SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường mầm non Ngọc Sơn

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường mầm non Ngọc Sơn

Mỗi con người khi được sinh ra và lớn lên ở một vùng miền, một dân tộc khác nhau thì sẽ có một loại ngôn ngữ giao tiếp khác nhau, tuy nhiên khi đi ra xã hội nói chung thì cần có một loại ngôn ngữ chung nhất để giao tiếp và ngôn ngữ đó chính là tiếng Việt phổ thông. Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia, là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học. Chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một ở trường tiểu học là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục mầm non, trong đó có việc chuẩn bị tiếng việt. Nhưng đối với vùng dân tộc thiểu số thì phần lớn trẻ em trước khi đi ra xã hội hay nói cụ thể đó chính là khi đến trường mầm non đều sống trong môi trường tiếng mẹ đẻ của người dân tộc thiểu số và điều kiện tiếp xúc với môi trường giao tiếp tiếng việt còn rất nhiều hạn chế. Khi đến trường trẻ em thích trao đổi với nhau bằng tiếng mẹ đẻ (cụ thể ở vùng dân tộc nơi tôi làm việc đó chính là tiếng Mường) và có thói quen giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng mường) trong hoạt động chơi, trò chuyện hàng ngày và thậm chí ngay cả trong môi trường học tập. Theo đó trẻ em dân tộc thiểu số sẽ không có vốn tiếng việt ban đầu cần thiết để học tập bằng tiếng việt ở trường phổ thông nếu không được chuẩn bị từ trước. Những hạn chế về tiếng việt là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ không ra lớp ở học sinh lứa tuổi Mầm non ở vùng dân tộc thiểu số và đây cũng chính là vấn đề rất khó khăn cho hoạt động chăm sóc, giáo dục của giáo viên cũng như chất lượng giáo dục học sinh không được tốt làm cản trở hoạt động của bản thân giáo viên cũng như nhà trường.

Tiếng việt hay còn gọi là tiếng phổ thông là ngôn ngữ quốc gia, là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học. Mỗi trẻ em từ khi mới sinh ra và lớn đều phải được quan tâm và chăm sóc chu đáo, tuy nhiên có một bộ phận con em ở vùng dân tộc thiểu số thực sự vẫn chưa được quan tâm một cách toàn diện về sự phát triển, trong đó có việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt là một trong những vấn đề lớn cần được quan tâm và chia sẻ nhất. [1]

 

doc 18 trang thuychi01 33913
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường mầm non Ngọc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	I. MỞ ĐẦU
	1. Lý do chọn đề tài:
Mỗi con người khi được sinh ra và lớn lên ở một vùng miền, một dân tộc khác nhau thì sẽ có một loại ngôn ngữ giao tiếp khác nhau, tuy nhiên khi đi ra xã hội nói chung thì cần có một loại ngôn ngữ chung nhất để giao tiếp và ngôn ngữ đó chính là tiếng Việt phổ thông. Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia, là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học. Chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một ở trường tiểu học là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục mầm non, trong đó có việc chuẩn bị tiếng việt. Nhưng đối với vùng dân tộc thiểu số thì phần lớn trẻ em trước khi đi ra xã hội hay nói cụ thể đó chính là khi đến trường mầm non đều sống trong môi trường tiếng mẹ đẻ của người dân tộc thiểu số và điều kiện tiếp xúc với môi trường giao tiếp tiếng việt còn rất nhiều hạn chế. Khi đến trường trẻ em thích trao đổi với nhau bằng tiếng mẹ đẻ (cụ thể ở vùng dân tộc nơi tôi làm việc đó chính là tiếng Mường) và có thói quen giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng mường) trong hoạt động chơi, trò chuyện hàng ngày và thậm chí ngay cả trong môi trường học tập. Theo đó trẻ em dân tộc thiểu số sẽ không có vốn tiếng việt ban đầu cần thiết để học tập bằng tiếng việt ở trường phổ thông nếu không được chuẩn bị từ trước. Những hạn chế về tiếng việt là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ không ra lớp ở học sinh lứa tuổi Mầm non ở vùng dân tộc thiểu số và đây cũng chính là vấn đề rất khó khăn cho hoạt động chăm sóc, giáo dục của giáo viên cũng như chất lượng giáo dục học sinh không được tốt làm cản trở hoạt động của bản thân giáo viên cũng như nhà trường. 
Tiếng việt hay còn gọi là tiếng phổ thông là ngôn ngữ quốc gia, là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học. Mỗi trẻ em từ khi mới sinh ra và lớn đều phải được quan tâm và chăm sóc chu đáo, tuy nhiên có một bộ phận con em ở vùng dân tộc thiểu số thực sự vẫn chưa được quan tâm một cách toàn diện về sự phát triển, trong đó có việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt là một trong những vấn đề lớn cần được quan tâm và chia sẻ nhất. [1]
Ở trường mầm non Ngọc Sơn giáo viên đứng lớp cũng như cán bộ quản lí hầu hết là người bản xứ, cũng có nhiều giáo viên là người dân tộc thiểu số hoặc không phải là người dân tộc thiểu số nhưng đã sống lâu năm ở đây nên việc trao đổi hay nói chính xác hơn là giao tiếp với các cháu học sinh cũng không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên giảng dạy trên lớp không phải là người dân tộc thiểu số. Chính vì thế khi trực tiếp đứng lớp nuôi dạy cháu còn một số bất đồng ngôn ngữ bởi các cháu học sinh đại đa số là con em người dân tộc thiểu số, khi đến lớp hầu như giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ (Tiếng Mường). 
_______________________________
Ghi chú ( Giải thích cho việc trích dẫn TLTK ở trang này):
- Trong mục 1: Đoạn từ “Tiếng Việt hay còn gọi............ chia sẻ nhất” được tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1.
Khi các cháu giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ với các cô thì các cô không hiểu các cháu nói gì và muốn gì? Điều đó rất khó khăn để các cô nuôi dạy các cháu. Và đây cũng chính là một cản trở khá lớn đến chất lượng giáo dục cũng như chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu.
Xuất phát từ những lí do trên và chính bản thân tôi là một giáo viên mầm non được phân công đứng lớp 3-4 tuổi C1 tại trường Mầm non Ngọc Sơn. Tôi rất trăn trở đối với tình trạng sử dụng ngôn ngữ tiếng việt của các cháu học lớp mình. Chính vì thế tôi đã nghiên cứu và đưa ra những biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi người dân tộc thiểu số giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng việt. Với trách nhiệm lớn lao của một người giáo viên, tôi nghĩ đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao. Cần phải chú trọng công tác bồi dưỡng tiếng Việt cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường mầm non Ngọc Sơn” làm đề tài nghiên cứu nhằm giúp các cháu mẫu giáo 3-4 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường mầm non Ngọc Sơn giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt khi bước vào môi trường học tập ngay từ mầm non và các cấp học tiếp theo. 
	2. Mục đích nghiên cứu:
	Tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường mầm non Ngọc Sơn” nhằm đưa ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường mầm non Ngọc Sơn.
Nhằm giúp giáo viên có một số biện pháp linh hoạt sáng tạo trong công tác tổ chức phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ một cách cao nhất.
	3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi người dân tộc thiểu số ở trường Mầm non Ngọc Sơn.
	4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này tôi chọn các phương pháp sau:
- Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết.
Tham khảo các tài liệu liên quan đến ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ mẫu giáo người dân tộc thểu số. Các môn học có liên quan đến SKKN.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Khảo sát thực tế trên trẻ ở lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi C1, thu thập thông tin cần thiết khi điều tra trên trẻ.
- Phương pháp thống kê sử lý số liệu.
Điều tra và khảo sát được số liệu sau đó thống kê lại để sử lý số liệu phù hợp trong sáng kiến.
II. NỘI DUNG
	1. Cơ sở lý luận:
	V.I.Lênin nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Ngôn ngữ chỉ có ở con người và cũng chính từ lao động con người tiến hóa từ vượn thành người và phát triển. Đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung thì ngôn ngữ và giao tiếp có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và chức năng tư duy kí hiệu tượng trưng ở trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện của giao tiếp vì thế ngôn ngữ cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực và kĩ năng xã hội của trẻ. Trẻ không chỉ sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ thái độ, suy nghĩ, tình cảm của bản thân đối với mọi người xung quanh mà còn để tiếp nhận, hiểu thái độ, suy nghĩ, tình cảm và giao tiếp của người khác. Trình độ phát triển ngôn ngữ và làm quen với đọc viết ban đầu còn góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông cũng như sự thành đạt trong cuộc sống sau này của trẻ. [2]
Theo sách “Hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non” của tác giả Trần Thị Ngọc Trâm – Bùi Thị Kim Tuyến (đồng chủ biên) Nhà xuất bản giáo dục đã nói: Một số đặc điểm của trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số khi học tiếng Việt là: Về căn bản, học tiếng việt đối với trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số là học ngôn ngữ thứ hai. Khi đi học mẫu giáo, trẻ em nói chung đã có vốn hiểu biết và kỹ năng ban đầu về hoạt động ngôn ngữ nói, biết sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp hàng ngày. Kinh nghiệm tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ thứ nhất) có thể coi là nhân tố thuận lợi giúp trẻ học tiếng Việt (Ngôn ngữ thứ hai) nếu có điều kiện thích hợp. Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số khi học tiếng Việt có một số đặc điểm như sau:
- Trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số bắt đầu học tiếng Việt trên cơ sở kinh nghiệm tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Việt.
- Môi trường giao tiếp tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số thu hẹp về cả không gian lẫn thời gian (trong phạm vi trường lớp mầm non).
- Việc học tiếng Việt của trẻ dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất và sự giao thoa ngôn ngữ giữa tiếng mẹ đẻ với tiếng Việt.
- Sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc, trong đó có khía cạnh ngôn ngữ cũng ảnh hưởng tới việc học tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số.
- Sự khác biệt về điều kiện sống của các nhóm dân tộc thiểu số có tác động nhất định đối với việc học tiếng Việt của trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số. [1]
________________________________
Ghi chú (Giải thích cho việc trích dẫn TLTK ở trang này):
- Ở mục 1: Đoạn từ “V.I.Lênin ............... của trẻ” được tác giả tham khảo từ nguồn TLTK số 2.
- Tương tự, đoạn tiếp theo từ “Một số đặc điểm ................. dân tộc thiểu số” được tác giả tham khảo nguyên văn từ nguồn TLTK số 1.
Một số dân tộc sống ở khu vực gần nơi có nhiều người Kinh sinh sống, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc trong cộng đồng đó nên việc học tiếng Việt của trẻ có nhiều thuận lợi. Một số dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện sống khác biệt, hoặc khu vực chỉ có một dân tộc thuần túy, không có nhu cầu giao tiếp giữa các dân tộc với nhau và tiếng Việt không phải là ngôn ngữ giao tiếp chung trong cộng đồng, chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp nên trẻ ở môi trường này chỉ có duy nhất kinh nghiệm ngôn ngữ trong phạm vi tiếng mẹ đẻ.
Ngoài ra, do đời sống kinh tế khó khăn, đại bộ phận các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa còn thiếu các phương tiện thông tin như máy thu thanh, vô tuyến truyền hình, sách báo, Trình độ văn hóa của các bậc cha mẹ thấp, một bộ phận không biết đọc, biết viết nên khi ở nhà các em ít có cơ hội để giao tiếp với những người trong gia đình và cộng đồng bằng tiếng Việt. [1]
Vì thế việc giúp trẻ vùng dân tộc thiểu số phát triển ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp là hết sức quan trọng và chúng ta là những người giáo viên mầm non hàng ngày trực tiếp chăm sóc giáo dục các cháu phải làm tốt việc cho trẻ được giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng việt nhằm giúp trẻ không ngừng phát triển tư duy, trí tuệ, thể chất lẫn tinh thần hay nói một cách chung nhất đó chính là phát triển một cách toàn diện. Như vậy giáo dục trẻ sẽ đạt được kết quả như mong muốn.
	2. Thực trạng việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi người dân tộc thiểu số lớp C1 tại trường mầm non Ngọc Sơn trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
	- Tổng số trẻ trong lớp: 25 cháu
- Trong quá trình nghiên cứu giúp trẻ 3-4 tuổi người dân tộc thiểu số giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt ở lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1 bản thân tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
2.1. Thuận lợi:
Lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1 bản thân phụ trách được đặt ở khu trung tâm nên phạm vi giao tiếp của trẻ được mở rộng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, nhiệt tình tâm huyết bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong toàn trường. Đặc biệt BGH rất quan tâm bồi dưỡng cho giáo viên về công tác phát triển ngôn ngữ tiếng Việt đối với các cháu học sinh vùng dân tộc thiểu số.
_______________________________
Ghi chú (Giải thích cho việc trích dẫn TLTK ở trang này):
- Đoạn từ “Một số dân tộc .. bằng tiếng Việt” được tác giả tham khảo nguyên văn từ nguồn tài liệu tham khảo số 1
100% cán bộ, giáo viên trong nhà trường có trình độ chuẩn trong đó có nhiều cán bộ, giáo viên có trình độ trên chuẩn và bản thân tôi là một giáo viên đã có trình độ Đại Học SPMN nên thuận lợi cho việc học hỏi kinh nghiệm của bản thân.
Năm học 2016 - 2017 bản thân được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1 với tổng số cháu là 25 cháu, phần lớn các cháu ở khu dân cư, thôn bản lân cận.
Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các giáo viên phụ trách nhóm lớp cùng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì bản thân còn gặp không ít những khó khăn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ nói chung và hoạt động phát triển giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ nói riêng cụ thể như:
Trường Mầm non Ngọc Sơn thuộc địa bàn xã nghèo, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, đời sống nhân dân mức thu nhập thấp. Một số gia đình phải gửi con cho ông bà đi làm ăn xa để phát triển kinh tế gia đình nên không có điều kiện phối hợp với nhà trường thực hiện nhiệm vụ CSGD các cháu và đặc biệt là không có thời gian để phối hợp với giáo viên trong việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tiếng Việt.
100% số trẻ trong nhóm lớp là con em người DTTS thường xuyên sử dụng tiếng Mường nên việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ là một việc làm hết sức khó khăn.
 Để thực hiện tốt việc giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi người dân tộc thiểu số giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động chăm sóc giáo dục, tổ chức đa dạng các hình thức giúp trẻ tích cực chủ động hoạt động khám phá lĩnh hội tri thức về phát triển ngôn ngữ tiếng Việt một cách hệ thống phù hợp với khả năng của trẻ ở lớp.
2.3. Thực trạng khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1 người dân tộc thiểu số ở trường mầm non Ngọc Sơn:
	Qua quá trình điều tra, khảo sát thực trạng về khả năng của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi lớp C1 người dân tộc thiểu số giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt bằng cách trò chuyện, tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân nhận thấy được kết quả thực trạng về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ cụ thể như sau:
Nội dung
Số trẻ khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
- Nghe hiểu các từ chỉ người, hành động, tên gọi đồ vật, sự vật hiện tượng quen thuộc và công dụng, đặc điểm của đồ vật bằng tiếng Việt.	
25
16
64
9
36
- Nghe hiểu và làm theo 2 yêu cầu liên tiếp bằng tiếng Việt.
25
15
60
10
40
- Phát âm rõ tiếng Việt. Biết sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, sự vật, hành động quen thuộc trong giao tiếp bằng tiếng Việt.
25
17
68
8
32
- Trả lời và đặt các câu hỏi : Tại sao? Như thế nào? Để làm gì? Làm bằng gì? Có gì khác nhau? Bằng ngôn ngữ tiếng Việt.
25
15
60
10
40
Từ những kết quả điều tra, thống kê trên đây ta có thể nhìn thấy rất rõ về việc phát tiển ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ chưa đáp ứng được với yêu cầu giáo dục mầm non hiện nay. Vì vậy bản thân đã nghiên cứu và đưa ra một vài biện pháp của mình, hy vọng rằng qua những biện pháp đó giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi người dân tộc thiểu số giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt tốt để trẻ có thể được phát triển một cách toàn diện, đặc biệt tạo cơ sở vững chắc để trẻ bước vào những lớp học lớn hơn.
	3. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi lớp C1 người dân tộc thiểu số tại trường mầm non Ngọc Sơn.
	3.1. Giáo viên cần phải hiểu ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ - tiếng mường) của trẻ để dạy trẻ học ngôn ngữ tiếng Việt.
	Đây là biện pháp đầu tiên mà người giáo viên cần phải biết khi tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường Mầm non vùng dân tộc thiểu số. Bất cứ một giáo viên nào khi đến vùng dân tộc thiểu số giảng dạy thì điều cần thiết nhất là phải hiểu được ngôn ngữ nơi đây bởi có hiểu được ngôn ngữ của trẻ thì việc giao tiếp và tiếp cận với trẻ mới hoàn toàn dễ dàng. Bản thân tôi may mắn hơn vì tôi cũng là người dân tộc nên việc hiểu được ngôn ngữ của trẻ quá dễ dàng và việc tiếp cận trẻ cũng không gặp phải khó khăn gì. Tuy vậy đối với những giáo viên không phải là người dân tộc như tôi thì bản thân giáo viên đó cũng phải tìm hiểu và tìm cách biết được ngôn ngữ thứ nhất của trẻ như: Tiếp xúc với những người dân tộc thiểu số nhiều hơn để hiểu tiếng của họ, hỏi đồng nghiệp những người là dân tộc để tìm hiểu,  Có như vậy thì giáo viên mới hiểu được ngôn ngữ của trẻ dân tộc thiểu số và có biện pháp tốt giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tiếng Việt một cách có hiệu quả.
	Ví dụ 1: Cháu Bảo Nam ngày đầu tiên đến lớp, cháu hoàn toàn nói bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng Mường). cháu cứ khóc và nói:
	- “Cô giào ới, cho xôn vến ốông múu!”
	- “Xôn chăng ở ní, xôn moành vến”. 
-> Có nghĩa là : “Cô giáo ơi, cháu muốn về với Bà, cháu không ở đây đâu, cháu muốn về”. 
	Khi nghe cháu khóc và nói như vậy tôi đã hiểu và đã an ủi cháu bằng tiếng Mường cho cháu hiểu. Từ đó tôi dễ dàng giao tiếp và tiếp cận với cháu hơn. Khi cháu nín và không còn đòi về nữa tôi bắt đầu dạy cho cháu nói bằng ngôn ngữ tiếng Việt, tôi giải thích cho cháu hiểu khi đến lớp là phải nói bằng tiếng Việt chứ không được nói bằng tiếng Mường. Từ đó cháu đã nói với tôi bằng tiếng Việt.
Khi sử dụng biện pháp này sẽ tạo được sự mạnh dạn và tự tin cho trẻ khi đến lớp, trẻ không cảm thấy bỡ ngỡ và quá lạ lẫm khi đến với một môi trường mới mà trẻ vẫn cảm thấy gần gũi như chính ở trong gia đình của mình. Từ đó trẻ dễ bộc lộ cảm xúc và trò chuyện với bạn bè, với cô giáo một cách tự nhiên và có thể nói được nhiều hơn. Tuy nhiên khi sử dụng biện pháp này tuyệt đối giáo viên không được lạm dụng quá nhiều tiếng mẹ đẻ (tiếng Mường) để giao tiếp với trẻ mà cần phải nhận thức rõ: Chỉ dạy trẻ giao tiếp trong những trường hợp đặc biệt như: trẻ chưa hiểu, trẻ không cảm nhận được khi giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt vì quá khó. Khi đó thì giáo viên được phép sử dụng tiếng Mường để dạy cho trẻ chứ không có nghĩa là lạm dụng tiếng Mường để giao tiếp với trẻ. [1]
	Ví dụ 2: Khi trò chuyện với trẻ tôi giới thiệu, cô tên là Vân. Tôi hỏi trẻ: Con tên là gì? Nếu trẻ nhút nhát chưa trả lời được thì tôi hỏi cả lớp có bạn nào biết tên của bạn không? Sau đó động viên trẻ nói tên của mình trước cả lớp. Nếu trẻ không hiểu tiếng Việt thì tôi giải thích và hỏi trẻ bằng tiếng Mường cho trẻ hiểu, sau đó dạy cho trẻ nói bằng tiếng Việt.
	(Cụ thể: - Tôi hỏi: Con tên gì?
	 - Cháu Mạnh: Con xên Mánh (Con tên Mạnh)
 - Tôi : Con ơi : Con xên Mánh  là tiếng Mường, còn tiếng Việt gọi là Con tên Mạnh nhé. Con nói lại cùng cô nào! Con tên Mạnh ạ ( trẻ nhắc lại 3 lần). 
 Tôi hỏi cháu khác:
	- Còn con tên là gì?
	- Cháu Thái: ..nhút nhát không trả lời.
	- Tôi phải sử dụng tiếng mẹ đẻ để hỏi cháu khuyến khích cháu trả lời: Xên con là Thài ạ (Tên con là Thái ạ). Sau đó cô dạy trẻ trả lời bằng tiếng Việt. Nào con nói theo cô nào. Tên con là Thái ạ. Đúng rồi con rất giỏi, con nói lại lần nữa to hơn nào! Cho trẻ nhắc lại 3 lần. Các cháu khác trong lớp cũng tương tự như vậy. Cô nhắc trẻ đến trường không nói tiếng Mường mà phải nói bằng tiếng Việt các con nhé. 
_______________________________
Ghi chú (Giải thích cho việc trích dẫn TLTK ở trang này)
- Trong ví dụ 1: Đoạn từ “Khi sử dụng ................. với trẻ” được tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1.
Trong giờ điểm danh tôi gọi tên trẻ và yêu cầu: Cô gọi tên bạn nào thì bạn đó đứng lên khoanh tay và nói: Con dạ cô! Đối với những cháu nhút nhát thì tôi động viên và khuyến khích cháu nhiều hơn.
	Ở những câu hỏi tôi đặt ra nếu trẻ không hiểu tiếng việt thì tôi sẽ giải thích và hỏi trẻ bằng tiếng Mường. Sau đó tôi sẽ dạy cho trẻ phát âm bằng ngôn ngữ tiếng Việt. 
	Ví dụ 3: Cho trẻ quan sát bức tranh vẽ Con gà, tôi hỏi: Đây là con gì?
	Nhiều trẻ chưa biết Con gà mà chỉ biết là “Con Kha” (tiếng mường) tôi sẽ phải giải thích “Con kha” là tiếng Mường còn tiếng Việt gọi là “Con gà” chính vì thế các con phải nói là “Con gà”. Sau đó cho trẻ phát âm “Con gà” 3 lần. Đặc biệt gọi những trẻ chưa biết phát âm bằng tiếng Việt đứng lên để phát âm nhiều lần.
 	Trong quá trình nhận thức, khi được sử dụng tiếng mẹ đẻ trẻ sẽ biết nhanh và chính xác hơn bản chất của các sự vật hiện tượng, bởi vì trẻ hiểu được nghĩa trước khi học một khái niệm mới. Do vậy, giáo viên biết tiếng dân tộc thì rất dễ dàng trò chuyện với trẻ hơn. Nếu giáo viên không biết tiếng dân tộc thiểu số thì giáo viên có thể mời cha mẹ hoặc nhân viên hay giáo viên đồng nghiệp biết tiếng dân tộc thiểu số hỗ trợ trong việc trò chuyện với trẻ. Giáo viên cần đưa ra chủ đề và hướng dẫn cho người hỗ trợ cách trò chuyện, cách đặt câu hỏi. [1]
	Ví dụ 4: 
	- Đặt câu hỏi kích thích trẻ tìm kiếm và khám phá về bản chất sự vật hiện tượng (Đây là cái gì? Để làm gì? Trông như thế nào? .)
	- Tôi: Đây là cái gì?(Chỉ vào cái bát)
	- Trẻ: Cày tóoi (Cái bát)
	- Tôi: Con nói đúng rồi nhưng đó là tiếng mường, khi đếp lớp con phải nói là “Cái Bát” con nhé. Bây giờ con nói theo cô nào:
	- Tôi: Đây là cái bát ạ!
	- Trẻ: Đây là cái bát ạ!
	- Cái bát để làm gì?
	- Trẻ: Cái bát để ăn cơm ạ!
	- Câu hỏi giúp trẻ giải thích, suy đoán, phỏng đoán diễn biến của sự vật hiện tượng (Tại sao? Điều gì sẽ sảy ra? .) 
- T

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_tieng_viet_cho_tre.doc