SKKN Một số biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành môn Toán lớp 4

SKKN Một số biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành môn Toán lớp 4

Các môn học nói chung và môn Toán nói riêng trong chương trình Giáo dục Tiểu học có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành trí tuệ và nhân cách con người lao động. Bậc học tiểu học được chia thành 5 khối lớp, các kiến thức Toán học được làm quen và nâng cao dần về độ khó về kiến thức cũng như kĩ năng. Có thể nói, chương trình Toán ở Tiểu học được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 ở các khối lớp 1,2,3 và giai đoạn 2 ở khối lớp 4,5. Trong đó, giai đoạn 1 có thể coi là giai đoạn học tập cơ bản, còn giai đoạn 2 là giai đoạn học tập sâu ( so với giai đoạn trước). Nếu như ở các lớp 1,2,3, học sinh chủ yếu nhận biết các khái niệm ban đầu, đơn giản qua các ví dụ cụ thể với sự hỗ trợ của các vật thật hoặc mô hình, tranh ảnh,.chủ yếu nhận biết cái riêng lẻ, cái toàn thể .Nhưng đến giai đoạn 2, ở lớp 4,5, các em được học tập các kiến thức và kĩ năng khái quát hơn, tường minh hơn. Tính trừu tượng, khái quát của nội dung môn Toán ở các lớp 4,5 được nâng lên một bậc.

Đối với chương trình môn Toán lớp 4, có thể nói học sinh bước vào một giai đoạn học tập mới. Chương trình có kế thừa và phát huy các kết quả về kiến thức và kĩ năng môn Toán ở giai đoạn 1, đồng thời cũng khái quát hóa kiến thức và học những kiến thức mới, những dạng Toán mới.

 

doc 21 trang thuychi01 16183
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành môn Toán lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung 
Trang
 Mục lục
1
1. Mở đầu
2
1.1. Lí do chọn đề tài.
2
 1.2. Mục đích nghiên cứu
3
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
3
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
18
 3. Kết luận, kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài.
Các môn học nói chung và môn Toán nói riêng trong chương trình Giáo dục Tiểu học có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành trí tuệ và nhân cách con người lao động. Bậc học tiểu học được chia thành 5 khối lớp, các kiến thức Toán học được làm quen và nâng cao dần về độ khó về kiến thức cũng như kĩ năng. Có thể nói, chương trình Toán ở Tiểu học được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 ở các khối lớp 1,2,3 và giai đoạn 2 ở khối lớp 4,5. Trong đó, giai đoạn 1 có thể coi là giai đoạn học tập cơ bản, còn giai đoạn 2 là giai đoạn học tập sâu ( so với giai đoạn trước). Nếu như ở các lớp 1,2,3, học sinh chủ yếu nhận biết các khái niệm ban đầu, đơn giản qua các ví dụ cụ thể với sự hỗ trợ của các vật thật hoặc mô hình, tranh ảnh,...chủ yếu nhận biết cái riêng lẻ, cái toàn thể ...Nhưng đến giai đoạn 2, ở lớp 4,5, các em được học tập các kiến thức và kĩ năng khái quát hơn, tường minh hơn. Tính trừu tượng, khái quát của nội dung môn Toán ở các lớp 4,5 được nâng lên một bậc.
Đối với chương trình môn Toán lớp 4, có thể nói học sinh bước vào một giai đoạn học tập mới. Chương trình có kế thừa và phát huy các kết quả về kiến thức và kĩ năng môn Toán ở giai đoạn 1, đồng thời cũng khái quát hóa kiến thức và học những kiến thức mới, những dạng Toán mới. 
Trong nhiều năm trực tiếp làm GV dạy lớp 4, tôi nhận ra rằng, chất lượng môn Toán của học sinh lớp 4 bao giờ cũng thấp hơn các khối lớp khác. Cũng đối tượng học sinh đó, ở lớp 2,3, tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt môn Toán cao, hầu như không có hs chưa hoàn thành môn học. Nhưng đến khi lên lớp 4, đặc biệt là kết quả cuổi học kì I thì tỉ lệ hs hoàn thành tốt thấp hơn hẳn và tỉ lệ học sinh yếu (nay gọi là học sinh Chưa hoàn thành môn học) tăng lên.
	Năm học 2016-2017, năm học tiếp tục thực hiện thông tư 30 (và thông tư 22 từ ngày 15/11), đã phần nào giúp học sinh tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. Đối với giáo viên, việc điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, ...kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ học sinh, có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh là vô cùng quan trọng.
	Chính vì vậy, tôi đã tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân của thực trạng và tìm những giải pháp cụ thể để gớp phần nâng cao chất lượng môn Toán lớp 4, đồng thời giảm tối thiểu học sinh chưa hoàn thành môn Toán ở khối lớp này. Tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành môn Toán lớp 4”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Khi chọn và nghiên cứu đề tài này, tôi muốn tìm ra những giải pháp, con đường đi, những cách dạy sao cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán lớp 4 nắm vững các mạch kiến thức, có kĩ năng tính toán, giải được các dạng toán cụ thể trong chương trình Toán 4, vận dụng linh hoạt trong quá trình học Toán của mình. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, bản thân tôi thấy nghiệp vụ chuyên môn được nâng cao, được tham gia nghiên cứu khoa học, được trao đổi với các bạn đồng nghiệp để học tập những kinh nghiệm quý. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Để thực hiện được đề tài đã chọn, Trước hết, tôi đã nghiên cứu chương trình Toán chương trình Toán 4 và các kiến thức các em đã được học ở lớp dưới để xem các em đã có những kiến thức và kĩ năng nào, các dạng toán các em đã được học đến đâu. Nghiên cứu thực trạng việc dạy, học và kết quả học tập môn Toán lớp 4, thực nghiệm trong giảng dạy và rút ra các giải pháp giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành môn Toán lớp 4. 
	1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện, tôi đã áp dụng nhiều phương pháp như: Phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp kiểm tra, phương pháp tổng hợp, phương pháp nghiên cứu tài liệu,......
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận: 
	Trong chương trình Toán 4, học sinh đã hoàn thiện về Số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên, các yếu tố hình học và các dạng toán có lời văn rất gần với đời sống hàng ngày ... Với hầu hết học sinh lớp 4 mà tôi đã giảng dạy trong những năm vừa qua, 
các em đã làm tương đối tốt. Bên cạnh đó vẫn còn học sinh chưa bắt kịp với chương trình, với các kiến thức và kĩ năng cần đạt được trong môn Toán lớp 4, nhất là những bài toán, dạng toán mang tính khái quát hơn, đòi hỏi tư duy cao hơn các lớp dưới mà các em đã học. Để khắc phục tình trạng đó, người giáo viên cần điều chỉnh phương pháp, có những giải pháp riêng biệt đ ể không còn tình trạng học sinh chưa hoàn thành môn Toán 4
	2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
a, Thực trạng: 
 Ngôi trường tôi công tác đóng trên địa bàn Thị trấn, tuy vậy, học sinh của trường có đến 50% là học sinh các xã lân cận đến học, với nhiều học sinh là con em đồng bào dân tộc. Qua quá trình quản lí và theo dõi chất lượng đại trà của toàn trường, tôi nhận thấy rằng, cũng lứa, đối tượng học sinh đó nhưng chất lượng môn Toán lớp giảm nhiều so với khi các em học lớp 2, lớp 3. Năm học 2014- 2015, tôi đã tổng hợp kết quả bài kiểm tra định kì lần 2 và lần 4 như sau: ( trên tổng số 30 em)
Bài kiểm tra thứ nhất
Bài kiểm tra thứ hai
Điểm 9,10
Điểm 7,8
Điểm 5,6
Điểm dưới 5
Điểm 9,10
Điểm 7,8
Điểm 5,6
Điểm dưới 5
10
11
6
3
11
11
5
3
Kết quả trên, so với kết quả môn Toán của 30 em học sinh này hồi lớp 3, tôi nhận thấy rằng tỉ lệ học sinh khá giỏi giảm xuống còn học sinh trung bình và yếu lại tăng lên.
Cùng với số liệu gần nhất, đồng thời xem xét lại hồ sơ và kết qủa học tập các năm học trước đó, tôi nhận thấy rằng, hầu hết chất lượng môn Toán lớp 4 đều bị giảm sút so với kết quả của cuối năm lớp 3 của chính các em. Tại sao lại như vây? Tôi đi tìm câu trả lời bằng cách bắt tay vào nghiên cứu, tìm hiều nguyên nhân dẫn đến kết quả như trên để tìm ra biện pháp dạy học phù hợp.
b. Nguyên nhân của thực trạng .
Nguyên nhân từ phía học sinh: 
Qua quá trình tìm hiểu và từ thực tế dạy học của mình, tôi thấy những học sinh được xếp vào học lực yếu kém ( chưa hoàn thành) môn Toán 4 , phần lớn có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kĩ năng. Có khá nhiều lí do dẫn đến học sinh có kết quả môn Toán hạn chế như: chưa nắm chắc kiến thức ở lớp dưới ( chưa thuộc bảng cửu chương, cộng trừ nhẩm còn chậm...); khả năng tiếp thu kiến thức, năng lực tư duy yếu ; khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, lười học tập, suy nghĩ; việc chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền; một số em lại học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức để thực hành tính, kĩ năng giải toán; một số em cũng chưa được sự quan tâm của gia đình, người thân, đi học thiếu sách vở, đồ dùng học tập do bố mẹ đi làm ăn xa hoặc hoàn cảnh gia đình đặc biệt. 
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng các đối tượng học sinh chưa hoàn thành môn Toán lớp 4 thường không thực hiện được kĩ năng tính, nhất là gặp rất nhiều khó khăn khi nhân ( chia ) với ( cho ) số có nhiều chữ số, hay lẫn dạng và chưa phân được cách giải các dạng toán có lời văn mới được dạy trong chương trình (Toán Trung bình cộng, Toán về Tìm hai số khi biết Tổng và Hiệu , Tổng và tỉ số, Hiệu và Tỉ số), vệc nhận dạng các hình hình học hay kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo lường còn chậm...
Nguyên nhân từ phía giáo viên: 
Đối với giáo viên dạy lớp 4: bản thân tôi, với trình độ đều trên chuẩn và đã đạt danh hiệu GVDG cấp huyện, tôi thấy mình đã cố gắng rất nhiều. Tuy nhiên, từ chính bản thân mình nói riêng và các đồng nghiệp dạy lớp 4 nói chung, tôi thấy còn một số hạn chế như sau:
+ Chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và độ khó của chương trình Toán 4 	+ Do khối lượng kiến thức Toán 4 khá nặng, với nhiều kiến thức, kĩ năng mới được đưa vào chương trình, đòi hỏi người giáo viên phải tích cực nghiên cứu phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hiểu sách và truyền đạt lại cho tất cả học sinh nắm được kiến thức, đặc biệt là hình thành cho các em chia cho số có nhiều chữ số, hay giúp các em phân biệt được các dạng toán có lời văn và giải tốt các dạng toán đó. Tôi đã chưa thực sự đầu tư nghiên cứu và làm tốt công việc này trong những năm học trước.
+ Tôi thấy mình và đồng nghiệp chưa chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu, chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút để giúp đỡ các em. 
+ Trong những năm qua, tôi đã có xây dựng các bài tập củng cố kiến thức để phụ đạo và giúp đỡ học sinh yếu, tuy nhiên hệ thống bài tập mà tôi xây dựng đang còn chung chung, chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp, nhất là với đối tượng học sinh yếu kém. 
+ Giáo viên chưa chú trọng giải pháp tâm lí cũng như sự động viên, khuyến khích, tuyên dương kịp thời những học sinh có kết quả môn Toán chưa tốt khi các em tiến bộ. 
 	 Nguyên nhân từ phía gia đình học sinh.
 Từ thực tiễn dạy học của mình, ngoài những học sinh còn chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng Toán lớp 4 do trí tuệ, còn đa số các em còn lại đều rơi vào những gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn, không quan tâm đến việc học của con, hoặc những gia đình quan tâm thì bố mẹ lại không có phương pháp sư phạm, hoặc không nắm được cách giải Toán Tiểu học, hoặc không có kiến thức để giúp hoặc hỗ trợ chợ con cho việc học ở nhà. Chính vì vậy, các đối tượng học sinh này, có nâng bậc và tiến bộ được hay không, phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào cô giáo dạy trên lớp.
Nguyên nhân từ phía nội dung chương trình.
Chương trình môn Toán lớp 4, học sinh bắt đầu chuyển sang giai đoạn học tập sâu hơn so với các kiến thức và kĩ năng mà các em đã được học ở các khối lớp 1,2,3. Nhiều kiến thức mới được dạy và bổ sung ở các nội dung về số học, phép tính, đo lường, yếu tố thống kê, giải toán có lời văn.... Khi tìm hiểu và nghiên cứu tổng thể chương trình Toán 4, tôi thấy về mạch số học, chương trình đã bổ sung, hoàn thiện, tổng kết , khái quát hóa (dù còn đơn giản) về số tự nhiên và dãy số tự nhiên. Nhân, chia với ( cho) số có nhiều chữ số, hình thành các công thức, khái quát hóa các tính chất của phép tính. Các đơn vị đo lường mới, gắn với thực tế được đưa vào chương trình. Mạch kiến thức về giải toán có lời văn cơ bản của Tiểu học như Tìm hai số khi biết Tổng và hiệu hoặc Tổng và tỉ số hay Hiệu và tỉ số của hai số....được giảng dạy ở chương trình Toán 4. .... Mặc dù các kiến thức, kĩ năng Toán 4 được dạy từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng, nhưng với nhiều học sinh, nhất là những học sinh có tư duy và khả năng tiếp thu kém hơn là cả một vấn đề không đơn giản. Học sinh lớp 4 phải học một khối lượng kiến thức khó và rộng hơn nhiều so với những gì mà các em đã học ở lớp 3. Để tiếp thu, nắm được kiến thức, có những kĩ năng tính và giải toán mà yêu cầu chương trình đưa ra, đối tượng học sinh Trung bình, yếu kém khá vất vả. Đây chính là một nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới nhiều học sinh lớp 4 có kết quả môn Toán đi xuống. 
* Thấy rõ được thực trạng và nguyên nhân như vậy, tôi đã tìm các giải pháp, lập kế hoạch để nâng cao chất lượng đại trà nói chung, gúp đỡ học sinh yếu kém (chưa hoàn thành) môn Toán lớp 4 nói riêng. Tôi đã thực hiện các giải pháp của mình trong hai năm học 2015-2016, 2016 - 2107 và đạt được những kết quả khả quan. Sau đây tôi xin trình bày “ Một số biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành môn Toán lớp 4”
2.3. Các giải pháp thực hiện.
Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp của mình, tôi đã thực hiện những giải pháp sau: 
2.3.1. Phân loại đối tượng học sinh, chọn ra những học sinh yếu kém (chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng) môn Toán. (qua kết quả học tập và theo dõi những tuần đầu năm) .
Việc đánh giá, phân loại được các đối tượng học sinh trong lớp, tìm hiểu và nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí cũng như lực học, khả năng tiếp thu bài của mỗi học sinh đầu năm học là một nhiệm vụ chuyên môn quan trọng của mối giáo viêm chủ nhiệm... Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, qua các bài học trên lớp, theo dõi tìm hiểu kết quả học tập của học sinh các lớp dưới, tôi đã phân loại và chọn ra những học sinh cần giúp đỡ, phụ đạo vì đầu năm lớp 4 mà chất lượng môn Toán chưa tốt thì rất khó khăn cho cả một giai đoạn học tập sau đó. 
2.3.2. Nghiên cứu nội dung chương trình , xây dựng các dạng bài tập phù hợp với đối tượng học sinh yếu kém.
	Những năm học trước đây, việc giúp đỡ, phụ đạo học sinh yếu kém là một nhiệm vụ quan trọng nhưng chưa được chú ý. Tôi chỉ thường giao thêm bài tập cho đối tượng học sinh này mà chưa thực sự đầu tư nghiên cứu một hệ thống bài phù hợp, dễ tiếp thu và khuyến khích được học sinh học tập. Hai năm học vừa qua, tôi đã nghiên cứu chương trình, nghiên cứu lỗ hổng kiến thức, kĩ năng mà học sinh của mình hay mắc để xây dựng một hệ thống bài tập phù hợp theo dạng, theo thời điểm, theo mạch kiến thức, kĩ năng ....sao cho học sinh yếu kém có thể tiếp thu được kiến thức, thực hiện các kĩ năng một cách dễ dàng nhất. Tôi đã xây dựng các bài tập theo các dạng sau: 
	Xây dựng dạng bài tập lấp "lỗ hổng" kiến thức, kĩ năng ở các lớp dưới.
	 Với những học sinh yếu về môn Toán, đa số các em có lỗ hổng kiến thức (chưa nắm được kiến thức ở các lớp dưới). Ở trên lớp, giáo viên quan tâm, phát hiện và phân loại những lỗ hổng kiến thức mà học sinh mắc phải. Có học sinh chưa thuộc bảng cửu chương, nhân (chia) chưa thành thạo với (cho) số có một chữ số, cũng có học sinh kĩ năng trừ nhẩm chưa tốt, hay có em hay mắc lỗi về giải toán có lời văn, có em kém hắn, hổng kiến thức rất nhiều.... Trong chương trình môn Toán lớp 4, càng về sau, chương trình càng nặng về kiến thức và kĩ năng. Phát hiện những lỗ hổng kiến thức đó, tôi đã xây dựng những bài tập phù hợp để cho các em luyện tập thêm trong các tiết học tăng buổi. Các bài tập nhằm lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh cần phải kịp thời, đúng thời điểm và chủ yếu trong thời gian đầu năm học.
	Ví dụ trước khi dạy cho các em kĩ năng nhân (chia) với ( cho ) số có hai, ba chữ số thì giáo viên cần xem trong lớp những em nào còn chưa thuộc bảng cửu chương, chưa nhân ( chia ) thành thạo với ( cho ) số có một chữ số hay chưa trừ nhẩm thành thạo thì cần có bài tập để lấp những lỗ hổng kiến thức này. Cụ thể, có thể ra các dạng bài tập để củng cố kiến thức, kĩ năng ở lớp 2, lớp 3 mặc dù các em đang học ở lớp 4. Cụ thể:
Bài 1: Tính nhẩm:
 7 9 = ............ 6 8 = ............ 42 : 7 = ...............
 64 : 8 = ............	 54 : 6 = ........... 36 : 4 = ..................
Bài 2: Đặt tính rồi tính
 a, 589 + 72 b, 157 - 78
 c, 268 7 d, 384 : 7
	 Để thực hiện tốt kĩ năng tính ở chương trình Toán 4, học sinh cần phải làm được các bài tập trên, bởi nếu không thuộc bảng cửu chương, không trừ nhẩm được hay chưa có kĩ năng nhân ( chia ) với ( cho) số có một chữ số thì hậu quả kéo theo là các em sẽ không thể nhân (chia) với ( cho ) số có hai, ba chữ số. 
	Tiếp nối mạch kiến thức giải toán có lời văn, chương trình Toán 4 đưa vào dạy các dạng toán có lời văn mới. Trước khi dạy các em các dạng toán có lời văn đó, tôi đã cho các em làm lại một số dạng toán có lời văn đã học ở các lớp dưới, để học lại cách phân tích đề bài, cách tóm tắt, nhớ lại cách giải, rèn kĩ năng tư duy với những bài toán đơn giản, từ đó bắt vào những dạng Toán phức tạp hơn...Các kiến thức trọng tâm được ôn tập kĩ lưỡng, nhiều lần để học sinh vận dụng vào những bài học mới. Với lợi thế học sinh được học hai buổi/ngày, tôi có thời gian để ôn lại cho các em vào các buổi hai mà không ảnh hưởng đến chương trình chính khóa.
Thiết kế dạng bài tập vừa sức, phù hợp với học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng. 
	Để đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng đưa ra, ở mỗi tiết học, cần đạt được mục tiêu cụ thể để đảm bảo yêu cầu của chương trình. Tuy nhiên, từ thực tế dạy học, trong những tiết học được dạy cho cả lớp, việc luyện tập được thực hiện theo trình độ chung, nhiều khi không phù hợp với khả năng học sinh yếu kém. Vì vậy khi làm việc riêng với nhóm học sinh có kết quả học tập chưa tốt môn học này, cần dành thời gian để các em tăng cường luyện tập vừa sức mình. Riêng đối với môn Toán của toàn bậc học nói chung và môn Toán lớp 4 nói riêng, ngoài yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng, còn yêu cầu học sinh phải hoàn thiện các bài tập cụ thể trong mỗi tiết học. Mặc dù chương trình đã giảm tải để giảm áp lực cho học sinh, để phù hợp với thời lượng một tiết học. Tuy nhiên, với học sinh gặp khó khăn trong môn Toán lớp 4, số lượng bài bài đó vẫn còn rất nặng, và nhiều bài, các em còn chưa thể giải quyết ngay được sau khi giáo viên giảng xong bài mới. Để giải quyết những vướng mắc này, giáo viên cần chủ động, nghiên cứu từng bài tập, thiết kế, bổ sung thêm sao cho học sinh yếu kém hoàn thành được bài tập. 
	Ví dụ: Ở tiết Luyện tập ( trang 74), học sinh phải thực hiện 5 bài tập, trong đó có bài tập sau:
Bài 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 142 12 + 142 18 b) 49 365 - 39 365 c) 4 18 25
	 Với bài tập này, những học sinh có tư duy tốt, các em sẽ làm rất nhanh dạng này (học sinh phải áp dụng những tính chất đã học, đồng thời cần quan sát, linh hoạt trong việc đổi chỗ các thừa số hay nhận ra thừa số chung). Nhưng với học sinh yếu kém, giáo viên có thể xây dựng trên phiếu của bài tập này nhưng dễ hơn để các em hoàn thành được bài tập trên sự định hướng ban đầu của giáo viên như sau:
Tính bằng cách thuận tiện nhất (Điền vào chỗ chấm )
a) 142 12 + 142 18 b) 49 365 - 39 365 c) 4 18 25 
 = 142 ( 12 + 18) = ............................. = ( 4 25) 18
= ..............................	 = ............................ = ................................. 
= ..............................	 = ............................. = ..................................
* Hay như sau khi học xong cách thực hiện giải bài toán tìm hai số khi bết hiệu và tỉ số của hai số đó, theo yêu cầu, học sinh phải hoàn thành bài tập sau:
Bài 1: Số thứ nhất kém số thứ hai là 123, Tỉ số của hai số là . Tìm hai số đó.
Đối với đa số học sinh, chỉ cần dựa vào bài giảng của giáo viên các em có thể hoàn thành ngay được bài giải. Song thực tế, vì đây là bài thực hành đâu tiên, nên để học sinh yếu kém hiểu rõ bản chất và giải luôn được các bài tập này là việc làm rất khó khăn. Chính vì vậy, để giúp các em hoàn thành được, giáo viên cần biến đổi thành các bài tập phù hợp vào phiếu như sau:
Bài 1: Số thứ nhất kém số thứ hai là 123, Tỉ số của hai số là . Tìm hai số đó.
Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện bài giải:
	?	Bài giải
Ta có sơ đồ: Số thứ nhất : ?
 Số thứ hai:
	123	 
	Hiệu số phần bằng nhau là:
	..................................................
.................................................
.................................................
..................................................
.................................................
	Qua các dạng bài tập cụ thể, từ hững bài tập thực hành từ dễ đến khó, dưới sự hướng dẫn thêm của giáo viên, học sinh yếu kém sẽ dần dần hình thành được kĩ năng giải toán. 
	Để làm được công việc này, đòi hỏi giáo viên phải thực sự đầu tư về thời gian, trí tuệ, phải thực sự mong muốn học sinh của mình ngày càng tiến bộ. Đối với học sinh yếu kém. Tôi đã coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kĩ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thức nên đã dành thời gian để các em thực hành các bài tập vừa sức. 
	Ở các tiết ôn luyện ở buổi 2, tôi đã đưa hệ thống các bài tập nhưng chia bài theo nhóm học sinh, chẳng hạn, nhóm yếu, kém làm bài 1, bài 2, nhóm Trung bình làm bài 2,3 và nhóm khá, giỏi làm bài 3,4. Như vậy tất cả các học sinh trong trong lớp đều có bài tập vừa sức, tạo nên sự hứng thú cho học sinh. 
	 Thiết kế các bài tập để học sinh dễ so sánh và phân biệt các kiến thức, kĩ nă

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_giup_do_hoc_sinh_chua_hoan_thanh.doc