SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc dạy học từ láy cho học sinh lớp 4

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc dạy học từ láy cho học sinh lớp 4

Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học đã được các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lí chỉ đạo cũng như giáo viên trực tiếp giảng dạy đặc biệt quan tâm.

Đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu đó là con đường ngắn nhất để đạt chất lượng và hiệu quả cao trong dạy và học. Đổi mới PPDH là sự kết hợp nhuần nhuyễn sáng tạo giữa kinh nghiệm của giáo viên với những yếu tố mới của PPDH hiện đại. Với cách nhìn từ phương pháp mới, giáo viên có thể thực hiện việc cải tiến PPDH nói chung và môn Tiếng Việt lớp 4, 5 nói riêng nhằm gây hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng sự hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết. Để học sinh giao tiếp một cách tốt nhất thì việc sử dụng từ láy trong Tiếng Việt góp phần rất lớn trong việc gợi tả sắc thái, biểu cảm, làm bộc lộ hết cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ nói chung và văn bản văn chương nói riêng. Việc nắm vững từ láy rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Nó giúp cho các em thêm yêu qu‎‎‎í Tiếng Việt, góp phần làm giàu đẹp và phong phú thêm vốn sống cho các em, giúp các em có nhiều điều kiện để học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác ở bậc Tiểu học.Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, từ láy được dạy trong phân môn Luyện từ và câu và các phân môn khác thuộc môn Tiếng Việt. Như vậy, nội dung dạy về từ láy trong chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học nói chung ở Tiểu học,chiếm một tỉ lệ đáng kể. Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy từ láy ở bậc Tiểu học. Vốn từ là một trong những bộ phận cấu thành của ngôn ngữ, cho nên muốn dạy cho học sinh nắm tiếng mẹ đẻ, không thể không coi trọng việc dạy vốn từ láy cho học sinh. Trong giao tiếp thông thường, cả người phát (nói, viết) và người nhận (nghe, đọc) đều cần nắm được từ láy, hiểu từ láy và sử dụng từ láy một cách chính xác, thì việc giao tiếp mới diễn ra suôn sẻ, đạt được hiệu quả cao. Nhất là đối với học sinh độ tuổi Tiểu học, khi mà vốn Tiếng Việt nói chung, vốn từ láy nói riêng ở các em còn hạn chế, cần phải được bổ sung, phát triển để đáp ứng các nhu cầu học tập, giao tiếp.Vì vậy, việc dạy từ láy cho học sinh càng được coi trọng, không thể dạy lướt qua.

 

doc 17 trang thuychi01 10864
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc dạy học từ láy cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
 -----------o0o------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC DẠY HỌC TỪ LÁY CHO HỌC SINH LỚP 4
Người thực hiện: Mai Thị Hiên
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ba Đình
 Sáng kiến kinh nghiệm thuộc môn: Tiếng Việt
 THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
 Trang
I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:.....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu :............................................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu:..... 2
4. Phương pháp nghiên cứu:.....2
II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của vấn đề........................3
2. Thực trạng của vấn đề...............................................................................................3
3. Biện pháp giải quyết vấn đề:.....4
4. Kiểm nghiệm vấn đề: .....11
III: KẾT LUẬN
1. Kết luận:..13
2. Kiến nghị:...13
I/MỞ ĐẦU:
1/ Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học đã được các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lí chỉ đạo cũng như giáo viên trực tiếp giảng dạy đặc biệt quan tâm.
Đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu đó là con đường ngắn nhất để đạt chất lượng và hiệu quả cao trong dạy và học. Đổi mới PPDH là sự kết hợp nhuần nhuyễn sáng tạo giữa kinh nghiệm của giáo viên với những yếu tố mới của PPDH hiện đại. Với cách nhìn từ phương pháp mới, giáo viên có thể thực hiện việc cải tiến PPDH nói chung và môn Tiếng Việt lớp 4, 5 nói riêng nhằm gây hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng sự hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết. Để học sinh giao tiếp một cách tốt nhất thì việc sử dụng từ láy trong Tiếng Việt góp phần rất lớn trong việc gợi tả sắc thái, biểu cảm, làm bộc lộ hết cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ nói chung và văn bản văn chương nói riêng. Việc nắm vững từ láy rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Nó giúp cho các em thêm yêu qu‎‎‎í Tiếng Việt, góp phần làm giàu đẹp và phong phú thêm vốn sống cho các em, giúp các em có nhiều điều kiện để học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác ở bậc Tiểu học...Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, từ láy được dạy trong phân môn Luyện từ và câu và các phân môn khác thuộc môn Tiếng Việt. Như vậy, nội dung dạy về từ láy trong chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học nói chung ở Tiểu học,chiếm một tỉ lệ đáng kể. Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy từ láy ở bậc Tiểu học. Vốn từ là một trong những bộ phận cấu thành của ngôn ngữ, cho nên muốn dạy cho học sinh nắm tiếng mẹ đẻ, không thể không coi trọng việc dạy vốn từ láy cho học sinh. Trong giao tiếp thông thường, cả người phát (nói, viết) và người nhận (nghe, đọc) đều cần nắm được từ láy, hiểu từ láy và sử dụng từ láy một cách chính xác, thì việc giao tiếp mới diễn ra suôn sẻ, đạt được hiệu quả cao. Nhất là đối với học sinh độ tuổi Tiểu học, khi mà vốn Tiếng Việt nói chung, vốn từ láy nói riêng ở các em còn hạn chế, cần phải được bổ sung, phát triển để đáp ứng các nhu cầu học tập, giao tiếp.Vì vậy, việc dạy từ láy cho học sinh càng được coi trọng, không thể dạy lướt qua.
Trước tình hình một số học sinh đã học lớp 4, khi học xong phần từ láy mà bản chất từ láy các em không hiểu, thậm chí còn không phân biệt được các từ láy đơn giản và thông thường nên đây chính là mối quan tâm và lo ngại của giáo viên chủ nhiệm. Từ thực tế kỹ năng nhận biết từ láy của học sinh còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu cơ bản của học sinh cuối cấp ở bậc Tiểu học. Do vậy, tôi suy nghĩ và tìm ra “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc dạy học từ láy cho hs lớp 4”
 2/ Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy học từ láy cho học sinh tiểu học, đồng thời giúp học sinh hiểu sâu hơn về từ láy. Các em phải đạt được yêu cầu và nắm bắt tính chất cơ bản của từ láy, không còn mắc lỗi phổ biến và có khả năng nhận biết và vận dụng tốt từ láy vào vốn từ Tiếng Việt của mình.
3/ Đối tượng nghiên cứu:
 Vấn đề tiếp thu học từ láy là học sinh lớp 4A2-Trường Tiểu học Ba Đình, TP Thanh Hoá 
4/ Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
 II/ NỘI DUNG:
 1/ Cơ sở lí luận của vấn đề:
 Quan niệm về dạy từ láy ở bậc Tiểu học còn coi nhẹ, bởi vì ngay cả trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 cũng nêu định nghĩa về từ láy một cách đơn giản “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là từ láy.” SGK TV 4-Tập1 [1]
 Với định nghĩa này chỉ giúp học sinh nhận biết những từ láy ở mức độ đơn giản. Có những từ thoạt nhìn ta có thể nhầm với từ láy, nhưng thực ra nó lại là từ ghép Hán- Việt như: bao biện, bình minh, hoan hỉ. Để nâng cao chất lượng về dạy học từ láy cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
 + Bảo đảm được tính khoa học và tính giáo dục cho các em.
 + Bảo đảm sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn.
 + Bảo đảm tính hệ thống.
 + Bảo đảm tính vừa với khả năng tiếp nhận kiến thức của các em.
 + Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của kiến thức và sự linh hoạt trong tư duy.
 2/ Thực trạng của vấn đề
 + Về phía giáo viên: Trên thực tế ở các trường Tiểu học vẫn còn một số giáo viên chưa nghiên cứu kĩ bài trước khi lên lớp, chưa làm rõ cho cho học sinh thấy được vì sao có những từ mới đọc qua thì cho là từ láy nhưng xét về các mặt thì lại là từ ghép. Bên cạnh đó thời gian tập trung cho việc học phần từ láy còn ít. Do vậy, giáo viên chạy theo sự ràng buộc của phân phối chương trình, thường dạy kiến thức cơ bản là chính. Từ đó, học sinh ít phát triển được năng lực tư duy, tìm tòi sáng tạo trong khi học phần từ láy, không hình thành được kỹ năng khái quát hóa, trừu tượng hóa của học sinh.
 + Về phía học sinh: Tâm lý hiện nay, việc học về từ láy đối với các em rất ngại hay nói đúng hơn là sợ do nắm chưa vững và ít thực hành về từ láy.
 Năm học 2015 – 2016, được sự thống nhất của giáo viên chủ nhiệm khối lớp 4 và sự cho phép của Ban giám hiệu. Sau khi học xong phần từ láy,tôi thống kê các sai lầm của học sinh trong lớp 4A2 đó là: một số học sinh chưa nắm vững khái niệm về từ láy, còn lúng túng khi phân biệt từ láy với từ ghép. Bên cạnh đó học sinh giải nghĩa từ láy chưa chính xác và sử dụng từ láy còn chưa thật hiệu quả, từ đó tôi có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học về từ láy để các em đạt kết quả tốt hơn.
Sau khi học xong phần từ láy, tôi ra đề kiểm tra các kiến thức về từ láy.
 Bài kiểm tra
Bài 1: Những từ nào là từ láy
 Ngay ngắn, ngay thẳng, thẳng thắn, thẳng tuột, thẳng tắp.
Bài 2: Hãy xếp các từ sau thành 2 loại: từ ghép, từ láy
 Sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
Bài 3: Từ láy “ xanh xao” dùng để tả màu sắc của đối tượng:
A, da người
B, lá cây còn non
C, lá cây đã già
D, trời
Bài 4: Cho đoạn văn sau:
“ Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bày cá nhao lên đớp sương tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền”. 
Tìm những từ láy có trong đoạn văn
Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.
Lớp tôi có 41 học sinh với 41 bài khảo sát, qua khảo sát, thống kê tôi nhận thấy thực trạng những sai lầm của học sinh nhiều nhất là:
 Hoàn thành tốt
 Hoàn thành
 Chưa hoàn thành
Số lượng
 Tỉ lệ
Số lượng
 Tỉ lệ
Số lượng
 Tỉ lệ
Khái niệm về từ láy
10 em
24,4 %
27 em
65,8 %
4em
9,8 %
Phân biệt TG, TL
11 em
26,8 %
25 em
61 %
5em
12,2 %
Nghĩa của từ láy
12 em
29,3 %
24 em
58,5 %
5em
12,2 %
Nhận biếtvà sử dụng TL
10 em
24.4 %
24 em
58,5 %
7em
17,1 %
Qua việc kiểm tra trên cho thấy tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành còn cao. Từ lí do trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học từ láy cho học sinh lớp 4 ”.
 Để dạy học phần từ láy có chất lượng, tôi đã tìm ra các nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân 1: học sinh lung túng khi xác định từ láy:
* Nguyên nhân 2: Học sinh không phân biệt được từ láy với từ ghép:
* Nguyên nhân 3: Học sinh chưa hiểu rõ nghĩa từ láy:
* Nguyên nhân 4: Học sinh còn lúng túng khi sử dụng từ láy:
 Từ thực trạng của học sinh khối lớp 4 trường tôi, sau khi tìm ra nguyên nhân để nâng cao chất lượng về học từ láy tôi cần giải quyết những vấn đề sau:
- Giúp học sinh hiểu đầy đủ về khái niệm từ láy.
- Giúp học sinh phân biệt giữa từ láy và từ ghép.
- Giúp học sinh hiểu rõ nghĩa từ láy.
- Giúp học sinh có kỹ năng về nhận biết và sử dụng từ láy.
3/ Biện pháp giải quyết vấn đề :
* Làm rõ về khái niệm từ láy:
 Đặc trưng về nghĩa của từ láy là được hình thành từ nghĩa của tiếng gốc. Cụ thể, từ láy có nhiều sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm tinh tế khác với tiếng gốc. Khi nhận biết, nhận diện từ láy, học sinh rất dễ bị hình thức chữ viết của từ đánh lừa. Để làm rõ khái niệm về từ láy thì khi dạy bài ‘ Từ ghép và từ láy’ giáo viên đi kĩ phần nhận xét từ đó, giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ và tìm thêm ví dụ. 
 Ví dụ : Cho các từ: cong queo, cuống quýt, cồng kềnh, cập kênh...
Ta mới nhìn vào thì sẽ thấy không phải là từ láy, vì trong hình thức ngữ âm - chữ viết của từ không có bộ phận nào được láy lại. Sự thực chúng lại là những từ láy âm( phụ âm đầu ‘cờ’ được lặp lại láy lại, được ghi bằng những chữ cái khác nhau- c ; k ;q). 
 Khi hướng dẫn học sinh nhận biết các từ láy trên, giáo viên có thể diễn giải như sau : Ta biết phụ âm đầu ‘cờ’ được ghi bằng 3 chữ cái : c - k - q, các tiếng trong từng từ nói trên mở đầu bằng k - c - q như vậy có thể kết luận ; đây là những từ láy phụ âm đầu ‘cờ’
Chính vì vậy khi dạy phần khái niệm từ láy, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ:
- Đối với những từ láy có tiếng gốc rõ nghĩa như:
 xinh xinh xắn;cũ cũ kĩ; ... 
- Còn có những từ láy trong đó không xác định được tiếng gốc như: bâng khuâng, man mác, hời hợt.
- Có một số từ mà các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu. 
VD: ao ước, yên ả, ấm ức, ấm áp, ít ỏi; óng ả;(những từ này xác định được tiếng gốc)
 + Ấp úng; ẽo ợt, ỉ eo, oái oăm, ỏn ẻn, ọc ạch; õng ẹo; ậm oẹ; ... (những từ này không xác định được tiếng gốc) ( Sách Ngữ pháp TV – NXB Đại học quốc gia Hà Nội) [2]
Thoạt nhìn và đối chiếu với định nghĩa về từ láy ta có thể nghĩ rằng các từ trên không phải là từ láy, nhưng nếu quan sát kĩ ta thấy các từ trên đều giống nhau về hình thức ngữ âm ( các tiếng đều vắng phụ âm đầu). Bên cạnh đó đặc trưng ngữ nghĩa của những từ ngữ này cũng gần giống với đặc trưng ngữ nghĩa nói chung của từ láy. 
Chính vì vậy mà giáo viên cần nói rõ cho học sinh thấy được các từ láy trên là từ láy đặc biệt vì chúng cùng vắng khuyết phụ âm đầu, nó không giống các từ láy bình thường về hình thức ngữ âm.
* Phân biệt từ láy với từ ghép:
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 định nghĩa từ láy: “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là từ láy.”
 Định nghĩa trên chủ yếu nhấn mạnh các dấu hiệu hình thức của từ láy. Cho nên, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ thêm các trường hợp sau:
- Có một số từ trong đó có một bộ phận được lặp lại nhưng không phải là từ láy mà là từ ghép :
VD: ban bố, hoan hỉ ; bình minh; tươi tốt; tham lam; nhỏ nhẹ; buôn bán;...
Các tiếng trong từ trên đều có nghĩa như :
.Ban bố : ban có nghĩa là ban hành ; bố có nghĩa công bố
.Hoan hỉ : hoan(vui) ; hỉ (mừng)
Quan hệ giữa hai tiếng trong từng từ chủ yếu là quan hệ về nghĩa (nghĩa tổng hợp). Các từ ghép này có hình thức âm thanh ngẫu nhiên giống từ láy.
- Ngoài ra, có một số từ trong đó có một bộ phận được lặp lại nhưng không phải là từ láy mà là từ ghép gốc Hán như :
Các từ trên là từ ghép gốc Hán có hình thức âm thanh ngẫu nhiên giống từ láy. Các tiếng trong từ này đều có nghĩa. Có thể liệt kê khá nhiều các từ ghép Hán - Việt có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống từ láy, như : bài bản, bộ binh, chuyên chính, châm chước, chân chính, công cán, khẩn khoản, thành thực...
Các từ trên, quan hệ giữa hai tiếng trong từng từ cũng là quan hệ về nghĩa (nghĩa tổng hợp).
- Có những từ được kết hợp hai từ đơn. Hai từ đơn ngẫu nhiên có điểm giống nhau về hình thức âm thanh (giống nhau phụ âm đầu hoặc vần).
VD: đi đứng; sáng sớm; lên lớp; học đọc; ...
Nói tóm lại, khi dạy đến phần này, giáo viên cần nhấn mạnh với học sinh: Khi gặp từ có hình thức âm thanh giống nhau mà không xác định được đó là từ ghép hay từ láy thì các em xác định nghĩa của từng tiếng trong từ. Nếu cả hai tiếng trong từ đều có nghĩa thì đó là từ ghép, còn trong từ một tiếng có nghĩa và một tiếng mờ nghĩa hoặc không có nghĩa hoặc cả hai tiếng đều không có nghĩa thì đó là từ láy.
Với bài tập 1 trong bài “ Từ ghép và từ láy” trong chương trình Tiếng việt lớp 4- tập 1, giáo viên cho học sinh đọc kĩ đề bài để xác định yêu cầu. Sau đó, giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm và làm vào phiếu học tập, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích từng từ láy mà các em tìm được. Nếu học sinh xếp từ “dẻo dai, bờ bãi” vào từ láy thì giáo viên phải giải thích cho học sinh, tiếng “dẻo” là dễ uốn cong, “dai” có khả năng chịu lực, khó bị làm đứt, cho rời ra từng mảnh. Hai tiếng này bổ sung cho nhau tạo thành nghĩa chung dẻo dai có khả năng hoạt động trong thời gian dài nên nó là từ ghép.[3]
* Giúp học sinh hiểu rõ nghĩa từ láy:
So với nghĩa của tiếng gốc , nghĩa của từ láy xác định hơn, gợi tả hơn, có giá trị biểu hiện , biểu cảm cao hơn. 
 Để hiểu rõ nghĩa của từ láy giáo viên cho học sinh làm bài tập 2 trang 40
( SGKTV4-tập 1). Từ các tiếng cho trước giáo viên cho học sinh tìm các từ láy, sau đó yêu cầu học sinh giải thích từng từ mà các em tìm được. 
 Từ một tiếng gốc là ‘ngay, thẳng, thật’ ta có thể tạo ra một số từ láy với những sắc thái ý nghĩa , sắc thái biểu cảm rất khác nhau
Khi dạy về nghĩa của từ láy cho học sinh, giáo viên cần nói rõ: Nghĩa của từ láy rất phong phú, đa dạng mà dạng giảm nhẹ hoặc mạnh hơn (so với nghĩa từ gốc) chỉ là hai dạng cơ bản trong sự phong phú, đa dạng ấy. Nói cách khác ngoài hai dạng giảm nhẹ và mạnh hơn (so với nghĩa của tiếng gốc), nghĩa của từ láy còn có những dạng khác được hình thành từ những hướng khác, từ nghĩa của tiếng. Vì vậy , khi dạy về nghĩa của từ láy cho học sinh, nếu giáo viên cứ quy nghĩa của tất cả các từ láy vào một trong hai dạng ấy thì khó tránh được sự máy móc cứng nhắc và vô tình đã hình thành cho học sinh một nhận thức không đầy đủ rằng: Nghĩa của từ láy chỉ có hai dạng ấy mà thôi. 
VD: 
 + Ngay : ngay ngắn
 + Thẳng : thẳng thắn 
 +Thật : thật thà
 - Khi cho học sinh xác định từ láy nào có nghĩa giảm nhẹ hoặc mạnh hơn so với nghĩa từ gốc thì trước hết giáo viên gợi ý để học sinh tìm ra từ đơn là từ gốc trong từ láy. Sau đó, hướng dẫn học sinh đối chiếu nghĩa của từ láy với nghĩa của từ đơn là từ gốc.
Riêng đối với từ láy có nghĩa giảm nhẹ chẳng hạn, nếu nghĩa từ láy thay đổi theo hướng giảm nhẹ về mức độ thì ta kết luận ngay từ láy ấy có nghĩa giảm nhẹ so với nghĩa từ gốc.
VD: Xanh xanh = hơi xanh; xa xa = hơi xa; mằn mặn = hơi mặn; ...
Còn đối với từ láy có nghĩa mạnh hơn, nếu nghĩa của từ láy thay đổi theo hướng mạnh hơn về mức độ thì ta kết luận từ láy ấy có nghĩa mạnh hơn.
VD: Bực: bực bội; sạch 	sạch sành sanh
Đối với các từ láy không xác định được tiếng gốc, (ví dụ: lững thững, thướt tha, nhí nhảnh, đủng đỉnh, bâng khuâng, thì thào, khúc khích), đặc trưng chung về nghĩa của những từ này cũng vẫn là tính chất cụ thể, xác định, gợi tả và gợi cảm.
* Rèn luyện học sinh có kỹ năng nhận biết và sử dụng từ láy:
* Để giúp các em có được kĩ năng nhận biết và sử dụng các từ láy một cách thông thạo thì yêu cầu các em phải thực hành các bài tập. Bài tập về nhận biết từ láy có hai dạng.
+ Dạng 1: Cho sẵn các từ ngữ thuộc nhiều loại như: Từ ghép bình thường (như: ăn ở, gia đình, đất nước,...), từ ghép có hình thức âm thanh dễ lẫn lộn với từ láy như: đi đứng, mặt mũi, ...), từ láy bình thường (như: đẹp đẽ, xinh xắn, ...), từ láy khó nhận biết (như: cong queo, cuống quýt, ấm áp, ...), và cả cụm từ có hình thức âm thanh giống từ láy (như: trên trời, đả đành, ...) rồi yêu cầu học sinh nhận biết từ láy.
VD: Gạch dưới từ láy trong các từ ngữ sau đây: gia giảm, gia đình, bôí rối, xinh xẻo, đi đứng, bao bọc, quanh co, cáu kỉnh, cuống quýt, êm ái, ít ỏi, ao ước, vỡ bờ, giã giò.
 Dạng bài tập này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh như sau:
- Trước hết cần loại bỏ những trường hợp không phải là từ mà là cụm từ, gồm hai từ đơn như:, giã giò.
- Dựa vào những đặc trưng của từ láy loại bỏ tiếp những từ mà hai tiếng không có hình thức âm thanh giống nhau như: gia đình, vỡ bờ những từ mà hai tiếng có quan hệ về âm thanh nhưng cả hai tiếng đều có nghĩa như: đi đứng, bao bọc, gia giảm.
-Cuối cùng, cần chú ý tới những từ láy khó nhận biết, dễ nhầm lẫn như: quanh co, cuống quýt, êm ái, ít ỏi.
-Bằng cách hướng dẫn trên, học sinh dễ dàng tìm ra các từ láy sau: bối rối, xinh xẻo, quanh co, cáu kỉnh, cuống quýt, êm ái, ít ỏi, ao ước.
 + Dạng 2: Cho một đoạn văn, câu văn... trong đó có từ láy, yêu cầu học sinh nhận biết từ láy trong câu văn, đoạn văn ấy.
VD: Xếp các từ láy có trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:
 CÂY NHÚT NHÁT
 Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật.
 (Theo Trần Hoài Dương)
 a, Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu.
 b, Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở vần.
 c, Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần.
 (Tiếng Việt 4- tập 1)
 Đối với dạng bài tập này giáo viên nên cho học sinh kẻ thành bảng để dễ dàng tìm và liệt kê, tránh nhầm lẫn.
 Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu
Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở vần
Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu và vần
 He hé
 lạt xạt, lao xao
 rào rào
Khi dạy xong phần từ láy, tôi cho học sinh thực hành thêm một số bài tập vào tiết thứ 5 sáng thứ 6 để học sinh củng cố và khắc sâu thêm. Sau đây là một số bài tập. 
 * Bài tập về phân biệt từ láy với từ ghép:
 Để giúp các em hiểu sâu hơn về từ ghép ,thì vấn đề phân biệt từ ghép với từ láy không hề đơn giản chút nào. Chính vì vậy mà việc học sinh phải thực hành các dạng bài tập này là không thể thiếu được. 
 Với bài tập 1 trang 39 SGK Tiếng Việt 4, yêu cầu như sau:
 Hãy sắp xếp những từ phức được in nghiêng trong các câu dưới đây thành 2 loại: từ ghép, từ láy. Biết rằng những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa:
 a. Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
 (Theo Hoàng Lê)
 b. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao , giản dị , chí khí như người.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh liệt kê tất cả các từ in nghiêng và đậm , dựa vào hình thức và cấu tạo từ láy để liệt kê các từ láy sau: 
bờ bãi, nô nức.
Nhũn nhặn, mộc mạc, cứng cáp, dẻo dai.
 Đối với từ: “bờ bãi” cả 2 tiếng “bờ” và “ bãi” đều có nghĩa, từ “ dẻo dai” cả 2 tiếng đều có nghĩa. Chính vì vậy mà đây là những từ ghép.
 Đối với các từ như: ghi nhớ, đền thờ, tưởng nhớ, vững chắc dễ dàng nhận thấy đây là những từ ghép. Các từ còn lại là từ láy 
* Bài tập về sử dụng từ láy: 
Có 2 dạng:
+ Dạng 1: Điền từ láy thích hợp vào đoạn văn.
Dạng bài tập này là đoạn văn, trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kỹ đoạn văn để sơ bộ nắm nội dung đoạn văn, tìm câu chủ đề trong đoạn văn (câu chủ đề của đoạn văn là câu mang nội dung thông tin chính, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ chủ ngữ, vị ngữ và phần lớn trường hợp đều đứng ở vị trí đầu đoạn văn). Đối với các đoạn văn mà chủ đề của đoạn được đặt thành tên riêng, học sinh cần đặc biệt quan tâm tới tên chủ đề, vì trong tên chủ đề bao hàm nội dung khái quát của đoạn văn.
Sau đó giáo viên cho học sinh lần lượt đọc từng câu trong đoạn. Ở từng chỗ trống trong câu, dựa vào ngữ cảnh, th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_viec_day_hoc_tu_lay.doc