SKKN Một số biện pháp nhằm khắc sâu những giá trị đạo đức, lối sống cho học sinh qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
Phẩm chất đạo đức luôn là thước đo giá trị, nhân cách của mỗi con người. Trong tất cả các mặt giáo dục, thì giáo dục đạo đức giữ vị trí hết sức quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”. Trong Nghị quyết số 29, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã nêu ra mục tiêu tổng quát: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Như vậy, bên cạnh việc phát triển trí tuệ, thể chất thì vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết.
Hiện nay, nền tảng đạo đức truyền thống đang chịu sự tác động không nhỏ từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của học sinh, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông. Hiện tượng học sinh chửi nhau, đánh nhau, buông bỏ bản thân, sa vào các tệ nạn xã hội, học sinh vô lễ với giáo viên, lừa dối ông bà cha mẹ diễn ra khá phổ biến. Những tâm hồn ngày càng trở nên vô cảm, không rung động, không yêu thương, chỉ biết sống cho riêng mình. “Nếu không có sự quan tâm đúng mức chúng ta sẽ mất đi cả một thế hệ”(Tiến sĩ tâm lí học Vũ Kim Thanh). Thực tế ấy thật đáng để chúng ta phải suy ngẫm, nhất là đối với những người làm giáo dục, những người “ươm mầm” và “vun trồng” sự sống.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Phẩm chất đạo đức luôn là thước đo giá trị, nhân cách của mỗi con người. Trong tất cả các mặt giáo dục, thì giáo dục đạo đức giữ vị trí hết sức quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”. Trong Nghị quyết số 29, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã nêu ra mục tiêu tổng quát: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Như vậy, bên cạnh việc phát triển trí tuệ, thể chất thì vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết. Hiện nay, nền tảng đạo đức truyền thống đang chịu sự tác động không nhỏ từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của học sinh, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông. Hiện tượng học sinh chửi nhau, đánh nhau, buông bỏ bản thân, sa vào các tệ nạn xã hội, học sinh vô lễ với giáo viên, lừa dối ông bà cha mẹ diễn ra khá phổ biến. Những tâm hồn ngày càng trở nên vô cảm, không rung động, không yêu thương, chỉ biết sống cho riêng mình. “Nếu không có sự quan tâm đúng mức chúng ta sẽ mất đi cả một thế hệ”(Tiến sĩ tâm lí học Vũ Kim Thanh). Thực tế ấy thật đáng để chúng ta phải suy ngẫm, nhất là đối với những người làm giáo dục, những người “ươm mầm” và “vun trồng” sự sống. Là một giáo viên dạy Văn, tôi luôn ý thức được sứ mệnh cao cả của văn học trong việc bồi đắp, thanh lọc tâm hồn con người. Văn học có khả năng nuôi dưỡng, gieo vào lòng người niềm tin yêu cuộc sống, có ý thức phản kháng chống lại cái ác, cái xấu “làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”(Thạch Lam), “làm cho người gần người hơn”(Nam Cao). Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hoá con người. Vì thế, mỗi người giáo viên dạy Văn phải là một “kỹ sư tâm hồn”, có khả năng đánh thức và khơi dậy lòng trắc ẩn, hâm lại những trái tim băng giá, tạo ra cho các em một lối sống lành mạnh, trong sáng, biết hướng thiện, biết sẻ chia, cảm thông với những cảm xúc rất “Người”. “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là một đại diện tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam sau 1975. Tác phẩm đánh dấu sự chuyển mình trong cách tiếp cận đời sống của nhà văn, chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề về đạo đức và triết lí nhân sinh. “Muôn mặt đời thường” của cuộc sống mới đã được mở ra, những quan niệm về cuộc sống và con người và nghệ thuật của nhà văn cũng được thể hiện. Đây là tác phẩm có sức ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến nhận thức của học sinh, chứa đựng những bài học “trông nhìn và thưởng thức” vô cùng quý báu, “hứa hẹn” mang lại hiệu quả giáo dục rất lớn. Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm khắc sâu những giá trị đạo đức, lối sống cho học sinh qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu”. Tôi hi vọng, với cách làm này, sẽ hướng học sinh đến với lí tưởng sống đúng đắn, có những tình cảm lành mạnh, trong sáng, cao thượng, từ đó góp phần bồi đắp và hoàn thiện nhân cách. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nhằm khắc sâu những giá trị đạo đức, lối sống cho học sinh qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu” nhằm nâng cao ý thức đạo đức và bồi dưỡng nhân cách cho học sinh để trở thành những con người vừa có tài vừa có đức. Xây dựng và hình thành ở các em một lối sống cao thượng, vị tha, có tình yêu nước, tình yêu gia đình... Giúp học sinh có vốn sống thực tế, có kĩ năng sống, chủ động hòa nhập với xã hội, hình thành cách ứng xử, giao tiếp có văn hóa, mang tính nhân văn sâu sắc. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (SGK Ngữ văn 12 Tập 2, NXB Giáo dục năm 2008) - Học sinh ở khối lớp 12 mà tôi được phân công giảng dạy trực tiếp từ năm 2012 cho đến nay: Năm học 2012 - 2013: 12C2, 12C6 Năm học 2013 - 2014: 12C2, 12C4, 12C7 Năm học 2014 - 2015: l2C5, 12C6 Năm học 2017 - 2018: 12C2, 12C7 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp trực quan, sinh động - Phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp, giao bài tập, củng cố bài học kết hợp với kiểm tra, đánh giá) - Phương pháp khảo sát, phân tích - Phương pháp thống kê (đưa ra những chỉ số cụ thể để đánh giá hiệu quả của đề tài 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng trong một xã hội nhất định. Đạo đức có vai trò rất quan trọng, giúp mỗi các nhân hoàn thiện nhân cách, tạo nền tảng cho sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình, đồng thời tạo sự phát triển bền vững của xã hội. Giáo dục đạo đức là một bộ phận của Giáo dục “nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó làm cho đối tượng đó dần dần có được những phẩm chất, năng lực theo yêu cầu” [1]. Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của các nhân với xã hội. Giáo dục đạo đức không chỉ là việc truyền thụ khái niệm đạo đức, những tri thức về đạo đức mà là hình thành ở học sinh tình cảm, niềm tin và những hành động có ý nghĩa trong thực tế. Giáo dục đạo đức hướng đến việc bồi dưỡng tình cảm cho học sinh. Đó là tình yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè, tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái bao dung, tôn trọng lẽ phải, sự công bằng Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những mục tiêu hàng đầu của ngành Giáo dục. Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [2]. Và trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, khóa XI cũng đã nêu ra nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Để thực hiện mục tiêu đó, đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn ở trường THPT cũng đã được xác định, đó là trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, hệ thống về văn bản và Tiếng Việt. Môn Ngữ văn còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình yêu gia đình, yêu thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, lí tưởng Xã hội chủ nghĩa; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc của nhân loại. Ngoài môn Giáo dục công dân, thì Ngữ văn cũng là một môn học rất quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, hoàn thiện nhân cách học sinh. Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩm văn học trong chương trình học phổ thông là một bài học đạo đức. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, truyền thụ cái hay, cái đẹp của văn chương, giáo viên còn giúp học sinh biết rung cảm trước mọi lẽ buồn vui của cuộc sống đời thường. Như vậy, mục tiêu và nội dung của môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phù hợp với các nội dung và mục tiêu cơ bản của ngành giáo dục. Song song với những nội dung cốt lõi mang tính chất ổn định là các nội dung mang tính chất thời sự xã hội như: giáo dục tình cảm nhân văn, giáo dục trách nhiệm đối với đất nước, với truyền thống dân tộc, giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội để từ đó hình thành ở học sinh quan hệ ửng xử đúng đắn phù hợp với những vấn đề của cuộc sống, của đất nước, của thời đại giúp các em có đủ bản lĩnh hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa. 2.2. Thực trạng của vấn đề Giáo dục đạo đức cho học sinh qua các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng đã và đang được các nhà quản lí giáo dục và những giáo viên trực tiếp đứng lớp quan tâm, chú trọng, lồng ghép trong quá trình giảng dạy. Nhiều sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua môn Ngữ văn” hay “Giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh qua môn Ngữ văn” đã ra đời. Nhiều bài viết “chạm” đến những phương diện khác nhau của vấn đề bồi dưỡng đạo đức cho học sinh qua các bài giảng văn... Có thể nói, đây là vấn đề đã quá quen thuộc trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc đưa ra các biện pháp để khắc sâu những giá trị đạo đức, lối sống cho học sinh ở một tác phẩm cụ thể như “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu thì có lẽ chưa được nghiên cứu như một đề tài khoa học thực sự. Trường THPT Triệu Sơn 5 đóng trên địa bàn xã Đồng Lợi, một xã thuần nông của huyện Triệu Sơn. Học sinh vốn là con em nông dân, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây, cuộc sống có chút “thay da đổi thịt” nhưng cũng kéo theo không ít hệ lụy. Lối sống “lai căng”, “đô thị hóa” đã du nhập về những miền quê nghèo, có sức cuốn hút đặc biệt với những tâm hồn đang háo hức được khám phá, trải nghiệm. Bên cạnh những học sinh chăm ngoan, có ý thức rèn luyện đạo đức tốt thì cũng không ít học sinh có sự xuống cấp về đạo đức, có những suy nghĩ lệch lạc, và lối sống không lành mạnh. Học sinh chửi thề, đánh nhau, sử dụng điện thoại trong giờ học, thậm chí có những học sinh sa vào các tệ nạn xã hội như lô đề, đánh bài ăn tiền, nghiện ma túy. Nhiều học sinh sống buông thả, yêu đương quá sớm trong khi thiếu sự hiểu biết và những nhận thức đúng đắn dẫn đến bao hậu quả đáng tiếc đã xảy ra. Những tâm hồn đang dần “khô cằn”, vô cảm, sống mà không có lí tưởng, không ước mơ cũng chẳng hi vọng gì ở ngày mai. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên. Một nguyên nhân rất lớn là do sự tác động từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Những chiếc điện thoại di động trở thành người bạn “thân nhất” nhưng không phải là “tốt nhất” của các em. Lối sống hiện đại “quá” đã và đang dần “nhuốm đen” những tâm hồn vốn trong sáng, hồn nhiên. Gia đình cũng chưa thực sự quan tâm đến con em mình, thiếu sự hiểu biết hoặc quá “bận rộn” với cuộc mưu sinh cơm áo. Một số gia đình còn chiều theo những đòi hỏi của con một cách vô điều kiện. Và một nguyên nhân cũng rất quan trọng là do sự giáo dục chưa toàn diện của nhà trường mà trực tiếp là những thầy cô đứng trên bục giảng, đặc biệt là với những giáo viên dạy Văn. Thực tế cho thấy, thời gian lên lớp với khối lượng kiến thức quá nhiều, hầu hết các thầy cô phải chạy đua với bài dạy, ít có điều kiện để lắng nghe những tâm sự của học sinh hay quan tâm giáo dục học sinh một cách đồng đều. Làm sao để nâng cao đạo đức học sinh? Đó là bài toán nan giải không chỉ với Ban giám hiệu Trường THPT Triệu Sơn 5 mà còn là nhiệm vụ của mỗi giáo viên đứng lớp mà trước hết là những giáo viên dạy Văn. Từ những thực trạng trên, tôi càng nhận ra tính bức thiết của vấn đề. Đưa ra những biện pháp để những giá trị đạo đức, lối sống đi vào cuộc sống của học sinh qua từng bài học trên lớp nói chung và giờ giảng Văn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu nói riêng không chỉ phù hợp với mục tiêu của ngành giáo dục mà còn hoàn thành sứ mệnh cao cả của một giáo viên dạy Văn là hướng đến con người, nâng cao phẩm chất con người. 2.3. Một số giải pháp 2.3.1. Xây dựng mục tiêu bài học hướng tới mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Mục tiêu bài học đặt ra những yêu cầu cơ bản, trọng tâm cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ cần đạt được của một tiết dạy, bài dạy. Xây dựng mục tiêu bài học là khâu đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất định hướng, dẫn dắt quá trình dạy và học. Một tiết dạy thành công là tiết dạy hoàn thành những mục tiêu đã đề ra. Qua mục tiêu bài học ít nhiều đã thể hiện được trăn trở của giáo viên với bài dạy của mình. Với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, bên cạnh đưa ra mục tiêu về kiến thức và kĩ năng, tôi đặc biệt quan tâm đến mục tiêu về thái độ của học sinh sau giờ học. Học sinh phải có được thêm kĩ năng sống, có thái độ sống và những hành động đúng đắn, rút ra được những giá trị đạo đức, những triết lí nhân sinh đầy ý nghĩa. Mục tiêu bài học “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) được cụ thể như sau: 1. Về kiến thức [3] - Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật: đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của một người phụ nữ là bao ngang trái trong một gia đình vạn chài. Từ đó thấy rõ mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người. - Học sinh hiểu được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo của một cây bút viết truyện đầy bản lĩnh và tài hoa.. 2. Về kĩ năng [3] - Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, kĩ năng phân tích tác phẩm văn xuôi. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống. 3. Về thái độ - Từ tác phẩm, giúp học sinh có cách nhìn nhận cuộc sống, có cách ứng xử đúng đắn, có tình cảm yêu thương, gắn bó với gia đình. - Bồi dưỡng học sinh biết trân trọng giá trị cuộc sống. 2.3.2. Nhấn mạnh những giá trị đạo đức, lối sống trong thiết kế nội dung bài học. Nguyễn Minh Châu được xem “Là một trong những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của VHVN thời kì đổi mới” [4]. Nếu trước năm 1975, Nguyễn Minh Châu được biết đến là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình chính trị, thì sau 1975 nhà văn lại trở về với đời thường, đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. “Truyện Ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đười sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến Quê (1985) sau được nhà văn lấy tên chung cho một tập truyện ngắn (in năm 1987)”[5] Tác phẩm mở ra với bao nghịch lí của đời sống, bao nỗi trăn trở, day dứt của nhà văn về cuộc sống và con người. Tác phẩm giúp cho người đọc ý thức sâu sắc về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp đáp ứng nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt nhân cách con người. Trong thiết kế bài dạy, bên cạnh việc cung cấp những nội dung kiến thức, tôi thường dành thời gian cho việc nêu ra những giá trị đạo đức, những kĩ năng sống cần thiết cho học sinh, những triết lí đầy tính nhân văn mà tác giả đã nêu ra. Dưới đây là giáo án mà tôi đã thiết kế cho bài dạy “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Trong giáo án này, vì dung lượng bài nghiên cứu không cho phép nên tôi chỉ nhấn mạnh những bài học về đạo đức, lối sống mà tôi đã lồng ghép giáo dục cho học sinh của mình. Hoạt động Giáo viên (GV) và Học sinh (HS) Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tổ chức cho HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu tác phẩm GV hướng dẫn HS sử dụng kĩ thuật đọc tích cực và trả lời câu hỏi: để tìm hiểu hai phát hiện của người nghệ sĩ Phùng và câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện. Học sinh thảo luận, cử đại diện trình bày trước lớp. GV: Từ hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng và câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện, tác giả đã giúp người đọc nhận thức được gì về cuộc sống và con người? Học sinh thảo luận phát biểu. GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các nhân vật trong tác phẩm, phát biểu cảm nghĩ về các nhân vật. Thảo luận : Qua cuộc đời, số phận của người đàn bà và sự thay đổi của người đàn ông, hãy nêu quan niệm của nhà văn về cách nhìn nhận, đánh giá con người? GV: Yêu cầu học sinh thảo luận và phát hiện những nội dung sau: -Những biểu hiện của nạn bạo lực trong gia đình được thể hiện trong tác phẩm? - Nguyên nhân của tình trạng trên? - Theo em, nên có những biện pháp nào để hạn chế và chấm dứt nạn bạo lực gia đình? Giải quyết vấn đề này liệu có dễ dàng không? Học sinh làm việc theo nhóm, đại diện phát biểu trước lớp. GV: chốt lại những ý kiến thảo luận và nêu quan điểm của mình. GV: Kết hợp trình chiếu những hình ảnh, vi deo về nạn bạo lực gia đình. Từ đó, yêu cầu học sinh rút ra bài học về cách ứng xử của các thành viên trong gia đình để có một gia đình hạnh phúc. HS: phát biểu những ý kiến của riêng mình GV :Mỗi lần ngắm tấm ảnh người nghệ sĩ thấy gì ? Ý nghĩa hình ảnh mà Phùng nhìn thấy ? HS : phát hiện, trả lời Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh tổng kết bài học? I. Tiểu dẫn. 1. Tác giả 2. Văn bản 3. Bố cục. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Bài học về cách đánh giá, nhìn nhận cuộc sống. a. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng b. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện c. Những bài học về cách nhìn nhận, đánh giá đời sống. - Miêu tả hai phát hiện của người nghệ sĩ Phùng và kể lại câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện, Nguyễn Minh Châu muốn người đọc nhận thức về cuộc đời: + Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại hai mặt đối lập, mâu thuẫn: đẹp – xấu, thiện – ác Đằng sau vẻ đẹp diệu kì của tạo hóa ta lại thấy có cái ác, cái xấu đến không thể tin nổi, một người đàn bà bị chồng đánh đập dã man nhưng nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu đó là những nghịch lí của đời sống được nhà văn phản ánh trong tác phẩm. + Từ đó, nhà văn đã gửi gắm đến người đọc thông điệp sâu sắc về cách nhìn nhận cuộc sống: Đừng nhầm lẫn giữa hiện tượng với bản chất; giữa hình thức bên ngoài với nội dung bên trong không phải lúc nào cũng thống nhất; không thể đánh giá sự việc qua dáng vẻ bề ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu bên trong. Cần có cái nhìn đa chiều về cuộc sống. - Câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà đáng thương kia còn ẩn chứa những triết lí sâu sắc về cuộc đời: Niềm hạnh phúc của con người nhiều khi thật giản đơn, khát vọng hạnh phúc thật nhỏ bé mà sao vẫn ngoài tầm tay. 2. Bài học về cách đánh giá, nhìn nhận con người. a. Nhân vật người đàn bà hàng chài b. Nhân vật người đàn ông c. Chị em thằng Phác d. Bài học về cách nhìn nhận, đánh giá con người - Mỗi con người là một thế giới bí ẩn cần khám phá. Và “nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người. + Người đàn bà là một thế giới bí ẩn, bị chồng đánh đập dã man nhưng vẫn chấp nhận cam chịu, không chống trả, không kêu lên một tiếng, cũng không tìm cách chạy trốn và nhất quyết không chịu bỏ người chồng vũ phu. + Người đàn ông trước đây vốn cục tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánh vợ con vậy mà giờ đây lại thành một kẻ vũ phu, độc ác, dữ dằn, xem việc đánh vợ như một phương thức để giải tỏa những uất ức trong cuộc sống. -Khi đánh giá một sự việc hay con người, chúng ta cần có cái nhìn đa chiều, tránh đơn giản, dễ dãi, xuôi chiều, phiến diện. + Phải thấu hiểu những lí do, nguyên nhân người đàn bà không chịu bỏ chồng mới thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ vùng biển đáng thương kia. + Người đàn ông trở nên tha hóa bởi chính sự xô đẩy của hoàn cảnh. Hoàn cảnh sống có thể biến những con người vốn hiền lành trở thành kẻ độc ác, dữ dằn. Hiểu được như thế, ta sẽ có cái nhìn cảm thông hơn với nhân vật này. 3. Bài học về tình cảm yêu thương, gắn bó trong gia đình. a. Nạn bạo lực gia đình - Biểu hiện của nạn bạo lực gia đình trong tác phẩm + Người đàn bà hàng chài thường xuyên bị chồng hành hạ đánh đập, “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. + Thằng Phác vì muốn bảo vệ cho người mẹ đáng thương đã nhảy xổ vào cái lão đàn ông để giật lấy chiếc thắt lung và dung chiếc khóa sắt quất vào khuôn ngực trần vạm vỡ của người cha để rồi bị lão đàn ông ấy tát cho hai cái ngã nhào xuống cát. Và có lần, nó còn định dung con dao găm để chống trả lại người cha của mình nhưng bị chị gái ngăn lại. - Sự bạo tàn nhiều khi được sinh ra từ nghèo đói vất vả. Nguyên nhân sự ng
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_khac_sau_nhung_gia_tri_dao_duc_lo.docx