SKKN Một số biện pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo Lớn 5 - 6 tuổi Trường mầm non Thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn chuẩn bị tâm thế tốt để vào trường Tiểu học
Như chúng ta đã biết khi trẻ lên 6 tuổi nghĩa là trẻ hết tuổi mầm non là lúc
đặt xong nền móng của nhân cách cho trẻ. Sự phát triển về mặt đạo đức cho trẻ
sau này đều mang dấu ấn của thời ấu thơ. Vì thế từ lứa tuổi này chúng ta phải
chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ, trên cơ sở đó từng bước hình thành nhân
cách cho trẻ theo phương hướng, yêu cầu mà xã hội đặt ra. Có thể nói thời kỳ trẻ
6 tuổi là giai đoạn bản lề cho sự phát triển mang tính bước ngoặt. Đặc biệt khi
trẻ ở giai đoạn này sẽ chuyển từ giai đoạn mầm non và bước sang giai đoạn Tiểu
học. Lúc này chúng ta sẽ nhận thấy đặc điểm phát triển của trẻ 6 tuổi là phát
triển về thể chất, tâm sinh lý, nhận thức có sự thay đổi khi trẻ tiếp xúc với môi
trường học đường. [2]
Trẻ bước vào tuổi lên 6 trẻ bắt đầu có sự nhận thức và phát triển vượt trội
về mọi mặt, cả về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ lẫn tính cách. Theo giáo sư - tiến sĩ
Vũ Gia Hiền, trẻ 5-6 tuổi đã hình thành nhân cách. các em bắt đầu khám phá
được khả năng và phẩm chất của mình, hiểu được thái độ của những người xung
quanh, có phản xạ vui buồn về thành công và thất bại, về ưu khuyết điểm của
bản thân, về những khả năng và sự bất lực. Tuy nhiên, khả năng hiểu của các em
chỉ ở mức độ đơn giản. Ở lứa tuổi này, trẻ đã biết được giới tính của mình, là
trai hay gái. Lúc này, hành vi của người lớn có tác động rất lớn đến trẻ. Cũng
trong giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu biết hành động có mục đích, biết
lập ra kế hoạch theo thời gian gần và không gian hẹp. Mặc dù các em chưa có
khái niệm kiểm soát thời gian và không gian nên chúng chỉ hành động theo bản
năng mà chưa biết đánh giá kết quả. Hiểu được đặc điểm này, giáo viên trong
các trường mẫu giáo, cha mẹ trẻ, nên tập cho trẻ biết chờ đợi, kiềm chế hành vi,
lời nói bộc phát qua những hoạt động cụ thể. Cần tổ chức trò chơi có luật chơi,
nhờ đó mục đích thô sơ (chơi) có thể trở thành kỹ năng sống. [6]
0 MỤC LỤC TT TIÊU ĐỀ Trang MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 1-3 1.1. Lý do chọn đề tài 1-2 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2-3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3-16 2.1. Cơ sở lí luận 3-4 2.2. Thực trạng 4-6 2.2.1. Thuận lợi 4 2.2.2. Khó khăn 5 2.2.3. Kết quả khảo sát 5-6 2.3. Các biện pháp 6-16 2.3.1. Biện pháp 1: Quan tâm đến việc phát triển toàn diện cho trẻ 6-9 2.3.2. Biện pháp 2: Chuẩn bị một số kĩ năng cần thiết tạo cho trẻ mạnh dạn, tự tin chuẩn bị vào trường Tiểu học. 9-13 2.3.3. Biệp pháp 3: Cho trẻ bước đầu làm quen kĩ năng cầm bút, tập lật giở sách, tư thế ngồi đọc, viết... 13-15 2.3.4. Biệp pháp 4: Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ 15-16 2.4. Hiệu quả đạt được 16-17 3. KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết khi trẻ lên 6 tuổi nghĩa là trẻ hết tuổi mầm non là lúc đặt xong nền móng của nhân cách cho trẻ. Sự phát triển về mặt đạo đức cho trẻ sau này đều mang dấu ấn của thời ấu thơ. Vì thế từ lứa tuổi này chúng ta phải chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ, trên cơ sở đó từng bước hình thành nhân cách cho trẻ theo phương hướng, yêu cầu mà xã hội đặt ra. Có thể nói thời kỳ trẻ 6 tuổi là giai đoạn bản lề cho sự phát triển mang tính bước ngoặt. Đặc biệt khi trẻ ở giai đoạn này sẽ chuyển từ giai đoạn mầm non và bước sang giai đoạn Tiểu học. Lúc này chúng ta sẽ nhận thấy đặc điểm phát triển của trẻ 6 tuổi là phát triển về thể chất, tâm sinh lý, nhận thức có sự thay đổi khi trẻ tiếp xúc với môi trường học đường. [2] Trẻ bước vào tuổi lên 6 trẻ bắt đầu có sự nhận thức và phát triển vượt trội về mọi mặt, cả về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ lẫn tính cách. Theo giáo sư - tiến sĩ Vũ Gia Hiền, trẻ 5-6 tuổi đã hình thành nhân cách. các em bắt đầu khám phá được khả năng và phẩm chất của mình, hiểu được thái độ của những người xung quanh, có phản xạ vui buồn về thành công và thất bại, về ưu khuyết điểm của bản thân, về những khả năng và sự bất lực. Tuy nhiên, khả năng hiểu của các em chỉ ở mức độ đơn giản. Ở lứa tuổi này, trẻ đã biết được giới tính của mình, là trai hay gái. Lúc này, hành vi của người lớn có tác động rất lớn đến trẻ. Cũng trong giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu biết hành động có mục đích, biết lập ra kế hoạch theo thời gian gần và không gian hẹp. Mặc dù các em chưa có khái niệm kiểm soát thời gian và không gian nên chúng chỉ hành động theo bản năng mà chưa biết đánh giá kết quả. Hiểu được đặc điểm này, giáo viên trong các trường mẫu giáo, cha mẹ trẻ, nên tập cho trẻ biết chờ đợi, kiềm chế hành vi, lời nói bộc phát qua những hoạt động cụ thể. Cần tổ chức trò chơi có luật chơi, nhờ đó mục đích thô sơ (chơi) có thể trở thành kỹ năng sống. [6] Với trẻ mẫu giáo hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi, học mang tính chất "Chơi mà học - Học bằng chơi". Giai đoạn chuyển từ mầm non sang lớp một là một bước chuyển lớn với trẻ. Bởi vì khi trẻ đang quen được chăm sóc, vui chơi phải chuyển sang môi trường mới, với hoạt động học tập là chính, ngồi một chỗ, viết bài, làm toán trong thời gian dài... Vì vậy để việc chuẩn bị tâm lí và kĩ năng cho trẻ trước khi vào lớp một là rất quan trọng. Trẻ rất hiếu động tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trẻ thực sự học trong khi chơi. Ở trẻ mẫu giáo lớn các yếu tố của hoạt động học tập đã xuất hiện, nhưng mới ở dạng sơ khai. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, học bằng hành, giải quyết vấn đề, trải nghiệm tìm tòi, khám phá...giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kĩ năng thực hành, giao tiếp ứng xử. Không nên dạy trước những gì mà sau này trẻ phải học một cách bài bản ở trường phổ thông. Hành trang cho trẻ vào lớp một nên nhỏ gọn để phù hợp với sức vóc của trẻ mới qua lớp mầm non. [5] Trên thực tế hiện nay chúng ta có thể thấy rằng giai đoạn chuyển từ mầm non sang Tiểu học là một bước chuyển lớn đối với trẻ. Việc trẻ phải dần thay đổi thói quen cũng như môi trường đã khiến nhiều trẻ bỡ ngỡ và gặp không ít khó 2 khăn khi bước vào lớp một. Vì vậy để việc chuẩn bị tâm lí và kĩ năng cho trẻ trước khi vào lớp một là rất quan trọng trong cuộc đời của trẻ, là một bước chuyển mang tính chất nhảy vọt. Vì thế, việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường Tiểu học là một quá trình lâu dài, ngay từ tuổi nhà trẻ đến khi có đủ điều kiện vào lớp một, và chỉ có trường mầm non mới làm tốt công tác này, vì mục tiêu của giáo dục mầm non là: Giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với độ tuổi.. Xuất phát từ các lý do đã nêu ở trên, bản thân tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi, nắm được đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ, tâm lý của phụ huynh học sinh, tôi thấy việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi có một tâm thế thoải mái, tự tin để trẻ bước vào trường Tiểu học là vô cùng cần thiết và quan trọng. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi Trường mầm non Thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn chuẩn bị tâm thế tốt để vào trường Tiểu học". 1.2. Mục đích nghiên cứu Qua nghiên cứu bản thân tôi muốn đưa ra các biện pháp và sử dụng hiệu quả các biện pháp đó để tác động linh hoạt, sáng tạo trong việc tạo tâm thế tốt cho trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị bước vào trường tiểu học. Cụ thể: Thông qua việc tổ chức các hoạt động hàng ngày giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình để diễn đạt một cách đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn, lưu loát, chính xác, logic và thể hiện được sắc thái biểu cảm phù hợp trong hoạt động hàng ngày, trong giao tiếp, ứng xử. Nâng cao hiệu quả nhận thức, tư duy. Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành, phát triển tốt nhất tình cảm và các mối quan hệ xã hội, bồi dưỡng, phát triển khả năng thẩm mỹ giúp trẻ biết nhìn nhận sự vật, sự việc gần gũi xung quanh một cách lạc quan, trong sáng và đẹp đẽ hơn góp phần tích cực vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Đúc rút các biện pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi Trường mầm non thị trấn Rừng Thông chuẩn bị tâm thế tốt để vào trường Tiểu học đạt hiệu quả cao. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Thông qua việc tổ chức các hoạt động hàng ngày để đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi trường mầm non Thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn chuẩn bị tâm thế tốt để vào trường Tiểu học. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi đã sử dụng các phương pháp sau: * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp tổng hợp và phân tích - Phương pháp hệ thống hóa Tôi tiến hành nghiên cứu đọc sách và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tâm sinh lí của trẻ 5-6 tuổi. Sưu tầm tư liệu, hình ảnh, qua thông tin thực tế ở nhà trường. 3 * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát sư phạm: Thông qua việc trực tiếp giảng dạy hàng ngày của bản thân và dự giờ của các đồng nghiệp. - Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với các giáo viên trong nhà trường để trao đổi các kinh nghiệm sáng tạo trong dạy trẻ. Đàm thoại với phụ huynh để tìm hiểu về tính cách, tâm lý của trẻ khi ở nhà. Đàm thoại và trò chuyện trực tiếp trẻ hàng ngày, tạo các tình huống cho trẻ có cơ hội diễn đạt những hiểu biết, những suy nghĩ của mình. Động viên, khuyến khích giúp trẻ tự tin bộc lộ khả năng, cảm xúc của mình. - Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thống kê toán học Xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các phép tính toán học. * Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tham khảo các bài viết, ý kiến của lãnh đạo, của đồng nghiệp về vấn đề mình đang thực sự quan tâm để xây dựng bài viết hoàn chỉnh. * Phương pháp điều tra Điều tra số lượng trẻ trên lớp, độ tuổi 5 - 6 tuổi với tổng số trẻ lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi do tôi chủ nhiệm là 30 trẻ. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận Trường mầm non là nơi trẻ làm quen với ngôn ngữ văn học nghệ thuật, trẻ được học cách hòa đồng với bạn bè, biết giữ yên lặng trong những giờ ngủ trưa, biết cảm ơn, xin lỗi...những bài học nề nếp về sinh hoạt, sự tự lập và mối quan hệ trong môi trường tập thể sẽ góp phần hình thành nhân cách của trẻ. Những bài học đầu tiên của trẻ mầm non là qua các bài đồng dao, bài thơ, bài hát, có tiết tấu vui tươi ngộ nghĩnh, tình cảm, bé thích và nhớ nhanh. [4] Ngày nay, đất nước ta đang có nhiều đổi mới, nền kinh tế ngày càng phát triển, sự hội nhập Quốc tế đòi hỏi ngày càng cấp bách. Nguồn nhân lực con người là yếu tố quyết định sự phát triển toàn diện của xã hội. Vì vậy, bản thân là giáo viên mầm non tôi đã nhận thấy rằng nếu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt ngay từ những năm tháng đầu đời thì sẽ nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục hiện nay. Nếu chúng ta Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt thì những búp non ấy sẽ xanh tươi và phát triển, trở thành thế hệ mầm non tương lai của đất nước biết kế thừa và phát huy những gì tốt đẹp nhất của loài người. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước có rất nhiều các chủ trương, chính sách về giáo dục trên phạm vi toàn quốc, giáo dục mầm non đã có một bước phát triển thất đáng kể vể chất lượng, số lượng, quy mô trường lớp đảm bảo. Năm 2011, Bộ GD&ĐT đã xây dựng đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi để chuẩn bị một tiền đề tốt cho trẻ bước vào lớp một. Chính vì thế, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 (Gọi tắt là chiến lược) là một căn cứ quan trọng để Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 4 thực hiện Nghị quyết lần thứ 6 của BCH Trung ương Đảng khóa XI và chiến lược phát triển KT- XH giai đoạn 2010 - 2020, Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 và quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, nhằm đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; đưa giáo dục nước ta trở thành một nước có nền giáo dục tiên tiến; thực hiện sứ mạng nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài; góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam. [1] Việc chuẩn bị cho con trẻ vào học lớp một không chỉ là chuẩn bị đầy đủ quần áo, sách vở, cặp bút dụng cụ học tập và cho con học trước chương trình lớp một là đủ mà phải chuẩn bị tâm lý cho trẻ, để trẻ bước vào lớp một với một tâm thế vững vàng, đầy háo hức đón chờ một sự thay đổi nhiều điều mới lạ. Bởi lẽ trẻ có háo hức muốn khám phá điều mới lạ thì trẻ mới ham thích đến trường, mới say sưa tìm tòi để khám phá thế giới xung quanh. Đây là động cơ tốt, ta muốn trẻ học tốt thì phải tạo động lực thúc đẩy. Quá trình dạy - học, là quá trình tương tác diễn ra giữa người dạy và người học, cần tạo động lực thúc đẩy tác động trực tiếp đến người học và người dạy thì kết quả đạt được mới cao. Thực tế cho thấy khi trẻ mầm non lên học tập ở trường Tiểu học một loạt quan hệ xã hội cần được thay đổi: quan hệ giữa trẻ với cô được thay thế bằng quan hệ “thầy - trò”, quan hệ giữa trẻ với trẻ ở trường mầm non là quan hệ bạn bè cùng chơi nay chuyển sang quan hệ bạn bè cùng học. Vì vậy việc cho trẻ làm quen với hoạt động học tập, với quan hệ xã hội ở trường Tiểu học ngay trong quá trình học tập ở trường Mầm non là rất cần thiết. Hơn thế nữa, trẻ mẫu giáo đang sống trong một môi trường được sự chăm lo chu đáo của cô về dạy dỗ, chăm sóc và nuôi dưỡng, được các cô chăm sóc nhiệt tình như người mẹ thứ hai. Vì thế chuyển sang lớp một, sang môi trường hoàn toàn mới lạ khác với môi trường mẫu giáo trẻ sẽ rất bỡ ngỡ, dễ bị hoang mang, lo sợ, dao động về mặt tâm lý, khó tiếp cận và thích nghi ngay được. Chính vì thế nhiệm vụ của giáo viên mầm non là phải tạo cho trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào trường tiểu học để trẻ tiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất. [5] 2.2. Thực trạng về chât lượng của trẻ lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi ở trường mầm non Thị trấn Rừng Thông. 2.2.1. Thuận lợi Trường mầm non Thị trấn Rừng Thông được công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2010, là một trong những trường chuyên môn nằm trong tốp đầu toàn huyện. Hàng năm tập thể nhà trường luôn đạt nhiều thành tích cao trong phong trào thi đua của bậc học. Đội ngũ giáo viên trong trường 100 % có trình độ chuẩn và trên chuẩn là 93%, các giáo viên trong nhà trường hầu như trẻ tuổi, có năng lực . Được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, bản thân được trực tiếp giảng dạy lớp Mẫu giáo Lớn (độ tuổi 5 - 6 tuổi). Dạy theo chương trình giáo 5 dục mầm non mới, được cung cấp các tài liệu tham khảo về kiến thức chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp một. Nhà trường tạo mọi điều kiện bản thân được học các chuyên đề hàng năm, được tham khảo nhiều tài liệu, sách báo những thông tin trên mạng về kiến thức chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một đã giúp cho bản thân có nhiều kiến thức để viết đề tài. Được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh đã phối hợp chu đáo, nhiệt tình trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Lớp Lớn tôi phụ trách có đầy đủ các trang thiết bị dạy học như: máy tính, ti vi, đầu đĩa, băng hình các loại, đồ dùng đồ chơi đầy đủ phục vụ cho chương trình Giáo dục mầm non của Bộ Giáo Dục. Phòng học thoáng mát, có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp là 100%, 100% trẻ ăn bán trú tại trường. Đa số các cháu có cùng độ tuổi, cháu đi học đều và ngoan, lễ phép, biết vâng lời cô giáo. Lớp tôi phụ trách có 30 cháu cùng độ tuổi, hầu như các cháu đã học qua chương trình lớp mẫu giáo Nhỡ (4-5 tuổi) nên việc thực hiện lịch sinh hoạt hàng ngày trẻ đã thực hiện tốt và đi vào nề nếp. Nhiều cháu có khả năng lao đông tự phục vụ. Qua đó cũng giúp tôi thành công hơn trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ trước khi vào Tiểu học. Bên cạnh đó thì tôi cũng được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh khi đem con đến lớp gửi nên điều đó cũng phần nào giúp tôi có động lực trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ lớp tôi khi vào trường Tiểu học. Bên cạnh những thuận lợi, bản thân tôi cũng còn gặp những khó khăn nhất định, cụ thể 2.2.2. Khó khăn Việc nhận thức vấn đề cho con vào lớp một của 1 số phụ huynh còn lệch lạc. Một số phụ huynh chưa thực sự hiểu về bậc học mầm non, họ cho rằng “trăng đến rằm thì trăng tròn”, trẻ đến 6 tuổi thì nghiễm nhiên đi học lớp một, không cần phải chuẩn bị tâm thế cho trẻ cũng như không cần biết khả năng nhận thức và sức khỏe của trẻ có thể đảm bảo được cho trẻ học tập hay không. Mặt khác, đa số trẻ phạm vi giao tiếp còn hạn chế, trẻ còn dụt dè, bỡ ngỡ, nhiều cháu chưa mạnh dạn Đồ dùng, đồ chơi của lớp mới đủ so với yêu câu tối thiểu, nhưng còn thiếu đồ dùng hiện đại.. Căn cứ vào tình hình trên trước khi tiến hành nghiên cứu đề tài bản thân đã tiến hành khảo sát trên trẻ như sau. 2.2.3. Kết quả thực trạng: Bản thân tôi sau khi được phân công chủ nhiệm lớp Lớn, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu đánh giá từng trẻ, xem sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ để từ đó tôi có thêm tư liệu về từng cá nhân trẻ và nắm đựơc tình hình học tập cũng như sức khoẻ của trẻ. Từ đó tôi bắt đầu khảo sát chất lượng trên trẻ, kết quả đạt như sau: 6 Bảng khảo sát trẻ đầu năm học (tháng 9/2017) Kết quả đầu năm Đạt Chưa đạt Nội dung đánh giá Tổng số trẻ Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Tâm thế trẻ tự tin thể hiện rõ mong muốn trước chỗ đông người. 30 15 50,0 15 50,0 Trẻ có nề nếp, kỷ luật tốt trong việc tham gia các hoạt động. 30 20 67,0 10 33,0 Kỹ năng tự phục vụ của trẻ 30 10 33,0 20 67,0 Khả năng tư duy, giải quyết nhanh nhẹn mọi vấn đề 30 17 57,0 13 43,0 Kỹ năng tốt khi thực hiện làm quen với chữ viết 30 10 33,0 20 67,0 * Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả khảo sát tôi thấy chất lượng ở từng nội dung như sau: Nội dung 1: Đa số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin thể hiện rõ mong muốn trước chỗ đông người. Tỷ lệ đạt chưa cao mới ở mức 50,0%. Nội dung 2: Trẻ chưa có nề nếp, kỷ luật khi tham gia các hoạt động tại lớp. Tỷ lệ đạt mới ở mức 67,0%. Nội dung 3: Kỹ năng tự phục vụ của trẻ còn hạn chế đa số trẻ còn ỷ lại cô giáo chưa biết tự phục vụ bản thân. Tỷ lệ đạt còn thấp 33,0%. Nội dung 4: Khả năng tư duy, giải quyết mọi vấn đề còn hạn chế. Tỷ lệ mới đạt 57,0% Nội dung 5: Kỹ năng của trẻ khi thực hiện làm quen với chữ viết, tỷ lệ đạt mới ở mức 33.0 %. Đứng trước tình hình trên, tôi thiết nghĩ cần phải có kế hoạch để nâng cao chất lượng chăm sóc, phát triển đầy đủ các mặt giáo dục cho trẻ để trẻ có tâm thế sẵn sàng bước vào trường Tiểu học đạt kết quả tốt nhất. Tôi đã áp dụng 4 biện pháp và tôi thấy đã có hiệu cụ thể như sau: 2.3. Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trường mầm non Thị trấn Rừng Thông chuẩn bị tốt tâm thế để vào trường Tiểu học. 2.3.1. Biện pháp 1: Quan tâm đến việc phát triển toàn diện cho trẻ * Chuẩn bị tâm thế để trẻ vào trường Tiểu học thông qua lĩnh vực phát triển thể lực, thể chất. Ở trường mầm non trẻ được hoạt động hàng ngày để phát triển thể lực như: thông qua thực hiện tập thể dục sáng thường xuyên lồng ghép các bài tập 7 Aerobic vào bài tập phát triển chung giúp trẻ rất hứng thú và qua đó trẻ có cơ thể khỏe mạnh phát triển. Khi lên kế hoạch Chủ đề tôi cố gắng mỗi tuần một lần cho trẻ thực hiện một bài tập vận động cơ bản để phát triển thể chất cho trẻ. Ngoài thể dục sáng ra tôi còn thường xuyên lồng ghép giáo dục thể chất vào các hoạt động học ở các Chủ đề. Ví dụ: Ở Chủ đề “Bản thân” tôi dạy trẻ hiểu được chức năng, sự cần thiết của việc chăm sóc giữ gìn vệ sinh cơ thể, dạy trẻ nhận biết được bốn nhóm thực phẩm, biết được lợi ích của bốn nhóm thực phẩm với sức khỏe của bản thân. Cho trẻ biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ chất, sự cần thiết của việc luyện tập thể dục đối với sức khỏe bản thân, dạy trẻ cách lao động tự phục vụ bản thân như dạy trẻ tự thắt quai giày, tự cài cúc áo, tự xếp quần áo sau khi thay đồ, từ đó cho trẻ hình thành tính độc lập, không phụ thuộc, ỷ lại vào người khác. Ngoài công việc lao động tự phục vụ bản thân ra tôi còn cho trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, biết giúp cô một số công việc đơn giản. Ví dụ: Trong giờ ăn trẻ tự gấp khăn, xếp thìa, bát, chia cơm cho các bạn phụ cô, tạo cho trẻ hứng thú khi được lao động tự phục vụ mình và bạn. Hình ảnh: Giờ ăn của trẻ tại lớp Ngoài việc thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ trên lớp tôi thường xuyên quan tâm đến việc rèn luyện thể chất cho trẻ một cách hợp lý và khoa học thông qua các hoạt động chung, hoạt động ngoài trời... Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian cho trẻ tham gia một cách tích cực nhằm rèn luyện sự khéo léo, nhạy bén của các giác quan như trò chơi "Kéo co”, “ Mèo đuổi chuột”... 8 * Chuẩn bị tâm thế để trẻ vào trường Tiểu học thông qua lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và trí tuệ Ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa là điều kiện để con người hoạt động và giao lưu. Trong hoạt động học tập, ngôn ngữ vừa là công cụ để tư duy, lĩnh hội tri thức, vừa nói lên khả năng trí tuệ của con người. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi vừa giúp cho việc phát triển trí tuệ của trẻ, vừa là công cụ để tư duy. Vì vậy việc chuẩn bị cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày là việc quan trọng nhất để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt, thì đồng thời các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giáccủa trẻ cũng phát triển tốt. [4] Để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một một
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_giup_tre_mau_giao_lon_5_6_tuoi_tr.pdf