SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm văn miêu tả con vật cho học sinh lớp 4

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm văn miêu tả con vật cho học sinh lớp 4

Nền giáo dục Việt Nam đang chuyển mình với những những đổi mới không ngừng. Trong những đổi mới chung của tất cả các cấp học, giáo dục Tiểu học cũng có những màu sắc đổi mới riêng, nhất là trong cách đánh giá học sinh. Song song đồng hành với đổi mới cách đánh giá là đổi mới về phương pháp, hình thức dạy học.

Trước những yêu cầu đổi mới “ một cách toàn diện” của ngành, mỗi giáo viên đứng lớp luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi môn học đều có mục tiêu riêng và để đạt được mục tiêu dạy học đó, giáo viên cần có những nghiên cứu sâu về kiến thức, phương pháp, nội dung môn học. Tiếng Việt là một trong những môn học có số tiết dạy ở bậc Tiểu học nhiều nhất và cũng là môn học then chốt của cấp học. Môn Tiếng Việt hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng tiếng Việt ( đọc, nghe, nói, viết) để học tập và giao tiếp, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, văn hóa, văn học, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 Nhiều năm qua, tôi đã dạy học lớp 4 và thấy rằng việc viết một đoạn văn, bài văn đối với các em học sinh còn rất nhiều khó khăn, nhất là văn miêu tả. Để viết được một đoạn, bài văn miêu tả hay đòi hỏi học sinh phải thành thạo nhiều kĩ năng như viết, liên kết câu, dùng từ, đặt câu, trình bày, bố cục và biết quan sát, tri giác, tích lũy vốn sống, lựa chọn những chi tiết nổi bật.Thực tế rất ít học sinh có đủ các yếu tố cần thiết đó nên sản phẩm của các em là những đoạn văn mắc rất nhiều lỗi, nghèo nàn, sơ sài, khô cứng, từ ngữ thiếu chau chuốt, gọt giũa.Với những kinh nghiệm đã tích lũy trong những năm dạy lớp 4 và mong muốn nâng cao chất lượng viết những bài văn miêu tả loài vật ở học sinh lớp 4, tôi đã tập trung nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng làm văn tả loài vật tại lớp học mình được phân công. Trong phạm vi nhỏ của SKKN này, tôi xin được chia sẻ “Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm văn miêu tả con vật cho học sinh lớp 4”.

 

doc 19 trang thuychi01 38146
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm văn miêu tả con vật cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài
Nền giáo dục Việt Nam đang chuyển mình với những những đổi mới không ngừng. Trong những đổi mới chung của tất cả các cấp học, giáo dục Tiểu học cũng có những màu sắc đổi mới riêng, nhất là trong cách đánh giá học sinh. Song song đồng hành với đổi mới cách đánh giá là đổi mới về phương pháp, hình thức dạy học. 
Trước những yêu cầu đổi mới “ một cách toàn diện” của ngành, mỗi giáo viên đứng lớp luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi môn học đều có mục tiêu riêng và để đạt được mục tiêu dạy học đó, giáo viên cần có những nghiên cứu sâu về kiến thức, phương pháp, nội dung môn học. Tiếng Việt là một trong những môn học có số tiết dạy ở bậc Tiểu học nhiều nhất và cũng là môn học then chốt của cấp học. Môn Tiếng Việt hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng tiếng Việt ( đọc, nghe, nói, viết) để học tập và giao tiếp, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, văn hóa, văn học, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Nhiều năm qua, tôi đã dạy học lớp 4 và thấy rằng việc viết một đoạn văn, bài văn đối với các em học sinh còn rất nhiều khó khăn, nhất là văn miêu tả. Để viết được một đoạn, bài văn miêu tả hay đòi hỏi học sinh phải thành thạo nhiều kĩ năng như viết, liên kết câu, dùng từ, đặt câu, trình bày, bố cục và biết quan sát, tri giác, tích lũy vốn sống, lựa chọn những chi tiết nổi bật...Thực tế rất ít học sinh có đủ các yếu tố cần thiết đó nên sản phẩm của các em là những đoạn văn mắc rất nhiều lỗi, nghèo nàn, sơ sài, khô cứng, từ ngữ thiếu chau chuốt, gọt giũa...Với những kinh nghiệm đã tích lũy trong những năm dạy lớp 4 và mong muốn nâng cao chất lượng viết những bài văn miêu tả loài vật ở học sinh lớp 4, tôi đã tập trung nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng làm văn tả loài vật tại lớp học mình được phân công. Trong phạm vi nhỏ của SKKN này, tôi xin được chia sẻ “Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm văn miêu tả con vật cho học sinh lớp 4”.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
 	Đề xuất một số biện pháp qua những kinh nghiệm dạy học của bản thân giúp học sinh lớp 4 nâng cao chất lượng làm những đoạn văn, bài văn miêu tả con vật.
 1. 3 . Đối tượng nghiên cứu
 Các biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thị trấn Thống Nhất làm văn miêu tả con vật có chất lượng cao hơn.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học sinh làm văn miêu tả con vật. 
- Nghiên cứu thực tiễn dạy học trên lớp qua các năm học, các đối tượng học sinh ở lớp 4 qua hai năm học: 2014 – 2015 và 2015 – 2016.
- Điều tra khảo sát thực tế các bài làm văn miêu tả loài vật của học sinh lớp 4A, năm học 2014 – 2015 và lớp 4A năm học 2015 - 2016, thu thập thông tin liên quan đến việc dạy và học làm văn miêu tả con vật.
- Thống kê chất lượng bài làm của học sinh, tổng hợp vào bảng số liệu, xử lí số liệu liên quan đến chất lượng bài làm của học sinh.
- Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các các nội dung liên quan đến các biện pháp dạy học sinh miêu tả con vật.
2. NỘI DUNG
 2. 1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Mục tiêu dạy tập làm văn miêu tả loài vật 
Dạy tập làm văn giúp học sinh phát triển khả năng sản sinh văn bản nói và văn bản viết. Ngoài mục tiêu trang bị kiến thức và rèn các kĩ năng làm văn, phân môn tập làm văn còn góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô gic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho học sinh. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn miêu tả, quan sát đối tượng...góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của các em cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, nhờ huy động vốn sống, huy động trí tưởng tượng khi miêu tả. Mặt khác, khi phân tích đề tập làm văn, học sinh có điều kiện hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng trong các đề bài. Khi quan sát các đối tượng miêu tả là các con vật, học sinh được rèn luyện cách nhìn đối tượng trong quan hệ gần gũi giữa người và con vật. Từ đó, tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và những con vật xung quanh của các em nảy nở, tâm hồn tình cảm của các em thêm phong phú. Đó là nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ. 
2.1.2. Cơ sở khoa học của dạy tập làm văn miêu tả loài vật
Tập làm văn là môn học mang tính tổng hợp. Do đó, việc dạy tập làm văn dựa trên các hiểu biết về phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ, lí thuyết hoạt động lời nói, ngôn ngữ học và lí luận văn học. Dạy học Tiếng Việt trong đó quan trọng nhất là phân môn Tập làm văn có mối quan hệ chặt chẽ với tâm lí học lứa tuổi. Giáo viên cần biết được sản phẩm lời nói được sản sinh ra như thế nào trong quá trình học tập của học sinh. Nhận thức của trẻ em được phát triển thông qua hoạt động thực tiễn. 
“ Hoạt động là quy luật chung nhất của cuộc sống con người, của tâm lí con người”. “ Động cơ nói năng không phải là của hoạt động lời nói mà của hoạt động thuộc bậc cao hơn – hoạt động giao tiếp” [4]. Vì vậy, để thực hiện hoạt động giao tiếp chúng ta có thể dùng lời nói hoặc viết tức là thực hiện một hành vi nói năng.
Miêu tả chính là “ lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện các chân tướng của sự vật” [6].. Miêu tả con vật là dùng lời nói để vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh con vật một cách sinh động với những đặc điểm nổi bật về hình dáng, hoạt động và các thói quen sinh hoạt của nó. Cũng như tất cả các thể loại văn miêu tả nói chung, văn miêu tả loài vật mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết, sinh động và tạo hình, ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh.
2.1.3. Tính chất của phân môn tập làm văn 
	Phân môn tập làm văn có tính tổng hợp được thể hiện ở việc sử dụng toàn bộ các kĩ năng được hình thành và phát triển do nhiều phân môn khác của môn Tiếng Việt đảm nhiệm, sử dụng kiến thức và kĩ năng do nhiều môn học khác trong nhà trường cung cấp, huy động toàn bộ vốn sống hoặc những mảng vốn sống của học sinh có liên quan đến đề bài. Khi tả một con mèo đang bắt chuột hoặc một con gà đang kiếm mồi ... học sinh không chỉ huy động vốn tri thức qua các bài học mà còn phải huy động tất cả những tình cảm, ấn tượng, cảm xúc, những kí ức còn lưu giữ được về các con vật ấy. Như vậy bài văn mới trở nên sinh động và có hồn.
	Phân môn tập làm văn còn mang tính sáng tạo. Khi làm văn, học sinh đã thực hiện một hoạt động giao tiếp. Mỗi bài văn là sản phẩm không lặp lại của từng học sinh. Do đó, trong việc học làm văn, học sinh được chủ động, tự do thể hiện cái “tôi” của mình một cách rõ ràng, bộc bạch cái riêng của mình một cách trọn vẹn. Dạy làm văn là dạy các em tập suy nghĩ riêng, tập sáng tạo, tập thể hiện trung thực con người mình.
	2.2.Thực trạng
	2.2.1.Thực trạng dạy học sinh miêu tả con vật
	Xác định dạy học sinh làm văn tả con vật là một nhiệm vụ trọng tâm của phân môn tập làm văn ở cuối học kì II nên tất cả các đồng chí giáo viên dạy khối 4 đều có sự chuẩn bị bài đầy đủ và phối hợp sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học linh hoạt. Những năm học gần đây nhà trường đã trang bị máy chiếu cho một số phòng học nên việc sử dụng thiết bị hiện đại vào dạy tập làm văn được tăng cường nhiều hơn. Tuy nhiên, việc dạy học sinh tả con vật vẫn có lúc áp đặt, khuôn mẫu, chưa phát huy hết tính sáng tạo ở học sinh. Nhiều bài văn của các em làm na ná giống nhau. Nhiều học sinh cùng tả một con vật nhưng không làm nổi bật con vật đó có gì khác biệt so với con vật khác cùng loài. Có kết quả như vậy là do tất cả học sinh đều làm theo một cách hướng dẫn chung của giáo viên. Vì vậy, khi đọc văn của các em chúng ta chưa thấy được nét “riêng” của từng học sinh.
	2.2.2. Thực trạng làm văn miêu tả con vật ở học sinh
	Được luyện qua các tiết tập làm văn tả đồ vật và cây cối, nhiều học sinh đã biết cách trình bày, bố cục cho bài văn tả con vật, việc dùng từ, diễn đạt có em cũng thể hiện được sự chính xác, mạch lạc. Tuy nhiên, số học sinh có được những kĩ năng đó chưa nhiều. Đọc các bài làm văn tả con vật của học sinh chúng ta còn thấy rất nhiều bài viết sơ sài, lối viết nghèo nàn, cụt ý do các em thiếu hiểu biết và quan sát thực tế, không thường xuyên tích lũy vốn sống. Chẳng hạn, khi miêu tả con chó của nhà mình có em chỉ viết đi viết lại mỗi một việc là “sáng mai bố em thả con chó ra, nó đi đâu đó một lúc rồi nó chạy về nhà, bố em lại xích nó lại. Thế là cả ngày nó bị xích”. Hiện nay, một số học sinh là con em các gia đình công chức ít khi tiếp xúc hay được quan sát một số con vật nuôi bởi gia đình các em không nuôi con vật nào. Các em đi học cả ngày ở trường, chiều về thường xem ti vi hoặc ra sân thể thao chơi. Vì vậy, nhiềù học sinh không phân biệt được con ngan với con vịt , thiếu hiểu biết về các vật nuôi, dẫn đến có em khi tả một con vật mà em yêu thích lại chọn tả mèo máy Đô - rê - mon. Cùng với vốn sống ít, vốn từ của các em cũng chưa phong phú nên việc dùng từ trong bài văn thiếu chính xác, làm thay đổi nghĩa, diễn đạt lủng củng, lặp lại một từ ngữ nhiều lần. Nhiều bài văn các em chưa sử dụng dấu câu, viết tràn lan cả bài, sắp xếp các ý lộn xộn không theo một trật tự nào cả, nhớ ra cái gì các em viết cái đó, việc liên kết câu chưa đạt yêu cầu. Bài văn của các em ít bộc lộ cảm xúc tự nhiên mà thường viết những câu văn cảm xúc hô hào, cứng nhắc kiểu như “em rất thích chú mèo nhà em. Em sẽ chăm sóc chú thật tốt để chú bắt được nhiều chuột hơn” hay là “ em rất thích chú gà trống nhà em. Đi đâu em cũng không quên được chú”...Ngoài những bài văn viết có những đặc điểm hạn chế trên đây chúng ta cũng thấy rõ số bài văn biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật cũng không nhiều, đôi khi hình ảnh so sánh còn không hợp lí, khập khiễng, ngô nghê, có bài sa vào lối kể lể các bộ phận bên ngoài và các hoạt động của con vật một cách vụn vặt, không chọn những đặc điểm tiêu biểu, điển hình, nổi trội. 
	2.2.3. Phụ huynh với việc hướng dẫn con làm văn tả con vật
Phụ huynh nào cũng đều mong muốn con mình học giỏi bằng bạn, bằng bè. Trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay, nhiều gia đình dành sự quan tâm rất lớn đến việc học hành của con cái. Đó là một nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, nhận thức của nhiều phụ huynh về các môn học còn có sự lệch lạch. Nhiều phụ huynh quan tâm, chú trọng đến chất lượng học môn toán của con mình hơn là môn Tiếng Việt. Vì vậy, phụ huynh sẵn sàng cho con đi học mở rộng, nâng cao kiến thức môn toán, còn môn Tiếng Việt bị xem nhẹ hơn. Khi học bài ở nhà, đa số phụ huynh kiểm tra môn toán, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về kết quả học toán của con. Đối với môn Tiếng Việt, chỉ có rất ít phụ huynh quan tâm, kèm cặp con học. Biểu hiện của sự quan tâm ấy chỉ là trả lời một số câu hỏi của con hoặc hướng dẫn sơ sài cách làm hoặc cung cấp cho con một vài ý trong một bài văn cụ thể. Đối với phân môn Tập làm văn, không mấy phụ huynh kiên trì hướng dẫn cho con làm một bài văn hoàn chỉnh. Cách duy nhất của một số phụ huynh là mua các cuốn sách tham khảo văn mẫu về cho con đọc và làm theo. Kết quả là các bài văn của các em trở thành kiểu vay mượn cảm xúc, chỉ cần đọc qua là giáo viên đã phát hiện không phải học sinh tự nghĩ ra viết mà sao chép lại. Thị trường tài liệu tham khảo văn chọn lọc, văn mẫu không hề hiếm hoi. Vì vậy, phụ huynh dễ dàng lựa chọn mua cho con một cuốn văn mẫu rồi phó mặc việc học làm văn của con cho giáo viên. Một số phụ huynh do bận công việc cũng không mấy khi cho con đi tìm hiểu quan sát thiên nhiên, cảnh vật, không hướng dẫn con quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh dẫn đến có những học sinh xa rời thực tế, chỉ làm văn trong trí tưởng tượng hoặc gợi ý của giáo viên. 
	Từ những thực trạng nói trên, tôi đã tiến hành đánh giá kết quả bài làm văn của học sinh lớp 4A, năm học 2014 – 2015 qua tiết kiểm tra tuần 33 với đề bài: 
	Chọn một trong đề bài sau: 
Tả một con vật nuôi trong nhà.
Tả một con vật nuôi ở vường thú.
Tả một con vật em chợt gặp trên đường.
Tả một con vật lần đầu tiên em được thấy trong truyền hình, phim ảnh.
 và thu được kết quả như sau: 
Tổng số 
Học sinh 
Điểm 9, 10
Điểm 7,8
Điểm 5, 6
Điểm dưới 5
33
1 = 3,1 %
4 = 12,1%
23 = 69,6%
5 = 15,2 %
	Nhận thấy kết quả bài kiểm tra tả con vật của học sinh còn thấp, bản thân tôi rất trăn trở. Ngay sau khi trả bài cho học sinh, tôi đã tự kiểm tra, nhìn nhận lại cách dạy của bản thân, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến chất lượng bài làm của học sinh còn thấp và rút ra bài học kinh nghiệm cho năm học sau. Với những kinh nghiệm nho nhỏ đó, tôi đã tiến hành thử nghiệm các biện pháp nâng cao chất lượng làm văn miêu tả con vật cho năm học 2015 – 2016 và các năm tiếp theo. 
2. 3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Phối hợp với phụ huynh giúp học sinh quan sát con vật, tích lũy vốn sống.
2.3.1.1. Đặt vấn đề tích lũy vốn sống cho học sinh trong cuộc họp phụ huynh
Trong các cuộc họp phụ huynh học sinh, ngoài các vấn đề được triển khai, họp bàn chung theo kế hoạch nhà trường, tôi thường quan tâm đến vấn đề rèn kĩ năng và tích lũy vốn sống cho học sinh. Trong các nội dung liên quan đến việc học tập, tôi đã chú trọng nhấn mạnh việc tìm hiểu thế giới xung quanh, tích lũy vốn sống và được nhiều phụ huynh cùng quan tâm. Đưa ra thực trạng về việc viết các bài văn thiếu hiểu biết thực tế của những học sinh các khóa trước để chia sẻ với các phụ huynh, tôi đã đề xuất các bậc phụ huynh thường xuyên gần gũi với các con hơn, có thể hỏi con về thế giới xung quanh, về cây cối con vật, các hiện tượng thiên nhiên, các sự vật tự nhiên để kiểm tra sự hiểu biết của con và cũng giúp các con tăng thêm hiểu biết. Đời sống hiện đại ngày nay khiến con người ta bị cuốn theo guồng xoáy công việc. Sự bận rộn và những áp lực công việc khiến cho nhiều phụ huynh tưởng rằng gửi con đến trường học cả ngày, mua sắm đầy đủ mọi thứ cần thiết cho con là tròn trách nhiệm. Nhưng không phải thế, con trẻ còn cần rất nhiều thứ trong đó có sự gần gũi, chỉ bảo ân cần và cả những dạy bảo để hiểu biết thế giới xung quanh, giao tiếp và những vấn đề ứng xử trong xã hội....Chính vì thiếu đi những tiếp xúc, va chạm ngoài thực tế nên nhiều học sinh không biết gọi tên một số cây rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, không phân biệt củ gừng, củ nghệ hay củ hành, củ tỏi, không biết phân biệt con ngan, con vịt...Đồng quan điểm về những vấn đề nêu trên, nhiều phụ huynh đã thống nhất thường xuyên tạo điều kiện để con em mình được tìm hiểu nhiều hơn về tự nhiên, xã hội, chủ động hướng dẫn các con tìm hiểu về thế giới xung quanh trong đó có việc quan sát các con vật. 
2.3.1.2. Gửi tin nhắn về các nội dung liên quan đến làm văn tả con vật
Muốn miêu tả chân thực và sinh động bất cứ một sự vật gì người viết cũng cần có sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ, kĩ càng. Việc miêu tả con vật cũng cần những kĩ năng quan sát như thế. Thực tế, nhiều học sinh đã được biết, được nhìn thấy con vật mà các em miêu tả trong bài văn nhưng do quan sát không tỉ mỉ, thiếu đầy đủ nên bài văn của các em nghèo ý, sơ sài. Để giải quyết hạn chế này ở học sinh, trước khi học bài đầu tiên về văn miêu tả con vật, tôi đã gửi cho phụ huynh một tin nhắn với nội dung: Cô giáo chủ nhiệm nhờ các bậc phụ huynh hướng dẫn con quan sát một con vật nuôi trong nhà ( lưu ý: phụ huynh cần giúp các con được nhìn thấy con vật đó ngoài thực tế ( nếu nhà mình không nuôi con vật nào thì giúp con quan sát con vật nuôi của nhà hàng xóm) và cho con ghi lại kết quả quan sát vào phiếu). Nội dung của phiếu như sau:
PHIẾU GHI KẾT QUẢ QUAN SÁT CON VẬT
Tên con vật được quan sát:................................................................
Những đặc điểm về hình dáng bên ngoài của con..........
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
3. Những thói quen hoặc hoạt động thường xuyên của con............
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	4. Cảm nghĩ của em về con.........
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.3.2. Giúp học sinh nắm vững bố cục bài văn miêu tả con vật
2.3.2.1. Rèn kĩ năng khái quát hóa để nêu ý chính đoạn văn
	Nắm vững cấu tạo, bố cục bài văn miêu tả con vật sẽ định hướng đúng đắn cho học sinh khi làm bài không bị lan man hoặc viết lạc đề, lạc ý. Ở tiết học đầu tiên về dạng văn miêu tả con vật, học sinh được tìm hiểu bài văn tả “ Con Mèo Hung” của Hoàng Đức Hải. Sau khi học sinh đã phân đoạn bài văn trên, giáo viên tổ chức cho các em thảo luận tìm ý chính mỗi đoạn. Để phát huy tính tích cực và khả năng tự phát hiện vấn đề ở học sinh, giáo viên cho HS thảo luận khoảng 3 phút rồi yêu cầu trình bày nội dung ý chính của mỗi đoạn. Ý chính nào các em phát biểu đúng, giáo viên nhận xét, chốt lại và nhấn mạnh, ý chính nào chưa đúng, chưa nêu được nổi bật trọng tâm của đoạn, giáo viên cần có những gợi mở để học sinh nêu lại cho đúng. Chẳng hạn, ở đoạn 2, nếu học sinh chưa nêu đúng ý chính: hình dáng bên ngoài của chú Mèo Hung, giáo viên có thể đặt câu hỏi:
	Tìm những chi tiết miêu tả hình dáng bên ngoài của chú Mèo Hung? (bộ lông mới đẹp làm sao, màu hung hung có sắc vằn đo đỏ, cái đầu tròn tròn, hai tai dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy, đôi mắt hiền lành, bộ ria mép vểnh lên oai phong lắm, bốn chân thon thon, đuôi dài thướt tha duyên dáng...)
	Những chi tiết em vừa nêu thuộc đoạn văn nào? ( Đoạn 2)
	Vậy ý chính của đoạn 2 là gì? ( Hình dáng của chú Mèo Hung).
2.3.2.2. Khắc sâu cấu tạo bài văn miêu tả con vật
	Từ bài văn tả chú Mèo Hung, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về cấu tạo bài văn miêu tả con vật. ( Bài văn tả con vật gồm có mấy phần? Đó là những phần nào? Trong phần thân bài, cần tả những gì? Mở bài và kết bài cần viết những gì?). Sau khi học sinh nêu ý kiến, giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi khái quát: Bài văn miêu tả con vật có cấu tạo như thế nào? để học sinh khái quát thành cấu tạo chung : Bài văn miêu tả con vật thường gồm có ba phần:
Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.
Thân bài: 
Tả hình dáng
Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật.
Đây cũng chính là nội dung ghi nhớ mà mỗi học sinh cần nắm chắc để vận dụng khi làm văn. Để giúp học sinh khắc sâu cấu tạo bài văn tả con vật, giáo viên lại lấy ví dụ về bài văn tả chú Mèo Hung để minh họa. Chẳng hạn, giáo viên có thể hỏi học sinh: Nếu bài văn bắt đầu từ câu “ Chà, nó có bộ lông mới đẹp làm sao! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đặt cho nó...” thì người đọc, người nghe có biết bài văn tả gì không? (Không ai biết được bài văn đang tả con gì). GV tiếp tục hỏi để khắc sâu: Như vậy bài văn đã bị thiếu phần nào? ( T

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_lam_van_mieu_ta_co.doc
  • docMỤC LỤC, TÀI LIỆU THAM KHẢO SKKN - LƯU HƯƠNG (1).doc