SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời

1. Cơ sở lí luận :

Hoạt động vui chơi là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ mẫu giáo với cuộc sống xung quanh, nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách. Hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển đầy đủ, toàn diện về nhận thức, tình cảm, ý chí, cũng như các nét tính cách và năng lực xã hội

Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non, có nhiều ưu thế để phát triển mọi mặt cho trẻ mà ít thời điểm sinh hoạt nào trong ngày có thể so sánh được. Trẻ có hiểu biết tốt hơn khi tham gia vào các hoạt động quan sát, khám phá, tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên. Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn khi được thỏa mãn nhu cầu vận động trong môi trường thuận lợi. Hoạt động ngoài trời giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, dễ dàng thích nghi, hòa nhập trong môi trường xã hội hiện đại.

Hoạt động ngoài trời cũng góp một phần quan trọng đối với cuộc sống của trẻ, giúp trẻ hòa nhập với thế giới xung quanh, đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triển các quá trình tâm lý và tính mục đích, tính kỷ luật, tính đồng đội. Đó chính là giai đoạn đầu tiên của sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ

Tuy nhiên, việc giáo dục trẻ nhỏ về những giá trị của môi trường sống, giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu và học cách hòa nhập với môi trường xung quanh là vô cùng cần thiết. Qúa trình giáo dục này có thể tiến hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau nhưng hoạt động ngoài trời vốn được xem là hoạt động có nhiều ưu thế. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, việc tổ chức các hoạt động chơi ngoài trời đôi khi vẫn chưa phát huy được hết những tác dụng tích cực ở trẻ. Chính vì vậy tôi tìm mọi biện pháp để giúp trẻ 5-6 tuổi lớp tôi phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời.

 

doc 23 trang hoathepmc36 28/02/2022 7178
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO GD-ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG MẦM NON HOA CÚC
TÊN SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CHO TRẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Thuộc lĩnh vực : Hoạt động vui chơi
Họ và tên tác giả: Trần Thị Kim Loan
Chức danh : Giáo viên 
Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học sư phạm
Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm mầm non
Krông Ana, tháng 02 năm 2018
MỤC LỤC 
I. Phần mở đầu:	3
1. Lý do chọn đề tài :	4
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:	4
3. Đối tượng nghiên cứu:	4
4. Giới hạn của đề tài:	4
5. Phương pháp nghiên cứu:	4
II. Phần nội dung:	5
1. Cơ sở lý luận:	5
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:	6
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:	7
a. Mục tiêu của giải pháp	7
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:	7
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:	19
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng:..	19
III. Kết luận, kiến nghị:	21
1. Kết luận:	21
2. Kiến nghị:	21
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non, trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động mang lại nhiều bổ ích cho trẻ. Qua đó, trẻ không chỉ được quan sát thế giới xung quanh, khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên, phát triển nhận thức, vốn hiểu biết mà còn giúp trẻ phát triển cảm xúc. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời. Nhưng làm thế nào để tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ đang là vấn đề mà tôi luôn suy nghĩ, trăn trở. Ở trường tôi nói chung và trẻ 5-6 tuổi lớp tôi nói riêng việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ đã được quan tâm nhưng chưa đạt được kết quả cao. Sân chơi đã có nhiều đồ chơi nhưng đồ chơi chưa đa dạng, chưa hấp dẫn trẻ chơi sáng tạo, trẻ chưa chủ động tham gia các hoạt động. Hình thức tổ chức chưa có sự linh hoạt và sáng tạo. 
Hoạt động ngoài trời là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ với những điều thú vị về thế giới xung quanh, từ đó giúp trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách cho trẻ. Đây là một cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những kỹ năng tìm tòi, quan sát, so sánh... đặc biệt là tính tò mò, mối quan tâm của trẻ trở thành nội dung khám phá thử nghiệm và phát huy tính sáng tạo, ham học hỏi của trẻ. 
Khi trẻ hoạt động ngoài trời trẻ dễ dàng thu nạp vitamin D giúp trẻ hấp thụ canxi tốt, giúp cho các tế bào tạo xương xây đắp cho xương đặc hơn, rắn chắc hơn và dẻo dai hơn. Giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, trẻ khỏa mạnh và hoạt bát hơn, khi tham gia các hoạt động đều đặn và có sự phối hợp chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, trẻ sẽ phát triển thể chất một cách tối đa và cơ thể luôn có sức đề kháng cao.
Thực tế cho thấy, nếu thiếu không gian vui chơi, trẻ sẽ mất đi sự linh hoạt một cách nghiêm trọng, ngôn ngữ phát triển không thuận lợi. Do đó, trẻ sẽ nhút nhát khó hòa đồng và sau này khó thích nghi với cuộc sống. Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình. Với trẻ, vạn vật đang diễn ra trong thế giới này đều mới mẻ, sống động, cuốn hút và luôn luôn kích thích trí tò mò. Khi trẻ đùa nghịch, chơi đùa ngoài thiên nhiên, thực chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình. Chính vì thế, chúng ta cần thường xuyên tổ chức cho trẻ được hoạt động ngoài trời một cách tích cực    
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng khi thiếu không gian vui chơi, trẻ sẽ thiếu sự linh hoạt, ngôn ngữ phát triển chậm...Do đó, trẻ sẽ nhút nhát, khó hòa đồng và khó thích nghi với cuộc sống. Bên cạnh đó, khi thiếu các hoạt động vui chơi ngoài trời, trẻ thường trở nên cau có và dễ bị nhàm chán, tách mình khỏi môi trường xung quanh khiến thế giới kỳ diệu xung quanh của trẻ bị thu hẹp lại. Xuất phát từ nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh và mong muốn trẻ tích cực chủ động tham gia hoạt động ngoài trời, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời” để nghiên cứu
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu của đề tài:
Tìm ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ lớp lá 3 trường mầm non Hoa Cúc phát huy tính tích cực, chủ động thông qua hoạt động ngoài trời
Trẻ nhanh nhẹn, chủ động trong mọi hoạt động. Trẻ nắm được một số kiến thức khoa học, kiến thức xã hội khi tham gia tích cực vào những hoạt động khám phá thiên nhiên, hoạt động ngoài trời.
Nhiệm vụ của đề tài:
Tìm ra một số biện pháp hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển năng lực của trẻ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngoài trời cho trẻ
3. Đối tượng nghiên cứu	
Tính tích cực chủ động của trẻ thông qua hoạt động ngoài trời
4. Giới hạn của đề tài:
Khuôn khổ nghiên cứu : Một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời 
Đối tượng khảo sát : Trẻ 5 – 6 tuổi, lớp lá 3 - Trường mầm non Hoa Cúc.
Thời gian : Bắt đầu từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 02 năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu: 
a) Nhóm Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Để đề tài này có hiệu quả đạt được kết quả cao trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ tôi đã không ngừng tìm tòi tài liệu trong sách báo, tivi, tranh ảnh, trên mạng  có những hình ảnh liên quan nhằm gây sự chú ý từ trẻ.
b) Nhóm Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát:
 	 Trong các giờ hoạt động ngoài trời tôi luôn quan sát chú ý hướng dẫn cho trẻ quan sát các hiện tượng tự nhiên, trẻ tự rút ra những bài học từ những kinh nghiệm thực tiễn đó là những gì mà trẻ nhìn thấy được. 
Phương pháp trò chuyện:
 	Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở lớp cũng như ở nhà, qua đó có điều kiện theo dõi, uốn nắn trẻ. Bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, đặt ra những câu hỏi đàm thoại nhằm phát huy tính tích cực của trẻ.
	Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
	Để phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ 5-6 tuổi lớp tôi thông qua hoạt động ngoài trời. Vào đầu năm học tôi chủ động khảo nghiệm chất lượng dạy và học của lớp tôi đối với hoạt động ngoài trời. Sau đó tiến hành dạy cho các giáo viên trong trường dự giờ, nhờ được các giáo viên trong trường góp ý giờ dạy để tôi rút ra được ưu điểm, tồn tại của giờ dạy từ đó rút ra kinh nghiệm quý báu để giờ hoạt động ngoài trời tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn 
c) Phương pháp thống kê toán học :
Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê về hoạt động khám phá khoa học để nắm bắt khả năng nhận thức của từng cá nhân trẻ. Cụ thể: 
Nội dung
Số lượng trẻ
Kết quả
Tốt
Tỷ lệ
Khá
Tỷ lệ
TB
Tỷ lệ
Yếu
Tỷ lệ
Sự tự tin, tích cực chủ động
36
13
36,1%
12
33,3%
10
27,8%
1
2,8%
Khả ăng giao tiếp của trẻ
36
13
36,1%
11
30,6%
12
33,3%
0
Tò mò ham hiểu biết
36
12
33,3%
13
36,1%
11
30,6%
Thể hiện về một số hiểu biết về thế giới xung quanh
36
13
36,1%
13
36,1%
10
27,8%
II. Phần nội dung:
Cơ sở lí luận :
Hoạt động vui chơi là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ mẫu giáo với cuộc sống xung quanh, nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách. Hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển đầy đủ, toàn diện về nhận thức, tình cảm, ý chí, cũng như các nét tính cách và năng lực xã hội
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non, có nhiều ưu thế để phát triển mọi mặt cho trẻ mà ít thời điểm sinh hoạt nào trong ngày có thể so sánh được. Trẻ có hiểu biết tốt hơn khi tham gia vào các hoạt động quan sát, khám phá, tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên. Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn khi được thỏa mãn nhu cầu vận động trong môi trường thuận lợi. Hoạt động ngoài trời giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, dễ dàng thích nghi, hòa nhập trong môi trường xã hội hiện đại.
Hoạt động ngoài trời cũng góp một phần quan trọng đối với cuộc sống của trẻ, giúp trẻ hòa nhập với thế giới xung quanh, đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triển các quá trình tâm lý và tính mục đích, tính kỷ luật, tính đồng đội. Đó chính là giai đoạn đầu tiên của sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ
Tuy nhiên, việc giáo dục trẻ nhỏ về những giá trị của môi trường sống, giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu và học cách hòa nhập với môi trường xung quanh là vô cùng cần thiết. Qúa trình giáo dục này có thể tiến hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau nhưng hoạt động ngoài trời vốn được xem là hoạt động có nhiều ưu thế. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, việc tổ chức các hoạt động chơi ngoài trời đôi khi vẫn chưa phát huy được hết những tác dụng tích cực ở trẻ. Chính vì vậy tôi tìm mọi biện pháp để giúp trẻ 5-6 tuổi lớp tôi phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
* Ưu điểm
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu trường mầm non Hoa Cúc về chuyên môn xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non. Nhà trường đã trang bị một số đồ dùng, đồ chơi hoạt động ngoài trời và đầu tư sân chơi đủ diện tích cho trẻ hoạt động 
Bản thân là giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi, được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh, có trình độ đạt chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, yêu nghề mến trẻ. Hơn nữa tôi luôn luôn tìm tòi tham khảo tài liệu, không ngừng học hỏi, dự giờ dạy mẫu để rút kinh nghiệm cho mình 
Ngôi trường nơi tôi đang công tác là một đơn vị nhiều năm liền đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc, đội ngũ quản lý giỏi với tập thể giáo viên giàu lòng nhiệt huyết và yêu nghề mến trẻ, nên thuận lợi tham gia dự giờ, đúc rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và công tác xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, an toàn cho trẻ. 
 Giáo viên tích cực, sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi ngoài trời để trẻ thỏa sức chơi những trò chơi mới lạ, hấp dẫn giúp trẻ tích cực, chủ động hơn khi tham gia hoạt động ngoài trời 
Lãnh đạo địa phương và các đoàn thể quan tâm tạo điều kiện cho việc dạy và học.
Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình phối hợp cùng tôi trong việc dạy dỗ các cháu, thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu và cùng cô làm đồ chơi ngoài trời và trẻ tích cực tham gia các trò chơi.
*Hạn chế:
Bên cạnh những thuận lợi khi chưa thực hiện đề tài còn có những hạn chế sau đây:
Trường tôi cây xanh mới trồng, sân trường còn nắng do đó còn gặp nhiều khó khăn cho cô và trẻ khi quan sát và các hoạt động khác ngoài trời.
Trẻ chưa mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động cùng cô và bạn
Các cháu phần đông gia đình làm nông nên việc trò chuyện cùng trẻ về thế gới xung quanh còn hạn chế, chủ yếu là do cô cung cấp
* Nguyên nhân chủ quan
	Tôi đã làm đồ dùng đồ chơi nhưng vẫn còn đơn giản, sơ sài nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu chơi của trẻ từ đó chưa phát huy hết tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ khi tham gia hoạt động ngoài trời
Một số trẻ còn nhút nhát, thụ động không thích tham gia trò chơi cùng với các bạn. 
* Nguyên nhân khách quan
Khuông viên sân trường cây cối mới trồng, chưa có mái che, sân trường nắng nên chưa có nhiều thời gian để trẻ quan sát, trải nghiệm mọi hoạt động ngoài trời. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con mình, chiều chuộng con thái quá, luôn bao bọc không để con có cơ hội trải nghiệm. Dẫn đến một số cháu thụ động, ỉ lại vào người khác không biết cách tự mày mò, tìm tòi khám phá, giải quyết vấn đề. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp 
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh chúng
Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình
Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ
Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin mạnh dạn trong cuộc sống
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Việc tổ chức hoạt động ngoài trời ở trường mầm non hiện nay có thực hiện nhưng cách tổ chức chưa sâu về đổi mới hình thức và nội dung. Hoạt động ngoài trời nhằm phát triển thể lực cho trẻ thì đối tượng được quan tâm nhất là các tố chất thể lực, các tố chất này được hình thành và phát triển thông qua các trò chơi vận động, các hoạt động đa dạng của trẻ với thiên nhiên, xã hội.
Qua một thời gian tìm tòi, nghiên cứu tôi thấy rằng muốn phát huy tích cực chủ động của trẻ thì phải chú trọng tổ chức thay đổi các biện pháp và hình thức tổ chức thì việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ sẽ được nâng cao và có hiệu quả nên tôi đã mạnh dạng đưa ra những biện pháp sau:
Biện pháp 1: Tận dụng các nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động ngoài trời
Đối với trẻ em, thiên nhiên là một trong những đối tượng và là phương tiện quan trọng để phát triển toàn bộ nhân cách đứa trẻ. Thiên nhiên làm cho đứa trẻ thích thú, chú ý, quan tâm đến xung quanh hơn, nó làm phát triển năng lực quan sát, trí thông minh và vốn sống thực tiễn của trẻ. Để trẻ có sự ham thích khám phá thiên nhiên, chúng ta cần cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh
Ví dụ: Khi cho trẻ ra sân thấy nhiều lá vàng, cô cho trẻ nhặt lá và cùng nhau trò chuyện về lá vàng
+ Đố các con đây là lá của cây gì? Tại sao các con biết?
+ Tại sao lá rụng? Quan sát lá trên cây lúc này như thế nào ?
+ Cây cần gì để sống? Người ta trồng cây để làm gì?
+ Các con đã làm gì để bảo vệ cây?
Tôi cũng đã gợi ý cho trẻ chơi, sáng tạo trong sản phẩm của mình từ những chiếc lá. Trẻ có thể làm ra những bức tranh bằng lá cây. Ngoài ra tôi còn cho trẻ nhặt nhiều lọai lá khác nhau yêu cầu trẻ phân loại lá theo đặc điểm ( lá tròn, lá dài, lá to, lá nhỏ...) hay là xếp hình các con vật ngộ nghĩnh bằng lá cây ...
Để tạo hứng thú cho trẻ tôi còn gợi ý cho trẻ chơi với nhiều nguyên vật liệu mở như: các loại hạt đậu, các loại rau, lá sắn...Trẻ có thể chơi trò xâu hạt, xếp hình các loại rau củ quả, làm dây chuyền, vòng tay...
Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ quan sát trải nghiệm
Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với những kiến thức tự nhiên, xã hội xung quanh trẻ, kích thích sự tìm tòi khám phá của trẻ. Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tùy từng trường hợp quan sát. Đối với trẻ những hoạt động trải nghiệm thú vị, bổ ích giúp chúng hình thành và phát triển các giá trị và kỹ năng sống. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo như một trò chơi khám phá thế giới bất tận, càng đào sâu càng say mê hơn. Vì thế, trong quá trình giáo dục  trẻ, tôi cần phối hợp với nhà trường thiết kế cho trẻ các chương trình giáo dục trải nghiệm vừa sáng tạo vừa hiệu quả.
Ví dụ : Tổ chức cho trẻ đi chợ xuân, cô chuẩn bị các gian hàng bao gồm cửa hàng quần áo, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng bán hoa ngày tết, cửa hàng bán nếp, đậu xanh, nơi bán gà vịt... Một số trẻ hóa thân thành những người bán hàng thực thụ và các trẻ khác đi chợ xuân trẻ thì mua quần áo, có trẻ mua bánh chưng, bánh tét, có trẻ mua nếp, đậu xanh về để nấu xôi...Trẻ được trải nghiệm đó là biết đi chợ, biết cách mua bán như người lớn 
Với quan điểm “ lấy trẻ làm trung tâm” trong quá trình mua bán tôi quan sát trẻ và sau đó có một số câu hỏi đàm thoại nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ như:
+ Chợ xuân bán những gì ?
+ Con đã mua được gì ở chợ? Mua về để làm gì ?
+ Tại sao mọi người lại mua nhiều thứ như vậy? 
+ Khi tết đến bố mẹ các con thường làm những công việc gì?
+ Các con có thích tết cổ truyền Việt Nam không ? vì sao?
Khi trẻ được trải nghiệm thật sự thì trẻ sẽ suy nghĩ và trả lời được các câu hỏi mà cô đưa ra một cách dễ dàng. Thông qua các hoạt động trải nghiệm trẻ được phát triển một cách nhanh nhất, bởi trẻ được trực tiếp tham gia, khám phá theo ý thích của bản thân từ đó giúp cơ thể trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát và phát triển một cách toàn diện về thể lực
 Tôi còn tổ chức cho trẻ được tham quan vườn rau của trường. Từ rất sớm các bé đã rất háo hức để được ra vườn rau xem tận mắt, sờ tận tay các loại rau hàng ngày bé thường thấy ở trường và ở nhà. Tại đây, các bé đã được cô giới thiệu về các loại rau lá xanh cũng như quá trình bác nông dân gieo hạt, chăm sóc các loại rau tươi sạch như thế nào. Các cháu được chăm sóc vườn rau bằng cách tưới nước, nhổ cỏ cho vườn rau xanh tươi tốt hơn.
 Sau khi tham quan vườn rau, các đã bé biết gọi tên, đặc điểm, lợi ích một số loại rau thường thấy. Cũng như bé đã hiểu được rau xanh có lợi cho sức khỏe của mọi người như thế nào rồi. Qua đó tôi kết hợp giáo dục các cháu ăn thật nhiều rau củ quả để khỏe mạnh và mau lớn.
Ngoài ra tôi còn cho trẻ quan sát bể cá ở sân trường, trẻ được trực tiếp nhìn thấy con cá trẻ đã trả lời các câu hỏi của tôi một cách chính xác và đầy đủ như. 
+ Ai cho cô biết tên loại cá này ?
	+ Ai biết gì về con cá vàng?
	+ Con cá có đặc điểm gì?
	+ Con cá gồm mấy phần? Là những phần nào?
	+ Cá thở bằng gì?
+ Cá bơi được nhờ bộ phận nào?
+ Đuôi cá có nhiệm vụ gì? 
+ Cá sống ở đâu? 
+ Các con thử tưởng tượng xem nếu không có nước cá sẽ như thế nào?
Sau khi trẻ được quan sát trải nghiệm khám phá về con cá, trẻ còn cho cá ăn công việc này làm các cháu rất thích thú. Qua đó tôi kết hợp giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc các con vật và ăn nhiều thức ăn chế biến từ cá giúp cho cơ thể khỏe mạnh 
Không những thế tôi còn cho trẻ đi trên cát, sỏi, đá, lá cây để trải nghiệm cảm giác. Trẻ không những tiếp xúc môi trường trong lớp học sạch sẽ trẻ mà còn tiếp xúc môi trường ngoài lớp học, trẻ được đi chân đất đi lên cát, sỏi, lá cây. Trẻ không những được cảm nhận những cảm giác lạ khi đi trên cát, sỏi, đá, lá cây mà còn được rèn luyện cơ thể trẻ dẻo dai chống lại bệnh tật. 
Biện pháp 3: Tổ chức đa dạng các trò chơi vận động, dân gian
	Trường tôi là một trường có diện tích sân rộng rất thoải mái cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời. Tôi thường chủ động tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời, những trò chơi vận động, trò chơi dân gian gắn với chủ đề và gắn với những mốc thời gian phù hợp với trẻ. Mỗi giờ hoạt động ngoài trời tôi tổ chức hai trò chơi một trò chơi động và một trò chơi tĩnh. Trò chơi động thường tổ chức trước để đảm bảo động- tĩnh. Trò chơi sau thường mang tính chất nhẹ nhàng hơn, nhằm giúp trẻ thay đổi trạng thái để chuyển qua hoạt động tiếp theo
	Tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đây cũng là một cách thu hút lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực như trò chơi “ đoàn kết”, “ trời nắng trời mưa”, “ cá sấu lên bờ”...hoặc cho trẻ hát một số bài hát sinh hoạt tập thể đơn giản như “ quả bóng tròn” “ ra đây mà xem”...
	Ngoài ra tôi còn sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động ngoài trời phù hợp với từng chủ đề
	Ví dụ: Chủ đề tết và mùa xuân, tôi sưu tầm những trò chơi dân gian trong lễ hội mùa xuân để dạy trẻ chơi như : ném còn, đi cà kheo, ném vòng cổ chai. 
Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích
	+ Tổ chức cho trẻ chơi với cát, sỏi, và nước để trẻ biết được tính chất của chúng. Chơi với cát, sỏi, và nước rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
	Khi cho trẻ chơi với cát, sỏi, và nước luôn mong muốn mang đến cơ hội cho trẻ sử dụng các giác quan để khám phá thế giới tự nhiên. Trẻ có thể chơi say sưa hàng giờ khám phá và sáng tạo cùng với cát, sỏi và nước. Chơi với cát, sỏi và nước là hoạt động chơi được trong khoản thời gian lâu, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Chơi với cát, sỏi, và nước giúp bé thông minh, vận động nhanh nhẹn. 
Chơi với cát, sỏi và nước kích thích sự phát triển của đôi bàn tay dẫn đến phát triển cân bằng của não và tăng khả năng tư duy logic sáng tạo cho trẻ. Trẻ có thể viết chữ cái, chữ số trên cát, làm bánh, xây lâu đài...Chơi với nước trẻ biết cách pha màu, lọc nước, đong nước, vật chìm, vật nổi tron

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_phat_huy_tinh_tich_c.doc