Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 4

Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. “Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.”[1] Chúng ta biết rằng: “Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người. Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây, con người biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội”[1]. Khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. “Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời.” [1]

 Vì vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản, đầu tiên đối với mỗi người đi học. Trước hết là trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc.

 

doc 23 trang thuychi01 7833
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. “Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.”[1] Chúng ta biết rằng: “Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người. Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây, con người biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội”[1]. Khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. “Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời.” [1]
 Vì vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản, đầu tiên đối với mỗi người đi học. Trước hết là trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. 
 Nhiệm vụ của dạy đọc là hình thành năng lực đọc cho học sinh; Giáo dục lòng ham đọc sách, phương pháp làm việc với sách; Làm giàu kiến thức cho học sinh, phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho các em. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy, đọc có một ý nghĩa to lớn còn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Phương pháp dạy học đóng vài trò quan trọng và quyết định đến hiệu quả của việc dạy học ở tiểu học. Dạy học có phương pháp và đúng phương pháp sẽ không chỉ truyền đạt được kiến thức cho học sinh một cách đầy đủ mà thêm vào đó, khơi gợi được hứng thú, tinh thần tự giác và chủ động cho học sinh. Trái lại, việc dạy học sai phương pháp sẽ làm cho việc học trở thành việc nhồi nhét kiến thức, khiến cho học sinh ngày một thụ động, đối phó, thậm chí ảnh hưởng đến cả lối tư duy và đạo đức của các em. 
 Đặc biệt ở bậc học tiểu học vấn đề này được các nhà giáo dục và xã hội đặc biệt quan tâm, đòi hỏi công tác chỉ đạo các nhà quản lý và giáo viên trường tiểu học phải có biện pháp quản lý, giảng dạy phù hợp, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhằm hướng cho học sinh vào hoạt động học tập một cách tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo.Vì thế, PPDH phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ đó là: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
 Trong quá trình dự giờ giáo viên dạy Tập đọc lớp 4, tôi thấy chất lượng đọc và khả năng hiểu văn bản của học sinh chưa cao, rất ít học sinh đọc diễn cảm tốt. Một số giáo viên còn quan niệm dạy Tập đọc cứ theo quy trình mà dạy, không có gì khó và đặc biệt còn có quan điểm dạy phân môn Tập đọc thì đổi mới cái gì. Là người giáo viên nếu chỉ bằng lòng với những kiến thức mình đã có được ở trong trường học và lượng kiến thức đã được tiếp thu chuyên đề thì đó sẽ là một điều đáng tiếc. Theo tôi, một mặt phải nắm chắc được yêu cầu của cả cấp học, lớp học. Mặt khác, phải tiếp tục tìm tòi phương pháp, hình thức tổ chức cụ thể cho từng tiết học của mỗi phân môn. Sau một tiết dạy, phải tự đúc rút được kinh nghiệm để rồi tìm ra những cái hay hơn và mạnh dạn tổ chức các hoạt động dạy- học theo quy trình hợp lý, linh hoạt có sáng tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy- học đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu và tìm ra “Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 4.”
2. Mục đích nghiên cứu:
 - Giúp cho cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học Tập đọc lớp 4.
 - Nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Nghiên cứu kỹ các phương pháp dạy học Tập đọc.Tìm các giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Ngư Lộc 2, huyện Hậu Lộc.
4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kết hợp các phương pháp:
 - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
 - Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
 - Phương pháp thực nghiệm.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
 “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (Lê-Nin). Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tồn tại và phát triển theo sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Ngôn ngữ luôn gắn chặt với tư duy “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy”( Mark). Tư duy của con người không thể phát triển nếu thiếu ngôn ngữ, việc chiếm lĩnh ngôn ngữ là tiền đề phát triển tư duy. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có phương tiện để nhận thức và thể hiện nhận thức của mình, để giao tiếp và hợp tác với nhau Nói đến sự phát triển của xã hội không thể không nói đến vai trò đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ.
 Mục đích nghiên cứu ngôn ngữ trong nhà trường là giúp học sinh có thể sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện sắc bén để giao tiếp. Ngôn ngữ học nói chung, Tiếng Việt nói riêng có mối quan hệ mật thiết với phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học dựa trên cơ sở văn học, lý thuyết văn học, trong quá trình học sinh phân tích các tác phẩm, mặc dù chưa học những kiến thức về lý luận văn học mà khả năng đọc của học sinh phát triển. Việc đọc những bài văn, bài thơ ở tiết Tập đọc đã được xây dựng trên cơ sở những quy luật chung nhất về tác phẩm và sự tác động của nó đến người đọc. 
 “Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe. Đối với người đọc phải đọc đúng (chuẩn về mặt chính âm, ngắt nghỉ đúng chỗ, đúng các hệ thống trong văn bản, đọc đúng giọng điệu), đọc có biêu cảm là sử dụng ngữ điệu trong khi đọc (tiết tấu, cao độ, điều chỉnh âm lượng). Đọc thành tiếng tức là hoạt động đọc sử dụng thị giác để tác động lên văn bản từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, đồng thời sử dụng trí óc để phân tích, tư duy, ghi nhớ. Sau đó sử dụng cơ quan phát âm để phát ra thành tiếng nhằm mục đích hướng tới một đối tượng nghe nào đó. Đọc thầm tức là hoạt động đọc sử dụng thị giác để tác động lên văn bản từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, đồng thời sử dụng trí óc để phân tích, tư duy, ghi nhớ. Đọc mang tính chất nghệ thuật về thực chất là việc đọc trong quá trình hình thành các cơ chế đọc. Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng sai về logic, tức là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt. Nó là khái niệm bao chùm có nội dung quan trọng trong quá trình dạy văn, là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động học, đọc hiểu cũng chỉ năng lực của người đọc.” [1]
 Phát triển ngôn ngữ cho học sinh thực chất là phát triển hoạt động lời nói. Quá trình phát triển lời nói gắn bó rất chặt chẽ với 2 cơ chế của hoạt động lời nói là sản sinh ngôn ngữ và tiếp nhận ngôn ngữ. Quá trình hình thành lời nói ở học sinh gắn bó rất chặt chẽ với hoạt động của tư duy. Sự mạch lạc trong lời nói của học sinh thực chất là sự mạch lạc của tư duy. Việc tiếp thu ngôn ngữ có nhiều đặc điểm khác với việc tiếp thu kiến thức trong các lĩnh vực khác. Mặt khác, quan hệ giữa phương pháp dạy học Tiếng Việt và tâm lý học, đặc biệt là tâm lý học lứa tuổi rất chặt chẽ, không có những hiểu biết về quá trình tâm lý con người nói chung, về học sinh tiểu học nói riêng thì không thể dạy học tốt và phát triển lời nói cho học sinh. Lứa tuổi của các em ở tiểu học là tuổi chơi mà học, học mà chơi. Các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên mức độ tập trung chú ý chưa lâu, chưa bền, ngồi lâu trong một tiết học nếu không thay đổi hình thức tổ chức dạy học chắc các em sẽ không thấy thoải mái. Bởi vậy, cần có những biện pháp tổ chức hoạt động dạy và học linh hoạt để các em có cơ hội vừa học, vừa vận động cơ thể. 
 Học phân môn Tập đọc, việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc diễn cảm được tốt. Ngược lại việc đọc diễn cảm giúp cho cảm thụ bài văn thêm sâu sắc. 
2. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC TẬP ĐỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGƯ LỘC 2. 
2.1, Nội dung Sách giáo khoa Tiếng Việt 4
 Trong nội dung phân môn tập đọc lớp 4 gồm có 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 45 bài văn xuôi, 1 vở kịch và 17 bài thơ. Sách giáo khoa có 2 tập, mỗi tập gồm 5 chủ điểm, mỗi chủ điểm học trong ba tuần.
 Bám sát các chủ điểm, nội dung tập đọc phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau. Phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người; cung cấp vốn từ, tăng khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.
2.2, Thực trạng việc dạy và học của giáo viên và học sinh 
 Xuất phát từ các thể loại văn bản khác nhau đòi hỏi người giáo viên cần có biện pháp dạy học ứng với từng kiểu bài, từng thể loại bài. Để nâng cao chất lượng dạy các thể loại văn bản tôi tiến hành dự giờ mỗi thể loại một bài xem thực trạng dạy của giáo viên và phỏng vấn trò chuyện với học sinh:
* Dự giờ tiết dạy: Thể loại Thơ 
(Tiết 3): Truyện cổ nước mình ( Sách TV4 - Tập 1 - Trang 19)
- Người dạy : Nguyễn Thị Yến, dạy lớp 4C. Ngày dạy: 12/ 9/ 2016
- Người dự cùng giáo viên khối 4 - Đơn vị trường tiểu học Ngư Lộc 2.
Sau đây là đánh giá nhận xét cuả tổ chuyên môn:
* Ưu điểm:
- Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy- học theo đúng đặc trưng môn học.
- Học sinh thuộc lòng được bài thơ trên lớp.
- Giáo viên đã chú ý thay đổi hình thức dạy học để chống nhàm chán cho học sinh như: Tổ chức học nhóm, thi đọc giữa các nhóm, 
* Nhược điểm:
- GV phân nhóm không đồng đều về trình độ, nhóm 1 phần lớn là học sinh tiếp thu bài nhanh được đọc nhiều, nhóm 4 phần lớn là học sinh đọc chậm lại được đọc ít. 
- Học sinh được đọc thầm một cách hình thức. Học sinh chỉ chăm chú đọc thuộc lòng không quan tâm đến việc luyện giọng đọc diễn cảm. Quá trình đọc từng khổ thơ theo hình thức nối tiếp nhiều học sinh ngồi làm việc riêng.
- Phần đánh giá nhận xét của học sinh còn rụt rè. Chỉ có học sinh khá giỏi làm việc, học sinh trung bình, yếu hầu như không động não. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến kĩ năng đọc hiểu của các em.
 * Dự giờ tiết dạy: Thể loại Văn xuôi
 Dự giờ (tiết 8 ):Bài: Một người chính trực ( Sách TV4- Tập 1 -trang 36)
- Người dạy Trần Thị Huyền , dạy 4A. Ngày dạy: 27 / 9 / 2016
- Người dự cùng giáo viên khối 4 - Đơn vị trường tiểu học Ngư Lộc 2
Sau đây là đánh giá nhận xét của tổ chuyên môn:
* Ưu điểm:
 - Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học theo đúng quy trình của phân môn Tập đọc. Phong cách sư phạm tương đối tốt.
- Học sinh được luyện đọc nhiều, đọc to, rõ ràng.
- Phần tìm hiểu nội dung bài giáo viên sử dụng những câu hỏi ở sách giáo khoa để khai thác, giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét.
* Nhược điểm:
- Học sinh phát âm một số tiếng còn lẫn lộn: tr/ch, l/n, thanh hỏi/ thanh ngã.
- Hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, học sinh sẽ dễ nhàm chán. Học sinh chưa phát huy tính tích cực trong học tập.
- Đa số học sinh ngắt nghỉ chưa hợp lí, khả năng đọc diễn cảm của học sinh chưa đảm bảo yêu cầu.
- Phần chú giải giáo viên cho học sinh đọc, như thế chỉ là hình thức máy móc, chắc chắn học sinh sẽ không hiểu sâu nghĩa một số từ mới đó.
* Dự giờ tiết dạy: Thể loại Kịch
 Dự giờ: Bài: Ở Vương quốc Tương Lai ( TV 4 - tập 1- trang 70)
- Người dạy: Hoàng Thị Ân - dạy lớp 4B; - Ngày dạy : 18/ 10 / 2016 
- Người dự cùng: giáo viên khối 4 - Đơn vị trường tiểu học Ngư Lộc 2
Sau đây là đánh giá nhận xét của tổ chuyên môn:
* Ưu điểm:
- Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học theo đúng quy trình của phân môn Tập đọc. Giáo viên đã quan tâm đến luyện phát âm cho học sinh.
- Học sinh được luyện đọc nhiều, đọc đúng tốc độ, biết nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, dấu chấm. 
- Giáo viên đã sử dụng công nghệ thông tin vào bài giảng nên học sinh có hứng thú trong học tập.
* Nhược điểm:
- Khi đọc, học sinh chưa thể hiện đúng đặc trưng của văn bản kịch, chưa phân biệt được tên nhân vật và lời nói của nhân vật. 
- Học sinh chưa thể hiện được ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cảm.
- Việc hướng dẫn luyện đọc của giáo viên còn hạn chế; giọng đọc của giáo viên chưa tốt.
- Tuy có ứng dụng công nghệ thông tin, xong việc sử dụng còn lúng túng và hiệu quả chưa cao. 
 Do đó, qua quá trình dự giờ thăm lớp, thăm dò ý kiến của giáo viên và trò chuyện với học sinh tôi nhận thấy :
Một số học sinh còn phát âm sai do ảnh hưởng phương ngữ. Một số học sinh chưa đảm bảo về tốc độ đọc. Phần đọc diễn cảm học sinh đọc chưa đảm bảo yêu cầu.
Học sinh chưa chủ động tích cực hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. Khả năng hiểu nghĩa từ còn hạn chế, chỉ đọc phần giải nghĩa trong sách giáo khoa mà chưa hiểu được nghĩa văn cảnh. 
Giáo viên tổ chức học sinh tìm hiểu bài chỉ dựa vào các câu hỏi trong SGK và thêm câu hỏi phụ với hình thức giáo viên hỏi, học sinh đáp chưa chú trọng thực sự đến việc rèn cho học sinh cách trả lời các câu hỏi, diễn đạt ý bằng những câu ngắn gọn, rõ ràng. Giáo viên không nhận xét việc trao đổi học tập từng nhóm, dẫn đến kĩ năng nghe và nói của học sinh chưa tốt.
 Tổ chức các hoạt động tách rời nhau. Ví dụ: Hoạt động luyện đọc chỉ duy nhất tập trung vào luyện đọc hay hoạt động 3 chỉ tập trung tìm hiểu bài Khi hướng dẫn học sinh phát âm giáo viên phát âm mẫu học sinh phát âm theo, chứng tỏ giáo viên chưa phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh.
 Sử dụng đồ dùng dạy học quá đơn điệu chắc chắn không đáp ứng được nhu cầu đổi mới.
2.3- Kết quả thực trạng:
 Ngoài việc dự giờ, tôi tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh khối 4 trường Tiểu học Ngư Lộc 2, tôi nhận thấy: Đa số các em mới chỉ dừng lại ở việc đọc to nhưng mức độ đọc lưu loát còn một số em vẫn chưa đạt yêu cầu, các em còn đọc nhát gừng, đọc lặp từ, thêm từ, bớt từ Mức độ đọc diễn cảm chỉ có rất ít em đạt được. Các em chưa thể hiện rõ giọng đọc của từng thể loại như thơ, kịch Đặc biệt vẫn còn một số học sinh không biết thế nào là đọc diễn cảm. 
 Bảng 1 -Thống kê chất lượng đọc của học sinh khối 4 (Tháng 10/2016):
Lớp
Sĩ số
Chất lượng, mức độ đọc
Số lượng
Tỷ lệ
4
120
Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng
84/120
70%
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng từ.
78/120
65%
Đảm bảo tốc độ đọc
80/120
66,6%
Hiểu nội dung văn bản
65/120
54,1%
Giọng đọc có biểu cảm ( đọc diễn cảm)
15/120
12,5 %
 Như vậy chất lượng đọc thực tế cho thấy còn thấp. Đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu và đọc diễn cảm. Để khắc phục tình trạng này, tôi đã tìm ra một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4, giúp cho giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc khối lớp 4 và nhân rộng trong toàn trường.
3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4
* Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên
 Triển khai, quán triệt đầy đủ và kịp thời các văn bản, Chỉ thị của ngành về việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên và các lực lượng tham gia giáo dục phải có quan điểm đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung và đổi mới PPDH môn Tiếng Việt nói riêng.
 Xây dựng các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của việc đổi mới PPDH góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, tránh tư tưởng ngại khó hoặc đổ lỗi cho các điều kiện khách quan.
 Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thông qua công tác bồi dưỡng và dự giờ thăm lớp của giáo viên. Tổ chức có hiệu quả các đợt sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề cấp tổ và cấp trường. Tiếp tục phát động giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng tự học của học sinh. 
* Giải pháp 2: Giúp giáo viên nắm vững nội dung, chương trình và mục đích yêu cầu môn học, tiết học.
 Trong dạy học, để tổ chức các hoạt động dạy học tốt thì phải xác định đúng mục tiêu của phân môn đó, của từng bài cụ thể. Xác định càng rõ ràng, đúng đắn thì tổ chức các hoạt động sẽ tốt.
 Để tổ chức các hoạt động dạy – học phân môn Tập đọc thì trước hết phải bố trí thời gian nghiên cứu hệ thống chủ điểm trong SGK Tiếng Việt 4 (Tập 1, 2), nghiên cứu kĩ từng tiết học, sự phân bố các bài tập đọc ở mỗi đơn vị học, phải xác định rõ bài đó thuộc thể loại văn bản nào (Văn xuôi, thơ, kịch) bài đó thuộc chủ đề gì? Như vậy sẽ tạo nên một số thuận lợi sau: Xác định rõ được mục đích yêu cầu đúng của từng bài đó, xác định được giọng đọc của từng kiểu bài và mức độ yêu cầu học sinh học xong bài đó đọc với giọng như thế nào? Với bài học này học sinh của lớp mình thường phát âm sai tiếng nào và cần hướng dẫn học sinh luyện đọc như thế nào cho chuẩn. 
 Vì vậy, ngay từ đầu năm học, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi thực hiện việc trao đổi với tổ chuyên môn các nội dung sau:
+ Nắm bắt ý kiến đề xuất hoặc nội dung trao đổi của giáo viên về việc dạy học theo từng môn học và những vấn đề còn khó khăn vướng mắc, những điều kiện cần thiết cần được bổ sung.
+ Định hướng chỉ đạo nội dung cần tập trung chú ý để nâng cao chất lượng dạy học cụ thể của từng môn, trong đó có phân môn Tập đọc. 
+ Tổ chức hội thảo để giúp giáo viên xác định đúng nội dung chương trình, mục đích yêu cầu của môn học, tiết học.
 Ví dụ: Bài “Một người chính trực” là bài dạy thuộc tiết thứ 7, tuần 4 , chủ đề “ Măng mọc thẳng ”– Chủ đề thứ hai của TV4 (tập I) và bài này được học trong 1 tiết. Yêu cầu của bài là “học sinh đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt được lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.” [2] Chú ý đọc các từ ngữ mới, các từ dễ sai do ảnh hưởng phương ngữ như: Long Xưởng, triều Lý, tham tri chính sự, . SGV có thể yêu cầu các từ khác như: chính trực, di chiếu, gián nghị đại phu,..) giáo viên cần chắt lọc từ ngữ khó đọc theo đặc điểm của địa phương lớp mình phụ trách, không nhất thiết theo SGV, biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ trong câu dài.
 Nhưng tới bài “Ở Vương quốc Tương Lai” ( Tiết 14 thuộc chủ đề: “Trên đôi cánh ước mơ” tuần học thứ 7) ở mức độ thể loại kịch yêu cầu học sinh ở mức độ cao hơn đó là: “Biết đọc phân biệt tên nhân vật và lời nói của nhân vật; Đọc đúng một số từ mà học sinh lớp phụ trách hay phát âm sai như: giúp đỡ, tương lai, sáng chế. Đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu kể, câu cảm; Biết đọc vở kịch với giọng rõ ràng, hồn nhiên, thể hiện được tâm trạng háo hức, ngạc nhiên, thán phục của Tin-tin và Mi-tin; thái độ tự tin, tự hào của những em bé ở vương quốc Tương Lai. Biết hợp tác, phân vai đọc vở kịch.” [3]
+ Nghiên cứu được mục đích, yêu cầu của từng bài dạy thì sẽ lựa chọn được các biện pháp, hình thức tổ chức phù hợp với tiết dạy, lựa chọn được đồ dùng nào sẽ phục vụ cho từng hoạt động trong tiết dạy.
* Giải pháp 3- Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị bài dạy
3.1- Chỉ đạo giáo viên lựa chọn đồ dùng dạy học 
 Xác định tốt mục tiêu của bài dạy rồi nhưng để thực

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_chi_dao_nham_nang_cao.doc