SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm tốt bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 6
Môn Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy cho người học. Đó là công cụ phục vụ cho sự phát triển trong giao tiếp, công cụ trong việc học tập các môn học khác. Môn học phát triển tư duy từ hệ thống kiến thức về tiếng việt, đọc hiểu văn bản. Ngoài ra, viết văn hay là biết cảm nhận, rung động trước cái hay, cái đẹp, có khả năng cảm nhận thẩm mĩ về thế giới xung quanh. Nó góp phần rèn kĩ năng sống và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
Trong các phân môn của môn Ngữ văn, phân môn Tập làm văn là kết quả tích hợp từ các phân môn khác bằng văn bản viết. Muốn viết được một bài văn miêu tả, phát huy hết khả năng làm văn, học sinh phải biết cách làm văn đi từ quan sát tỉ mỉ, tinh tế đối tượng miêu tả, ghi chép những nội dung quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, sử dụng câu từ để viết văn. Để giúp học sinh làm được một bài văn tả cảnh giàu hình ảnh, cảm xúc, bố cục chặt chẽ, giáo viên phải hướng dẫn, tổ chức cho các em cách học, cách làm và hoạt động tích cực, sáng tạo để có kĩ năng trong quá trình làm bài. Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề dạy học sinh có kĩ năng làm văn tả cảnh là rất khó. Chính vì vậy, khi nhận nhiệm vụ dạy môn Ngữ văn lớp 6, tôi đã luôn trăn trở tìm ra giải pháp giúp học sinh tiếp thu kiến thức và có kĩ năng làm tốt bài văn miêu tả cảnh. Vì vậy tôi lựa chon đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm tốt bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 6”.
MỤC LỤC: TT Nội dung Trang số 1 1. Mở đầu 2 2 1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................. 2 3 1.2. Mục đích nghiên cứu... 2 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu.. 2 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 3 6 2. Nôị dung sáng kiến kinh nghiệm 4 7 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 4 8 2.2. Thực trạng của vấn đề 4 9 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.. 5 10 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục của bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 14 11 3. Kết luận kiến nghị 15 12 3.1. Kết luận... 15 13 3.2. Kiến nghị. 15 1. MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài: Môn Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy cho người học. Đó là công cụ phục vụ cho sự phát triển trong giao tiếp, công cụ trong việc học tập các môn học khác. Môn học phát triển tư duy từ hệ thống kiến thức về tiếng việt, đọc hiểu văn bản. Ngoài ra, viết văn hay là biết cảm nhận, rung động trước cái hay, cái đẹp, có khả năng cảm nhận thẩm mĩ về thế giới xung quanh. Nó góp phần rèn kĩ năng sống và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Trong các phân môn của môn Ngữ văn, phân môn Tập làm văn là kết quả tích hợp từ các phân môn khác bằng văn bản viết. Muốn viết được một bài văn miêu tả, phát huy hết khả năng làm văn, học sinh phải biết cách làm văn đi từ quan sát tỉ mỉ, tinh tế đối tượng miêu tả, ghi chép những nội dung quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, sử dụng câu từ để viết văn. Để giúp học sinh làm được một bài văn tả cảnh giàu hình ảnh, cảm xúc, bố cục chặt chẽ, giáo viên phải hướng dẫn, tổ chức cho các em cách học, cách làm và hoạt động tích cực, sáng tạo để có kĩ năng trong quá trình làm bài. Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề dạy học sinh có kĩ năng làm văn tả cảnh là rất khó. Chính vì vậy, khi nhận nhiệm vụ dạy môn Ngữ văn lớp 6, tôi đã luôn trăn trở tìm ra giải pháp giúp học sinh tiếp thu kiến thức và có kĩ năng làm tốt bài văn miêu tả cảnh. Vì vậy tôi lựa chon đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm tốt bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 6”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu đề tài là để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào các giờ dạy văn miêu tả cho học sinh ở lớp 6, từ đó giúp học sinh có hứng thú và yêu thích học môn Ngữ văn nói chung và học văn miêu tả cảnh nói riêng. - Rèn cho học sinh kĩ năng làm tốt bài văn miêu tả cảnh trong chương trình THCS. - Nghiên cứu chủ yếu là các hoạt động dạy học cho tiết bài cụ thể về tiến trình lên lớp. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm tốt bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 6. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy kiểu bài văn miêu tả cảnh cho HS. - Tham khảo, học tập kinh nghiệm, ý kiến của đồng nghiệp. - Lấy thực nghiệm việc giảng dạy của bản thân trên lớp về những tiết dạy văn miêu tả cảnh. - Khảo sát. - Thống kê, phân loại. - So sánh, đối chiếu. - Thực nghiệm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Mỗi một tác phẩm văn học có giá trị là một viên ngọc quí trong cuộc sống, nó bay bổng tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế nào cho học sinh cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường và biết tạo lập những văn bản nghệ thuật sáng tạo? Đó chính là nhiệm vụ của giáo viên Ngữ văn. Chương trình Tập làm văn lớp 6, học sinh được học chủ yếu ở hai thể loại: văn tự sự và văn miêu tả. Cả hai thể loại này, các em đã được làm quen ở bậc Tiểu học nhưng còn ở mức độ đơn giản. Ở bậc Trung học cơ sở đòi hỏi mức độ cao hơn, cách viết già dặn hơn, sinh động hơn. Đặc biệt, trong văn tả cảnh phải có hình ảnh sống động, gây được ấn tượng cho người đọc. Nhưng đối với học sinh lớp 6, các em đang còn quen với cách làm văn theo mẫu, tư duy cụ thể, cảm quan thô sơ chưa có nhiều tính hình ảnh, sáng tạo nghệ thuật. 2.2. Thực trạng của vấn đề: Thực tế giảng dạy trong những năm gần đây, bản thân tôi nhận thấy nhiều học sinh rất yếu trong kĩ năng tạo lập văn bản: hành văn lẫn lộn, dùng từ tối nghĩa, câu văn thiếu ý, bố cục chưa rõ ràng. Đặc biệt, học sinh lớp 6, các em mới bước vào năm học đầu cấp còn đang bỡ ngỡ, rụt rè, nhiều em thiếu tự tin, cách tiếp cận phương pháp học và làm bài còn rất khó khăn, nên những bài làm văn đầu cấp học chất lượng chưa cao. Thực tế đó quả là điều đáng lo ngại. Vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc tạo lập văn bản mà đặc biệt là kiểu bài văn tả cảnh? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả cho học sinh lớp 6? Nhiều năm liên tục tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6. Là giáo viên dạy văn tôi luôn luôn trăn trở trước thực trạng học văn của học sinh bây giờ. Hiện nay số đông học sinh rất ngại học văn, nhất là khi viết bài tạo lập văn bản. Bởi các em không có hứng thú say mê môn học, làm bài không có cảm xúc. Để xoá đi tâm lí ''ngại'' học văn của học sinh đầu cấp, tôi đã cố gắng tạo tâm lí thoải mái, lôi cuốn học sinh vào niềm say mê, yêu thích môn Văn mà bước đầu tôi rèn cho các em kĩ năng tạo lập văn bản dạng bài văn tả cảnh. Thực sự mà nói học sinh lớp 6 đang quen với việc thực hành viết văn dạng văn bản mẫu ở cấp Tiểu học. Cho nên, việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật đối với các em là rất khó và không có hứng thú. Hơn nữa, việc say mê đọc tư liệu văn học của các em là không có. Vốn sống thực tế cũng nghèo nàn, bởi các em không có thời gian, hoặc không dành thời gian cho việc quan sát cảnh thiên nhiên. Vì thế, khi làm một bài văn tả cảnh có tính sáng tạo, học sinh rất lúng túng. Từ những cơ sở trên, tôi nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh lớp 6 là một việc làm cần thiết. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề a. Giúp học sinh nắm vững khái niệm về văn tả cảnh. ''Văn miêu tả là một trong kiểu văn bản rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tác văn chương: Đây là loại văn bản có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét đánh giá con người. Với đặc trưng của mình, những trang miêu tả làm cho tâm hồn con người và trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp cho ta có thể cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế, sâu sắc hơn''. (1) Miêu tả là phương pháp biểu đạt khá thông dụng được sử dụng trong giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người, kể cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Học sinh cần hiểu rõ: văn miêu tả là loại văn bản giúp người đọc hình dung ra được những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh... nhằm làm cho cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Qua văn miêu tả, người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ bề ngoài, màu sắc, hình dáng, kích thước, trạng thái... mà còn hiểu rõ hơn bản chất bên trong của đối tượng. b. Hình thành một số kĩ năng viết văn miêu tả. b1 . Rèn kĩ năng xác định đúng yêu cầu của đề để xây dựng hướng làm bài. Muốn xác định đúng yêu cầu của đề, phải đọc kĩ yêu cầu của đề, xác định được từ ngữ quan trọng trong đề . Ví dụ với đề văn cảnh như sau: Em hãy tả lại cảnh quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời. Với đề bài trên, giáo viên phải định hướng cho học sinh thấy được đây là một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng hợp. Vậy thế nào là cảnh tổng hợp? Giáo viên phải chỉ rõ cho học sinh thấy việc xác định cảnh tổng hợp là nhờ những từ ngữ nào? Đề yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như: một miền quê, quê hương em, cảnh làng quê, hoặc cảnh nơi em ở... Cảnh tổng hợp là cảnh như thế nào? Là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những cảnh nhỏ của quê hương hay miền quê thường là cảnh cánh đồng, dòng sông, con đường làng, cây đa, sân đình, khu vườn nhà... .Sau đó, giáo viên giúp học sinh hình dung được cụ thể về cảnh miêu tả ở thời điểm nào (lúc nào? mùa nào? ở không gian nào? cảnh đó như thế nào?)... Việc xác định được đúng yêu cầu của đề như ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định hình được đối tượng miêu tả. b2. Rèn kĩ năng tìm ý cho bài văn tả cảnh: Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối tượng miêu tả nhưng chắc chắn chưa thể định hướng được hướng đi cho bài viết. Để giúp học sinh định hình được hướng đi của bài viết văn tả cảnh, tôi đã hướng dẫn học sinh bước tìm ý cho bài văn tả cảnh. - Bắt buộc phải theo một trình tự: Tìm ý bao quát không gian của cảnh chung sẽ tả, sau đó cụ thể sẽ có cảnh nào? Cảnh như thế nào? - Bao quát không gian là rất quan trọng. Học sinh cần phải nắm được cách viết phần bao quát không gian cảnh như thế nào? Thực tế tôi thấy học sinh thường viết một cách cộc lốc, cụt lủn có khi chỉ viết được một hai câu cho phần tả bao quát. Nên tôi đã đưa ra một công thức rất dễ nhớ cho học sinh. + Để tả bao quát cảnh, trước hết phải có câu xác định vị trí miêu tả khái quát. Thường là một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể quan sát bao quát toàn bộ cảnh. + Sau câu văn giúp người đọc biết được vị trí của người quan sát là lời văn nhận xét, đánh giá khái quát đầy nghệ thuật về cảnh chung đó. Lời văn nhận xét, đánh giá phải sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ sao cho cảnh được tả nổi lên sống động, tự nhiên, trong sáng, sát với yêu cầu của đề. Ví dụ: Tả cảnh quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời. Giáo viên định hướng học sinh viết theo mẫu: Đứng trên bờ đê, ngắm nhìn toàn cảnh làng quê, tôi như đang đắm mình trong màu nắng hồng tươi của chốn quê hương thanh bình mà thấy lòng xôn xao một nỗi niềm khó tả. Hay: Đứng giữa cánh đồng mênh mông, bát ngát dang rộng cánh tay mà cảm nhận về làng quê mới thấy được quê hương thật tươi đẹp, yên bình, gần gũi thân thương xiết bao. Với việc định hướng cho học sinh cách làm văn tả cảnh như vậy, giáo viên đồng thời rèn luyện luôn kĩ năng sống cho các em bằng cách cho em trải nghiệm thực tế cuộc sống. Khi đứng ngắm cảnh quê hương, các em sẽ cảm nhận hết được cảnh quê tươi đẹp, ấm áp, thanh bình. Các em sẽ có tình cảm gắn bó, tự hào về quê hương. Biết yêu quí, trân trọng những người dân đã làm đẹp giàu cho quê hương. Như vậy có kĩ năng sống sẽ giúp cho cảm xúc của các em dồi dào, chân thực, trong sáng. - Nhưng ý cốt nhất của một bài văn tả cảnh còn là cụ thể ở những cảnh nào? Cảnh có những điểm gì nổi bật? Học sinh phần lớn thường sa vào gặp đâu nói đó vụt vặt, lan man, không hề xác định được mình đang tả cảnh là để làm nổi bật lên tư tưởng, chủ đề mà mình đã xác định được ở đề bài. Để khắc phục tình trạng này tôi cho học sinh luyện kĩ năng xác định, lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của cảnh được tả. Chỉ khi chọn tả được những nét đặc trưng của cảnh thì cảnh hiện lên mới đúng là nó mà không phải là cảnh khác. Lúc đó việc miêu tả mới giúp cho người đọc, người nghe hình dung một cách dễ dàng, cụ thể về cảnh được miêu tả mà không nhầm lẫn cảnh đó với cảnh khác. Ví dụ: Tả cảnh khu vườn vào buổi sáng mùa thu. Giáo viên định hướng cho học sinh chọn những hình ảnh nổi bật của cảnh. Đầu tiên giáo viên cho học sinh xác định chủ đề của cảnh sẽ dựng là một khu vườn tươi tốt, đầy hoa thơm trái ngọt, rất thanh bình, dân dã mà mang được vẻ trù phú của chốn quê hương yêu dấu. Đặc biệt cảnh phải mang được dáng dấp của thời gian, không gian mà đề qui định (có đặc trưng của mùa thu). Sau đó giáo viên hướng cho học sinh tái hiện từng hình ảnh của khu vườn theo trí tưởng tượng nhưng phải sát với hiện thực. Học sinh có thể chọn những hình ảnh: Giàn mướp trong vườn lủng lẳng những quả mướp xanh mỡ màng, luống cải sen đang lên ngồng, trổ hoa vàng rực, trái bưởi, trái bòng đánh đu giữa trời, vườn hồng chín đỏ như những chấm son trên nền trời thu, hương ổi chín phả vào trong gió se... Với cách làm như trên tôi đã cho học sinh luyện tập tìm đặc điểm cho nhiều cảnh khác nhau với những thời gian, không gian đa dạng. Các em được luyện tập dưới hình thức: ''Thi tiếp sức: Tìm đặc điểm tiêu biểu của cảnh'', giáo viên tổ chức làm hai nhóm thi nhau tìm những đặc điểm nổi bật của cảnh, sau đó giáo viên hệ thống và giúp các em chọn lựa những đặc điểm tiêu biểu nhất của mỗi cảnh. Không chỉ rèn cho học sinh kĩ năng làm văn miêu tả cảnh trong các giờ học chính khoá mà tôi còn dành thời gian tổ chức các buổi học ngoại khoá về chuyên đề: ''Rèn kĩ năng làm văn tả cảnh" Để giúp các em có vốn sống thực tế phong phú, hiểu biết về thiên nhiên, về thế giới xung quanh. Tôi đã cố gắng chọn lọc nhiều phong cảnh thiên nhiên liên quan đến chuyên đề đưa lên máy chiếu cho các em quan sát. Ở mỗi cảnh, tôi đều hướng dẫn học sinh cách quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhận xét. Như vậy, các em sẽ rất ấn tượng và hứng thú với cảnh được tả. Sau khi quan sát xong, tôi tiếp tục hướng dẫn các em tập viết các đoạn văn tả cảnh từ đơn giản đến phức tạp. Với phương pháp học như trên không chỉ giúp các em làm tốt bài văn tả cảnh mà còn rèn cho các em các kĩ năng quan sát cảnh thiên nhiên, nắm được qui luật tự nhiên của mỗi mùa, làm chủ cảm xúc của bản thân trước cảnh sắc thiên nhiên: giao hoà với thiên nhiên chứ không đắm mình vào thiên nhiên. b3 . Rèn kĩ năng diễn đạt cho học sinh trong văn tả cảnh: Đối tượng của văn miêu tả là hiện thực cuộc sống rất phong phú đa dạng, muôn hình, muôn vẻ. Vì vậy từ ngữ được đưa vào văn miêu tả phải giàu hình ảnh, đường nét, âm thanh, màu sắc, nhạc điệu. Dạy học sinh biết tìm đặc điểm tiêu biểu của cảnh được tả đã là một bước thành công, song quan trọng hơn là phải biết cách diễn đạt như thế nào để cảnh cụ thể, sống động. Đó là điều mà tôi trăn trở. Thực tế qua nhiều năm dạy khối 6, khi chấm bài văn miêu tả của học sinh, tôi thấy đáng buồn là vốn ngôn từ của các em rất nghèo nàn, diễn đạt lủng củng, tối nghĩa, bí từ, lặp từ, lặp ý... bài văn sơ sài, không có hình ảnh nghệ thuật. Như vậy để giúp các em làm một bài văn mạch lạc, diễn đạt trong sáng, có sức hấp dẫn, tôi nghĩ rằng trước hết phải rèn luyện việc trau dồi vốn từ nghệ thuật cho mỗi học sinh. Để làm được điều đó giáo viên Ngữ văn phải tạo cho học sinh sự yêu thích ngôn từ nghệ thuật bằng cách cung cấp và phân tích một số tư liệu được trích dẫn trong tác phẩm văn học cho các em thấy được cách sử dụng ngôn từ miêu tả của các nhà văn mà học tập, vận dụng vào bài làm của mình. Ví dụ: Đoạn trích miêu tả cảnh ngày mùa sau đây: ''Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng- những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống như những tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng . . . Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng đốt ngàu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới . . . Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúa sắp bước vào đông'' (2) Sau mỗi đoạn văn như thế, giáo viên phân tích những hình ảnh ngôn từ nghệ thuật sáng giá sao cho tạo được sự hứng khởi ở học sinh, kích thích các em thích tìm, thích viết những lời văn hay. Có lẽ rèn kĩ năng diễn đạt là một phương pháp đòi hỏi kì công nhất của thầy và trò, nó cần phải mất một quá trình có nhiều bước. Sau khi tạo hứng thú cho học sinh qua cách tiếp xúc với các tư liệu chọn lọc, mới cho các em luyện tập diễn đạt bằng hình thức giáo viên đưa ra một loạt hình ảnh, yêu cầu học sinh dùng lời văn kết hợp biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, sử dụng những từ láy gợi hình, gợi cảm để tập diễn đạt. Ví dụ: - Hình ảnh cây đa đầu làng em -> Có thể liên tưởng cây đa sum xuê, um tùm như một chiếc ô khổng lồ. - Hình ảnh không gian đồng cỏ -> Dọc theo triền đê là đồng cỏ mênh mông như một tấm thảm xanh khổng lồ đôi chỗ đã sờn bạc, những bông cỏ may rung rinh trong gió chiều như đang biểu diễn một điệu múa mềm mại, nhịp nhàng. Mấy chú chim chiền chiện lộn vòng trên không tung ra những tiếng hót vang trời. - Hình ảnh cây hồng về mùa đông -> Mùa đông, cây hồng trụi hết lá, chỉ còn hàng trăm quả trĩu trịt trên cành như hàng trăm chiếc đèn lồng màu hồng sáng lấp lánh trong sương mù. Giáo viên có thể đưa ra hệ thống bài tập viết đoạn văn miêu tả có sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hoá hoặc là viết lại một đoạn văn có sẵn biết sử dụng nghệ thuật nhân hoá, so sánh để tạo thành một đoạn văn mới giàu hình ảnh và giàu sức gợi cảm hơn để rèn kĩ năng cho học sinh. Ví dụ: Giáo viên đưa ra các đoạn văn miêu tả sau: a) Trước sân trường có một cây bàng to lớn. Dưới gốc cây bàng nổi lên nhiều cái u rất to. Cành lá bàng xoè rộng. Mùa đông lá bàng màu đỏ. Mùa hè lá bàng lại màu xanh. b) Đêm đã khuya. Gió bấc thổi hun hút. Cái lạnh bao trùm khắp nơi. Cây cối im lìm trong giá rét. Thỉnh thoảng có tiếng côn trùng rả rích nghe càng thêm não nùng. Định hướng cho học sinh viết lại đoạn văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật: Trước sân trường sừng sững một cây bàng khổng lồ. Gốc nó rất to, người lớn dang tay ôm cũng không xuể. Cách mặt đất chừng một mét, thân cây nổi lên những cái u sần sùi to bằng cái bát tô. Tán bàng xoè ra như một cái ô khổng lồ rợp cả góc sân trường. Sắc lá bàng thay đổi theo mùa. Khi đông về, nó diện chiếc áo màu đỏ thẫm trông thật uy nghiêm. Hè sang, chiếc áo ấy lại được nhuộm màu xanh tươi trẻ như mời gọi tiếng chim về. Ở giai đoạn luyện kĩ năng diễn đạt như thế này, tôi đặc biệt lưu ý cho học sinh kĩ năng so sánh, trong các câu văn miêu tả. So sánh làm cho câu văn miêu tả hay hơn, đối tượng miêu tả hiện rõ nét hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Nhưng phải biết sáng tạo, biết tìm điểm mới, điểm riêng. Không nên lặp lại những hình ảnh so sánh quá cũ, quá sáo mòn. Cũng miêu tả hình ảnh mặt trời mà các nhà văn, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh so sánh khác nhau: nhà thơ Huy Cận miêu tả ''Mặt trời xuống biển như hòn lửa'', còn Nguyễn Tuân miêu tả ''Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn''. Dẫn ra những ví dụ như thế, giáo viên cho các em thấy cần phải học tập mà không được sao chép và lưu ý các em dù có chọn hình ảnh nào so sánh cũng chú ý nét tương đồng. Ví dụ: - Dòng sông quê em dưới đêm trăng mềm mại như mái tóc của nàng tiên cá. - Trăng lên cao tròn như một quả bóng treo lơ lửng trên bầu trời, toả áng sáng trong dịu. - Trăng về khuya cứ ngỡ là con thuyền đang trôi trên dòng sông Ngân. - Những lá sen già khum khum chẳng khác gì những chiếc thúng con đựng đầy ắp nắng chiều thu. - Cây cối rì rào, lao xao trong gió, lá cây lay động, lấp lánh tựa ngàn triệu con mắt lá răm sáng trưng nắng hè. Trong các tiết Tiếng Việt hay Đọc hiểu văn bản, tôi cũng thường tích hợp với phân môn Tập làm văn, rèn luyện cho các em những thao tác thuần thục, nhuần nhuyễn khi làm văn miêu tả, có được những lời văn miêu tả sống động gợi cảm nhất. Với việc trau dồi vốn từ cho học sinh không chỉ giúp các em biết diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, giàu hình ảnh trong văn miêu tả mà còn giúp các em biết sử dụng vốn từ đó trong cuộc sống. Có vốn từ phong phú, các em sẽ dễ dàng, tự tin tham gia giao tiếp, ứng khẩu, ứng xử linh hoạt trong mọi tình huống giao tiếp. Con người sẽ trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt và năng động hơn. Đó cũng chính là nhiệm vụ rèn kĩ năng sống cho học sinh mà giáo viên cần phải thực hiện trong mỗi bài học. b4. Rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn miêu tả cảnh: Dựng đoạn văn chính là cách sắp xếp các lời văn diễn tả sao cho hợp lý, logic, chặt chẽ, mạch lạc. Học sinh thường rất lúng túng không biết tả cảnh cụ thể là cảnh gì? Tả như thế nào? Theo trình tự từ đâu?... Các em thường sa vào kể lể, liệt kê cảnh một cách lan man, không làm nổi bật những đặc trưng của cảnh và càng không tạo đựơc ấn tượng cho người đọc về cảnh. Vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc phục khó khăn này. Trước hết tôi hướng cho học sinh hình dung mỗi một cảnh nhỏ sẽ viết thành một đoạn trọn vẹn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_lam_tot_bai_van_ta_canh_ch.doc