SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết ở lớp A1 trường Mầm non Nga Thái - Nga Sơn

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết ở lớp A1 trường Mầm non Nga Thái - Nga Sơn

Thủa sinh thời Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Thật vậy! trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha ông để xây dựng bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế không ngừng phát triển với một sự thay đổi cơ bản về cơ cấu xã hội để tiếp cận với một nền văn minh phát triển cao. Trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm.“Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc trưng của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất” V.Lê Nin.

Nhờ có ngôn ngữ mà con người xích lại gần nhau hơn có thể hiểu được nhau, cùng nhau hành động vì mục đích chung: Lao động, đấu tranh, xây dựng và phát triển xã hội.

Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong nền giáo dục quốc dân góp phần quan trọng cải tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Thực hiện nhiệm vụ của Bộ giáo dục và đào tạo, ngành học mầm non đã đưa 4 lĩnh vực phát triển vào chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhà trẻ đó là: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ và phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ [1]. Trong đó lĩnh vực phát triển ngôn ngữ là một thể thống nhất không thể tách rời nó là công cụ để tư duy, là chìa khoá để nhận thức, là phương tiện để giao tiếp, điều khiển, điều chỉnh các hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức chuẩn mực.

 

doc 24 trang thuychi01 18553
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết ở lớp A1 trường Mầm non Nga Thái - Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU	
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1. Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ cho bản thân.
Biện pháp 2. Tìm hiểu đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ 24 - 36 tháng tuối.
Biện pháp 3. Tạo môi trường phong phú hấp dẫn nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Biện pháp 4. Tổ chức giờ học theo chương giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, có ứng dụng công nghệ thông tin.
Biện pháp 5. Phối hợp với các bậc phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
- Kết luận.
- Kiến nghị
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Thủa sinh thời Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Thật vậy! trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha ông để xây dựng bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế không ngừng phát triển với một sự thay đổi cơ bản về cơ cấu xã hội để tiếp cận với một nền văn minh phát triển cao. Trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm.“Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc trưng của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất” V.Lê Nin.
Nhờ có ngôn ngữ mà con người xích lại gần nhau hơn có thể hiểu được nhau, cùng nhau hành động vì mục đích chung: Lao động, đấu tranh, xây dựng và phát triển xã hội.
Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong nền giáo dục quốc dân góp phần quan trọng cải tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Thực hiện nhiệm vụ của Bộ giáo dục và đào tạo, ngành học mầm non đã đưa 4 lĩnh vực phát triển vào chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhà trẻ đó là: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ và phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ [1]. Trong đó lĩnh vực phát triển ngôn ngữ là một thể thống nhất không thể tách rời nó là công cụ để tư duy, là chìa khoá để nhận thức, là phương tiện để giao tiếp, điều khiển, điều chỉnh các hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức chuẩn mực.
Lứa tuổi MN là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ. Đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng đọc viết ban đầu của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ đạt được những thành tích vĩ đại mà ở các giai đoạn sau không thể có được, trẻ học nghĩa và cấu trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, hiểu mục đích và cách thức con người sử dụng chữ viết. Cùng với quá trình lĩnh hội ngôn ngữ, trẻ lĩnh hội và phát triển các năng lực tư duy như xây dựng và biểu đạt ý tưởng, chia sẻ thông tin với người khác và tiếp nhận, đáp lại ý tưởng, thông tin của người khác. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và chức năng tư duy ký hiệu tượng trưng ở trẻ. [2]
Đối với trẻ 24 đến 36 tháng tuổi có số lượng từ tăng nhanh. Trong vốn từ của trẻ, phần lớn là các danh từ, động từ, các từ loại khác nhau, như tính từ, đại từ, được xuất hiện với số lượng ít và tăng dần theo tháng tuổi. [3].
Do tốc độ phát triển nhanh về ngôn từ, ngữ pháp, giọng điệu trẻ dễ vấp phải những tật ngôn ngữ nói như: nói ngọng, nói lắp nên rất ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, thái độ của trẻ. Trong xã hội hiện nay, nhiều gia đình bố mẹ còn bận mải lo làm ăn ít quan tâm đến nhu cầu gắn bó của trẻ. Nó thể hiện ở mối quan hệ, nếu trẻ không được đối xử tốt trẻ sẽ ngại giao tiếp mà giao tiếp với người lớn là điều kiện quyết định để trẻ lớn lên và trưởng thành. 
Đối với trẻ 24 - 36 tháng tuổi do tôi phụ trách nhiều cháu còn nói ngọng, nói lắp, sai lỗi chính tả nhiều, trẻ nói tiếng địa phương. Đặc biệt, nhiều bố mẹ mải lo làm ăn nên chưa chú ý đến việc dạy nói đúng khoa học. Là giáo viên trực tiếp nuôi dạy trẻ, tôi được chứng kiến và là người khơi nguồn “Vốn ngôn ngữ của trẻ”. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết ở lớp A1 trường Mầm non Nga Thái - Nga Sơn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng của giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng trường Mầm non Nga Thái - Nga Sơn. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lồng ghép tích hợp Nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 24 – 36 tháng và các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, phân tích và tổng hợp các tài liệu để tìm hiểu cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Phỏng vấn, trò chuyện với giáo viên, với phụ huynh và học sinh để tìm hiểu thực trạng. 
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của trẻ, giáo viên để tìm hiểu thực trạng.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật, nhờ đồ vật mà trẻ khám phá ra các thuộc tính, nắm được những chức năng và phương thức sử dụng đồ vật “theo kiểu người lớn” có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý của trẻ. “Trẻ là chủ thể của quá trình phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ của trẻ được phát triển thông qua quá trình giao tiếp của trẻ với những người xung quanh, với môi trường thiên nhiên và xã hội. Để phát triển ngôn ngữ, trẻ phải được nghe lời nói, được bắt chước lời nói, được chủ động nói” [1].
Trong quá trình giao tiếp với người lớn, những tiền đề đầu tiên của ngôn ngữ xuất hiện và trẻ bắt đầu hiểu được lời nói của người lớn và phát âm được những từ đầu tiên. Vì vậy chúng ta cần phát triển , mở rộng các từ loại trong vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về những sự vật, sự việc trẻ nhìn thấy hằng ngày. Nói cho trẻ biết các từ biểu hiện về đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng. Cho trẻ xem tranh, kể cho trẻ nghe các câu chuyện đơn giản qua tranh, qua hình ảnh. Đặt một số loại câu hỏi giúp trẻ kể bằng ngôn ngữ của trẻ [ 3]. 
Bên cạnh đó, giáo viên, cha mẹ trẻ phải thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài một cách độc lập, thay đổi cả hình thức giao tiếp với người lớn. Thế giới đồ vật đã trở thành đối tượng nhận thức của trẻ, nhu cầu nhận thức tò mò, ham hiểu biết được phát triển hết sức mạnh mẽ. Hứng thú hoạt động với đồ vật ngày một tăng lên, kích thích trẻ hướng đến người lớn để nhờ giúp đỡ. Từ đó nảy sinh nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ, đây là thời kỳ chuyển từ tiền phát triển ngôn ngữ sang phát triển ngôn ngữ và là thời kỳ phát triển ngôn ngữ nhanh nhất. Do vậy muốn trẻ có ngôn ngữ chính xác, có vốn từ phong phú giáo viên, người lớn và những người xung quanh trẻ phải có kế hoạch, có phương pháp dạy trẻ phù hợp. Giáo viên phải phát âm chuẩn, có kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động nhận biết tốt [6].
Nói tóm lại, việc rèn luyện cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi phát âm, phát triển vốn từ, nói có ngôn ngữ mạch lạc, chính xác, đúng ngữ pháp, mang tính biểu cảm là nhiệm vụ rất quan trọng, cấp thiết của cô giáo Mầm non nói chung và bản thân tôi nói riêng. Đây chính là mục đích của tôi khi nghiên cứu, thực hiện đề tài này.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thực trạng chung
Trường Mầm non Nga Thái, có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình năng động, được tiếp thu chuyên đề giáo dục Mầm non mới, trên thực tế giáo dục lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trường Mầm non có nhiều đầu tư về nâng cao phương pháp, biện pháp và thay đổi hình thức.Vì thế khi thực hiện đề tài, tôi được Nhà trường phân công trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng, có ít nhiều kinh nghiệm nuôi dạy trẻ, với kinh nghiệm làm mẹ đã giúp tôi thuận lợi trong công việc hơn. Bản thân tôi cũng nhận được sự động viên giúp đỡ của Ban giám hiệu Nhà trường, bạn bè đồng nghiệp, sự ủng hộ của gia đình, phụ huynh, đặc biệt là tình cảm yêu quý của các bé dành cho tôi. Các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ thực hiện rất đều đặn và thường xuyên. Thông qua các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học như đọc thơ, kể chuyện, nhận biết tập nói Công tác giáo dục phát triển ngôn ngữ được đáng kể. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế.
b. Thực trạng đối với giáo viên
Giáo viên chưa có nhiều sáng tạo thay đổi hình thức đang ở các đề tài, cách thức lên lớp đôi lúc còn rập khuôn, đơn điệu. Thực tế chưa có nhiều đầu tư suy nghĩ vào hoạt động dạy. Qua thực tế còn một số hoạt động dạy tổ chức đơn giản, kém hấp dẫn sử dụng đồ dùng đồ chơi chưa sáng tạo, giáo viên sử dụng giáo án điện tử vào hoạt động dạy còn hạn chế, chưa thu hút được trẻ vào hoạt động tích cực. Một số giáo viên vẫn chưa nắm vững việc xác định được mục tiêu yêu cầu của nội dung,hình thức tổ chức. Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ theo chương trình giáo dục Mầm non mới
c. Thực trạng đối với trẻ
Nga Thái là xã đồng màu điều kiện kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Phụ huynh chưa có điều kiện chăm sóc con cái. Vì thế nó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển ở trẻ. Trong các hoạt động học tôi thấy trẻ còn nhút nhát, chưa quen với môi trường có nhiều người, tâm lý trẻ có cảm giác bỡ ngỡ . Lần đầu tiên đi học nên trẻ chưa có nề nếp thói quen, hay bắt chước, trẻ dễ nhớ nhưng lại chóng quên. Trẻ được tiếp xúc với các cô ở trường, với cha mẹ và mọi người xung quanh khi ở nhà, xong người dạy đúng cũng có, người dạy chưa đúng cũng có, chưa chú ý đến phát triển ngôn ngữ chuẩn cho trẻ. Do đặc điểm của trẻ là tư duy trực quan hành động nên dạy trẻ nói và làm đi liền với nhau, cha mẹ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, có ít kiến thức trong việc nuôi dạy con theo khoa học (như dạy con chơi với đồ vật, dạy con phát âm chuẩn, tình cảm với con,).
* Kết quả của thực trạng
Năm học 2016 - 2017 tôi được nhà trường phân công chăm sóc, giáo dục trẻ nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi với tổng số trẻ là 25 cháu, tôi tiến hành khảo sát khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ vào đầu tháng 9 năm 2016. Kết quả khảo sát được phản ánh như sau:
Số trẻ
Nội dung 
Đạt 
Chưa đạt 
Số cháu
Tỷ lệ
%
Số cháu
Tỷ lệ
%
25
Trẻ thực hiện được một số nhiệm vụ khi yêu cầu.
19
76
6
24
Trẻ trả lời được các câu hỏi đưa ra
20
80
5
20
Trẻ phát âm rõ tiếng
12
48
13
52
Đọc được các bài thơ, ca giao, đồng giao với sự giúp đỡ của cô giáo.
10
40
15
60
Nhìn vào bảng thực trạng, chúng ta thấy được kết quả thu được qua các hoạt động trong lớp là rất thấp. Vì thế tôi rất băn khoăn trăn trở làm thế nào để giáo dục phát triển ngôn ngữ ở trẻ đạt kết quả tốt. Tôi mạnh dạn đưa ra những biện pháp để tổ chức hoạt động ngôn ngữ cho trẻ cụ thể như sau:
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Một đứa trẻ khi mới sinh ra chưa có ngôn ngữ, trong quá trình chăm sóc, giáo dục thì ngôn ngữ của trẻ dần được phát triển. Ở trường Mầm non cô giáo là người “khơi nguồn” vốn ngôn ngữ cho trẻ. Với tôi trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ đã tích lũy cho bản thân một số kỹ năng, kỹ xảo giúp cho trẻ hoàn thiện ngôn ngữ. Sau đây là một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng mà tôi đã đúc rút kinh nghiệm và thực hiện.
Biện pháp 1. Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ cho bản thân.
Thông qua việc nắm chắc các phương pháp dạy các hoạt động nói chung và hoạt động “Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ” nói riêng. Bản thân tôi luôn tham khảo học hỏi thêm nhiều tài liệu như “Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non”,“Chương trình giáo dục Mầm non mới”của Bộ giáo dục Mầm non ban hành. Qua sách báo trên mạng Internet, kinh nghiệm của các đồng nghiệp qua các giờ dạy mẫu, qua các lớp chuyên đề do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức hàng năm. Qua các chuyên đề, các giờ dạy mẫu trong năm.
Khi tổ chức hoạt động cho trẻ phát triển ngôn ngữ tôi thấy đưa ra các hình thức làm phong phú cách thể hiện nội dung bài dạy để thu hút trẻ hoạt động tích cực qua các hoạt động đọc thơ kể chuyện, trẻ biết đọc thơ theo cô.
Trò chuyện với trẻ hàng ngày khi đón trẻ, giờ chơi, cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ, Tôi thường xuyên giao tiếp với trẻ và tạo điều kiện cho trẻ nói nhiều cũng là biện pháp tốt nhất để giúp trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, có thể đề ra câu hỏi nhằm kích thích, để trẻ tham gia vào các câu chuyện, điều đó giúp trẻ tập nói cả câu. Trong quá trình đặt câu hỏi tôi luôn chú ý đến sự nâng dần của câu hỏi để phù hợp với khả năng của trẻ.
Ví dụ: Vào giờ đón trẻ tôi đặt câu hỏi cho trẻ trả lời:
+ Hôm nay, ai đưa con đi học? Đi bằng phương tiện gì?
+ Hôm qua con đi đâu?
+ Đi cùng với ai? Con thấy cái gì?
Tôi tranh thủ mọi lúc, mọi nơi như giờ đón trả trẻ để trò chuyện với trẻ, đặc biệt chú ý những trẻ yếu về ngôn ngữ. Khi trò chuyện với trẻ phải dựa vào kinh nghiệm có sẵn của cô và sự hiểu biết của trẻ để sử dụng câu hỏi cho phù hợp và khuyến khích trẻ được nói. Khi tiến hành trò chuyện với trẻ phải tạo điều kiện và bầu không khí tự do, thoải mái, nói chuyện tự nhiên, cô thật sự thu hút hấp dẫn trẻ thông qua giọng nói, nét mặt, cử chỉ, hành động.
Với trẻ mới đến trường còn lạ cô, lạ bạn nên hay sợ sệt, hoảng sợ nên tôi phải gần gũi, âu yếm, vuốt ve để biểu hiện cảm xúc yêu thương, gần gũi, khi trò chuyện với trẻ tôi thường bế và nựng trẻ rồi “ Ôi bạn Anh có áo mới đẹp quá này, thế ai mua cho con? Hay Hôm nay ai đưa con đi học? Ngoài sân trường có rất nhiều đồ chơi đẹp cô cháu mình cùng ra đó chơi đi, cô để ý cách nói của trẻ để sửa sai kịp thời.
Ngoài việc dạy trẻ biết nói và trả lời các câu hỏi, các hiện tượng, đồ vật xung quanh trẻ tôi còn luôn chú ý đến giáo dục lễ phép cho trẻ.
Ví dụ: Đến giờ ăn, Tôi dạy trẻ mời cô giáo mời cơm. Con mời cô mời cơm ạ! Tôi mời các bạn cùng ăn cơm! Dạy trẻ biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ hay biết xin lỗi khi mắc khuyết điểm.
Khi tiến hành đàm thoại cần cung cấp cho trẻ những hiểu biết về chủ đề sắp đàm thoại. Mục đích của đàm thoại là củng cố và hệ thống hóa những biểu tượng và kiến thức mà trẻ đã thu lượm được
Ví dụ: Đàm thoại về “Quả cam”
Cô phải có tranh quả cam và quả thật, vì tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động, nói đến quả cam trẻ cần được nhìn, sờ, ngửi hoặc nếm quả cam thì những ấn tượng, biểu tượng của quả cam sẽ đi sâu và gắn liền với trẻ.
Do đó đàm thoại thích ứng với lợi ích và tâm lý trẻ phải được tiến hành nhẹ nhàng, thoải mái, tự nhiên đáp ứng với những yêu cầu của trẻ. Câu hỏi đàm thoại cần đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ và tâm lý lứa tuổi.
Thông qua trò chuyện và đàm thoại không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, chính xác, sử dụng câu đúng ngữ pháp mà còn góp thêm phần rèn luyện cho trẻ thói quen mạnh dạn trong giao tiếp.
Ngoài ra để giáo dục phát triển ngôn ngữ đạt hiệu quả cao đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc kiến thức, nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Phải thường xuyên đổi mới sáng tạo trong hoạt động để giúp trẻ hoạt động tích cực, trẻ được giao tiếp nhiều sẽ giúp ngôn ngữ ngày càng phát triển.
Kết quả: Bản thân năm vững kiến thức về giáo dục ngôn ngữ đặc biệt là giáo dục ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng. Biết sáng tạo trong việc cung cấp kiến thức cho trẻ.
Biện pháp 2. Tìm hiểu đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ 24 - 36 tháng tuối.
Ở lứa tuổi này cơ quan phát âm và tai nghe ngôn ngữ đã phát triển hoàn thiện hơn trước. Trẻ có khă năng phát âm đúng hầu hết các âm và thanh điệu . Số lượng từ tăng nhanh. Xét về số lượng các âm vị dần dần xuất hiện. Hầu hết các phụ âm đầu lưỡi chưa được trẻ phát âm đúng hoàn toàn.
Ví dụ:
 Âm đ thành âm t: Đóng - tóng.
 Âm l thành âm n: Làm - nàm
 Âm kh thành âm h: Không - hông
 Âm th thành âm ch: Thật - chật
 Âm ch thành âm t: Cháu - táu 
 Âm ng thành âm nh: Ngủ-nhủ
- Trong số các phụ âm đầu thì phụ âm “b, m” được trẻ nói đúng nhất.
- Âm đệm: Các từ có âm đệm khi phát âm thường bị lược bỏ:
Ví dụ:
 Hoa – ha Xoăn- xăn
 Quả - cả Hòe -- hè
- Âm chính : Các nguyên âm dài bốn nguyên âm ngắn và ba nguyên âm đôi đã xuất hiện trong các từ của trẻ nhưng có một số âm trẻ nói chưa đúng như:
 Ví dụ:
 ê - â : ếch - ấc
 i - ia: bút chì - bút chìa
 ươ - iê: hươu - hiêu, rượu - riệu
- Phụ âm cũng xuất hiện trong vốn từ của trẻ, trong đó có một số âm cuối bị trẻ phát âm sai.
Ví dụ:
 Âm ng thành n: Uống - uốn
 Âm m thành n: Phim - phin
-Thanh điệu: Trong sáu thanh tiếng việt thì thanh ngã và thanh hỏi chưa ổn định, chúng thường bị trẻ chuyển đổi thành dấu nặng hoặc dấu sắc.
 Ví dụ:
 Võng - vóng
 Ngủ - ngụ
 Ngủ - nhủ.
* Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ 24-36 tháng:
- Vốn từ của trẻ là rất ít khoảng 1200- 2000 từ, danh từ và động từ là chiếm ưu thế, tính từ và các loại từ khác đã được trẻ sử dụng đôi chút.
- Trẻ đã biết sử dụng các từ chỉ đồ vật con vật, hình dạng, kích thước trong giao tiếp hàng ngày.
- Ngoài ra các khái niệm: Hôm qua, hôm nay ngày mai trẻ sử dụng còn chưa chính xác.
* Đặc diểm ngữ pháp:
- Trẻ nói được một số câu đơn giản, biết thể hiện nhu cầu mong muốn của mình bằng một hai câu đơn giản.
Ví dụ: “Cô ơi! con uống nước” hoặc đọc các bài thơ 3 - 5 câu ngắn.
- Trẻ thường sử dụng câu cụt hơn. Trong nhiều trường hợp trẻ dùng từ trong câu vẫn chưa chính xác.
Ví dụ: Cô ơi! con muốn cái xe kia. Chủ yếu trẻ vẫn sử dụng câu đơn mở rộng 
- Trong quá trình tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ, đối với một số đồ vật mà trẻ chưa biết, trẻ thường đặt ra một từ mới hoặc một tổ hợp từ như: 
Cái xô – Cái múc nước
Lọ hoa – Cái cắm hoa
Cái làn – Cái đi chợ
Trong giai đoạn này khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ dưới 3 tuổi tuy có những bước tiến mới nhưng cũng chỉ là bước đầu. 
Vì vậy, là giáo viên chúng ta cần giúp trẻ phát triển, mở rộng các từ loại trong vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về các sự vật hiện tượng trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hằng ngày. Nói cho trẻ biết các từ biểu hiện về các đặc điểm tính chất, công dụng của chúng.
Biện pháp 3. Tạo môi trường phong phú hấp dẫn nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Để giúp trẻ cảm thụ tốt các hoạt động thì việc tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với môi trường chữ viết phải thường xuyên liên tục là điều tôi luôn chú trọng.
3.1. Xây dựng môi trường trong lớp học
Ngay đầu năm học, tôi đã vận động phụ huynh và trẻ cùng tham gia làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp nhằm giúp trẻ lĩnh hội, khám phá, tìm tòi và phục vụ cho quá trình học tập của trẻ. Chẳng hạn tôi vận động phụ huynh cùng may các con rối, may các trang phục đóng kịch cùng với cô giáo để giúp trẻ có các trang phục đóng kịch Hay vận động phụ huynh mang sách, báo có các câu chuyện, bài thơ phù hợp đối với trẻ để những lúc trẻ hoạt động ở góc sách, trẻ mang ra xem hình ảnh để trẻ kể chuyện sáng tạo Bên cạch đó, trong lớp tôi luôn tận dụng diện tích phòng học xây dựng góc thư viện, góc kể chuyện cùng bé yêu...chú ý bố trí, sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học tập thoải mái cho trẻ. 
Hằng ngày đến lớp, trẻ luôn được hoạt động với đồ chơi, tranh ảnh; trẻ được nhận biết, gọi tên các đặc điểm, đặc trưng của đồ vật, đồ chơi, tranh ảnh.Từ việc được tích cực các hoạt động, tích cực nói, vốn từ của trẻ sẽ hình thành và phát triển. Trong quá trình trẻ hoạt động, trải nghiệm, tôi luôn quan tâm, hướng dẫn tỷ mỉ tạo cơ hội cho trẻ hứng thú tham gia các hoạt động thực hành, vui chơi, giao tiếp, giúp trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ, nhường nhịn lẫn nhau, từ đó hình thành nhân cách cho trẻ.
Ví dụ: Ở chủ đề: Thế giới thực vật” với chủ đề nhánh “ Một số loại cây” tôi đã trang trí lớp bằng cách trang trí các hình ảnh cây chuối, vườn rau, bé chăm sóc rau. Có tranh thơ chữ to kèm từ. Ngoài ra tôi còn trang trí nội dung hình ảnh của các bài thơ, câu chuyện cho

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_than.doc