SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt về tính từ trong phân môn Luyện từ và câu ở trường Tiểu học Thị Trấn, huyện Lang Chánh

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt về tính từ trong phân môn Luyện từ và câu ở trường Tiểu học Thị Trấn, huyện Lang Chánh

 Ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là nền tảng vững chắc cho học sinh học tập tốt tất cả các môn học khác. Một trong những mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói,đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. Trong môn Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trong chương trình Tiểu học. Trước hết, phân môn Luyện từ và câu cung cấp vốn từ và làm giàu vốn từ cho học sinh đặc biệt là hệ thống từ ngữ cung cấp cho học sinh gắn với chủ điểm ở từng lớp nhằm tăng cường sự hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Khái niệm ngữ pháp thường mang tính trừu tượng và khái quát cao. Việc tiếp nhận các khái niệm ngữ pháp đối với học sinh tiểu học hết sức khó khăn vì nó đòi hỏi một trình độ tư duy nhất định. Để giảm độ khó cho học sinh trong việc lĩnh hội các khái niệm ngữ pháp, bên cạnh việc cung cấp ý nghĩa của ngữ pháp, giáo viên cần cung cấp các dấu hiệu hình thức ngữ pháp để học sinh dễ nhận diện.

Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy: Một trong những phần kiến thức ngữ pháp mang tính trừu tượng và khái quát cao mà học sinh còn rất lúng túng và gặp không ít những khó khăn, vướng mắc trong việc xác định tính từ và vận dụng thực hành về tính từ. Việc phân biệt tính từ trong tiếng Việt rất phức tạp, vì nhiều khi tính từ có dạng như động từ hoặc danh từ. Giáo viên đã dành rất nhiều thời gian cho nội dung dạy học này song chất lượng vẫn chưa đạt được như mong muốn. Một trong những nguyên nhân đó là do hiệu quả dạy học về tính từ chưa cao. Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu mảng đề tài này với hi vọng giúp các em học sinh nắm chắc hơn, ít bị lúng túng hơn khi gặp các dạng bài tập có liên quan đến tính từ. Khi đã nắm vững khái niệm về tính từ, hiểu rõ bản chất của tính từ và một số mẹo để nhận dạng tính từ, các em dễ dàng tìm được tính từ và vận dụng dùng từ đặt câu và làm bài tập làm văn sinh động hơn từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học của môn Tiếng Việt.

 

doc 19 trang thuychi01 19962
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt về tính từ trong phân môn Luyện từ và câu ở trường Tiểu học Thị Trấn, huyện Lang Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
I
MỞ ĐẦU
2
1.1.
Lý do chọn đề tài
2
1.2.
Mục đích nghiên cứu
3
1.3.
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
3
II.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1.
Cơ sở lý luận
4
2.2.
Thực trạng của vấn đề
4
2.3.
Các giải pháp thực hiện
6
2.4.
Hiệu quả
16
III.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
3.1.
Kết luận
17
3.2
Kiến nghị
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài
 Ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là nền tảng vững chắc cho học sinh học tập tốt tất cả các môn học khác. Một trong những mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói,đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. Trong môn Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trong chương trình Tiểu học. Trước hết, phân môn Luyện từ và câu cung cấp vốn từ và làm giàu vốn từ cho học sinh đặc biệt là hệ thống từ ngữ cung cấp cho học sinh gắn với chủ điểm ở từng lớp nhằm tăng cường sự hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực của cuộc sống. 
Khái niệm ngữ pháp thường mang tính trừu tượng và khái quát cao. Việc tiếp nhận các khái niệm ngữ pháp đối với học sinh tiểu học hết sức khó khăn vì nó đòi hỏi một trình độ tư duy nhất định. Để giảm độ khó cho học sinh trong việc lĩnh hội các khái niệm ngữ pháp, bên cạnh việc cung cấp ý nghĩa của ngữ pháp, giáo viên cần cung cấp các dấu hiệu hình thức ngữ pháp để học sinh dễ nhận diện.
Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy: Một trong những phần kiến thức ngữ pháp mang tính trừu tượng và khái quát cao mà học sinh còn rất lúng túng và gặp không ít những khó khăn, vướng mắc trong việc xác định tính từ và vận dụng thực hành về tính từ. Việc phân biệt tính từ trong tiếng Việt rất phức tạp, vì nhiều khi tính từ có dạng như động từ hoặc danh từ. Giáo viên đã dành rất nhiều thời gian cho nội dung dạy học này song chất lượng vẫn chưa đạt được như mong muốn. Một trong những nguyên nhân đó là do hiệu quả dạy học về tính từ chưa cao. Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu mảng đề tài này với hi vọng giúp các em học sinh nắm chắc hơn, ít bị lúng túng hơn khi gặp các dạng bài tập có liên quan đến tính từ. Khi đã nắm vững khái niệm về tính từ, hiểu rõ bản chất của tính từ và một số mẹo để nhận dạng tính từ, các em dễ dàng tìm được tính từ và vận dụng dùng từ đặt câu và làm bài tập làm văn sinh động hơn từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học của môn Tiếng Việt.
Từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài :"Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt về tính từ trong phân môn Luyện từ và câu ở trường Tiểu học Thị Trấn, huyện Lang Chánh" nhằm giúp học sinh lớp 4 nắm vững khái niệm về tính từ và biết vận dụng khái niệm để làm tốt các bài tập liên quan đến tính từ. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt.
- Giúp học sinh có kĩ năng xác định Tính từ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy dạng bài về tính từ.
- Nghiên cứu khái niệm về tính từ, các cách để xác định tính từ 
- Một số giải pháp giúp học sinh học tốt về tính từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
 - Đọc tài liệu liên quan đến đề tài.
 - Nghiên cứu nội dung chương trình môn Tiếng Việt cấp Tiểu học, mạch kiến thức về tính từ.
 1.4.2. Phương pháp quan sát sư phạm:
 Quan sát tinh thần, thái độ, ý thức học tập phân môn Luyện từ và câu của học sinh lớp 4A (lớp tôi chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy) và học sinh lớp 4B, 4C trong khi đi dự giờ của đồng nghiệp.
 1.4.3. Phương pháp thống kê:
 Thống kê qua các bài kiểm tra của học sinh để đánh giá kiến thức về tính từ của học sinh.
1.4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp ngữ liệu:
Thông qua hệ thống bài tập của học sinh, giáo viên phân tích, tìm ra những nguyên nhân học sinh thường mắc trong khi làm bài tập, từ đó tìm ra những giải pháp để khắc phục những nguyên nhân đó.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận
 Phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 giúp cho học sinh: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu; Rèn cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu. Từ đó giúp học sinh có thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa. 
Việc dạy luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, củng cố cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đặt câu. Phân môn Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc phát triển học sinh bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em [1]. 
Môn Tiếng Việt lớp 4 gồm các phân môn: Tập đọc, kể chuyện, tập làm văn, chính tả, luyện từ và câu. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau.
 Một trong những nội dung của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 về từ loại đó là tính từ. Tính từ các em đã học từ lớp 2 nhưng mới ở mức độ nhận biết ban đầu sơ giản thông qua các bài tập như dạng tìm từ tả hình dáng của người, đức tính của học sinh, màu sắc của các loài hoa, lên đến lớp 3 các em được học tính từ cũng thông qua hệ thống bài tập, qua các bài tập đọc nhưng ở mức độ cao hơn lớp 2 đó là tìm tìm các từ miêu tả hoạt động, trạng thái của sự vật. Đến chương trình lớp 4, tính từ được cung cấp cho học sinh dưới dạng khái niệm, bao quát một cách tổng thể hoàn chỉnh. 
2.2. Thực trạng vấn đề
Qua hai năm học được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy ở khối lớp 4, tôi nhận thấy: Nội dung dạy học phần tính từ trong phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt lớp 4 thường được đánh giá là rất khô khan và trừu tượng; học sinh rất “ngại” khi hộc phần này. Nhiều học sinh gặp không ít những khó khăn và lúng túng khi xác định tính từ và vận dụng làm các bài tập về tính từ. Học sinh chưa nắm vững khái niệm về tính từ nên chưa làm chủ được mạch kiến thức về tính từ; từ đó,việc xác định các tính từ từ những từ cho sẵn hoặc trong một đoạn văn, khổ thơ hầu như các em chỉ tìm được một số tính từ đễ nhận biết, còn một số tính từ dễ nhầm lẫn như động từ chỉ trạng thái với tính từ; một số từ mà dấu hiệu phân biệt rất mờ nhạt dễ nhầm lẫn khi xác định tính từ với động từ hoặc học sinh dễ nhầm các từ như: Niềm vui, nỗi buồn, cuộc kháng chiến, là các tính từ.
Mặt khác, qua trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy: Học sinh khi thực hành về các bài tập về tính từ thường ít hào hứng, không khí lớp học trầm lắng; học sinh thường sử dụng tính từ là một từ đơn để đặt câu mà chưa biết sử dụng một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất của tính từ vào đặt câu và viết văn có hình ảnh sinh động.
Qua quá trình dạy học và trao đổi với đồng nghiệp, tìm hiểu qua học sinh, tôi đã tìm ra một số nguyên nhân mà giáo viên và học sinh còn hạn chế khi dạy học phần kiển thức về tính từ là:
* Về phía giáo viên: 
Nhiều giáo viên “ngán” khi dạy đến phần này nên thường tổ chức bài dạy một cách đơn điệu, phương pháp áp đặt. 
Mặt khác, khi dạy đến nội dung này, giáo viên ít sử dụng đồ dùng trực quan và các hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh để tạo ra các tiết học sinh động không gây nhàm chán cho học sinh. 
Khi dạy phần bài tập, một số giáo viên cho các em xác định yêu cầu đề sau đó cho học sinh làm mẫu và các em làm tương tự các trường hợp còn lại, sau khi hoàn thành bài tập ít chú trọng nhấn mạnh để học sinh đạt được mục tiêu về kiến thức và kĩ năng. Khâu kiểm tra, đánh giá là một việc làm quan trọng mà người giáo viên thường bỏ qua hoặc không chú ý đúng mức.
*Đối với học sinh: 
 Một số học sinh rất “sợ” khi học nội dung này nhất là những học sinh có năng lực trung bình và yếu.
 Các em thường tiếp thu bài học một cách thụ động, máy móc dẫn đến vốn từ của các em rất nghèo nàn, việc dùng từ khi viết văn chưa hay ảnh hưởng chung đến chất lượng môn Tiếng Việt.
 Một số học sinh chưa nhớ chính xác khái niệm tính từ.
 Việc phân định ranh giới các từ chưa đúng cũng là một yếu tố dẫn đến kết quả chưa đạt yêu cầu. 
 Trường hợp những tính từ khi xác định phải dựa vào văn cảnh nhưng học sinh thường xác định từ một cách độc lập chưa đưa vào văn cảnh để xác định. Bên cạnh đó, các em còn rất lúng túng khi phân định tính từ dựa vào khả năng kết hợp với các phụ từ, các bài tập chưa được nắm một cách hệ thống, do đó việc thực hành về tính từ chưa cao; các em chưa thực sự hứng thú khi học các bài tập này.
Khi xác định chức vụ ngữ pháp của tính từ, học sinh còn hay nhầm lẫn cho rằng tính từ là vị ngữ trong câu mà chưa biết được trong một số văn cảnh, tính từ còn làm chủ ngữ hoặc các thành phần phụ khác.
Cuối năm học 2015 – 2016, tôi khảo sát 32 học sinh lớp 4A, trường Tiểu học Thị trấn Lang Chánh: Sau khi khảo sát, tôi thu được kết quả như sau:
Tổng số HS
Điểm
Số lượng
Tỉ lệ
32
9 - 10
10
31,3
7 - 8
12
37,5
5 - 6
8
25
Dưới 5
2
6,2
2.3. Các giải pháp thực hiện
Từ những nguyên nhân trên, tôi đã tiến hành phân tích và áp dụng một số giải pháp cải tiến trong khi dạy học sinh lớp 4 thực hành về tính từ ở năm học 2016 - 2017. Với cách làm này, kiến thức mang đến cho các em có hệ thống hơn, khi thực hành các em hiểu rõ bản chất từng dạng bài tập, do vậy bài tập được các em giải quyết nhẹ nhàng hơn, vận dụng linh hoạt các tính từ vào những dạng bài khác nhau. Tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể mà tôi đã áp dụng thành công dạy học tính từ như sau:
Giải pháp 1: Giúp học sinh nắm chắc khái niệm về tính từ qua phân tích ngữ liệu, lấy ví dụ minh hoạ, làm bài tập thực hành.
Sau khi phân tích ngữ liệu, giúp học sinh rút ra khái niệm: “Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái ” [2]; tôi đã giúp học sinh nắm vững khái niệm tính từ bằng cách mô tả chi tiết từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, chỉ trạng thái:
-Từ chỉ đặc điểm: Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một sự vật nào đó (có thể là người, đồ vật, con vật, cây cối,). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,.. Đó là các nét riêng, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh của sự vật. Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát, suy luận, khái quát,ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lý, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật
Từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tương như đã nêu ở trên.
Ví dụ : 
+Từ chỉ đặc điểm bên ngoài: Vuông, tròn, rộng, xanh, vàng,
 +Từ chỉ đặc điểm bên trong: Cần cù, hiền lành,
-Từ chỉ tính chất: Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, hiện tượng trong cuộc sống,) nhưng thiên về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được. Do đó, từ chỉ tính chất cũng là từ biểu thị những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Tốt, xấu, ngoan, hư,
-Từ chỉ trạng thái: Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.
Ví dụ: Bông hoa tỏa hương ngào ngạt.
Người bệnh đang hấp hối.
Cảnh vật yên tĩnh quá.
Có hai loại tính từ đáng chú ý là:
 *Tính từ chỉ tính chất chung, không có xác định mức độ. Ví dụ: dài, ngắn, đỏ, xanh, ... 
* Tính từ chỉ tính chất chung, có mức độ hoặc có tác dụng gợi tả hình ảnh, cảm xúc. Ví dụ: ngọt lịm, xanh lè, tím biếc, đỏ ối, ....
Sau khi học sinh nắm được khái niệm về tính từ, tôi đã tổ chức cho các em chơi trò chơi “Họa sỹ nhí” để giúp các em nắm vững khái niệm về tính từ: “Em hãy vẽ những hình ảnh trong đó có miêu tả đặc điểm, tính chất, hoạt động trạng thái của sự vât.
 Với trò chơi này, các họa sỹ nhí của chúng ta sẽ rất hứng thú học tập, giảm bớt căng thẳng cho học sinh, các em vô cùng hào hứng khi tham gia trò chơi; lớp học trở nên sinh động; các em đã vẽ được rất nhiều những hình ảnh miêu tả như đã yêu cầu ở trên như:
 Đỏ Xanh
 Cao Thấp 
Từ đó biến những kiến thức khô khan, trừu tượng về tính từ thành những từ ngữ gần gũi, sinh động và hấp dẫn học sinh và mở rộng vốn từ cho học sinh. 
Giải pháp 2: Giúp học sinh xác định đúng ranh giới giữa các từ dựa vào cấu tạo từ qua một số mẹo:
Ví dụ 1: Tìm tính từ trong khổ thơ sau:
 Việt Nam đẹp khắp trăm miền,
 Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
 Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,
	 Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.
	 Xum xuê xoài biếc, cam vàng,
	 Dừa nghiêng, cau thẳng hàng hàng nắng soi.
Đối với dạng bài tập này, học sinh chưa phân biệt được các kết hợp từ xoài biếc, cam vàng, nắng chang là một từ hay hai từ dẫn đến các em xác định từ loại sai. Vì thế, giáo viên phải cho các em dựa vào cấu tạo từ hoặc chêm xen, thêm bớt từ để xác định ranh giới từ và chỉ rõ cho các em thấy được đây là các kết hợp từ gồm 2 từ đơn. Ví dụ: cam màu vàng, nắng chói chang hoặc "cam" và "vàng" cả hai tiếng này có nghĩa rất cụ thể nên nó phải là hai từ đơn. Từ đó, các em sẽ tách từ một cách dễ dàng.
Ở dạng bài tập này cần hướng dẫn các em thực hiện qua hai bước đó là:
Bước 1: Xác định ranh giới từ ( có 2 mẹo để xác định là dựa vào cấu tạo và chêm xen vào giữa hai từ)
Bước 2: Xác định các tính từ trong khổ thơ.
 Học sinh dựa vào hai bước để làm bài tập sau
 Việt Nam/ đẹp /khắp/ trăm/ miền,
 Bốn/ mùa/ một/ săc/ trời/ riêng /đất /này.
 Xóm làng/, đồng ruộng/, rừng cây,
	 Non/ cao/ gió/ dựng/, sông /đầy /nắng/ chang.
	 Xum xuê /xoài /biếc/, cam/ vàng,
	 Dừa/ nghiêng/, cau/ thẳng/ hàng hàng/ nắng/ soi.
 Sau khi xác định được ranh giới từ, các em căn cứ vào khái niệm của tính từ để tìm ra các theo yêu cầu bài tập đó là:
Tính từ: đẹp, riêng, cao, đầy, xum xuê, biếc, vàng, nghiêng, thẳng.
Ví dụ 2: Đọc đoạn thơ:
 Bên này là núi uy nghiêm
 Bên kia là cánh đồng liền chân mây
 Xóm làng xanh mát bóng cây
 Sông xa, trắng cánh buồm bay lưng trời.
Em hãy chỉ ra 5 tính từ có trong bài thơ.
Đây là một bài tập có yêu cầu rất cụ thể, trước hết cho các em thấy cần phải xác định ranh giới giữa các từ. 
 Bên /này/ là /núi /uy nghiêm
 Bên/ kia/ là/ cánh đồng/ liền/ chân mây
 Xóm làng/ xanh/ mát/bóng/ cây
 Sông/ xa/, trắng/ cánh buồm/ bay/ lưng trời.
Sau khi phân định ranh giới các từ thì hướng dẫn các em lựa chọn tính từ theo yêu cầu bài tập (dựa vào khái niệm tính từ).
Đáp án: Các tính từ trong đoạn thơ là: uy nghiêm, xanh, mát, xa, trắng.
Ví dụ 3: “Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn.”
Hãy tìm các tính từ có trong câu văn.
Nhận xét các từ loại: cái béo, mùi thơm.
Bây giờ học sinh sẽ bắt tay ngay vào việc phân ranh giới từ và xét khả năng kết hợp để xác định từ loại.
“Sầu riêng/ thơm/ mùi thơm/của/ mít/ chín/ quện/ với/ hương/ bưởi/, béo/ cái béo/ của/ trứng gà/, ngọt/ cái ngọt/ của/ mật ong/ già/ hạn”.
Từ đó học sinh dựa vào khái niệm để xét các từ: “thơm”, "chín" “béo”, “ngọt”, "già" là các tính từ; dựa vào khả năng kết hợp để thấy ngay “cái béo”, “mùi thơm” là những danh từ đã được chuyển loại từ tính từ. 
Giải pháp 3. Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan sinh động, các hình thức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Dựa vào văn cảnh cụ thể để xác định tính từ.
Khi dạy các kiến thức về tính từ, tôi thường sử dụng các đồ dùng trực quan, vật thật hoặc đưa các từ vào trong một văn cảnh cụ thể để học sinh dễ dàng xác định được tính từ.
3.1.Con đường nhận thức của học sinh Tiểu học từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, để giúp học sinh khỏi nhàm chán và giờ học thêm sinh động, tôi thường sử dụng đồ dùng trực quan hoặc các vật thật để giúp học sinh tiếp nhận tri thức một cách dễ dàng.
Ví dụ: Khi dạy đến bài tập: Đặt 3 câu kể Ai thế nào?, mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích [3], tôi cảm thấy học sinh có phần uể oải do vậy, tôi yêu cầu các em không phải làm bài tập này vào vở mà cô cùng các em sẽ tới tham quan vườn hoa của lớp mình; lớp học sôi động hẳn lên, một số học sinh reo lên A! thích quá! Thích quá!
Tôi cùng các em học sinh đến với vườn hoa nhỏ của lớp mình.
Những cây hoa do bàn tay bé nhỏ của 29 học sinh lớp 4A trồng và chăm sóc.
Tôi hỏi học sinh: Em yêu thích những cây hoa nào? Em hãy đặt câu kể Ai thế nào? để miêu tả những cây hoa đó. Tôi vừa dứt lời đã thấy rất nhiều cánh tay giơ lên, tôi gọi em Lê Ngọc Quân– một học sinh gái nhút nhát nhất của lớp trả lời. Câu của em là: Hoa cúc nở vàng. Một tràng pháo tay dành cho em. Tiếp theo là một loạt các câu trả lời tương tự. Tôi khuyến khích: bạn nào có câu hay hơn nào? Lại một loạt cánh tay giơ lên với những câu trả lời: Hoa cúc nở vàng rực; Cây hồng nhung chúm chím những nụ hoa nhỏ xinh tươi, và thật bất ngờ, đây là một đoạn văn của cô học trò Nguyễn Đình Gia Linh:
“Những cây hoa trong vườn hoa của lớp em đang đua nhau khoe sắc. Những bông hoa cúc vàng cam đang nghiêng mình đung đưa trước gió. Bên cạnh đó, những khóm hoa dừa khiêm tốn, nhẹ nhàng nở rộ một màu tím ngan ngát, dễ chịu. Cây hồng nhung với những nụ hoa bé nhỏ phớt hồng chúm chím. Tất cả tạo nên một khoảng vườn thật đẹp.” 
Một tràng pháo tay lại vang lên giòn giã, cũng là lúc trống báo hiệu giờ ra chơi; các em hòa mình vào không khí ồn ào, náo nhiệt cùng các bạn trong sân trường.
3.2. Để giúp học sinh củng cố về tính từ, tôi thường tổ chức một số trò chơi để tạo hứng thú học tập cho các em.
Ví dụ 1: Trò chơi: Ai – thế nào?
Luật chơi: Hai đội cùng chơi: Một bạn ở đội này gọi tên một nhân vật trong truyện em đã được đọc hoặc trong phim ảnh, một bạn ở đội kia nói ngay từ chỉ đặc điểm của nhân vật đó rồi đổi lượt. Đội nào bị dừng lại hoặc nói sai sẽ bị thua cuộc.
M: Anh Kim Đồng – rất gan dạ.
Từ đó giúp học sinh sử dụng tốt tính từ trong việc dùng từ đặt câu viết bài văn tả người thêm sinh động, hấp dẫn.
Ví dụ 2: Trò chơi: Ai nhanh hơn?
 Điền tính từ thích hợp vào .
 Tuyết rơi ...... một màu
	Vườn chim chiều xế ..... cánh cò
	Da .... , người ốm o
	Bé khoẻ đôi má non tơ .... .
	Sợi len ..... như bông
	Làn mây ..... bồng bềnh trời xanh.
a. Chuẩn bị: Giáo viên ghi các tính từ chỉ màu trắng ra các băng giấy: trắng phau, trắng bệch, trắng xoá, trắng hồng, trắng nõn, trắng bạc.
- Viết các câu có chỗ trống trên bảng phụ. Giáo viên gắn các từ nhưng sai ý nghĩa vào chỗ trống ( 2 bảng gắn các từ khác nhau)
b. Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 6 em, mỗi em lên sửa lại một câu. Nếu còn thời gian các em vẫn liên tiếp lên sửa lại cho đến khi hết giờ. Đội nào nhanh hơn, đúng hơn là đội thắng cuộc.
Đáp án: 
	Tuyết rơi trắng xoá một màu
	Vườn chim chiều xế trắng phau cánh cò
	Da trắng bệch, người ốm o
	Bé khoẻ đôi má non tơ trắng hồng
	Sợi len trắng nõn như bông
	Làn mây trắng xoá bồng bềnh trời xanh.
Với trò chơi này, học sinh được luyện cách dùng tính từ chỉ màu trắng với các sắc độ khác nhau có tác dụng gợi tả. Làm giàu vốn từ chỉ màu trắng thường dùng trong các đoạn văn miêu tả của các em.
3.3.Một trong những khó khăn trong việc xác định tính từ thấy rõ nhất là các trường hợp dấu hiệu hình thức tính từ không rõ ràng, phải dựa vào văn cảnh.
Ví dụ : Xác định tính từ trong các câu thành ngữ sau:
 Nước chảy, đá mòn.
Đi ngược, về xuôi.
 Nhìn xa, trông rộng.
Các từ: xa, rộng các em dễ dàng xác định chính xác đây là các tính từ; Song các từ ngược, xuôi, mòn các em lúng túng thường cho là các tính từ. Do đó, giáo viên cần phân tích cho học sinh thấy được các từ: ngược, xuôi là chỉ vùng miền: ngược chỉ miền núi, xuôi - chỉ miền đồng bằng (trường hợp này phải cho học sinh dựa vào nghĩa của từ trong văn cảnh).
Từ “mòn” trong trường hợp này là động từ vì nó chỉ trạng thái của “đá”. Vì vậy trong ví dụ này, 2 câu đầu không có tính từ; câu 3 có tính từ: xa, rộng.
Giải pháp 4: Giúp học sinh xác định tính từ dựa vào khả năng kết hợp của từ:
Qua một số bài tập về tìm tính từ trong c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_tot_ve_tinh_tu.doc