SKKN Một số biện pháp nhằm giáo dục đạo đức lứa tuổi cho học sinh lớp chủ nhiệm 10C4 - Trường THPT Triệu Sơn 6
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục và đào tạo là vấn đề đặc biệt quan trọng, là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế, xã hội. Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước, của toàn nhân dân, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu cốt lõi của giáo dục và đào tạo là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực con người Việt Nam. Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tới năm 2020, định hướng tới năm 2030 là: Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục; khắc phục dứt điểm các yếu kém kéo dài. Giáo dục và đào tạo con người Việt Nam yêu đất nước, trung thành với lí tưởng, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.[1]
Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo chính là chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho Đất nước. Người ta thường nói: Trẻ em như một tờ giấy trắng mà người lớn muốn vẽ gì cũng được. Nói cách khác, học sinh mà đặc biệt là học sinh THPT là đối tượng dễ bị ảnh hưởng những thói hư, tật xấu của xã hội một cách nhanh nhất. Nhất là trong thời kì bùng nổ công nghệ thông tin thì điều đó không tránh khỏi. Vì vậy sự nghiệp giáo dục đào tạo trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội; và chúng ta – những người làm công tác giáo dục không thể thờ ơ với thực tế của cuộc sống xã hội và của học sinh mà mình trực tiếp giáo dục. Trong quá trình giáo dục ấy, giáo viên chủ nhiệ có vai trò, chức năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ, trong sự nghiệp “Trồng người”. Giáo viên chủ nhiệm là người động viên, giúp đỡ học sinh biết vượt qua hoàn cảnh bản thân để trau dồi kiến thức, rèn luyện tu dưỡng để trở thành con người có tri thức, có bản lĩnh, lí tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và nhân cách cao đẹp. Giáo dục học sinh phải giáo dục toàn diện cả tri thức và đạo đức, bởi “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh). Bởi vậy, sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp tôi mạnh dạn ghi lại đề tài “Một số biện pháp nhằm giáo dục đạo đức lứa tuổi cho học sinh lớp chủ nhiệm 10C4-Trường THPT Triệu Sơn 6” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2017-2018 để chia sẻ cùng đồng nghiệp.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỨA TUỔI CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM 10C4 – TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN Người thực hiện: Ngô Văn Khuê Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm THANH HOÁ NĂM 2018 THANH HOÁ NĂM (Font Times New Roman, cỡ 14, CapsLock) MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU 1 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 B. NỘI DUNG 2 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 1.1. Khái niệm về đạo đức 1.2. Quá trình giáo dục đạo đức 1.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của quá trình giáo dục đạo đức 2 2 2 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Thuận lợi 4 2.2. Khó khăn 4 3 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 7 4 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 7 4.1. Tìm hiểu đối tượng học sinh đề giáo dục 7 4.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc rèn luyện đạo đức cho học sinh. 8 4.3. Tăng cường phối hợp với giáo viên bộ môn đặc biệt là giáo viên bộ môn Văn, bộ môn GDCD để rèn luyện đạo đức cho học sinh. 10 4.4. Đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần 11 4.5. Hoạt động trải nghiệm thực tế để hiểu được tâm lí học sinh. 13 4.6. Dùng phương pháp kết bạn 4.7. Kết hợp với Gia đình học sinh trong việc giáo dục đạo đức cho các em. 14 15 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17 Tài liệu tham khảo Danh mục SKKN 19 19 A. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục và đào tạo là vấn đề đặc biệt quan trọng, là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế, xã hội. Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước, của toàn nhân dân, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu cốt lõi của giáo dục và đào tạo là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực con người Việt Nam. Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tới năm 2020, định hướng tới năm 2030 là: Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục; khắc phục dứt điểm các yếu kém kéo dài. Giáo dục và đào tạo con người Việt Nam yêu đất nước, trung thành với lí tưởng, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.[1] Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo chính là chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho Đất nước. Người ta thường nói: Trẻ em như một tờ giấy trắng mà người lớn muốn vẽ gì cũng được. Nói cách khác, học sinh mà đặc biệt là học sinh THPT là đối tượng dễ bị ảnh hưởng những thói hư, tật xấu của xã hội một cách nhanh nhất. Nhất là trong thời kì bùng nổ công nghệ thông tin thì điều đó không tránh khỏi. Vì vậy sự nghiệp giáo dục đào tạo trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội; và chúng ta – những người làm công tác giáo dục không thể thờ ơ với thực tế của cuộc sống xã hội và của học sinh mà mình trực tiếp giáo dục. Trong quá trình giáo dục ấy, giáo viên chủ nhiệ có vai trò, chức năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ, trong sự nghiệp “Trồng người”. Giáo viên chủ nhiệm là người động viên, giúp đỡ học sinh biết vượt qua hoàn cảnh bản thân để trau dồi kiến thức, rèn luyện tu dưỡng để trở thành con người có tri thức, có bản lĩnh, lí tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và nhân cách cao đẹp. Giáo dục học sinh phải giáo dục toàn diện cả tri thức và đạo đức, bởi “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh). Bởi vậy, sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp tôi mạnh dạn ghi lại đề tài “Một số biện pháp nhằm giáo dục đạo đức lứa tuổi cho học sinh lớp chủ nhiệm 10C4-Trường THPT Triệu Sơn 6” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2017-2018 để chia sẻ cùng đồng nghiệp. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Khảo sát, tìm hiểu thực trạng học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh hiện nay cụ thể là học sinh lớp chủ nhiệm. Từ đó tìm ra các giải pháp hợp lý để đưa ra các biện pháp cụ thể giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT hiện nay. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào công tác chủ nhiệm, tôi chọn 2 lớp của trường THPT Triệu Sơn 6, cụ thể: - Lớp đối chứng: Lớp 10C5 năm học 2017 - 2018. - Lớp thực nghiệm: Lớp 10C4 năm học 2017 – 2018. Là học sinh mới vào lớp 10 nên các em còn bỡ ngỡ, còn biết nghe lời, vã lại các em chủ yếu là con em nông thôn nên có nhiều nét tương đồng giống nhau. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chủ yếu là phương pháp thực nghiệm. Tôi tận dụng tối đa thời gian trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tiết sinh hoạt cuối tuần và trải nghiệm thực tế cho học sinh. Ngoài ra còn tôi còn phối hợp với giáo viên bộ môn để thảo luận một số hình thức cũng như tìm hiểu một số nội dung phù hợp để tiến hành thực nghiệm. B. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm về đạo đức Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và con người với tự nhiên. [2] 1.2. Quá trình giáo dục đạo đức. Là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch nhằm biến những nhu cầu chuẩn mực, giá trị đạo đức theo yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất, giá trị của cá nhân, nhằm góp phần phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội. [2] 1.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của quá trình giáo dục đạo đức 1.3.1. Vị trí của quá trình giáo dục đạo đức: Là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục trong trường THPT. Quá trình giáo dục trong nhà trường được chia ra làm nhiều quá trình bộ phận: Giáo dục đức dục, giáo dục trí dục, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp. Trong đó, giáo dục đạo đức được xem là nền tảng, gốc rễ tạo nên nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác. Quá trình giáo dục đạo đức tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trường và xã hội, con người với cuộc sống. [2] 1.3.2. Chức năng của giáo dục đạo đức: Đạo đức là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn , tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau: - Chức năng giáo dục. - Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội. - Chức năng phản ánh. [2] 1.3.3. Nhiệm vụ của quá trình giáo dục đạo đức: Phát triển nhu cầu đạo đức cá nhân; hình thành và phát triển ý thức đạo đức; rèn luyện ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử đạo đức; phát triển các giá trị đạo đức cá nhân theo những định hướng giá trị mang tính đặc thù dân tộc và thời đại. Trong tất cả các mặt giáo dục, giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng ”. Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách. Trong nhà trường THPT, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. Giáo dục đạo đức không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh. [2] Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá trình giáo dục đạo đức không chỉ thực hiện trong giờ học trên lớp mà nó được thực hiện thông qua tất cả các hoạt động tập thể trong Nhà trường, ở địa phương và Gia đình. Là giáo viên chủ nhiệm, trước hết cần phải hiểu biết một cách sâu sắc những vấn đề chung của quá trình giáo dục đạo đức. Từ đó mới có những định hướng, mục tiêu sát thực, xây dựng được những chương trình kế hoạch cụ thể và có những biện pháp tổ chức, giáo dục thích hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục nói chung, quá trình giáo dục đạo đức nói riêng. 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 2.1.Thuận lợi: - Được sự quan tâm, ủng hộ của Ban giám hiệu cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của đồng nghiệp. - Sự ủng hộ của phụ huynh học sinh trong lớp. - Bản thân tôi là người công tác nhiều năm trong ngành giáo dục và làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, nên đã có nhiều kinh nghiệm, có vốn sống và luôn mẫu mực trong lời nói và gương mẫu trong việc làm. - Là học sinh lớp 10 nên các em còn non nớt, còn dễ uốn nắn và các em là con em nông thôn nên có nhiều em ngoan, vâng lời thầy cô giáo. Đây là những thuận lợi để giáo dục các em ngay trong thời gian đầu năm học. 2.2. Khó khăn: Trường THPT Triệu Sơn 6 là tiền thân của trường Bán Công, chất lượng đầu vào thấp. Mặc dù hiện nay đã được tuyển sinh như bao nhiêu trường công lập khác, nhưng cũng chỉ tuyển được những học sinh có chất lượng thấp cả về học lực cũng như hạnh kiểm. Những năm gần đây, hiện tượng học sinh vi phạm đạo đức khá nhiều. Học sinh trong vùng, phần đông là con gia đình nông dân, một số ít con nhà buôn bán. Điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, cha mẹ ít quan tâm đến việc học hành, rèn luyện, tu dưỡng của con cái. Cá biệt có những gia đình thả nổi con cái để các em sống tự do, ỷ vào nhà trường, trăm sự nhờ cả vào thầy cô. Việc quản lý con cái lỏng lẻo, một số gia đình nhận thức phiến diện, lệch lạc sai lầm, hoặc thiếu tri thức, phương pháp nuôi dạy con cái. Quan tâm nuông chiều thái quá trong việc nuôi dưỡng chăm sóc. Có những bậc cha mẹ còn sử dụng quyền uy với con cái một cách cực đoan hoặc có những tấm gương phản diện. Có nhiều em bị lâm vào hoàn cảnh éo le do bố mẹ bỏ nhau hoặc hoạn nạn nên khó khăn trong việc học tập và rèn luyện. Có những gia đình sử dụng những biện pháp giáo dục sai lầm, thiếu tính sư phạm, nặng về răn đe thuyết giáo, không thuyết phục, không tạo cơ hội cho con em rèn luyện trong lao động, sinh hoạt và trong đời sống cộng đồng. Tình thương một chiều hoặc quá nghiêm khắc, vũ lực thô bạo, cấm đoán hoặc quá nuông chiều, thỏa mãn về vật chất cho con cái của một số bậc cha mẹ là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng không tốt đến nhân cách các em. Hơn nữa, thời kì kinh tế mở cửa, hội nhập quốc tế ngoài những mặt tích cực nó còn nảy sinh những vấn đề đáng lưu tâm. Đó là, bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa; những giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong mĩ tục đang bị xói mòn; mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình lỏng lẻo, luân thường đạo lí bị đảo lộn “Nhà kia lỗi phép con khinh bố. Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng” (Trần Tế Xương). Hiện nay, một bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Số học sinh vi phạm pháp luật, thiếu lễ độ với người lớn, nói tục, gây gổ đánh nhau, không trung thực, ích kỷ, ham chơi, đua đòi... ngày càng nhiều. Ngay ở trong nhà trường, hiện tượng học sinh vô lễ với giáo viên, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm thô bạo với bạn bè (bạo lực học đường) đang nổi lên đến mức báo động; tình yêu học trò cũng là vấn đề đáng lo ngại bởi có những mối tình đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Điều đáng quan tâm là một số Cán bộ quản lí, Giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh. Còn một số giáo viên có những định kiến, thiếu thiện cảm, thiện chí với những học sinh vi phạm kỉ luật. Đôi lúc nhà trường và giáo viên còn sử dụng thái quá biện pháp hành chính, lạm dụng quyền lực, không chú ý nghe các em trình bày nguyện vọng, hoàn cảnh, lý do dùng ngôn ngữ thiếu tế nhị, xúc phạm đến nhân cách của học sinh. Thiếu tình thương và cảm thông với học sinh nhất là với những em có hoàn cảnh éo le, thiếu tình cảm gia đình. Một vài giáo viên thiếu gương mẫu, mô phạm trong quan hệ giáo dục. Đôi khi việc đánh giá của giáo viên còn thiếu công bằng, thiếu khách quan thiên vị hoặc định kiến. Sự kết hợp giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình, giáo dục ngoài xã hội chưa được quan tâm đúng mức. Được sự phân công của nhà trường, năm 2017-2018 tôi làm công tác chủ nhiệm lớp 10C4. Lớp 10C4 sĩ số 42 trong đó có 20 em nam và 22 em nữ. Là lớp học đại trà nên điểm đầu vào của các em không cao, toàn bộ có học lực và hạnh kiểm trung bình. Lớp 10C4 tình hình học sinh trong lớp rất nhiều thành phần, song chủ yếu là con gia đình nông dân. Đa phần các em ngoan, lễ phép, chăm chỉ học hành, bên cạnh đó vẫn có học sinh bỏ giờ học đi chơi điện tử, không chịu học bài, hay nói chuyện và làm việc riêng trong lớp, cá biệt có trường hợp học sinh đánh nhau, ứng xử với người trên thiếu lễ phép, cắm xe lấy tiền tiêu xài, hút thuốc lá, nói dối cha mẹ đi học nhưng không vào lớp nhiều ngày mà cha mẹ không biết chỉ khi giáo viên chủ nhiệm đến nhà thì sự việc mới sáng tỏ. đặc điểm của lớp như vậy tôi xác định công tác chủ nhiệm lớp sẽ gặp không ít khó khăn. Để có biện pháp phù hợp, ngay từ đầu năm tôi chọn 2 lớp, một là lớp tôi chủ nhiệm và một là lớp tôi không chủ nhiệm để áp dụng các biện pháp giáo dục. Trước tiên tôi tìm hiểu các thông tin về học tập và hạnh kiểm thông qua học bạ lớp 9, kết quả cụ thể: Lớp SS Học lực (lớp 9 THCS ) Giỏi Khá Trung bình Yếu-Kém SL % SL % SL % SL % 10C4 42 0 0,0 6 14,3 36 85,7 0 0 10C5 40 0 0,0 10 25,0 30 75,0 0 0 Lớp SS Hạnh kiểm (lớp 9 THCS ) Tốt Khá Trung bình Yếu-Kém SL % SL % SL % SL % 10C4 42 25 59,5 15 35,7 2 4,8 0 0 10C5 40 27 67,5 12 30,0 1 2,5 0 0 Từ thực trạng trên, là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm, tôi đã băn khoăn, trăn trở rất nhiều, vừa là lương tâm vừa là trách nhiệm mình cần phải làm gì để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong năm học cuối cấp để các em có hành trang bước vào đời. Bởi tài và đức luôn đi liền với nhau, một nhà trường có nề nếp tốt thì phải có nhiều tập thể lớp có nề nếp tốt. Kết quả đạo đức và kết quả học tập có mối quan hệ mật thiết với nhau: trong một lớp học nếu học sinh có đạo đức tốt, nề nếp tốt thì kết quả học tập sẽ được nâng cao. Tôi nhận thấy, việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của cán bộ giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng. 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Tìm hiểu đối tượng học sinh để giáo dục. 3.2. Vai trò của Giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc rèn luyện đạo đức cho học sinh. 3.3. Tăng cường phối hợp với giáo viên bộ môn đặc biệt là giáo viên bộ môn Văn, bộ môn GDCD để rèn luyện đạo đức cho học sinh. 3.4. Đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần. 3.5. Hoạt động trải nghiệm thực tế để hiểu được tâm lí học sinh. 3.6. Dùng phương pháp kết bạn. 3.7. Kết hợp với Gia đình học sinh trong việc giáo dục đạo đức cho các em. 4. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4.1. Tìm hiểu đối tượng học sinh để giáo dục: Đối tượng mà chúng ta trực tiếp giảng dạy và giáo dục là học sinh THPT. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, độ tuổi vị thành niên là từ 10 dến 19 tuổi. Ở Việt Nam quy định độ tuổi vị thành niên từ 10 đến 18 tuổi. Như vậy, học sinh THPT là lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em đang phát triển mạnh về thể chất, tâm sinh lý. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Các em có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân. Ở giai đoạn này, sự chỉ bảo, kiểm tra, giám sát của người lớn nhiều khi làm các em tỏ ra khó chịu. Đây cũng là giai đoạn các em thích tìm tòi, khám phá phát hiện những điều chưa biết, những cái mới mẻ của cuộc sống. Đồng thời các em cũng muốn vượt khỏi sự ràng buộc của cha mẹ. Ở lứa tuổi THPT, sự giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn. Các em có xu hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tính tình để vui chơi đùa nghịch. Có những lúc, những nơi các em có hành vi không đúng, không phù hợp với lứa tuổi. Ở giai đoạn này, quá trình phát triển sinh lý ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của các em như: dễ bị xúc động, dễ bị lôi kéo, kích động, lòng kiên trì và khả năng tự kiềm chế của các em yếu. Tính tình của các em không ổn định, dễ nổi cáu, khi thì quá sôi nổi nhiệt tình, nhưng có trở ngại lại buông xuôi, chán nản. Lứa tuổi này các em cảm thấy cái gì cũng dễ dàng đơn giản và luôn ở hai trạng thái hoặc tự ti hoặc hiếu thắng, dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ, nhiều lúc mình vi phạm nhân cách mà không biết. Vì thế, khi bắt đầu nhận lớp chủ nhiệm, công việc tìm hiểu học sinh phải tiến hành kịp thời, để từ đó phân loại học sinh theo nhóm đối tượng tùy thuộc vào hoàn cảnh từng học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải có những thông tin khái quát về gia đình học sinh như: nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, nền giáo dục của gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, quan hệ của gia đình với láng giềng. Việc tìm hiểu này sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm kết hợp tốt với gia đình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được đặc điểm học sinh về: sức khỏe, đạo đức, năng lực học tập, động cơ học tập, quan hệ của học sinh với cha mẹ, Ông bà, anh chị em trong gia đình, ở trường với thầy cô và ngoài xã hội, cộng đồng. Việc tìm hiểu học sinh về mọi mặt là rất cần thiết nhưng giáo viên chủ nhiệm phải thấy được nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu tâm lí, lứa tuổi, năng lực học tập, hoạt động, mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, sự đoàn kết của lớp mình chủ nhiệm. Từ đó, giáo viên chủ nhiệm đề ra những kế hoạch hoạt động cụ thể đối với lớp, nên đặt ra những tình huống giả định có vấn đề và định ra biện pháp giải quyết trong quá trình chủ nhiệm để khi sự việc xảy ra giáo viên chủ nhiệm sẽ không bị động khi xử lý tình huống. Có như vậy giáo viên chủ nhiệm mới chủ động trong công tác quản lí học sinh trong lớp mình. 4.2. Vai trò của Giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc rèn luyện đạo đức cho học sinh. Công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phương pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được những ảnh hưởng trực tiếp từ nhân cách người thầy với học sinh. Lúc sinh thời Bác Hồ đã có lời dạy chúng ta về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đứcCho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. (Trích các lời dạy của Bác về Rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân). Đối với một lớp học, giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng, là cầu nối đa chiều với các lực lượng giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội, đóng góp nhiều công sức trong việc giáo dục học sinh, chăm lo, dìu dắt các em về mọi mặt. Ngoài chức năng nhiệm vụ của một giáo viên bình thường, giáo viên chủ nhiệm còn là người quản lý toàn bộ hoạt động giáo dục của lớp. Trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, các giáo viên khác thông thường chỉ thực hiện qua bài giảng. Còn đối với giáo viên chủ nhiệm, ngoài việc giáo dục đạo đức học sinh qua bài giảng còn phải giáo dục qua hoạt động thực tiễn của lớp. Để học sinh học tốt đòi hỏi lớp phải có phong trào thi đua, tạo không khí học tập sôi nổi. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải tổ chức được phong trào đó. Muốn giáo dục học sinh vi phạm đạo đức, học sinh cá biệt, dìu dắt học sinh yếu kém trước hết phải là giáo viên chủ nhiệm. Học sinh trong lớp không đoàn kết với nhau giáo viên chủ nhiệm cũng phải tháo gỡ. Làm công tác chủ nhiệm lớp 10C4 với đ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_giao_duc_dao_duc_lua_tuoi_cho_hoc.docx