắng nghe gì? Nói gì? Viết gì? Vì vậy, dạy học cho học sinh biết quan sát tìm ý để hình thành thói quen chuẩn bị bài tốt là một yêu cầu quan trọng khi làm văn. Muốn quan sát tốt, học sinh cần nắm được cách quan sát và những yêu cầu quan sát để làm văn. Cùng một đối tượng nhưng mỗi cá nhân lại có sự cảm nhận riêng. Giáo viên phải tôn trọng ý kiến của các em, không phê phán vội vàng, chủ quan, phải giúp học sinh tự tin trong học tập. Tuy nhiên, để miêu tả một đối tượng nào đó, giáo viên cần giúp các em biết quan sát đối tượng theo từng góc nhìn, từng thời điểm, biết cảm nhận và chọn “điểm nhấn” của đối tượng tạo ra nét riêng biệt trong bài viết của mình. Do vậy, để đảm bảo tính chân thực của bài miêu tả cần phải được bắt nguồn từ quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả, kết hợp với kinh nghiệm sống, trí tưởng tượng của học sinh, phải thể hiện được tình cảm, cảm xúc thực của các em trước đối tượng miêu tả. Tính chân thực đòi hỏi phải có chi tiết thực, tả đúng bản chất của đối tượng miêu tả, thể hiện được những nét đẹp đẽ, đúng đắn trong tư tưởng, tình cảm của người học sinh khi bộc lộ thái độ của các em với đối tượng miêu tả. Để thực hiện những yêu cầu trên, tôi thường hướng cho học sinh thực hiện thật tốt từng bước: + Xác định cụ thể về đối tượng cần quan sát. + Quan sát sự vật bằng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác và cả xúc giác. Trước tiên là quan sát bao quát đối tượng và cảm nhận (nó đẹp, dễ thương,...), rồi quan sát thật kĩ những cảnh vật xung quanh em mà em thích thú, ấn tượng. Khi quan sát sự vật, các em cũng có thể trao đổi theo nhóm với nhau để tìm ra những đặc điểm của đối tượng một cách tốt nhất. + Kết hợp quan sát là ghi chép (ghi chép những điều quan sát được) và liên tưởng (liên tưởng để so sánh, nhân hóa sự vật). * Ví dụ: Khi miêu tả cây cối, đồ vật, con vật giáo viên phải cho học sinh tìm ra những từ ngữ, hình ảnh đặc trưng của cây cối, đồ vật, con vật để tả. + Các từ thường dùng trong miêu tả cây cối: xanh mướt, mơn mởn; khẳng khiu; xum xuê; rực rỡ; đo đỏ; + Các từ thường dùng trong miêu tả đồ vật: tròn xoe, nhỏ nhắn, + Các từ thường dùng trong miêu tả con vật: tinh nhanh, rón rén, oai vệ, - Các từ miêu tả đó thường là những từ láy, gợi lên hình ảnh, âm thanh, để miêu tả cho sinh động. Hoặc chẳng hạn, để giúp học sinh làm tốt bài tập 3 (Hãy viết một đoạn văn có chứa câu mở đoạn như sau: Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.) của bài Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật (sách lớp Bốn, tập hai, trang 130), thì ở tiết học trước đó, tôi yêu cầu các em: + Chọn hoặc nhớ lại một con gà trống mà em đã gặp. + Quan sát (hoặc nhớ lại) và ghi lại các đặc điểm của từng bộ phận của nó. Chú ý ghi thật chi tiết những bộ phận nổi bật của con gà đó. Với cách làm trên học sinh đã biết lựa chọn từ ngữ giàu hình ảnh, biết bộc lộ cảm xúc khi viết văn để bài văn thêm sinh động. 2.3.4. Giải pháp 4: Rèn cho học sinh kỹ năng chọn lựa, sử dụng từ ngữ giàu tính gợi tả, gợi cảm, nói-viết câu văn có dùng phép so sánh, nhân hóa phù hợp với đối tượng miêu tả: Việc dùng từ ngữ giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm, các biện pháp so sánh, nhân hóa khi viết văn sẽ giúp cho câu văn, bài văn trở nên sinh động hơn, mượt mà hơn, ý tứ hơn và thu hút người đọc, người nghe hơn. Như vậy, việc giúp các em biết tìm từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù hợp để miêu tả sự vật cụ thể là vừa giúp phát huy tốt năng lực của mỗi học sinh, vừa góp phần cung cấp ý văn, từ ngữ phù hợp cho những học sinh khác. + Cùng với việc giới thiệu một số hình ảnh cụ thể cho học sinh quan sát, giáo viên có thể gợi ý cho mỗi học sinh tự chọn chi tiết cụ thể của đối tượng cần miêu tả, rồi tìm những từ ngữ, ý văn, câu văn, hình ảnh so sánh, nhân hóa mà mình cảm thấy p
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_lam_van_mieu_ta_cho_hoc_si.doc