SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 nâng cao kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh

SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 nâng cao kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh

Văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện thể hiện. Có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn con người. Trong đó, Tiếng Việt là phân môn góp một phần không nhỏ làm nên điều này mà biện pháp tu từ so sánh là nhân tố quan trọng.

 So sánh là phép tu từ có khả năng khắc hoạ hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ, có tác dụng làm cho lời nói cụ thể sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. Biện pháp tu từ so sánh còn là phương thức bộc lộ tâm tư, tình cảm một cách kín đáo, tế nhị. Như vậy, trong tác phẩm văn học, phép tu từ so sánh mang chức năng nhận thức và biểu cảm. Nhờ những hình ảnh bóng bẩy, ước lệ, dùng cái này đối chiếu cái kia nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu từ được sử dụng phổ biến trong thơ ca. Phép tu từ so sánh giúp các em hiểu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong văn chương. Từ đó góp phần mở mang tri thức, làm phong phú về tinh thần, tạo hứng thú trong học văn, làm văn.

 Tuy nhiên, nhiều năm dạy khối 6, khi dạy về phép tu từ so sánh, tôi nhận thấy nhiều học sinh hiểu khái niệm còn chung chung, chưa đi sâu tìm hiểu giá trị biểu đạt và vận dụng chưa linh hoạt phép tu từ này vào tìm hiểu, tạo lập văn bản và trong giao tiếp. Lời văn nghèo nàn, diễn đạt chưa sinh động, bóng bẩy, hình ảnh, chưa bộc lộ rõ nét.

 Để học sinh nhận biết, tìm hiểu đúng giá trị nghệ thuật và vận dụng có hiệu quả phép từ so sánh, đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn học sinh một cách cụ thể, gần gũi với tư duy, nhận thức của các em về cách nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật nói chung và so sánh nói riêng, cách vận dụng các phép tu từ vào nói, viết. Nghĩa là, phải gắn với những hiểu biết từ thực tế cuộc sống và những hiểu biết cơ bản mà các em đã phân tích tìm hiểu ở phần văn bản. Như vậy quá trình dạy học phân môn Tiếng Việt sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh, các em sẽ nhận biết chắc hơn, hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật của phép tu từ này. Đồng thời, một lần nữa nâng cao kĩ năng sử dụng phép tu rừ so sánh cho học sinh, luyện cho các em cách viết lời văn trau chuốt, có hình ảnh, hàm súc, có tính biểu cảm cao. Từ đó, rèn luyện ý thức yêu quí tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 

doc 21 trang thuychi01 12431
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 nâng cao kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu ..........................................................................................
2
 1.1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................
2
 1.2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................
3
 1.3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................
3
 1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................
3
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ....................................................
3-15
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ....................................
3
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .....
4
 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm, các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ...............................................................................................
5-15
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ...........................................
15-16
 3. Kết luận, kiến nghị .........................................................................
19
 3.1. Kết luận .......................................................................................
19
 3.2. Kiến nghị ....................................................................................
19
 Tài liệu tham khảo .............................................................................
20
	 Danh mục .........................................................................................
21
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện thể hiện. Có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn con người. Trong đó, Tiếng Việt là phân môn góp một phần không nhỏ làm nên điều này mà biện pháp tu từ so sánh là nhân tố quan trọng.
	So sánh là phép tu từ có khả năng khắc hoạ hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ, có tác dụng làm cho lời nói cụ thể sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. Biện pháp tu từ so sánh còn là phương thức bộc lộ tâm tư, tình cảm một cách kín đáo, tế nhị. Như vậy, trong tác phẩm văn học, phép tu từ so sánh mang chức năng nhận thức và biểu cảm. Nhờ những hình ảnh bóng bẩy, ước lệ, dùng cái này đối chiếu cái kia nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu từ được sử dụng phổ biến trong thơ ca. Phép tu từ so sánh giúp các em hiểu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong văn chương. Từ đó góp phần mở mang tri thức, làm phong phú về tinh thần, tạo hứng thú trong học văn, làm văn.
	Tuy nhiên, nhiều năm dạy khối 6, khi dạy về phép tu từ so sánh, tôi nhận thấy nhiều học sinh hiểu khái niệm còn chung chung, chưa đi sâu tìm hiểu giá trị biểu đạt và vận dụng chưa linh hoạt phép tu từ này vào tìm hiểu, tạo lập văn bản và trong giao tiếp. Lời văn nghèo nàn, diễn đạt chưa sinh động, bóng bẩy, hình ảnh, chưa bộc lộ rõ nét.
 	 Để học sinh nhận biết, tìm hiểu đúng giá trị nghệ thuật và vận dụng có hiệu quả phép từ so sánh, đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn học sinh một cách cụ thể, gần gũi với tư duy, nhận thức của các em về cách nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật nói chung và so sánh nói riêng, cách vận dụng các phép tu từ vào nói, viết. Nghĩa là, phải gắn với những hiểu biết từ thực tế cuộc sống và những hiểu biết cơ bản mà các em đã phân tích tìm hiểu ở phần văn bản. Như vậy quá trình dạy học phân môn Tiếng Việt sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh, các em sẽ nhận biết chắc hơn, hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật của phép tu từ này. Đồng thời, một lần nữa nâng cao kĩ năng sử dụng phép tu rừ so sánh cho học sinh, luyện cho các em cách viết lời văn trau chuốt, có hình ảnh, hàm súc, có tính biểu cảm cao. Từ đó, rèn luyện ý thức yêu quí tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
	 Từ nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm khi dạy học phép tu từ so sánh. Đó là đưa ra được những cách hiểu đúng về phép tu từ so sánh như: So sánh là gì ? Cấu trúc của so sánh ? Yêu cầu của so sánh ? Các yếu tố của so sánh ? Các kiểu so sánh... Đặc biệt, là chỉ rõ các đơn vị kiến thức cần dạy của bài so sánh, và cách dạy các đơn vị kiến thức này để giúp học sinh có kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh một cách chuẩn xác và hay hơn.
	Phép tu từ so sánh chỉ là một đơn vị kiến thức nhỏ, một phép tu từ trong rất nhiều phép tu từ của tiếng Việt, nhưng đây cũng là vấn đề khiến tôi trăn trở và tập trung nghiên cứu, sưu tầm và thử nghiệm nhiều năm qua. Hy vọng cùng được trao đổi với các bạn đồng nghiệp cách dạy phép tu từ so sánh qua đề tài này. Vì vậy, tôi xin được trình bày vấn đề ''Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 nâng cao kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh''
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Tôi nghiên cứu đề tài này để áp dụng vào giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng, đặc biệt rèn cho học sinh nâng cao kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh, giúp các em cảm thụ tốt tác phẩm văn chương, nhất là thơ trữ tình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 nâng cao kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Để nghiên cứu về đề tài ''Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 nâng cao kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh'' tôi sử dụng các phương pháp sau:
 	- Phương pháp điều tra, khảo sát: khảo sát chất lượng về năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng của học sinh để tìm ra điểm yếu kém của học sinh trong môn học (khảo sát từ kết quả thi khảo sát chất lượng)
	- Phương pháp thực nghiệm: đưa ra các phương pháp, các cách thức hướng dẫn học sinh thực hiện thông qua các bài tập. Từ kết quả nhận thức của học sinh để phân tích, khẳng định khả năng thực thi của đề tài, đánh giá các phương pháp phù hợp với trình độ của học sinh và ở mức độ nào
	- Phương pháp nghiệm thu và đối chiếu, so sánh: nghiệm thu kết quả sau khi vận dụng đề tài; so sánh, đối chiếu kết quả giảng dạy đạt được với trước khi vận dụng đề tài
	- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp, đánh giá kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
	- Kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học qua phân tích cái hay cái đẹp của phép tu từ so sánh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
	Khái niệm về biện pháp tu từ so sánh có rất nhiều tài liệu nghiên cứu đưa ra. Tuy nhiên khái niệm chính thống được sử dụng hiện nay là: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt (1). So sánh có thể coi là phép tu từ phổ biến, là phương thức quan trọng trong việc làm tăng giá trị biểu cảm của ngôn ngữ. Dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 6, ngoài việc giúp các em hiểu bản chất, cấu trúc, tác dụng của nó còn là bước đầu giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ văn chương, luyện cho các em cách diễn đạt lời văn trau chuốt, có hình ảnh, hàm súc, có tính biểu cảm cao và năng lực sử dụng ngôn ngữ một cách sinh động, giàu hình ảnh trong giao tiếp. Vì thế, muốn dạy tốt kiến thức về so sánh, người thầy phải luôn chịu khó tìm tòi, học hỏi, tích luỹ kiến thức để tìm phương pháp và bước đi thích hợp thì mới mong đạt được mục tiêu của bài dạy.
	Trong chương trình Ngữ văn THCS, phân môn Tiếng Việt có các bài học về các biện pháp tu từ. Nội dung đề tài này, tôi chỉ đề cập đến bài 19, 21: So sánh - Ngữ văn 6, tập 2.
	Trong quá trình giảng dạy, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi thấy học sinh dễ tiếp thu kiến thức hơn, nâng cao kĩ năng nhận diện, phân tích, sử dụng phép tu từ so sánh, năng lực cảm thụ văn chương sâu sắc hơn.
2.2. THỰC TRẠNG
Dạy học văn chương nói chung là vừa dạy môn khoa học vừa dạy môn nghệ thuật. Bởi văn học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Đối với phân môn Tiếng Việt nói riêng đặc biệt khi dạy các biện pháp tu từ, người thầy phải hướng dẫn học sinh phát hiện được: Cách nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật, cách vận dụng các phép tu từ trong khi nói và viết... Từ đó giúp các em cảm nhận được giá trị và ý nghĩa của tiếng Việt. Song thực tế giảng dạy cho thấy, phân môn Tiếng Việt từng được coi là đơn giản nhất so với hai phân môn còn lại là Văn học và Tập làm văn. Vì thế, không ít đơn vị kiến thức tiếng Việt, đặc biệt là phép tu từ so sánh chưa được giáo viên đặc biệt coi trọng để nghiên cứu kĩ càng nên nhiều tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao như: Dạy chưa hết bài, hướng dẫn học sinh một cách chung chung, chưa tỉ mỉ, cách nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật, cách vận dụng tu từ vào bài viết chưa cao, dẫn chứng trong bài dạy còn nghèo nàn ....Kết quả là nhiều học sinh không hiểu bản chất của so sánh, không sử dụng được so sánh trong nói và viết, không cảm nhận được nội dung tư tưởng câu văn, câu thơ có hình ảnh so sánh. Cơ bản các em mới nhận biết được hình ảnh so sánh. Còn kĩ năng phân tích hiệu quả thẩm mỹ thì gần như đa số không vận dụng được.
Qua đề kiểm tra chất lượng giữa học kì II - Môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017 (Ngân hàng đề thi của trường):
Đề bài: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nghệ thuật so sánh trong câu ca dao:
 ''Công cha như núi Thái Sơn,
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra''.
	Tôi khảo sát thực tế bài làm của học sinh ở trường thấy rằng : trên 70% số học sinh chưa biết viết đoạn văn cảm thụ, chưa phân tích được giá trị biểu đạt của phép tu từ so sánh. 
Số học sinh có khả năng cảm thụ, xử lí yêu cầu của đề bài trên 21%, số học sinh đạt giỏi là 0% - một con số đáng báo động trong việc học phân môn Tiếng Việt hiện nay trong nhà trường THCS. 
Bảng khảo sát chất lượng năm học 2016- 2017
(Năm học chưa áp dụng SKKN)
 Loại 
Lớp, (sĩ số)
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A, (35)
0
0
0
0
6
17%
29
83%
6B, (35)
0
0
2
6%
5
14%
28
80%
6C, (36)
0
0
3
8,3%
5
14%
28
77,7%
Cộng: (106)
0
0
5
6%
16
15%
85
80%
2.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Từ thực trạng trên, để hoàn thành đề tài nghiên cứu ''Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 nâng cao kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh'', tôi đã sử dụng hệ thống các giải pháp sau:
 2.3.1. Hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm so sánh từ những ví dụ cụ thể.
	Từ việc học trong sách giáo khoa theo phân phối chương trình giảng dạy trên, từ các tài liệu tham khảo, nâng cao... khai thác, học hỏi trên mạng internet, tôi hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ, hình thành khái niệm về pháp tu từ so sánh.
	Ví dụ: 
 a) 	Trẻ em như búp trên cành.
	 	Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
	(Hồ Chí Minh).
	b) [...] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận ...
	(Đoàn Giỏi)
	Khi hình thành khái niệm so sánh, tôi đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh từng bước :
	? Các em hãy tìm ở các ví dụ trên, những sự vật được so sánh với nhau?
	Câu a): ''Trẻ em'' được so sánh với ''búp trên cành''
	Câu b): ''Rừng đước'' được so sánh với "hai dãy trường thành vô tận''.
	? Em hãy chỉ ra cơ sở để có thể so sánh như vậy?
	Học sinh chỉ ra được điểm giống nhau nhất định, những nét tương đồng nhất định (ít nhất theo quan sát của tác giả) giữa các sự vật được đem ra so sánh với nhau. 
	? Em hãy cho biết sánh như thế nhằm mục đích gì?
 - Mục đích của các cách nói bằng so sánh trên là để làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói về những sự vật được nói đến (''Trẻ em'', ''rừng đước''), làm cho câu văn câu thơ có hình ảnh và gợi cảm. 
 - Từ đó học sinh hiểu được so sánh là gì?
	*Để khắc sâu kiến thức, tôi cho học sinh tìm một số câu thơ, câu văn, tục ngữ, ca dao có hình ảnh so sánh bằng cách thi nhanh giữa các tổ:
	Ví dụ: 
	 	 - Mẹ già như chuối chín cây.
	 - Trăng hồng như quả chín
	 Lửng lơ lên trước nhà.	
	* Sau khi hình thành xong khái niệm so sánh là gì? Giáo viên cần lưu ý học sinh phân biệt so sánh tu từ với so sánh logic.
	- Giống nhau: Đều là thao tác đối chiếu giữa hai hay nhiều đối tượng với nhau 
	- Khác nhau: 
	+ So sánh logic: là một hoạt động nhận thức phổ biến của tư duy con người nhằm nhận dạng và chiếm lĩnh bản chất của các sự kiện, hiện tượng được so sán; là việc đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng cạnh nhau nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.
	+ So sánh tu từ (còn gọi là so sánh hình ảnh) là một biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu các sự vật với nhau miễn là giữa các sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức người đọc, người nghe. (2)
 (Lê A, Phương pháp dạy học Tiếng Việt)
	Ví dụ: So sánh tu từ So sánh logic
	 Mặt tươi như hoa Mặt con cũng tròn như mặt mẹ
	2.3.2. Tìm hiểu cấu tạo phép so sánh:
	- Hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo của phép so sánh, tôi tiếp tục sử dụng 2 ví dụ a, b ở phần hình thành khái niệm, đồng thời đưa thêm 2 ví dụ. Giới thiệu cho học sinh mô hình cấu tạo so sánh, sau đó cho học sinh điền tập hợp chứa hình ảnh so sánh vào mô hình so sánh.
	Ví dụ:
	 a) “Trẻ em như búp trên cành,
	 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.
	 (Hồ Chí Minh).
	b) [...] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận ...
	(Đoàn Giỏi)
	c) Đắt như tôm tươi (thành ngữ).
	d) Tim tôi chiếc lá dâu xanh
	 Tằm đời ăn rỗi trơ cành còn chi!
	 (Trần Huyền Trân)
Mô hình cấu tạo phép so sánh
Ví dụ
Vế A
(Sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ
so sánh
Vế B
(sự vật dùng để so sánh)
a
Trẻ em
như
búp trên cành
b
Rừng đước
dựng lên cao ngất
như
hai dãy trường thành
vô tận
c
đắt
như
tôm tươi
d
Tim tôi
chiếc lá dâu xanh
- Cho học sinh tự nhận xét về các yếu tố của phép so sánh có đối chiếu giữa các ví dụ từ đó rút ra kết luận:
	Một so sánh có cấu trúc so sánh hoàn chỉnh gồm bốn yếu tố sau:
	- Yếu tố 1: Yếu tố được hoặc bị so sánh (sự vật được so sánh - vế A)
	- Yếu tố 2: Nêu thuộc tính của sự vật (phương diện so sánh)
	- Yếu tố 3: Thể hiện quan hệ so sánh (từ chỉ quan hệ so sánh)
	- Yếu tố 4: Yếu tố được dùng làm chuẩn để so sánh (sự vật dùng để so sánh - vế B)
	Giáo viên lưu ý học sinh:
	* Trong bốn yếu tố trên đây, yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có mặt. Nếu vắng yếu tố (1) thì giữa yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có điểm tương đồng quen thuộc. Đó là so sánh ngầm (ẩn dụ)
	* Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh chìm vì phương diện so sánh (còn gọi là mặt so sánh) không lộ ra do đó sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn.	
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành
 Vế A Từ so sánh Vế B
 (Hồ Chí Minh)
	So sánh thiếu vắng yếu tố nêu thuộc tính so sánh (phương diện so sánh). Ở trường hợp này, người đọc có thể liên tưởng hình ảnh trẻ em tươi non, đầy sức sống, chứa chan hi vọng như búp trên cành.
	* Yếu tố (3) có thể là các từ như: giống, tựa, khác nào, tựa như, giống như, là, bao nhiêu...bấy nhiêu, hơn, kém... Mỗi yếu tố đảm nhận một sắc thái khác nhau:
	- Như có sắc thái giả định
	- Là có sắc thái khẳng định
	- Tựa thể hiện mức độ chưa hoàn hảo.
	* Trường hợp thay đổi trật tự các yếu tố trong so sánh: Vế B đứng trước vế A.	
 Ví dụ: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất 
 Từ so sánh	 Vế B Vế A
 Trường Sơn: Chí lớn công cha
	 Vế B Vế A
Sau khi tìm hiểu, giáo viên cho học sinh rút ra mô hình của phép so sánh rất đa dạng để học sinh, đặc biệt là học sinh yếu, trung bình để nhận biết. Mỗi dạng, giáo viên lấy thêm hoặc cho học sinh lấy nhanh một ví dụ minh họa để củng cố kiến thức.
	2.3.3. Phân tích làm rõ các kiểu so sánh
	 So sánh vô cùng phong phú. Có so sánh đồng loại, có so sánh khác loại.
- So sánh đồng loại:
 + So sánh người với người: 
 Ví dụ: Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
 Khi tới trường cô giáo như mẹ hiền (Lời bài hát)
 + So sánh vật với vật:
 Ví dụ:  trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. (Sông nước Cà Mau)
 - So sánh khác loại:
 + So sánh vật với người: 
 Ví dụ: Ngôi nhà như trẻ nhỏ
 Lớn lên với trời xanh
 (Đồng Xuân Lan)
	Có trường hợp, người viết lấy nhỏ để so sánh với to: ''Con lợn béo như một quả sim chín'', ''Trái đất đi như một giọt nước mắt giữa không trung''... hoặc ngược lại dùng to để so sánh với nhỏ: ''Con rệp to kềnh như một chiếc xe tăng''...
	+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng: ''Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng''
	* Nhưng nhìn chung, dù phong phú đến bao nhiêu ta vẫn tìm ra sự trùng khớp giữa các loại so sánh trên ở hai điểm tạo nên sự phân biệt cơ bản của 2 kiểu so sánh. Đó là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
	+ So sánh ngang bằng có mô hình: A là B
	Ví dụ:
	 " Cổ tay em trắng như ngà
	 Con mắt em liếc như là hoa cau
	 Miệng cười như thể hoa ngâu
	 Cái khăn đội đầu như thể hoa sen".
	(Ca dao) 
	Các so sánh ngang bằng thường sử dụng các từ chỉ quan hệ so sánh như: như, như là, như thế, giống như, y như...
	+ So sánh không ngang bằng có mô hình: A không bằng B. Từ chỉ quan hệ so sánh trong các so sánh không ngang bằng là: khác, kém hơn, chẳng bằng, chưa bằng, hơn ...
	Trong phép so sánh không ngang bằng, vế A và vế B chỉ những sự vật, sự việc tuy hơn kém nhau một phương diện nào đó nhưng vẫn có nét tương đồng với nhau. Chính nét tương đồng này cho phép so sánh các sự vật, sự việc với nhau.
	Từ việc tham khảo ở các tài liệu nâng cao, hiểu rõ về vấn đề, tôi hướng dẫn học sinh khai thác dễ dàng ví dụ sách giáo khoa tìm ra các kiểu so sánh.
	 ''Những ngôi sao thức ngoài kia
	 Chẳng bằng mẹ đó thức vì chúng con
	 Đêm nay con ngủ giấc tròn
	 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời''
 (''Mẹ'' - Trần Quốc Minh)
	? Em hãy tìm các phép so sánh trong khổ thơ trên?
	- Học sinh tìm ra hai phép so sánh:
	+ Những ngôi sao thức ngoài kia
	 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con (1)
	+ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời 	 (2)
	- GV cho học sinh so sánh các từ ngữ chỉ ý so sánh ở hai ví dụ này (chẳng bằng/ là) để tìm ra sự khác nhau giữa chúng, sự khác nhau giữa 2 kiểu so sánh.
	- Từ đó có thể rút ra mô hình của hai kiểu so sánh
	So sánh ngang bằng : 	A là B
	So sánh hơn kém :	A chẳng bằng B
	- Học sinh có thể tìm thêm những từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng hoặc so sánh không ngang bằng.
2.3.4. Cách tìm, phân tích giá trị nghệ thuật (hiệu quả thẩm mỹ)
- Cách thức tôi hướng dẫn học sinh tìm và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ so sánh. Trước hết, tôi yêu cầu các em phải nắm vững tác dụng của phép tu từ so sánh là tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Cụ thể: gợi hình là gợi lên hình ảnh của sự vật, hiện tượng được so sánh; gợi cảm là gợi cảm xúc về sự vật, hiện tượng.
- Nắm vững tác dụng của phép tu từ so sánh, học sinh sẽ hiểu được mục đích, ý nghĩa so sánh giữa vế A và vế B là gì? Để từ đó các em xác định cấu trúc của phép so sánh cụ thể, tìm, phân tích hiệu quả thẩm mỹ của hình ảnh so sánh đó.
- Sau khi học sinh đã tìm được phép so sánh trong các mẫu ví dụ, tôi hướng dẫn các em phân tích nội dung, ý nghĩa của vế B để làm rõ nội dung của vế A và toàn câu thơ/văn. Muốn hiểu được vế B một cách chuẩn xác buộc chúng ta phải sử dụng vốn hiểu biết từ thực tế, vốn kiến thức văn học đã có. Khi các em làm tốt khâu này các em đã tìm được giá trị nghệ thuật đích thực của phép tu từ này.
Cụ thể khi phân tích ví dụ:
Ví dụ 1: ''Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan''
 (Hồ Chí Minh)
Giáo viên cho học sinh xác định cấu trúc. Từ đó, học sinh sẽ hiểu được tại sao tác giả lại so sánh ''Trẻ em'' với ''Búp trên cành''?
Trẻ em và búp trên cành cũng là các sự vật đang ở giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển.
- Từ những đặc điểm về màu sắc, về trạng thái non tơ của “Búp trên cành” đã giúp người đọc liên tưởng tới đặc điểm tươi trẻ, tràn trề sức sống của trẻ em.
Ví dụ 2: 
''Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện''.
 (Trích: Dế Mèn phiêu lưu kí- Tô Hoài)
- Giáo viên cho học sinh xác định cấu trúc của ví dụ. Giúp học sinh hình dung hình ảnh người nghiện thuốc phiện: Dáng người gầy gò, ốm yếu, da vàng tái, đi liêu xiêu
 Thông qua hình ảnh dùng để so sánh đó, học sinh hiểu được tác giả có dụng ý làm rõ hơn c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_6_nang_cao_ki_n.doc