SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi ở trường Mầm non Hoằng Thành

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi ở trường Mầm non Hoằng Thành

Như chúng ta đã biết trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người và để nhận thức thế giới xung quanh. Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp giữa con người với con người, là phương tiện cho việc dạy và học. Ngôn ngữ nói, đọc, viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của trẻ. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Ngôn ngữ chính là công cụ để tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đến việc phát triển nhận thức. giải quyết vấn đề của trẻ.

Ngôn ngữ là phương tiện quan trong để giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện. Sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm cả về sự phát triển đạo đức chuẩn mực hành vi văn hóa. Điều gì tốt, điều gì xấu; cần phải ứng xử giao tiếp như thế nào cho phù hợp Không chỉ là bắt chước máy móc. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp trẻ mở rộng giao tiếp. Điều này giúp trẻ có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh. Nhưng trên thực tế, trẻ 25- 36 tháng tuổi ở lớp tôi các cháu dùng từ không chính xác, nói ngọng, nói không đủ câu, nói câu không trọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc trẻ tiếp cận các môn học khác sau này .

Vì vậy tôi luôn suy nghĩ làm sao để dạy trẻ phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt, phát triển vốn từ và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng cho trẻ có hiệu quả nhất. Từ những suy nghĩ, trăn trở đó tôi đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp vào trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ với nhiều hình thức khác nhau. Tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi ở trường Mầm non Hoằng Thành”.

 

doc 15 trang thuychi01 22965
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi ở trường Mầm non Hoằng Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Như chúng ta đã biết trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người và để nhận thức thế giới xung quanh. Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp giữa con người với con người, là phương tiện cho việc dạy và học. Ngôn ngữ nói, đọc, viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của trẻ. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Ngôn ngữ chính là công cụ để tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đến việc phát triển nhận thức. giải quyết vấn đề của trẻ. 
Ngôn ngữ là phương tiện quan trong để giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện. Sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm cả về sự phát triển đạo đức chuẩn mực hành vi văn hóa. Điều gì tốt, điều gì xấu; cần phải ứng xử giao tiếp như thế nào cho phù hợp Không chỉ là bắt chước máy móc. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp trẻ mở rộng giao tiếp. Điều này giúp trẻ có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh. Nhưng trên thực tế, trẻ 25- 36 tháng tuổi ở lớp tôi các cháu dùng từ không chính xác, nói ngọng, nói không đủ câu, nói câu không trọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc trẻ tiếp cận các môn học khác sau này .
Vì vậy tôi luôn suy nghĩ làm sao để dạy trẻ phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt, phát triển vốn từ và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng cho trẻ có hiệu quả nhất. Từ những suy nghĩ, trăn trở đó tôi đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp vào trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ với nhiều hình thức khác nhau. Tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi ở trường Mầm non Hoằng Thành”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 
	-Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về lĩnh vực phát triễn ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi, để đề xuất áp dụng các biện pháp phát triễn ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 25-36 tháng tuổi ở trường Mầm non Hoằng Thành.
	1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
	- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng ở trường Mầm non Hoằng Thành.
	 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thu thập thông tin.
	- Phương pháp thống kê toán học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp. Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người xung quanh và ngôn ngữ chính là phương tiện cho việc dạy và học. Đối với trẻ mầm non thì qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và tư duy trẻ thu được các kinh nghiệm sống làm phong phú thêm sự hiểu biết của trẻ. Cụ thể trẻ nhà trẻ thì nhận thức và ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ mới đang tập nói, có trẻ mới nói được câu 2 - 3 từ, có trẻ thì đã nói được câu 4-6 từ, có trẻ nói chưa trọn vẹn được câu, trẻ chưa diễn đạt được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản(sách các hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non) chính vì vậy mà phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm cần thiết. Đối với trẻ nhà trẻ 25-36 tháng phát triển ngôn ngữ chính là việc phát triển các khả năng nghe, hiểu, nói của trẻ.
Ở giai đoạn này, chúng ta cần giúp trẻ phát triển, mở rộng các từ loại trong vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về những sự vật, sự việc trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày. Nói cho trẻ biết các từ biểu hiện về các đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng. Cho trẻ xem tranh, kể cho trẻ nghe các câu chuyện đơn giản qua tranh. Đặt một số loại câu hỏi giúp trẻ biết kể chuyện theo tranh bằng ngôn ngữ của trẻ. 
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
2.2.1. Thực trạng 
Trong qua trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ độ tuổi 25- 36 tháng tuổi tôi đã nhận thấy những thuận lợi và khó khăn sau.
* Thuận lợi:
- Đối với nhà trường: Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu.
- Đối với trẻ: Đa số trẻ đi học chuyên cần, các cháu ngoan, thích tìm tòi, khám phá, thích được nói, được giao tiếp với mọi người “ Trẻ lên ba cả nhà học nói”
- Đối với phụ huynh học sinh: Các bậc phụ huynh học sinh quan tâm đến trẻ đưa đón trẻ đúng giờ, nhiều phụ huynh thường trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập cũng như sức khỏe của trẻ.
- Đối với bản thân: Là giáo viên được học qua trình độ đại học và trải qua nhiều năm đứng lớp nhà trẻ 25 - 36 tháng tuổi, nhiệt tình trong công tác, đoàn kết giúp đỡ nhau trong việc công tác giáo dục trẻ.
Hình ảnh trường và khu vườn cổ tích
Nhà trường cũng đã đầu tư cho lớp tôi những đồ dùng cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy đặc biệt là hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ phong phú về mầu sắc và hình ảnh, đảm bảo tính thẩm mỹ, hấp dẫn thu hút trẻ.
* Khó khăn: 
Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình thực hiện nội dung phát triễn ngôn ngữ cho trẻ chúng tôi còn gặp không ít khó khăn.
+ Đối với trẻ: Trẻ 25- 36 tháng tuổi do tôi phụ trách là độ tuổi còn non nớt, các cháu bắt  đầu đi học còn khóc nhiều, chưa quen với các cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiên sinh hoạt và các hoạt động ở lớp, các cháu không cùng tháng tuổi, mỗicháu đều có sở thích và cá tính khác nhau. Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng như trật tự các từ khi nhắc lại câu của người lớn. Vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói. 85% kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức còn hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ thường dùng từ không chính xác. 60% trẻ nói phát âm sai do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh. Ở lớp nhà trẻ, thời gian chăm sóc trẻ chiếm đa số nên việc giáo viên chú ý  phát triển vốn từ cho trẻ  đôi khi còn gặp nhiều khó khăn. 
+ Đối với phụ huynh học sinh: Đa số các bậc phụ huynh học sinh chỉ quan tâm đến sức khỏe của trẻ, còn chưa chú ý đến việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Do đó chưa kịp thời sữa sai cho trẻ khi trẻ phát âm không đúng mà còn phát âm sai theo trẻ.
2.2.2. Khảo sát thực trạng.
Xuất phát từ thực tế đó tôi đã tiến hành khảo sát ở lớp tôi như sau:
Tổng số 14 trẻ; đối tượng từ 25-36 tháng tuổi.
*Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm thời điểm tháng 9/2016: 
TT
Các nội dung phát triển ngôn ngữ
Tổng sổ trẻ
Kết quả thể hiện trên trẻ
Đạt
%
CĐ
%
1
Trẻ chú ý lắng nghe
14
6
44
8
56
2
Trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc
14
5
36
9
64
3
Khả năng nói đúng ngữ pháp
14
7
50
7
50
4
Trẻ hiểu và trả lời câu hỏi
14
7
50
7
50
Qua bảng khảo sát cho thấy kết quả chung trên trẻ còn thấp: 
Sau khi tiến hành khảo sát kết quả đạt được đã không làm tôi hài lòng, làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất, mang lại hiêụ quả cao nhất tôi đã trăn trở, nghiên cứu tìm tòi sáng tạo và áp dụng các hình thức giáo dục phù hợp giúp trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc hơn và trẻ phát triển toàn diện hơn.
2.3. Các biện pháp thực hiện.
2.3.1. Tạo môi trường ngôn ngữ phong phú.
Trẻ mầm non nói chung và trẻ 25- 36 tháng nói riêng hay tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh, những gì mới lạ đều làm trẻ chú ý, vì vậy tôi đã tạo môi trường giáo dục ở trong và ngoài lớp học nhằm thu hút sự chú ý của trẻ , kích thích trẻ tò mò khám phá giúp ngôn ngữ trẻ phát triển. 
	Ví dụ: Ở chủ đề “bé và những bông hoa đẹp” tôi đã trang trí lớp bằng nhiều loại cây hoa được làm từ xốp màu đẹp, len, giấy nhăn đẹp mắt gây được sự chú ý của trẻ. Bên ngoài lớp học tôi đã chọn một số chậu hoa có màu sắc đẹp để trang trí như: Hoa Hồng, Hoa Cúc, Hoa Thược Dượcđã gây được sự chú ý của trẻ, trẻ được quan sát được, được nói lên đặc điểm của các loại hoa từ đó giúp ngôn ngữ trẻ phát triển. 
 Hình ảnh tạo môi trường giáo dục phong phú
2.3.2. Phát triển ngôn ngữ thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin:
Hoạt động nhận biết là một trong những hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất, hiệu quả cao nhất chính vì vậy bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để tổ chức các hoạt động này hấp dẫn, gây được hứng thú cho trẻ, khuyến khích, lôi cuốn trẻ tích cực tham gia hoạt động. Để giúp trẻ tiếp thu nội dung tôi đã sử dụng giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy.
Từ việc sử dụng giáo án điện tử để tổ chức các hoạt động tôi đã giúp trẻ rất hứng thú tham gia trả lời các câu hỏi, được xem các hình ảnh động lạ mắt tôi cũng đã khéo léo cung cấp từ mới cho trẻ từ đó làm tăng vốn từ cho trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động cho trẻ nhận biết: “Con gà – con vịt”
Tôi đã Sử dụng giáo án điện tử cho trẻ quan sát con gà con vịt qua hình ảnh động được quan sát con gà trống đang gáy trẻ rất thích thú, tôi cũng đã khéo léo đặt câu hởi để trẻ trả lời:
- Các con nhìn thấy con gì đấy? - Con gà trống.
- Gà trống đang làm gì? - Gà trống đang gáy ò ó o.
- Gà trống có những bộ phận gì? - Đầu, mình, đuôi
Hình ảnh con gà – con vịt trên máy chiếu
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học: Truyện “ đôi bạn nhỏ”
Tôi đã sử dụng các hình ảnh Gà con, Vịt con, con Cáo, tôi chèn các hình ảnh vào Slides sau đó tôi tạo hiệu ứng cho các hình ảnh đó: (Gà bới đất, vịt bơi dưới ao, cáo đang rình, vịt cõng gà trên lưng bơi giữa ao, cáo đang đi vào rừng)
Trong quá trình tổ chức hoạt động: Khi kể chuyện tôi đã cho trẻ xem các nhân vật qua các slides trẻ rất hứng thú, đặc biệt đến cảnh vịt cõng gà trên lưng bơi ra xa trẻ đã reo hò theo “ bơi đi, bơi đi”.
Hình ảnh các slides truyện đôi bạn nhỏ
Khi đàm thoại với trẻ tôi cũng đã sử dụng các slides để cho trẻ quan sát trẻ tích cực tham gia trả lời các câu hỏi:
- Các con vừa nghe cô kể chuyện gì? - Câu truyện Đôi bạn nhỏ
- Trong truyện có những con vật gì? - Gà con, Vịt con, con cáo
- Gà kiếm ăn ở đâu? - Gà đang kiếm ăn trên bãi cỏ
- Vịt kiếm ăn ở đâu? - Vịt kiếm ăn ở dưới ao
- Con gì rình để bắt gà con? - con cáo ạ
- Khi bị cáo đuổi bắt gà con đã làm gì? - Con gà kêu “cứu tôi với”
- Ai đã cứu gà con? - Vịt con đã cứu gà con.
Từ việc sử dụng giáo án điện tử vào trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, trẻ đã rất thích thú và tích cực tham gia hoạt động, tham gia trả lời câu hỏi, trẻ được rèn phát âm, nói đủ câu, được cung cấp thêm vốn từ, ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong phú hơn, trẻ nói mạch lạc hơn. Nhận thức của trẻ ngày càng tiến bộ, nhân cách của trẻ ngày càng hoàn thiện hơn.
 2.3.3. Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động chơi tập có chủ đích:
a. Phát triển ngôn ngữ thông qua việc cho trẻ làm quen tác phẩm văn học:
Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vô cùng bổ ích vì thông qua việc cho trẻ làm quen tác phẩm văn học trẻ được làm quen với vốn từ biểu cảm, giàu cảm xúc, câu từ trong tác phẩm văn học mà các nhà văn, nhà thơ sử dụng mang tính nghệ thuật cao, qua việc làm quen với tác phẩm văn học còn giúp trẻ phát triển câu , nói đúng ngữ pháp, chú ý nghe hiểu và trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với truyện: “Thỏ con không vâng lời”
 Để gây được hứng thú và sự chú ý của trẻ trước khi vào bài tôi đã tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ con thỏ”
Cô nói: Trẻ nói: 
+ Con thỏ, con thỏ + Ăn cỏ, ăn cỏ - làm động tác ăn cỏ 
+ Tai thỏ, tai thỏ + Rất dài rất dài - làm động tác vẩy tai
Sau khi cho trẻ chơi tôi đã giới thiệu nhẹ nhàng vào câu chuyện và kể diễn cảm cho trẻ nghe, trong quá trình kể tôi kết hợp cho trẻ xem mô hình.
Để phát triển vốn từ và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tôi đã tiến hành đàm thoại cùng trẻ qua đàm thoại còn giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, tư duy, khả năng phán đoán, tôi đưa ra câu hỏi: 
- Thỏ mẹ dặn thỏ con như thế nào? (Con ở nhà, chớ đi chơi xa)
- Ai đã đến nhà thỏ con? (Bạn bướm ạ)
- Bạn Bướm đã nói gì với thỏ con? (Ra vườn kia chơi đi...)
- Thỏ con đi chơi xa quên mất đường về nhà thì đã như thế nào? (thỏ con đã khóc hu hu và gọi mẹ ơi, mẹ ơi.)
- Bạn thỏ đã nói gì với mẹ khi về tới nhà? (Con xin lỗi mẹ vì mẹ dặn con ở nhà nhưng con lại đi chơi xa)
- Qua câu chuyện con học bạn thỏ điều gì? (bạn thỏ biết nhận lỗi khi không nghe lời)
Để trẻ suy nghĩ trả lời,trong quá trình đàm thoại, tôi khai thác nội dung 
trong mỗi câu truyện giúp trẻ khắc sâu nội dung câu chuyện qua đó giáo dục trẻ những điều tốt đep nhất, đồng thời tạo cho trẻ có thêm ấn tượng với những hình ảnh tốt đẹp.
Khi trẻ tham gia trả lời câu hỏi tôi đã tập cho trẻ trả lời đủ câu, hướng dẫn trẻ phát âm chuẩn tiếng phổ thông...Từ đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 
Ví dụ: Qua câu chuyện “Quả thị” tôi muốn cung cấp cho trẻ một số từ mới giúp trẻ có thêm vốn từ: “ngủ im lìm, mèo cào cào, vịt lạch bạch”
Ngoài việc cung cấp cho trẻ vốn từ mới thì việc sửa lỗi nói ngọng, nói lắp cũng vô cùng quan trọng khi trẻ giao tiếp. Khi áp dụng vào bài dạy tôi luôn chú trọng đến điều này và đã kịp thời sửa sai cho trẻ ngay tại chỗ.
Ví dụ: Khi nói “ngủ im lìm” thì trẻ lại nói thành “ngủ im nhìm”, “Vịt lạch bạch” thì lại nói thành “vịt lạch mạch”, “mèo cào cào” trẻ nói thành “mèo chào chào”
- Mỗi khi trẻ nói sai tôi dừng lại sửa sai luôn cho trẻ bằng cách: tôi nói mẫu cho trẻ nghe 1-2 lần sau đó yêu cầu trẻ nói theo.
Ví dụ: Qua bài thơ “Cây bắp cải” tôi muốn cung cấp cho trẻ từ “xanh mát mát” “Sắp vòng tròn”. Tôi chuẩn bị một chiếc bắp cải thật để cho trẻ quan sát, trẻ phải được nhìn, sờ, ngửi..và qua vật thật tôi sẽ giải thích cho trẻ từ “xanh mát mát”, “sắp vòng tròn”.
- Tôi giải thích cho trẻ: Các con nhìn này đây là cây bắp cải mà hàng ngày các con được các cô, mẹ mua về để nấu cho các con ăn đấy. Các con nhìn xem lá bắp cải rất to có màu xanh và khi cây bắp cải càng lớn thì lá càng cuộn thành vòng tròn xếp chồng lên nhau lá non thì nằm ở bên trong được bao bọc bằng những lớp lá già ở ngoài. Bên cạnh đó tôi cũng chuẩn bị câu hỏi để trẻ trả lời: 
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (Cây bắp cải ạ)
+ Cây bắp cải trong bài thơ được miêu tả đẹp như thế nào? (Xanh man mát) 
+ Còn lá bắp cải sắp như thế nào? (Sắp vòng tròn ạ).
+ Búp cải non thì nằm ở đâu? (Nằm ở giữa ạ) 
- Như vậy qua bài thơ ngoài những từ ngữ trẻ đã biết lại cung cấp thêm vốn từ mới cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú.
Ví dụ: Với bài thơ “đi dép” chủ đề đồ dùng của bé.
Hoạt động 1: cho trẻ xem các kiểu dép .
Hình ảnh minh họa bài thơ “ Đi dép”
+ Đây là gì? 
+ Đôi dép này màu gì?
+ Dép dùng để làm gì?
+ Vì sao phải đi dép?
- Hoạt động 2:
+ Cô đọc thơ lần 1.
+ Cô đọc thơ lần 2, cho trẻ xem tranh .
+ Cô đọc lần 3.
* Đàm thoại: - Cô đưa hình thức “ Vòng quay may mắn”.
- Hai đội chọn vòng quay may mắn tham gia trả lời câu hỏi, nếu đúng sẽ được một phần quà.
+ Cô vưa đọc bài thơ gì? (Đi dép)
+ Bài thơ nói về điều gì? (chân được đi dép)
+ Chân được đi gì? (đi dép)
+ Được đi dép chân cảm thấy thế nào? (êm êm)
+ Chân đi dép dép thấy thế nào? (dép cũng vui lắm)
+Vì sao dép lại vui? (được đi khắp nhà)
* Trẻ đọc: 
- Cô cho cả lớp đọc 2-3 lần.
- Tổ đọc
- Cho hai tổ đọc nối tiếp.
- Cho trẻ đọc to, đọc nhỏ.
- Cho nhóm đọc
- Cá nhân đọc.
- Cả lớp đọc 1 lần
* Giáo dục: Các con phải đi dép để giữ gìn vệ sinh cho đôi chân luôn sạch sẽ, và cũng là để giũ gìn sức khỏe cho mình không bị ốm..
Qua việc cho trẻ đọc thơ giúp trẻ có thêm nhận thức về thế giới xung quanh trẻ mà còn giúp trẻ khả năng ghi nhớ, trẻ tham gia đọc thơ giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong cuộc sống.
 Như vậy thơ truyện không những kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻ mà còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện. Trẻ nhớ nội dung câu truyện bào thơ và biết sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện để tiếp thu kiến thức, từ đó trẻ dần hoàn thiện bản thân mình.
b. Phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động nhận biết : 
Hoạt động nhận biết là hoạt động quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ vựng cho trẻ.
Trẻ ở lứa tuổi 25 - 36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên trong tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ. Bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc, khi tổ chức cho trẻ hoạt động nhận biết tập nói tôi cũng quan tâm đến việc lựa chọn nội dung, lựa chọn từ mới để cung cấp cho trẻ vứ phù hợp với chủ đề, lại phù hợp với nhận thức, phù hợp với khả năng phát âm của trẻ.
Ví dụ: Hoạt động nhận biết: “ con chó, con mèo”
Để gây được sự chú ý, hứng thú của trẻ tôi đã cho trẻ xem một đoạn video về các hoạt động của con chó, con mèo cho trẻ bát chước tiếng kêu của con chó, con mèo. Sau đó cô đưa từng con vật ra và hỏi trẻ: 
- Đây là con gì? - con chó ạ
- Bạn nào hãy kể về con chó nào? - Con chó có đầu, mắt, chân
- Con chó kêu như thế nào? - con chó kêu gâu gâu
- Con chó được nuôi ở đâu? - con chó được nuôi trong gia đình
- Nuôi chó để làm gì? - con chó nuôi để trông nhà.
Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói được cả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói cộc lốc, thiếu từ cô phải sửa ngay cho trẻ.
Cô cho trẻ xem tranh con mèo và đặt các câu hỏi như trên, cuối giờ học cô lồng giáo dục trẻ chăm sóc con vật nuôi, yêu quý con vật và cho trẻ chơi trò chơi làm động tác và tiếng kêu của con vật nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, tận dụng mọi cơ hội để phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm cho trẻ.
Ví dụ: Hoạt động nhận biết: “Con cá”
 Trước khi vào bài tôi cho trẻ chơi trò chơi “làm cá bơi” trẻ rất thích thú và tôi đã nhẹ nhàng dẫn dắt trẻ quan sát nhận biết và tập nói: con cá 
Tôi đưa con cá thật ra đặt câu hỏi:
- Đây là con gì? - Con cá ạ
- Bạn nào hãy kể về con cá nào? - Con cá có đầu, mình, đuôi
- Con cá sống ở đâu? - Con cá sống ở dưới nước
- Nuôi cá để làm gì? - Nuôi cá để lấy thịt ăn
Sau mổi lần trẻ trả lời câu hỏi cô khẳng định lại sau đó cho trẻ phát âm các từ, nói đủ câu. Từ đó trẻ nhớ được các từ mới mà cô cung cấp và rèn kỹ năng phát âm cho trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhẹ nhàng.
Ví dụ: Hoạt động nhận biết: “con thỏ”
Cô tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn thu hút trẻ. Sau khi cho thỏ xuất hiện cô mượn lời thỏ chào trẻ và dạy chào bạn thỏ, cô đặt câu hỏi: con gì đây? tai thỏ thế nào? lông thỏ mầu gì? đuôi thỏ thế nào? thỏ thích ăn gì? với hệ thống câu hỏi này nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc làm quen với một số đặt điểm rõ nét về con thỏ, đồng thời kích thích sự phát triển tư duy cho trẻ.
2.3.4. Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong chế độ sinh hoạt hàng ngày.
a. Giờ đón trẻ - Trả trẻ:
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ.Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ.
Hình ảnh minh họa dạy trẻ mọi lúc mọi nơi
VD: Ở chủ đề: “Bé và những người thân trong gia đình”
- Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:
+ Gia đình con có những ai? (trong gia đình con có bố, mẹ, con)
+ Ai là người chăm sóc con hàng ngày? (mẹ là người chăm sóc con hằng ngày) 
+ Mẹ chăm sóc con như thế nào? (mẹ tắm cho con, cho con ăn...)
+ Buổi sáng ai đưa con đến lớp? (bố con đưa con đến lớp)
+ Bố con đưa đi bằng phương tiện gì? (bố đưa xon đi học bằng xe máy)
VD: Ở chủ đề: “Bé và các bạn”
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Con tên là gì?
+ Hằng ngày con đến trường con chơi với ai?
+ Con thích chơi với bạn nào nhất?
+ Vì sao con thích chơi với bạn ấy?
+ Khi chơi với bạn các con phải như thế nào?
- Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và p

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_25_36_than.doc