SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát triển thể chất thông qua các trò chơi vận động tại trường mầm non Phan Đình Phùng

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát triển thể chất thông qua các trò chơi vận động tại trường mầm non Phan Đình Phùng

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, việc bảo vệ - chăm sóc - giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà của toàn xã hội. Việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những tháng năm đầu của cuộc đời là một việc làm hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng. Một đứa trẻ có một trí tuệ tốt, thông minh, nhanh nhẹn thì yếu tố đầu tiên là phải có một thể chất tốt, đó là trẻ khỏe mạnh, có cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế, có khả năng phối hợp các giác quan, vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian, có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của bàn tay - bàn chân

Đối với trẻ việc đi học, đến trường mầm non là một bước ngoặt lớn, ở đó trẻ được học được chơi với các bạn, được cô chăm sóc và giáo dục một cách khoa học. Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của trường mầm non. Mong muốn của các cô là làm sao để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, để phát triển tốt thể chất cho trẻ thì cần hai yếu tố, hai yếu tố này luôn luôn song hành, bổ trợ cho nhau, góp sức cùng nhau để tạo dựng một thân hình, một trí tuệ tốt đó chính là “Phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng sức khỏe”. Đó là hai nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.

 

docx 21 trang thuychi01 6731
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát triển thể chất thông qua các trò chơi vận động tại trường mầm non Phan Đình Phùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI PHAT TRIỂN THỂ CHẤT THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG TẠI TRƯỜNG MẦM NON PHAN ĐÌNH PHÙNG”
 Người thực hiện: Trương Thị Nhung
 Chức vụ: Giáo viên 
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Phan Đình Phùng- TPTH
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2018
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
 2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG
3
2.1. Cơ sở lý luận
3
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
4
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
6
2.3.1. Các giải pháp.
6
2.3.2 . Các biện pháp...
6
Biện pháp1: Rèn nề nếp thói quen cho trẻ tham gia vào các hoạt động....
6
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động 
7
Biện pháp 3: Lên kế hoạch, lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với trẻ theo từng chủ đề...
8
Biện pháp 4 : Tổ chức các trò chơi vân động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính chất của hoạt động theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm 
 9
Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh.
15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...
15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 17
2.1. Kết luận...
17
2.2. Kiến nghị
18
 1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài:
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, việc bảo vệ - chăm sóc - giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà của toàn xã hội... Việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những tháng năm đầu của cuộc đời là một việc làm hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng. Một đứa trẻ có một trí tuệ tốt, thông minh, nhanh nhẹn thì yếu tố đầu tiên là phải có một thể chất tốt, đó là trẻ khỏe mạnh, có cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế, có khả năng phối hợp các giác quan, vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian, có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của bàn tay - bàn chân
Đối với trẻ việc đi học, đến trường mầm non là một bước ngoặt lớn, ở đó trẻ được học được chơi với các bạn, được cô chăm sóc và giáo dục một cách khoa học. Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của trường mầm non. Mong muốn của các cô là làm sao để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, để phát triển tốt thể chất cho trẻ thì cần hai yếu tố, hai yếu tố này luôn luôn song hành, bổ trợ cho nhau, góp sức cùng nhau để tạo dựng một thân hình, một trí tuệ tốt đó chính là “Phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng sức khỏe”. Đó là hai nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Phát triển vận động là một vế vô cùng quan trọng, giúp trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn, tự tin, vững vàng trong từng bước đi, từng động tác bò, trườn, trèo, chạy, nhảy nhằm hình thành, phát triển đầy đủ khả năng vận động. ngoài ra còn rèn luyện sự dẻo dai, phát triển các cơ bắp, hệ thần kinh, lanh tay, lẹ mắt, và phán đoán trước được những khó khăn khi đi, chạy, trèo, leo qua chướng ngại vật. Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thầnvà luôn vui vẻ. Xuất phát từ vai trò quan trọng của các hoạt động phát triển thể chất nhằm nâng cao thể lực cho trẻ, tôi thấy việc tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nó còn là tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ khoẻ mạnh và phát triển toàn diện.
Thực tế trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ giáo dục thể chất được giáo viên hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Song các hình thức tổ chức giờ học còn đơn điệu, chưa phong phú, chưa kích thích được trí tò mò tính tích cực vận động của trẻ, chưa nâng cao được vai trò của việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chưa tích cực sưu tầm phế liệu làm đồ dùng dạy học, việc sử dụng đồ dùng dạy học, thao tác sử dụng chưa thành kỹ năng. Ngoài ra giáo viên chưa chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình. Nên trong các hoạt động sự tập trung chú ý trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự hứng thú trong giờ học, số trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn khi thực hiện bài tập, trẻ ít được giao tiếp với bạn bè, với cô trong giờ học. 
Sau khi tìm hiểu rõ thực trạng và nguyên nhân dẫn đến việc trẻ tiếp thu bộ môn làm quen với thể chất chưa cao. Tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển thể chất thông qua các trò chơi vận động tại trường MN Phan Đình Phùng - thành phố Thanh Hóa”. Bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan và tích hợp các môn học ở lớp để giúp trẻ yêu thích môn học có hứng thú trong hoạt động để bài dạy đạt kết quả cao hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Hình thành cho trẻ sự mạnh dạn tự tin khéo léo qua các kỹ năng vận động nhằm rèn luyện các tố chất và phát triển tốt về thể lực cho trẻ.
- Kích thích sự hoạt động tích cực hứng thú của trẻ khi tham gia vào các trò chơi vận động.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển thể chất thông qua các trò chơi vận động tại trường MN Phan Đình Phùng.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp quan sát: Quan sát cách trẻ thực hiện các bài tập, các thao tác để xác định mức độ vận động và kĩ năng của trẻ.
- Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại theo nhóm hoặc cá nhân để hướng dẫn trẻ thực hiên đúng thao tác một cách sáng tạo.
- Phương pháp trực quan: Sưu tầm đồ dùng đồ chơi tự tạo và sưu tầm từ thiên nhiên đảm bảo tính khoa học để tổ chức các trò chơi, khuyến khích trẻ tìm tòi khám phá.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: 
+ Chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện.
+ Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ MN theo hướng tích hợp CĐ.
+ Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phát triển thể lực thông qua phát triển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát triển vận động là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì...Trong quá trình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ. Khi nói đến thể lực chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao... 
Trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức của mình thông qua sự tương tác qua lại tích cực với cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự giao tiếp tích cực của trẻ, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống và các vật liệu trong môi trường để khuyến khích trẻ chơi. Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn trong phát triển trí thông minh và trong phát triển nhân cách.
Có thể nói, trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển thể lực phù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng. Tṛ chơi vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà còn phát huy tính tích cực, ham muốn vận động. Vì vậy mỗi giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vận động và sử dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn diện.
2.2. Thực trạng của vấn đề khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
a. Thuận lợi
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm, sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo thành phố và lãnh đạo địa phương. Cơ sở vật chất của nhà trường đầy đủ, phòng học thoáng mát. Phụ huynh quan tâm đến điều kiện của các cháu. Đây là những yếu tố hết sức thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
 Bản thân nhiều năm công tác trong nghề, đạt nhiều thành tích cao trong công tác giảng dạy. Là một giáo viên tâm  huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu có liên quan để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ.
b. Khó khăn: Bên cạnh mặt thuận lợi thì không ít những khó khăn: 
- Diện tích lớp học hẹp nên ảnh hưởng tới việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.
- Đồ dùng và trang thiết bị phục vụ môn học còn đơn điệu.
- Một số trẻ mới đến lớp (chưa học qua lớp mẫu giáo bé và nhỡ) nên trẻ còn nhút nhát, trẻ chưa có kĩ năng và nề nếp trong học tập. Một số trẻ rụt rè và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. Một số trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ, ít có cơ hội được rèn luyện nên lười vận động. Một số trẻ khả năng tập trung chú ý chưa cao: trẻ nhanh chóng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chán nên trẻ dễ nhớ nhanh quên. 
- Thời gian tổ chức chơi còn hạn hẹp vì trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà còn chủ yếu được lồng ghép tích hợp vào các hoạt động.
- Giáo viên chưa phát huy hết khả năng sáng tạo khi lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức sao cho phong phú, giúp lôi cuốn sự tập trung, hứng thú và sự chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động trải nghiệm của trẻ nên kết quả giờ học chưa cao.
c. Kết quả của thực trạng trên.
Từ thực tế trên dẫn đến kết quả giáo dục thể chất cho trẻ như sau:
 Stt
Kĩ năng
Tổng số
 Đạt yêu câu
Chưa đạt yêu cầu
Số trẻ
 Tỉ lệ
Số trẻ
Tỉ lệ
1
Trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào hoạt động
40
24
60%
16
40%
2
Trẻ tích cực khi tham gia vào hoạt động 
40
20
50%
20
50%
3
Trẻ có kĩ năng vận động thô
40
23
57,5%
17
42,5%
4
Trẻ có kĩ năng vận động tinh
40
19
47,5%
21
52,5%
Kết quả chung
40
53,75%
46,25%
Sau khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động cụ thể trên tiết học, lúc đầu tôi thấy trẻ tham gia không hào hứng, một số trẻ không thích và chưa có nề nếp trong học tập, trẻ thực hiện các thao tác chưa chuẩn, khả năng ghi nhớ không bền và chưa thực sự chú ý. Trong quá trình thực hiện tôi quan sát, ghi chép đầy đủ và đánh giá chất lượng như sau:
- Mức độ mạnh dạn, tự tin tham gia vào hoạt động 24/40 đạt 60%
- Mức độ tích cực khi tham gia vào hoạt động 20/40 đạt 50%
- Kĩ năng vận động thô 23/40 đạt 57,5%
- Kĩ năng vận động tinh: 19/40 đạt 47,5%
Từ kết quả trên, là một giáo viên mầm non được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5 - 6 tuổi. Tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển thể chất đạt kết quả cao hơn. Năm học 2017 - 2018 tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài " Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển thể chất thông qua các trò chơi vận động tại trường MN Phan Đình Phùng - thành phố Thanh Hóa” nhằm giúp trẻ tham gia vào hoạt động học tập một cách say mê, thích thú, không nhàm chán mà lại khắc sâu kiên thức.Tạo cho trẻ có cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái trong tiết học nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung yêu cầu và nhiệm vụ của môn học đề ra. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
2.3.1. Các giải pháp:
- Rèn nề nếp thói quen cho trẻ cho trẻ tham gia vào các hoạt động
- Xây dựng môi trường cho trẻ tham gia vận động.
- Lên kế hoạch, lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với trẻ theo từng CĐ
- Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính chất của hoạt động theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
- Tuyên truyền,  phối kết hợp với phụ huynh.
2.3.2. Các biện pháp:
* Biện pháp 1: Rèn nề nếp thói quen cho trẻ cho trẻ tham gia vào các hoạt động:
Chúng ta đều biết việc tạo nề nếp của lớp tốt là vấn đề thành công bước đầu của việc chăm sóc giáo dục trẻ, khi có thói quen nề nếp tốt thì sẽ giúp cho quá trình tổ chức hoạt động của cô được dễ dàng, từ đó trẻ tập trung vào việc lĩnh hội kiến thức và kết quả học tập của trẻ sẽ cao. Nên đầu năm học tôi rất chú trọng tới việc rèn nề nếp cho trẻ, ngoài việc tập cho trẻ lao động tự phục vụ và biết vệ sinh cá nhân cho mình: tự rửa mặt, rửa tay, tự lấy đồ chơi theo đúng quy định. Tôi luôn nhắc trẻ phải ngồi học ngoan, muốn nói gì phải giơ tay xin phép cô, khi phát biểu phải đứng ngay ngắn – nói rõ ràng đủ câu, trong tổ tôi xếp xen kẽ cháu nam với cháu nữ, xếp xen kẽ cháu ngoan và cháu chưa ngoan... Đặc biệt đối với hoạt động phát triển thể chất việc rèn luyện cho trẻ cách sắp sếp đội hình đội ngũ rất quan trọng, nó có tính chất quyết định đến thành công của tiết học, tôi cho trẻ tập nhiều lần để trẻ có nề nếp thói quen tốt.
Ví dụ: Trước khi vào tiết học tôi cho trẻ xếp thành 2 hàng và điểm danh 1,2,1,2... cho đến hết. Sau đó tôi ra hiệu lệnh cho những bé mang số 2 bước sang phải ( hoặc trái) 2 bước. Như vậy trẻ chuyển thành 4 hàng để tập BTPTC với đội hình so le, khoảng cách giữa các bé đủ rộng để dễ dàng quan sát và tập các động tác thể dục. 
Ngoài ra tôi cũng tạo điều kiện để trẻ hoạt động say sưa, hứng thú không gò bó, tạo tư thế thoải mái như vậy hoạt động học có chủ định sẽ có kết quả cao.
Hình ảnh bé chuyển đội hình để tập thể dục sáng
*Biện pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ tham gia vận động.
Tạo môi trường hoạt động hết sức quan trọng, trẻ được hoạt động, được vui chơi, được thường xuyên tiếp xúc với trò chơi vận động, tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển thể chất, cụ thể như sau:
Môi trường trong lớp học: với thực tế phòng nhóm lớp chật hẹp, tôi tạo khoảng không gian nhỏ để bố trí cho trẻ hoạt động, tôi để những túi cát nhỏ mang hình những loại quả ngộ nghĩnh ( Dâu tây, Cam, Táo) những chiếc vòng, chai nước khoáng được trang trí để trẻ chơi ném vòng cổ chai, đồ chơi bolling, vợt cầu lông, những quả bóng nhựa và vỏ hộp sữa tạo thành vòng tròn cho trẻ chơi ném bóng trúng đích, ống nhựa chăng dây tạo thành các ô cho trẻ đi theo ý thích hoặc di chuyển có sự định hướng 
Hình ảnh môi trường vận động trong lớp học
Môi trường ngoài lớp học: tôi đã tận dụng góc sân trước lớp để tạo “góc vận động” cho trẻ hoạt động. Ở góc vận động tôi trưng bày các dụng cụ để trẻ có thể sử dụng: lốp xe ô tô, lốp xe máy hỏng để chơi lăn lốp xe, bật nhảy, ném trúng đích, ghế chơi bập bênh, bò chui qua cổng Hoặc trẻ có thể sử dụng những chiếc tạ làm từ những quả bóng nhựa để phát triển khả năng vận động của đôi tay. Tôi tận dụng bì gai mềm, sơn cho màu sắc rực rỡ để may túi nhồi bông cho trẻ chơi đấm bốc, tận dụng những mảnh bìa giấy chia ô, dán giấy màu để trẻ chơi bật chụm tách hay đi trong đường hẹp. Vỏ hộp sữa bột kết hợp với mũ giấy tổ chức sinh nhật tạo thành chướng ngại vật cho trẻ chạy dích dắc, vỏ hộp sữa gắn với tay cầm làm đồ chơi đi cà kheo. Cốc và bát nhựa dùng một lần có thể tận dụng làm trò chơi ném bóng vào cốc. Những túi cát được tạo thành hình các loại quả, những con vật rất ngộ nghĩnh đáng yêu rất thu hút sự chú ý của trẻ...  
Hình ảnh góc vận động của lớp
*Biện pháp 3: Lên kế hoạch, lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với trẻ theo từng chủ đề.
Đầu năm học tôi đã nghiên cứu chương trình cả năm học, đặc biệt phối hợp với chuyên môn lập kế hoạch, lựa chọn, sắp xếp các chỉ số của lĩnh vực phát triển thể chất theo từng chủ đề, từng môn học. Lên kế hoạch tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ. đặc điểm tình hình tâm sinh lý trẻ cùng sự phát triển vận động của trẻ.           
- Tích cực đưa trò chơi dân gian, kết hợp thay đổi một số lời hát của trò chơi cho phù hợp từng chủ đề, vào các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.
- Các trò chơi vận động và trò chơi dân gian được sưu tầm và sáng tạo sắp xếp phù hợp theo chủ đề.
Ví dụ:
 - Chủ đề: Trường mầm non.
+ Trò chơi vận động:  Tung cao hơn nữa; Ai nhanh hơn; Tìm bạn; Ai giỏi nhất; Về đúng nhà; Đổi đồ chơi cho bạn.
+Trò chơi dân gian: Trốn tìm; Nu na nu nống.
- Chủ đề: Nghề nghiệp.
+ Trò chơi vận động: Gánh gánh gồng gồng; Đuổi bắt; Hái hoa tặng cô.
+ Trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê; Dung dăng dung dẻ
- Chủ đề: Thế giới động vật.
+ Trò chơi vận động: Nhũng con vật đáng yêu; Ai nhanh nhất; Những chú ếch tài giỏi; Mèo và chim sẻ; Tìm chuồng. Gà trong vườn rau; Cáo và thỏ
+ Trò chơi dân gian: Cắp cua bỏ giỏ; Xỉa cá mè, Kéo cưa lừa xẻ; 
- Chủ đề: Tết và lễ hội mùa xuân
+ Trò chơi vận động: Bé đi chợ tết; Bày mâm mũ quả; Chuyền bóng qua đầu.
+ Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây; Nu na nu nống; Ném còn.
Với cách sắp xếp các trò chơi phù hợp theo từng chủ đề. Trẻ lớp tôi hứng thú, tích cực hơn rất nhiều mỗi khi được vận động, trẻ được vận động một cách thoải mái không gò bó.             
*Biện pháp 4: Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính chất của hoạt động theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
- Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết đối với trẻ. Theo chương trình GDMN, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ qua các hoạt động giáo dục sau:
+ Thời gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều.
 + Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài trời.
 + Trong các hoạt động học có chủ định.
- Nếu như hoạt động học nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất, hay như hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về cách chơi theo nhóm, biết chia sẻ cùng bạn đoàn kết... Chính vì vậy giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi vận động cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động và phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
 a. Với giờ hoạt động học có chủ định:
- Giờ thể dục: Một giờ thể dục thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động mới và một vận động ôn, hoặc 2- 3 hoạt động phối hợp (Cả 2-3 hoạt động đều là hoạt động ôn). Nói chung giờ học thể dục chủ yếu là các bài tập vận động nên cứng nhắc và khô khan, ít lôi cuốn được hứng thú, sự tập trung chú ý của trẻ vào hoạt động. Nên khi tổ chức vận động cho trẻ nhằm phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động tôi thường lựa chọn hình thức tổ chức thông qua trò chơi hoặc hội thi (Hội thi bé khỏe bé ngoan, hội thi bé khỏe mầm non, hội khỏe phù đổng...) Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động.
Ví dụ 1: Đề tài: Đi trên ghế thể dục – đầu đội túi cát . (Chủ đề bản thân)
Sau khi cho trẻ khởi động, đứng thành vòng tròn tập BTPTC, để tạo hứng thú cho trẻ tôi cho trẻ kết hợp bài tập với bóng tổ chức dưới dạng hội thi Bé khỏe bé ngoan.
Sau khi cô làn mẫu và tiến hành cho trẻ thực hiện theo nội dung bài học, trẻ rất hứng thú khi được cô động viên khuyến khích và sửa sai cho trẻ. Cuối hoạt động tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi động phù hợp với chủ đề đang thực hiên (Chú ý kết hợp Động - Tĩnh), nên đã lôi cuốn được hứng thú, sự tập trung chú ý và tích cực tham gia vào hoạt động của trẻ. 
Ví dụ 2: Hoạt động phối hợp: Bật chụm tách - Ném xa bằng hai tay - chạy nhanh 15m. (Chủ đề nghề nghiệp)
Ngoài việc rèn đội hình đội ngũ và khởi động như đầu năm học, để giờ học thêm sôi nổi tôi cho trẻ đóng vai chú tài xế và cho trẻ tập BTPTC trên nền nhạc em đi qua ngã tư đường phố kết 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_trong_viec_giup_tre.docx